Thiết kế hệ thống quản lý điểm của trường Trung Học Cơ Sở Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Thiết kế hệ thống quản lý điểm của trường Trung Học Cơ Sở Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần 1: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG 3
1. Khảo sát hệ thống quản lý điểm trường trung học cơ sở 3
2. Yêu cầu của hệ thống 4
3. Mục tiêu của hệ thống 4
4. Phương pháp quản lý điểm của trường THCS Toàn Thắng 4
Phần 2: PHÂN TÍCH CÁC CHỨC NĂNG NGHIỆP VỤ 9
1. Phân tích chức năng hệ thống 9
1.1 Biểu đồ phân cấp chức năng 9
1.2. Mô tả các chức năng 11
2. Biểu đồ luồng dữ liệu 23
2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 24
2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 24
2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý hồ sơ 25
2.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Quản lý điểm 25
2.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Tìm kiếm 26
2.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Báo cáo thống kê 26
Phần 3: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG 27
1.Từ điển dữ liệu 27
2. Mô hình thực thể liên kết 31
3. Thiết kế chương trình 31
3.1. Thiết kế menu 31
3.2. Một số form cập nhật 31
KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

LỜI NÓI ĐẦU
Xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện về kinh tế xã hội nói chung và ngành giáo dục nước ta nói riêng, trong những năm gần đây các thành tựu về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ, làm thay đổi hình thức, nội dung các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của nước ta.
Sử dụng CNTT trong việc quản lý điểm học sinh trong trường trung học cần được đẩy mạnh nhằm cập nhật, xử lý và lưu trữ thông tin về điểm của học sinh một cách thuận tiện và nhanh nhất. Để làm được việc này chúng ta cần tiến hành phân tích và thiết kế hệ thống thông tin.
Phân tích hệ thống thông tin là tìm hiểu các yêu cầu đối với hệ thống thông tin đó, xem xét đánh giá thực trạng của hệ thống cũ, rồi rút ra những gì cần thiết để có thể thiết kế hệ thống quản lý thông tin mới.
Thiết kế hệ thống dựa trên kết quả đã phân tích nhằm đưa ra các quyết định về cài đặt hệ thống có thể chạy được trên máy, để có thể đưa hệ thống vào sử dụng và chỉnh sửa khi phát hiện hệ thống còn có chỗ chưa thích hợp.
Tài liệu phân tích và thiết kế hệ thống thông tin này nhằm hỗ trợ công tác quản lý điểm học sinh trong trường trung học, giúp giáo viên chủ động trong việc quản lý điểm, giảm nhẹ hoạt động chân tay, tạo điều kiện hình thành phong cách làm việc trong thời đại phát triển của khoa học công nghệ hiện nay.
Các khảo sát được tiến hành dựa trên việc điều tra công tác quản lý điểm của trường Trung Học Cơ Sở Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Phần 1
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG
1. Khảo sát hệ thống quản lý điểm trường trung học cơ sở
Trường THCS Toàn Thắng được thành lập từ năm 1968, thuộc địa bàn xã Toàn Thắng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Trường có tổng số 20 lớp học, từ khối lớp 6 đến khối lớp 9, mỗi khối có 5 lớp, phân theo A, B, C, D, E.
Hiện nay, công tác quản lý điểm học sinh vẫn tiến hành bằng cách ghi chép sổ sách, khi tính điểm, lưu điểm, xem điểm, tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng hiệu quả lại không cao.
Thấy được những bất cập trong công tác quản lý điểm học sinh, dẫn đến cần đổi mới nội dung và phương pháp quản lý điểm học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Hệ thống quản lý điểm học sinh cần:
* Hỗ trợ giáo viên trong việc quản lý điểm học sinh:
- Cập nhật lớp học
- Cập nhật môn học, kì học
- Cập nhật điểm, tính điểm
- Báo cáo điểm của học sinh
- Báo cáo điểm các môn học của các lớp
* Thông tin về điểm phải được quản lý chính xác, có hệ thống
* Giúp phòng giáo dục, sở giáo dục có thể quản lý chặt chẽ điểm học sinh của các trường THCS
2. Yêu cầu của hệ thống
a, Cập nhật hồ sơ học sinh, cập nhật điểm cho từng học sinh
Tiến hành nhập các điểm miệng, 15 phút, một tiết, theo môn học của từng lớp, nhập theo từng kỳ.
b, Tính điểm, xếp loại
Tính điểm TBM, TBHK, TBCN do máy thực hiện nhằm hạn chế nhiều sai sót trong tính toán.
Xếp loại học lực, hạnh kiểm từng học kỳ và cuối năm
c, Thống kê báo cáo các biểu mẫu cần thiết
- In bảng điểm cá nhân vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm của đầy đủ từng môn
- Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét về quá trình học tập và rèn luyện hạnh kiểm của từng học sinh trong lớp.
