Mối liên hệ giữa quản lý đất đai và kiến thức địa lí - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Mối liên hệ giữa quản lý đất đai và kiến thức địa lí



Nội dung quản lý đất đai nhà nước về đất đai trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam đã được hình thành và hoàn thiện dần theo tiến độ phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước, trong đó điểm mấu chốt là bước chuyển đổi cơ cấu sử dụng quỹ đất đai quốc gia. Việc chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất là bước tất yếu, khách quan của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ. Để đảm bảo cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất diễn ra theo quy hoạch, kế hoạch và kiểm soát được. Nhà nước quy định hai hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được phép và không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước qui định về chuyển mục đích sử dụng đất là nhằm đảm bảo tính thống nhất của công tác quản lý nhà nước về đất đai, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, gìn giữ môi trường và lợi ích chung của toàn xã hội. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần phù hợp với điều kiện tự nhiên (môi trường, qui luật tự nhiên ) với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học tự nhiên
Khoa địa lý
---------------
tiểu luận
Môn: Sinh thái cảnh quan
Mối liên hệ giữa quản lý đất đai và kiến thức địa lí
Mở đầu
Trước kia, khi tui chưa được học sâu về môn học địa lý thì tui chưa nhận thấy tầm quan trọng của quy luật địa lý đối với việc quản lý đất đai. Tuy nhiên, khi tui đi sâu nghiên cứu về môn học này, tui đã phần nào thấy được mối liên quan mật thiết giữa việc quản lý đất đai với các kiến thức địa lí.
Như chúng ta đã biết, đất đai là môi trường sinh sống và sản xuất của con người; là nơi tàng trữ và cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản - nguồn nước phục vụ cho lợi ích và sự sống của con người. Sử dụng đất đai có ý nghĩa sẽ quyết định tới sự thành bại về kinh tế và ổn định chương trình, phát triển xã hội cả trước mắt và lâu dài. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi việc sử dụng đất đai càng phải tốt hơn. Thực vậy, đất đai vô cùng quý giá song là nguồn tài nguyên có hạn. Vì vậy, để sử dụng tốt nguồn tài nguyên vô giá này, chuyên ngành “đo đạc địa chính, quản lý địa chính và quản lý đất đai” ra đời và phát triển không ngừng trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật.
Trong bài tiểu luận này, tui xin nói về “Mối liên hệ giữa quản lý đất đai và kiến thức địa lý”. Vì thời gian có hạn nên bài viết còn nhiều thiếu sót, tui mong nhận được những nhận xét, góp ý từ phía độc giả. tui xin chân thành cảm ơn.
Phần I: Phân tích mối liên hê giữa quản lý đất đai và kiến thức địa lý
Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước đối với đất đai. Đó là các hoạt động trong việc nắm vững và quản lý tình hình sử dụng đất; biến động sử dụng đất; sử dụng đất theo chủ trương của nhà nước; trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất. Mục tiêu cao nhất của quản lý nhà nước về đất đai là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đảm bảo sự quản lý thống nhất của nhà nước. Nhà nước đảm bảo cho việc khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, bền vững và ngày càng có hiệu quả cao.
Việc quản lý đất đai của nhà nước chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện chính trị. Chính vì vậy, chúng ta càng hiểu biết về địa lý thì chúng ta càng vận dụng được những kiến thức đó vào việc quản lý đất đai. Từ thời cổ đại, địa lí học đã được hình thành và phát triển như một môn khoa học mô tả, được quan niệm như một loại từ điển bách khoa về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội và các tài nguyên của một vùng; một nước hay cả một khu vực rộng lớn. Địa lí học ngày nay là địa lí học hiện đại chú trọng đến việc nghiên cứu các quy luật, các mối liên hệ giữa các thành phần, các hiện tượng và các tổng thể địa lí, các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, khác hẳn với địa lí học cổ xưa chỉ nặng về mô tả.
Vậy mối liên hệ giữa những kiến thức địa lí và việc quản lý đất đai là gì?
