Khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên trường cao đẳng kinh tế đối ngoại thành phố Hồ Chí Minh đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên trường cao đẳng kinh tế đối ngoại thành phố Hồ Chí Minh đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại



Để khảo sát nhận thức của SV về NN, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
 Nhận thức về tầm quan trọng của NN đối với bản thân
 Nhận thức về thông tin nghề SV đang theo học
 Nhận thức của SV về khả năng phát triển của nghề, nhu cầu của XH đối với nghề cũng như
thu nhập mà nghề mang lại
 Nhận thức của SV về tầm quan trọng của các yếu tố thuộc năng lực và phẩm chất NN để
thành công trong công việc sau này.
 Kênh thông tin ảnh hưởng đến nhận thức về NN của SV
 Lý do chọn nghề của SV



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

ao nhất trong số các thông tin nêu ra 30,3% và tỉ lệ SV biết rõ thấp nhất là 10,8%, mức độ biết chút
ít là 58,2%. Như vậy chế độ được hưởng khi đi làm là thông tin gắn liền với quyền lợi của SV sau
này khi tham gia vào hoạt động NN. Tuy nhiên các em chưa thực sự lưu tâm tìm hiểu, mức độ hiểu
biết về thông tin này đa phần vẫn là biết chút ít và không biết 85,5%.
Thông tin về “Triển vọng phát triển trong nghề” SV đánh giá biết chút ít vẫn chiến tỉ lệ cao
nhất 58,4%, biết rõ là 31,1% và không biết là 10,0%. Nhận thức được tiềm năng phát triển của nghề
sẽ giúp SV có động lực phấn đấu, giúp các em lạc quan, tin tưởng vào lương lai nhưng phần đông
SV nhận biết của về thông tin này còn chưa được đầy đủ.
Kết quả bước đầu nghiên cứu nhận thức của SV về những thông tin liên quan đến chuyên
môn, lao động của nghề, yêu cầu tâm sinh lý với người hành nghề, chế độ, triển vọng phát triển của
nghề… cho thấy: đa phần SV chỉ biết một phần nào đó, biết chút ít mà thôi và vẫn còn một bộ phận
SV nhận thấy không biết gì về những thông tin này. Điều này sẽ là một bất lợi cho các em sau này
ra trường làm việc. Mặc dù SV đang trong giai đoạn còn ngồi trên ghế giảng đường, bản thân các
em chưa tham gia chính thức vào hoạt động NN thực tế nhưng những thông tin liên quan đến NN
cũng cần các em phải chủ động tìm hiểu và nắm rõ có như vậy khi bước vào thị trường lao động các
em sẽ không ngỡ ngàng nhưng sẽ nhanh chóng thích nghi và làm tốt công việc được giao.
Để so sánh giữa SV năm cuối và SV năm nhất có sự khác biệt hay không về mức độ hiểu biết
thông tin NN, chúng tui tiến hành kiểm nghiệm Chi bình phương, kết quả thu được trong bảng 2.3
 So sánh hiểu biết của SV năm nhất và năm cuối về thông tin nghề nghiệp
Bảng 2.3 So sánh hiểu biết của SV năm nhất và năm cuối về thông tin NN
Thông tin nghề về Sinh viên năm 1 Sinh viên năm 3 X2
df=3
P
Biết

