Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội



MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 5
1.1 Lợi ích kinh tế của người lao động 5
1.2 Các bộ phận cấu thành lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài 12
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn nước ngoài 32
Chương 2: Thực trạng lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội 38
2.1 Đặc điểm sử dụng và trả công lao động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản ở Hà Nội 38
2.2 Lợi ích kinh tế chủ yếu của người lao động trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản 51
2.3 Những vấn đề tồn tại trong quan hệ lợi ích giữa người lao động Việt Nam với chủ doanh nghiệp Nhật Bản 59
Chương 3: Những quan điểm và giải pháp nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới 65
3.1 Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước ta đối với lợi ích kinh tế người lao động. 65
3.2 Các giải pháp đẩy mạnh lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn Nhật Bản trong thời gian tới 70
Kết luận 82
Danh mục tài liệu tham khảo 84
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Cũng như các nước khác trong khu vực, Việt Nam đã đưa ra nhiều ưu đãi đầu tư hào phóng để thu hút đầu tư. Nhưng hệ thống ưu đãi đầu tư hiện tại đã tỏ ra có nhiều điểm yếu và hạn chế. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, thì đây là thời điểm thích hợp để nhìn nhận lại hệ thống ưu đãi hiện tại và đưa ra những thay đổi hướng tới một hệ thống hiệu quả và phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập, nhằm thu hút được các DNCVĐTNN vào Việt Nam.
Về môi trường kinh doanh: Những nỗ lực của Việt Nam về cải thiện môi trường kinh doanh đã được báo cáo toàn cầu, môi trường Kinh doanh 2006 của Ngân hàng Thế giới ghi nhận khi xếp Việt Nam là một trong số những nước cải cách hàng đầu trong năm qua. Đó là những cải cách liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh, ban hành Luật phá sản mới và áp dụng các biện pháp đẩy mạnh việc thực thi hợp đồng, giảm chi phí đăng ký và chuyển nhượng bất động sản cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam cần tiếp tục đơn giản hóa pháp luật và quy định kinh doanh để môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn đề ngày càng thu hút nhiều DNCVĐTNN. Việc Việt Nam vẫn xếp thứ 99 trên tổng số 155 quốc gia về mức độ dễ dàng của môi trường kinh doanh cho thấy vẫn còn một khoảng cách lớn giữa chủ trương và triển khai thực tế các cải cách nói trên.
Có thể khẳng định rằng, nhân tố pháp luật sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của DN, đặc biệt là DNCVTNN. DN có quyết định đầu tư vào Việt am hay mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hay không phụ thuộc vào việc xoá bỏ các rào cản về đầu tư. Nhiều luật và văn bản của Nhà nước ta ban hành đều nhằm từng bước hoàn thiện thể chế trên lĩnh vực này vừa nhằm mục tiêu tạo lợi ích cao nhất cho các đối tác, vừa bảo đảm quyền lợi cho phía Việt nam trong việc khai thác nguồn vốn từ bên ngoài để phát huy tối đa các nguồn lực trong nước, thúc đẩy kinh tế phát triển. Như vậy, việc cải thiện hệ thống pháp luật, sẽ tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó người lao động sẽ có nhiều cơ hội việc làm, được làm việc đúng năng lực và nâng cao tay nghề.