Nội dung của việc quản lý đất đai là theo dõi tình hình sử dụng đất tình hình biến động đất đai về số lượng, chất lượng, mục đích sử dụng và chủ quyền của người sử dụng đất.
Theo dõi sự biến động về số lượng đất bằng bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Đây là các loại bản đồ cơ bản về đất đai được sử dụng thường xuyên, không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. Mỗi loại bản đồ đều có đối tượng thể hiện nội dung, tỉ lệ, mục đích v.v… khác nhau song đều có điểm chung là có giá trị pháp lý do được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chính vì vậy, việc phải hiểu thật rõ những kiến thức về việc thành lập bản đồ và việc khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất là rất quan trọng. Đó chính là cơ sở khoa học, kỹ thuật rất quan trọng để nhà nước nắm chắc và quản chặt quỹ đất quốc gia, đảm bảo cho việc phân bổ quỹ đất vào các mục đích sử dụng hợp lý và đạt hiệu quả cao.
Hoạt động khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất do các cơ quan chuyên môn tiến hành theo quy định kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường (trước đây là Tổng cục địa chính) nhằm mục đích xác định chính xác số lượng và chất lượng đất đai ở tầm vi mô (từng thửa đất, lô đất…) đến vĩ mô (quỹ đất các địa phương và tổng quỹ đất quốc gia).
Do những tiến bộ của khoa học và công nghệ, hiện nay công tác khảo sát; đo đạc đất đã có những bước tiến mang tính đột biến do ứng dụng đươc những thành tựu mới nhất của công nghệ vũ trụ, công nghệ điện tử, công nghệ tin học, tin học viễn thông,… Các số liệu thu được qua khảo sát đo đạc về số lượng đất đai (vị trí, kích thước, hình thái, diện tích,…) đạt độ chính xác cao, loại bỏ được rất nhiều sai số chủ quan do con người và máy móc. Việc ứng dụng các công nghệ RS (viễn thám) GIS/LIS (hệ thông tin địa lý/hệ thông tin đất đai) và GPS (hệ thống định vị toàn cầu) đã cho phép giảm đáng kể công sức khảo sát, đo đạc ngoài trời và công tác nội nghiệp, cho phép khảo sát, đo đạc ngay cả vùng rừng núi hiểm trở, khó khăn mà độ chính xác vẫn đảnm bảo.
Các phép phân tích mẫu đất, phân tích hàm lượng thành phần các chất hữu cơ, vi lượng cơ trong đất,… với các máy điện tử sách tay thế hệ mới cho kết quả nhanh và chính xác ngay ngoài thực địa, đảm bảo xác định chất lượng đất mang tính định lượng cao.
Việc đánh giá đúng số lượng và chất lượng đất thông qua hoạt động khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất là cơ sở để nhà nước tiến hành quản lý quỹ đất quốc gia, tạo cơ sở ban đầu cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, định giá đất và tạo cơ sở cho việc xây dựng hệ thống thông tin đất đại quốc gia, hệ thống thông tin bất động sản…
Do sự phân hóa về điều kiện tự nhiên, nhân tố hình thành đất, không đồng nhất về hàm lượng dinh dưỡng, các tính chất lí hóa và độ phì nhiêu, dẫn đến sự phân hóa không đồng nhất về chất lượng và giá trị của đất đai (cao hay thấp chính là ở vị trí địa lí và thuộc tính sinh thái của từng thửa đất).
Chất lượng của đất phụ thuộc vào tác động của quy luật tự nhiên, các tác động từ phía con người. Đặc điểm của đất là tư liệu sản xuất vĩnh cửu, không phụ thuộc vào tác động phá hoại của thời gian nhưng nó chịu sự tác động của con người. Nếu hiểu rõ được bản chất cũng như có kiến thức địa lí mà sử dụng đất đúng với nguyên lí phát sinh ra nó thì sẽ trẻ hóa được nó, nếu không thì sẽ bị thoái hóa.
Nội dung quản lý đất đai nhà nước về đất đai trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam đã được hình thành và hoàn thiện dần theo tiến độ phát triển của nền kinh tế - xã hội đất nước, trong đó điểm mấu chốt là bước chuyển đổi cơ cấu sử d...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status