Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa và ý kiến hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng - pdf 13

Download Tiểu luận Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa và ý kiến hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng miễn phí



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa .1
II. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa 2
2.1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa 2
2.2. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa .2
2.3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa 2
2.4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa .2
2.5. Giao kết hợp đồng của mua bán hàng hóa .3
2.6. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng .5
2.7. Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 6
2.8. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 11
III. Một số ý kiến về việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng
mua bán hàng hóa .14
3.1. Một số nhận xét về pháp luật điều chỉnh hợp đồng
mua bán hàng hóa .14
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hóa .15
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cấu hóa dần mở rộng nhiều quan hệ mua bán hàng hóa, việc mua bán hàng hóa không chỉ diễn ra trong lãnh thổ một nước với nhau mà còn thực hiện các quan hệ trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế. Nhất là trong quan hệ mua bán hàng hóa hiện nay, thì việc mua bán hay cung ứng dịch vụ thường được thể hiện dưới nhiều cách thức và nội dung khác nhau nên các hành vi mua bán hàng hóa trong thương mại được thể hiện bằng một hình thức nhất định đó là hợp đồng mua bán hàng hóa. Khi xuất hiện một hình thức giao kết bằng hình thức hợp đồng đã giúp cho việc trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân hay các chủ thể với nhau được tiến hành dễ dàng và có cơ sở pháp lí thống nhất. Luật thương mại và Bộ luật dân sự đã đưa ra những quy định nhất định để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

NỘI DUNG
I. Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa.
Quan hệ mua bán hàng hóa đươc xác lập và thực hiện trên cơ sở thuận, tức là trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên. Sự thống nhất ý chí hay còn gọi là sự thỏa thuận đó được thể hiện dưới hình thức nhất định gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất của hợp đồng mua bán nói chung. Đó là sự thỏa thuận của các bên nhằm xác lập,thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán. Dù là mua bán tài sản trong dân sự hay mua bán hàng hóa trong thương mại thì bản chất của nó cũng không có gì đổi khác mà vẫn có nội dung là: người bán phải giao đối tượng được bán và quyền sở hữu đối tượng đó cho người mua và nhận tiền, còn người mua thì nhận đối tượng được mua và trả tiền. Luật thương mại (LTM) năm 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa, nhưng chúng ta có thể xác định hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại dựa vào quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 về hợp đồng mua bán tài sản. Từ đó cho thấy hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Một hợp đồng mua bán có thể là thỏa thuận về việc mua bán hàng hóa ở hiện tại hay mua bán hàng hóa sẽ có ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Bất cứ khi nào một người mua hàng hóa bằng tiền hay cách thanh toán khác và nhận quyền sở hữu hàng hóa thì khi đó hình thành nên quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.

II. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa.
2.1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân hay một trong hai bên phải là thương nhân. Theo quy định của LTM năm 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh. Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp nhằm mục đích hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh sẽ được coi là thương nhân. Thương nhân là chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là thương nhân Việt Nam hay thương nhân nước ngoài. Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Khác với bên là thương nhân, bên không phải là thương nhân có thể là mọi chủ thể có đủ năng lực hành vi để tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status