Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Ngôn ngữ nghệ thuật Ngô Tất Tố



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
0.1. Lý do chọn đề tài . .1
0.2. Lịch sử vấn đề . .2
0.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu . .9
0.4. Phương pháp nghiên cứu . .10
0.5. Mục đích nghiên cứu . .11
0.6. Đóng góp của luận văn . .11
0.7. Cấu trúc của luận văn . .11
PHẦN NỘI DUNG
CHưƠNG I: GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT, CÁC
NHÂN TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGHỆ
THUẬT NGÔ TẤT TỐ . 12
1.1. Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật . .12
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật . .12
1.1.2. Những yếu tố cơ bản hình thành ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. .12
1.1.2.1. Cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ . .12
1.1.2.2. Hoàn cảnh xã hội, thời đại, m ôi trường sống . .14
1.2. Các nhân tố cơ bản chi phối đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của Ngô Tất Tố . 16
1.2.1. Bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ
XIX đến nửa đầu thế kỷ XX . .16
1.2.2. Hoàn cảnh sống và đặc điểm con người Ngô Tất Tố . .19
CHưƠNG 2: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ CÕN MANG
DẤU VẾT NGÔN NGỮ NHO GIA . .28
2.1. Tổ chức sự kiện trong ngôn ngữ trần thuật theo trình tự thời gian . .28
2.2. Sử dụng từ ngữ chỉ thiên nhiên làm thước đo thời gian . .34
2.3. Cấu trúc ngôn ngữ nhịp nhàng, đăng đối theo lối văn biền ngẫu . .35
2.4. Sử dụng nhiều từ ngữ chuyên biệt của khoa cử, chủ yếu là từ Hán Việt .41
CHưƠNG 3: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ ĐẬM ĐÀ
SẮC THÁI NGÔN NGỮ NÔNG THÔN BẮC BỘ VIỆT NAM . .48
3.1. Vận dụng khéo léo phương ngữ Bắc Bộ . .48
3.2. Vận dụng thành ngữ quen thuộc với người nông dân . .53
3.3. Dùng nhiều từ ngữ gắn với cuộc sống, sinh hoạt làng quê và công việc nhà nông . .62
CHưƠNG 4: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGÔ TẤT TỐ GIÀU TÍNH
THỜI SỰ, VÀ TÍNH CHIẾN ĐẤU . .68
4.1. Sử dụng bảng từ vựng gắn với những vấn đề thời sự . .68
4.2. Vận dụng linh hoạt các cách biểu đạt để phơi bày hiện thực . .73
4.2.1. Miêu tả chi tiết bức tranh đời sống . .73
4.2.2. Kết hợp miêu tả, nghị luận, biểu cảm để châm biếm kín đáo sâu cay . .78
4.3. Cấu trúc câu văn theo kiểu "vừa nâng vừa đập" . .84
4.4. Sử dụng câu hỏi tu từ như một vũ khí châm biếm lợi hại . .87
KẾT LUẬN . .89
TÀI LIỆU THAM KHẢO . .94



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

guyễn Công
Hoan cũng còn chịu ảnh hưởng ít nhiều của lối văn biền ngẫu, sau đây là
một ví dụ:
"Chín giờ: Hơi men đã nồng. Tình "thiên lý tha hương ngộ cố tri"
như một cái dây kéo hai chiếc ngế đối diện sang một phía. Tiếng nói khẽ
dần, hai đầu phải châu vào nhau mới đủ nghe thấy.
Mười giờ: Cuộc rượu đã tàn. Dây thân ái thắt chặt thêm một vòng, kéo cả
một chân khách lên đùi già nẫu của chủ. Tiếng nói không thấy nữa, nhưng bốn
mắt nhìn nhau: Sự im lặng còn nói nhiều gấp mấy" (Bà chủ mất trộm)
Truyện Bà chủ mất trộm kể về một me Tây kể từ ngày quan chủ về
nước, bà đóng chặt cửa nhốt mình trong nhà với chồng sách và chiếc kèn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
hát. Nhưng một hôm người ta thấy bà có khách - "một ông khách người
làng, trẻ tuổi, vạm vỡ, mặc quần áo Tây, được bà đón tiếp rất long trọng".