3. Mục tiêu của hệ thống
* Mọi công việc điều chỉnh, tìm kiếm, tra cứu đều được thực hiện nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian
* Thực hiện sửa chữa dữ liệu thuận tiện
* Tận dụng tối đa khả năng tính toán sẵn có
4. Phương pháp quản lý điểm của trường THCS Toàn Thắng
Hiện nay nhà trường có các phòng ban sau:
Phòng hiệu trưởng
Phòng hiệu phó
Phòng kế toán
Phòng giáo vụ
Phòng hội đồng sư phạm
Phòng thư viện
Phòng thiết bị dạy học
Trong 7 phòng ban thì phòng giáo vụ có nhiệm vụ quản lý toàn bộ học sinh trong toàn trường, đồng thời thảo ra luân chuyển công văn giấy tờ của học sinh để báo cáo lên ban giám hiệu nhà trường.
a, Quản lý hồ sơ học sinh
Hồ sơ học sinh là nơi lưu trữ tất cả các thông tin về một học sinh như: họ tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ, họ tên bố mẹ, nghề nghiệp, địa chỉ, sđt…
Trong hồ sơ học sinh, giáo viên chủ nhiệm ghi lại chi tiết quá trình rèn luyện học tập của học sinh(hạnh kiểm và học lực).
Vào đầu năm học nhân viên văn thư sao chép lại các thông tin về học sinh vào sổ điểm gốc.
Các diễn biến về điểm, quá trình rèn luyện học tập của học sinh sẽ do giáo viên bộ môn nhập vào sổ điểm gốc.
Cuối các học kỳ giáo viên chủ nhiệm làm bảng điểm tổng hợp và tiến hành phân loại học sinh sau đó báo cáo với ban giám hiệu.
b, Quản lý điểm
* Chế độ cho điểm
Chế độ cho điểm ở các cấp được quy định chung như sau:
Số lần kiểm tra cho từng môn học:
Trong mỗi học kỳ, mỗi học sinh được kiểm tra:
Các môn học có tối đa 2 tiết trong một tuần: 4 lần
Các môn học có 2,5 đến 3 tiết trong một tuần: 6 lần
Các môn học có 4 tiết trong một tuần trở lên: 7 lần
* Hệ số các loại điểm kiểm tra
-Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút: Hệ số 1
-Kiểm tra một tiết: Hệ số 2
-Kiểm tra học kỳ không tính hệ số
* Hệ số các môn học
Các môn Ngữ Văn và Toán của các lớp được tính hệ số 2 khi tính điểm trung bình học kỳ hay cả năm. Các môn khác được tính hệ số 1.
c, Cách tính điểm và tiêu chuẩn xếp loại học lực
* Cách tính điểm
- Điểm trung bình học kỳ(DTBHK):
Điểm trung bình học kỳ(ĐTB tất cả các môn trong một học kỳ): là trung bình cộng các ĐTB các môn trong một học kỳ sau khi đã tính hệ số.
åĐTBmhk * hệ số
åhệ số
- Điểm trung bình mỗi môn trong một học kỳ(ĐTBmhk):
ĐTBmhk là TBC của hai lần TBKT với điểm thi học kỳ.
(TBKT*2)+ thi HK
3
- Điểm trung bình kiểm tra(TBKT):
TBKT là điểm TBC của các bài kiểm tra sau khi đã tính hệ số(chưa tính điểm học kỳ):
åđiểm môn* hệ số
åhệ số
- Điểm TB cả năm(ĐTBcn):
ĐTBcn là TBC của ĐTBHK1 với 2 lần ĐTBHK2
ĐTBcn =
ĐTBHK1+(2*ĐTBHK2)
3
* Xếp loại về học lực
Căn cứ vào điểm trung bình các môn từng học kỳ và cả năm, xếp loại học lực được quy thành 5 loại: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém.
-Loại giỏi: Điểm trung bình các môn từ 8.0 trở lên và không có môn nào bị điểm trung bình dưới 6.5
-Loại khá: Điểm trung bình các môn từ 6.5 đến 7.9 và không có môn nào bị điểm trung bình dưới 5.0
-Loại trung bình: Điểm trung bình các môn từ 5.0 đến 6.4 và không có môn nào bị điểm trung bình dưới 3.5
-Loại yếu: Điểm trung bình các môn từ 3.5 đến 4.9 không có môn nào bị điểm trung bình dưới 2.0
-Loại kém: Những trường hợp còn lại
* Đối với học sinh chuyển trường
- Học sinh chuyển đến thì hiệu trưởng hay hiệu phó trực tiếp nhận hồ sơ và phân lớp còn nhân viên văn thư phải có nhiệm vụ cập nhật các thông tin về học sinh mới đó.
- Học sinh xin chuyển đi phải nộp đơn xin chuyển trường, hiệu phó sẽ cho gia đình học sinh rút hồ sơ và các giấy tờ liên quan.
- Học sinh bỏ học thì phải lưu học bạ học sinh vào một cặp riêng và loại tên ra khỏi danh sách.
d, Khen thưởng và kỷ luật học sinh
* Các mức độ và hình thức khen ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status