Làng Diềm Bắc Ninh với việc phát triển du lịch văn hoá - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Làng Diềm Bắc Ninh với việc phát triển du lịch văn hoá



MỤC LỤC
 
Trang
Đề tài Làng Diềm Bắc Ninh với việc phát triển du lịch văn hoá 2
Đối tượng Khách Du lịch trong và ngoài nước 3
Chương I : Lịch sử - xã hội và môi trường tự nhiên của làng Diềm 3
1. Làng Diềm - Quá trình hình thành và phát triển 3
2. Môi trường tự nhiên 4
Chương II: Sữúât hiện sinh hoạt hát Quan họ ở Làng Diềm 6
1. Sinh hoạt hát Quan họ có từ bao giờ và ai là bà tổ Quan họ ở làng Diềm? 6
2. Vị thế, giá trị của hát Quan họ làng Diềm trong sự đánh giá của xã hội 8
Chương III: Việc sinh hoạt Quan họ ở làng Diềm với việc phát triển du lịch 9
1. Làng Diềm được khách Du lịch trong và ngoài nước biết đến như một làng Quan họ gốc 9
2. Du khách thích thú, say mê thưởng thức Quan họ 10
3. Làng Diềm nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung đối với hoạt động Du lịch 13
Kết luận 14
Mục lục 15
LỜI MỞ ĐẦ