Biết
chút ít
Không
biết
Biết rõ Biết
chút ít
Không
biết
Giá trị KT – XH của nghề 5 70 32 6 156 108 4,42
6
0,109
4,7% 65,4% 29,9% 2,2% 57,8% 40,0%
Nhu cầu lao động của nghề 34 68 5 131 136 5 9,69
5
0,008
31,8% 63,6% 4,7% 48,2% 50,0% 1,8%
Đặc điểm chuyên môn, lao
động của nghề.
32 64 10 123 134 12 9,25
3
0,010
30,2% 60,4% 9,4% 45,7% 49,8% 4,5%
Các yêu cầu tâm sinh lý người
hành nghề
14 60 31 32 153 87 0,31
0
0,856
13,3% 57,1% 29,5% 11,8% 56,3% 32,0%
Điều kiện làm việc trong nghề 15 49 43 31 153 88 3,37
3
0,185
14,0% 45,8% 40,2% 11,4% 56,3% 32,4%
Chế độ đối với người hành
nghề
32 60 15 83 161 26 1,54
0
0,463
29,9% 56,1% 14,0% 30,7% 59,6% 9,6%
Kết quả kiểm nghiệm Chi bình phương so sánh nhận thức của SN năm nhất và SV năm cuối về
thông tin NN trong bảng 2.3 cho thấy: có sự khác biệt ý nghĩa về nhận thức “Nhu cầu lao động của
nghề” giữa SV năm nhất và năm cuối. SV năm cuối biết rõ nhu cầu của xã hội đối với nghề chiếm
48,2% trong khi đó SV năm nhất biết rõ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 31,8%. Tuy nhiên SV năm nhất biết
chút ít (63,6%) về nhu cầu của XH đối với nghề lại chiếm tỉ lệ cao hơn SV năm cuối là 50,0%. Như
vậy, SV năm cuối là giai đoạn các em sắp bước vào hoạt động NN thực tế do đó việc nắm bắt nhu
cầu lao động của thị trường để chuẩn bị xin việc khi ra trường là điều các em luôn lưu tâm tìm hiểu
do đó SV năm cuối biết rõ về thông tin này tốt hơn so với SV năm nhất là điều hợp lý. Bên cạnh đó
kết quả so sánh cũng cho thấy cả SV năm cuối và SN năm nhất biết chút ít về nhu cầu của thị trường
đối với NN chiếm tỉ lệ khá cao, trong đó SV năm nhất biết chút ít chiếm tỉ lệ cao hơn SV năm cuối.
Như vậy đa phần SV năm nhất nhận biết về thông tin NN ở mức độ sơ đẳng, một phần nào đó.
Ngoài ra cũng còn một bộ phận SV năm nhất không biết (4,7%) về thông tin này chiếm tỉ lệ cao hơn
so với SV năm cuối (1,8%).
“Đặc điểm chuyên môn, lao động của nghề” giữa SV năm nhất và SV năm cuối cũng có sự
khác biệt. SV năm cuối biết rõ (45,7%) về thông tin này cao hơn so với SV năm nhất (30,2%).
Ngoài sự hiểu biết về thị trường lao động, SV còn phải nhận thức được đặc điểm chuyên môn trong
nghề sẽ làm gì, làm như thế nào, nghề cần những năng lực gì… để các em chuẩn bị những điều kiện
cần thiết cho NN sau này. SV năm cuối biết rõ về đặc điểm chuyên môn, lao động của nghề tốt hơn
SV năm đầu vì các em đã có một thời gian dài được trang bị kiến thức chuyên môn NN trong quá
trình học tập, chỉ còn một vài tháng nữa là các em bước vào thị trường lao động để thực hành NN đã
được đào tạo.
Ngoài ra tỉ lệ SV năm nhất biết chút ít (60,4%) về đặc điểm chuyên môn, lao động của nghề
cao hơn SV năm cuối (49,8%). Lại một lần nữa đa phần SV năm nhất mới chỉ nhận biết một phần
nào đó về đặc điểm chuyên môn của nghề. Tỉ lệ SV không biết về thông tin này ở SV năm nhất
(9,4%) cao hơn SV năm cuối (4,5%). Điều này cho thấy nhận thức của SV năm nhất về thông tin
NN chưa được tốt lắm do đó công tác hướng nghiệp cho các bạn trẻ trước khi bước vào giảng
đường cao đẳng, đại học là điều cần được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa.
Như vậy, qua kết quả so sánh trên cho thấy SV năm nhất và SV năm cuối có sự khác biệt. SV
năm cuối biết rõ về về nhu cầu lao động của nghề cũng như đặc điểm chuyên môn, lao động của
nghề tốt hơn SV năm nhất. Tuy nhiên SV năm nhất nhận biết một phần nào đó về những thông tin
NN chiếm tỉ lệ khá cao. Điều này cho thấy trước khi thi vào các trường chuyên nghiệp, các em đã ít
nhiều tìm hiểu thông tin NN các em có nguyện vọng thi vào. Ngoài ra không có sự khác biệt giữa
SV năm cuối và năm nhất về mức độ hiểu biết các thông tin: Giá trị KT – XH của nghề; Các yêu
cầu tâm sinh lý người hành nghề; Điều kiện làm việc trong nghề; Chế độ đối với người hành nghề.
Để khảo sát nhận thức của SV về những ngành nghề cụ thể thuộc lĩnh vực KTTM (Quản trị
DNTM, Marketing TM, Kế toán DN, Kinh doanh) ở các khía cạnh khác như: Khả năng phát triển
của nghề, nhu cầu của xã hội đối với nghề và mức độ thu nhập của các ngành nghề mang lại, chúng
tui thu được kết quả được trình bày ở bảng 2.4:
2.1.3 Nhận thức của sinh viên về khả năng phát triển của nghề, nhu cầu của xã hội đối với
nghề và thu nhập của nghề thuộc lĩnh vực kinh tế thương mại.
Bảng 2.4: Nhận thức về khả năng phát triển, nhu cầu của xã hội và thu nhập của nghề
Nghề Khả năng phát triển Nhu cầu của xã hội Thu nhập
Rất
phát
triển
Phát
triển
Không
phát
triển
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
Cao Trung
bình
Thấp
Quản trị
DNTM
N 6 249 116 2 222 135 1 61 306
% 1,6 65,5 30,5 0,5 58,4 35,5 0,3 16,1 80,5
Marketing
TM
N 0 150 223 2 173 181 0 128 239
% 0 39,5 58,7 0,5 45,5 47,6 0 33,7 62,9
Kế toán
DNTM
N 30 277 61 1 215 143 17 247 103
% 7,9 72,9 16,1 0,3 56,6 37,6 4,5 65,0 27,1
Kinh
doanh
N 3 130 239 2 149 203 2 61 303
% 0,8 34,2 62,9 0,5 39,2 53,4 0,5 16,1 79,7
Kết quả bảng 2.4 cho thấy: SV đánh giá khả năng rất phát triển và phát triển của nghề kế toán
DNTM chiến tỉ lệ cao nhất (rất phát triể...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status