Lâu ngày gặp lại "cố nhân" khiến tình cảm giữa chủ và khách mỗi lúc một
mặn nồng theo từng thời khắc của đất trời. Nguyễn Công Hoan đã thật sáng
tạo khi sử dụng cặp câu văn có tính biền ngẫu để miêu tả hoàn cảnh này.
Nó không chỉ diễn tả được cuộc hội ngộ của đôi nhân tình, mà còn tường
thuật diễn biến tình cảm một cách cụ thể, rõ nét. Người đọc nhận ra thái độ
châm biếm của nhà văn qua từng con chữ. Đoạn văn càng thể hiện sự thâm
thúy của Nguyễn Công Hoan trong việc sử dụng ngôn ngữ để phê phán xã hội.
Tuy mức độ ảnh hưởng của văn biền ngẫu giữa Ngô Tất Tố và
Nguyễn Công Hoan có khác nhau, nhưng cả hai nhà văn đều chưa "dứt
tình" với lối văn hài hòa cân xứng. Điều đó thể hiện sự chuyển biến, tiếp
nối giữa truyền thống với hiện đại trong quá trình phát triển của văn học
nước nhà.
2.4. Sử dụng nhiều từ ngữ chuyên biệt của khoa cử, chủ yếu là từ Hán Việt
Nguồn gốc cựu học khiến Ngô Tất Tố rất am tường ngôn ngữ khoa cử.
Bảng từ ngữ chuyên biệt về khoa cử của Ngô Tất Tố chủ yếu là từ Hán Việt.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học thì từ Hán Việt là:
Từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập vào hệ thống từ vựng
tiếng Việt, chịu sự chi phối của các qui luật ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa
của tiếng Việt (còn gọi là từ Việt gốc Hán) [48; 369].
Là nhà văn xuất thân nho học, từng đi thi và đỗ đầu xứ, nên Ngô Tất
Tố có vốn từ Hán Việt về khoa cử giàu có. Trong tác phẩm của mình, ông
vận dụng nhiều từ Hán Việt để phê phán cảnh "lều chõng". Chúng tui đã tiến
hành khảo sát ngẫu nhiên hai mươi trang của ba tác phẩm của ba nhà văn
khác nhau kết quả thu được:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
2.1. Bảng khảo sát tần suất sử dụng từ Hán Việt của một số tác giả
Tác phẩm Tác giả
Số trang
khảo sát
Số lƣợt từ
Hán Việt
Tỷ lệ trên
trang văn bản
Lều chõng Ngô Tất Tố 20 232 11,6 lượt từ
Số đỏ Vũ Trọng Phụng 20 103 5,15 lượt từ
Sống mòn Nam Cao 20 50 2,5 lượt từ
Kết quả khảo sát trên cho thấy, Ngô Tất Tố sử dụng từ Hán Việt với
mức độ cao hơn Vũ Trọng Phụng, Nam Cao là những nhà văn không xuất
thân cựu học. Ta có thể bắt gặp nhiều đoạn trong tác phẩm Lều chõng từ Hán
Việt về khoa cử xuất hiện với tần xuất cao:
"Mấy ông sơ khảo ấy mà bị phù xuất là tại phê văn không đúng. Theo
lệ, những ông quan trường chấm văn tuy vẫn được mỗi người mỗi ý, nhưng
các dấu phê phải na ná với nhau, không được chênh nhau qúa xa. Thí dụ như
ông Sơ khảo phê "liệt" rồi thì ông Phân khảo phê "thứ" hay phê "bình"
thì không sao, nếu ông Phân khảo phê "ưu" ấy là những ông chấm trước đã
phê "liệt" đều phải phù xuất. Hay là các ông Sơ khảo phê "ưu" rồi, ông
chủ khảo phê "bình" hay phê "thứ" thì không việc gì, nếu ông chủ khảo
phê "liệt" thì ông chấm trước phê "ưu" cũng bị đuổi ra khỏi trường. Bởi vì
"ưu" với "liệt" cách nhau rất xa, khi nào cùng một quyển văn mà lại có thể
người này phê "liệt" người kia phê "ưu"? Mấy ông sơ khảo bị phù xuất
trong khoa thầy tui đi chấm trường, nghe đâu chỉ vì mấy quyển vì các ngài
phê "liệt", đến ông Phân khảo lại phê "ưu", có thế thôi."[1; 260]
Trong đoạn văn trên, số từ Hán Việt là 42/126 lượt từ, chiếm 33 %.