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa Du lịch
------
niên luận
Đề tài:
làng diềm bắc ninh với việc phát triển
du lịch vănt hoá
Mục lục
Trang
Đề tài
Làng Diềm Bắc Ninh với việc phát triển du lịch văn hoá
2
Đối tượng
Khách Du lịch trong và ngoài nước
3
Chương I :
Lịch sử - xã hội và môi trường tự nhiên của làng Diềm
3
1.
Làng Diềm - Quá trình hình thành và phát triển
3
2.
Môi trường tự nhiên
4
Chương II:
Sữúât hiện sinh hoạt hát Quan họ ở Làng Diềm
6
1.
Sinh hoạt hát Quan họ có từ bao giờ và ai là bà tổ Quan họ ở làng Diềm?
6
2.
Vị thế, giá trị của hát Quan họ làng Diềm trong sự đánh giá của xã hội
8
Chương III:
Việc sinh hoạt Quan họ ở làng Diềm với việc phát triển du lịch
9
1.
Làng Diềm được khách Du lịch trong và ngoài nước biết đến như một làng Quan họ gốc
9
2.
Du khách thích thú, say mê thưởng thức Quan họ
10
3.
Làng Diềm nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung đối với hoạt động Du lịch
13
Kết luận
14
Mục lục
15
Lời mở đầu
Ngày nay, du lịch được coi là một ngành trọng điểm, một ngành công nghiệp không khói. Trong những loại hình du lịch, có rất nhiều loại hình như du lịch sinh thái, du lịch khám phá - mạo hiểm… nhưng không thể không nhắc tới đó là du lịch văn hoá. Đây là loại hình mà đang được nhiều doanh nghiệp chú trọng đến quá trình phát triển và phát huy ở nhiều nơi, nhiều địa phương. Loại hình du lịch văn hoá trong đó phương diện nghệ thuật được coi là trọng điểm. Các loại hình du lịch văn hoá nghệ thuật đang thu hút khách du lịch. Đặc biệt loại hình nghệ thuật hát Quan họ, đã cuốn hút được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Và với xu thế của khách du lịch như vậy, là mộtngười học trong ngành du lịch, tui xin mạnh dạn chọn đề tài : “Làng Diềm Bắc Ninh với việc phát triển du lịch văn hoá”, nhằm mục đích có thể hiểu và đánh giá được phần nào giá trị của nền nghệ thuật và rõ hơn nữa về hoạt động du lịch ở các tỉnh, địa phương vốn có tiềm năng để phát triển.
Cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn, tui đã đi thực tế, tìm hiểu về nghệ thuật hát Quan họ ở Bắc Ninh và vì phạm vi của bài viết chỉ là niên luận nên tui xin được lấy làng Diềm ra làm địa bàn nghiên cứu chính. Với đề tài này ngoài phần mở đầu và phần kết luận trong phạm vi nghiên cứu tui xin được trình bày các nội dung :
Chương 1
Lịch sử - xã hội và môi trường tự nhiên
của làng Diềm.
1. Làng Diềm - quá trình hinh thành và phát triển .
Làng Viêm ấp xưa, Viêm Xá nay, có tên nôm là Diềm. Tên làng Viêm Xá ngày nay, có tên nôm là (xã Viêm Xá), ngày xưa thuộc tổng Châm Khê. Làng Diềm là một làng cổ, nơi cửa sông Ngũ Huyện giữa vùng Quan họ Bắc Ninh, từ lâu đã nổi tiếng thanh lịch. Theo lời mời thiết tha, ta đi từ thị xã Bắc Ninh, qua phố Vệ An, rồi theo đường cái quan về Diềm chỉ chừng bốn km. Vừa đặtchân lên đìa đầu xã Hoà Long, đã thấy cảnh sắc quyến rũ. Sông Cầu trong xanh lượn vòng như dải lụa, những cánh buồm nâu, buồm trắng như những cánh bướm dập dìu trên sông nước, đưa người sang sông, đưa hàng cập bến. Núi Quả Cam đột khởi giữa đồng lúa xanh, đứng soi mình xuống dòng sông Câu xanh biếc. Viêm Xá là một làng Quan họ cổ, cổ tới mức đi vào truyền thuyết nhưng không phải là huyền thoại. Nơi đây, nhân dân trong vùng tôn vinh là đất tổ - thuỷ tổ của dân ca Quan họ, có đền thờ Vua Bà (Thánh Mẫu) được xếp hạng cấp Nhà nước. Tuỷ tổ còn được hiểu là cái nôi, cái gốc của Quan họ Bắc Ninh, và Viêm Xá luôn xứng đáng nhận vinh dự lớn lao ấy.
Quan họ làng Viêm Xá có nhiều thế hệ ca hát, nhiều “Bọn” Quan họ đi kết bạn với các làng trong vùng. Ngay trong cùng một làng các thành viên của làng Viêm Xá cũng rất hăng hái, nhiệt tình cùng nhau đưa hoạt động hát Quan họ đi lên, bảo vệ giá trị nghệ thuật cùng nhau : Dân trong làng già, trẻ, gái, trai… tất cả họ đều ý thức được họ cần lưu truyền và phát triển Quan họ của làng họ, đôi khi họ truyền lại cho thế hệ sau một cách rất vô thức, nhưng để thấy được rằng nghệ thuật Quan họ đã ăn sâu vào mỗi con người và ý thức bảo tồn, lưu giữ nghệ thuật này luôn luôn ở trong mỗi thành viên, trong các dòng họ trong làng. Ngoài ra Quan họ còn như chiếc cầu nối kết, gắn kết các thành viên trong làng, các dòng họ trong làng lại với nhau. Họ cùng nhau đứng ra tổ chức các hoạt động hát giao lưu Quan họ, họ nhiệt tình trong hoạt động hát Quan họ luyện tập hàng ngày. Có được sự đồng tâm như vậy, Quan họ mới luôn được lưu giữ và phát triển cho tới ngày nay.
Làng Diềm được coi là cái nôi của Quan họ và cùng với việc luôn luôn ý thức phải lưu truyền vốn nghệ thuật quý hiếm này, làng Diềm còn chú trọng đến việc phát triển sự nghiệp giáo dục đời sống văn hoá của làng. Với nếp sống nông nghiệp là chính, ngày ngày người dân làng Diềm vẫn đảm bảo cuộc sống của mình bằng con trâu, cái cày. Làng Diềm là một trong những làng có tỉ lệ xoá mù chữ ít nhất trong toàn tỉnh Bắc Ninh, đó cũng là cơ sở để phát triển hơn nữa sự nghiệp hát Quan họ ở làng thuần lợi.
2. Môi trường tự nhiên:
Làng Diềm tuy là một làng có tiềm năng phát triển hoạt động du lịch văn hoá, nhưng không thể không nói đến làng Diềm vẫn là một làng gốc nông nghiệp, mang đặc trưng làng Việt của vùng đồng bằng Bắc Bộ với nghề lao động, sản xuất chính là cấy lúa và trồng các cây lương thực thực phẩm, chăn nuôi… nhằm đảm bảo cuộc sống chính. Ngoài ra làng Diềm còn có các nghề phụ như : thêu, dệt,… đó cũng là những yếu tố phụ trong cuộc sống của người dân.
Những ngôi nhà sớm tối ấm cúng với ống khói nghi ngút, cuộc sống người dân yên bình, nề nếp với những giếng nước sân đình luôn là hình ảnh đẹp trong lời ca đầy chất trữ tình của dân làng. Ngay từ khi bước chân vào làng, đã toát lên đây là một làng rất Quan họ với hồ thả sen, làng nằm trải dài cạnh con sông Đào. Với vị thế như vậy, làng Diềm mang nét văn hoá của làng cổ truyền người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Chương 2
Sự xuất hiện sinh hoạt Quan họ ở làng Diềm
1. Sinh hoạt hát Quan họ có từ bao giờ và ai là bà tổ Quan họ ở làng Diềm .
Theo các nguồn sử, Đức Vua Bà là con gái Vua Hùng. Bà là người sáng tác ra những bài ca mà khi ca lên, chẳng những làm cho lòng người đắm say, quyến rũ, mà hoa trên cây mau kết trái, người với người gần nhau hơn, đó là dân ca Quan họ…
Quan họ làng Viêm Xá có nhiều thế hệ ca hát, nhiều “Bọn” Quan họ đi kết bạn với các làng trong vùng, tiêu biểu và bền chặt là mối kết bạn truyền đời với làng Hoài Thị huyện Tiên Du.
Phong cách hát và lối chơi Quan họ của Viêm Xá cũng có những nét riêng, thanh ngữ riêng, dễ nhận biết. Làng này cũng là làng có số nghệ nhân Quan họ cao tuổi đông nhất còn sống đến hôm nay : như ông Thị, bà Nhi, bà Các, ông Cừ, bà Lịch… Đây là thế hệ kỳ cựu của làng, các cụ đã tầm tuổi 89 - 97 tuổi. Còn thế hệ sau có bà Bàn, ông Chung, sau nữa có chị Khen, chị Hài, chị Tuyết, chị Sứ, chị Sang, chị Thềm…...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status