Chương 2
THỰC TRẠNG LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHẬT BẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG VÀ TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NHẬT BẢN Ở HÀ NỘI
2.1.1. Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội
- Quá trình gia tăng FDI của Nhật Bản ở Hà Nội:
Quan hệ hợp tác Việt - Nhật đã có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời, nhưng Chính phủ hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973. Trong phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn từ năm 1993 đến nay. Trải qua 35 năm quan hệ chính trị và kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản thiết lập, và được phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ 90 của thế kỷ XX cho đến nay. Từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các DN Nhật Bản đã đầu tư vào nước ta với số vốn ngày càng gia tăng. Nếu như tính đến cuối năm 2005, Nhật Bản có 600 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 6,29 tỷ USD, trong đó đã thực hiện 4,67 tỷ USD, thì đến tháng 3 năm 2007, số dự án của Nhật Bản đã tăng lên 767 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 7,8 tỷ USD đứng vị trí thứ ba trong số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam (sau Hàn Quốc và Đài Loan). Tuy nhiên lại là nước đứng đầu về số vốn thực hiện, đến nay, tổng vốn đầu tư thực hiện của Nhật Bản tại Việt Nam là 5,2 tỷ USD, bằng 66% tổng vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam, đây là tỷ lệ vốn thực hiện tương đối cao so với các nhà đầu tư nước ngoài khác, bình quân mỗi dự án của Nhật là 10,7 triệu USD. Riêng năm 2006, tổng vốn đầu tư mới và tăng thêm của Nhật Bản là 1,34 tỷ USD với 137 dự án cấp mới và 85 lượt dự án tăng vốn. Các DN Nhật trong quá trình đầu tư tập trung trong công nghiệp xây dựng chiếm 76,2% tổng vốn đăng ký; 23 lĩnh vực dịch vụ. Nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản như: Trong lĩnh vực công nghệ thông tin-điện tử, có Hợp doanh giữa Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam với tập đoàn NTT. Công ty sản xuất máy tính Fujitsu và các công ty Canon, Sony, Sanyo, Matsushita, Sumitomo. Trong ngành công nghiệp ôtô, xe máy có Toyota, Honda, Isuzu, Suzuki và Mitsubisi… đã đầu tư vào Việt Nam để sản xuất ô tô, xe máy, sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin, hiện nay đã có 28 công ty TNCs của Nhật Bản, nằm trong tốp 500 TNCs hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam trên 100 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 3,2 tỷ USD. Các dự án của Nhật Bản có mặt tại 34 tỉnh, thành phố ở Việt Nam nhưng tập trung đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng ở ba khu công nghiệp lớn: gồm khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nội; khu công nghiệp Nomura Hải Phòng và khu công nghiệp Long Bình, Đồng Nai. Sự đầu tư của các DN Nhật Bản tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 3 tỷ USD, đồng thời đã tạo việc làm cho gần 100 nghìn lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp [8].
Tuy nhiên, FDI của Nhật Bản ở Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng thực lực và nguyện vọng của hai nước. Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, mặc dù dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có xu hướng phục hồi, nhưng đầu tư của Nhật Bản chưa tăng đáng kể. Năm 2000 đạt 91,2 triệu USD, năm 2001 đạt 235,3 triệu USD, năm 2002 đạt 128,6 triệu USD, năm 2003 đạt 132,9 triệu USD, năm 2004 có 70 dự án đầu tư của Nhật Bản, với tổng số vốn đầu tư 270 triệu USD [3].
Các nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng khi đầu tư vào Việt Nam, một số loại chi phí đầu vào như: phí vận chuyển, giá điện, viễn thông, thuế thu nhập cá nhân còn cao; cơ sở hạ tầng kém phát triển. thủ tục hành chính còn phiền hà, phức tạp, thiếu công nhân được đào tạo nghề, thiếu cán bộ quản lý cấp trung gian, đã làm giảm lợi thế và sức cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Theo đánh giá của Tổ chức JETRO, mặc dầu Việt Nam đã cố gắng cải thiện môi trường đầu tư, nhưng mức độ cải thiện vẫn chậm hơn so với các nước trong khu vực.
Mặc dù vậy. Theo kết quả thăm dò của Tổ chức JBIC, các DN Nhật Bản xếp Việt Nam vào vị trí thứ 3 trong số các nước cần thu hút đầu tư, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Hiện nay, nổi bật trong quan hệ Việt Nhật là: Thực hiện Chương trình hành động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được ký kết giữa hai chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của Việt Nam.
Khi chọn đối tác đầu tư vào Việt Nam, nhất là thủ đô Hà Nội, các DN Nhật Bản đã nghiên cứu rất kỹ. Vì đối với Nhật Bản, việc tìm kiếm các nguồn lực từ nước ngoài trở thành quốc sách của Nhật Bản trong chiến lược phát triển kinh tế, và nét tương đồng của nguồn nhân lực. Theo đánh giá của tổ chức JETRO có 5 lý do để các DN Nhật Bản quan tâm đầu tư tại Việt Nam trong đó đặc biệt là thủ đô Hà Nội, đó là: v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status