Việc sử dụng nhiều từ Hán Việt cung cấp cho người đọc một cách chính xác
qui tắc chấm văn của triều đình phong kiến. Nhờ sử dụng lớp từ Hán Việt, tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
giả đã diễn tả được sự khắt khe, ngặt cùng kiệt của chế độ khoa cử. Điều mà
không phải nhà văn nào cũng đủ vốn liếng từ ngữ để tung hoành ngòi bút.
Một đoạn khác:
"Những quyển khiếm tị cũng như những quyển phạm húy, khiếm đài,
bất túc, khiếm trang, bạch tự, thiệp tích, tì ố, phạm trường qui...phần nhiều
không được chấm hết. Các ông Sơ khảo hay Phúc khảo chấm đến những chỗ
có tội như vậy, phải nêu vào manh giấy trắng nhỏ bằng giấy cuộn thuốc lá và
cài lên chỗ đầu quyển, rồi thôi không chấm nốt nữa. Mấy ông chấm sau, thấy
chữ nêu đó, xét ra quả có tội thật, thì chỉ ký tên vào trang đầu quyển, chứ
không chấm một nhát nào.
Những quyển ấy sau khi về nội trường, lại phòng hợp phách xong
rồi, cũng phải làm sổ đưa ra ngoại trường để các quan ngoài đó xem xét
những ai đáng ra bảng con. Trong các tội mà tui vừa nói chỉ có bốn tội:
phạm húy, khiếm đài, bất túc, và khiếm tị phải yết ra bảng con, còn các tội
kia thì chỉ bị đánh hỏng mà thôi" [1; 268].
Những từ Hán Việt như: khiếm tị, phạm húy, khiếm đài, bất túc,
khiếm trang, bạch tự, thiệp tích, tì ố, phạm, trường qui, Sơ khảo, Phúc
khảo, nội trường, hợp phách, ngoại trường, yết... đã tái hiện cụ thể những
qui định vô cùng khắt khe của chốn tam trường và cái ách văn chương cử
tử với sĩ tử ngày xưa.
Trong lời giới thiệu tiểu thuyết Lều chõng, Ngô Tất Tố đã viết: "Lều
chõng đối với nước Việt Nam không khác một ông tạo vật, đã chế tạo đủ các
hạng người hay hữu dụng hay vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt
Nam trở nên một nước có văn hóa, rồi lại chính nó đưa nước Việt Nam đến
cõi diệt vong...". Quan điểm của Ngô Tất Tố khi viết Lều chõng đã bộc lộ
một cái nhìn sâu sắc về chính trị, triết học và tầm khái quát thực tiễn của một
nhà văn am hiểu đạo Khổng, về chế độ thi cử thời phong kiến. Quan điểm của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Ngô Tất Tố được đề xuất trong thời điểm chính quyền thực dân đang ra sức
đề cao phong trào phục cổ, những yếu tố tinh thần đã lỗi thời, lạc hậu kìm
hãm sự phát triển của lịch sử trong nhiều thế kỷ. Đứng trước phong trào đó,
các nhà văn có thái độ khác nhau, riêng Ngô Tất Tố bằng vốn từ Hán Việt
phong phú của mình, ông đã bày tỏ thái độ lên án, đoạn tuyệt với nền khoa cử
đã lỗi thời một cách dứt khoát khác hẳn với Chu Thiên, Nguyễn Công
Hoan...Ra đời sau Lều chõng ba năm, tiểu thuyết phóng sự Bút nghiên
(1942) Nhà nho (1943) của Chu Thi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status