Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Phú Thọ - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Công thương Phú Thọ



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỚI CHỨC NĂNG TRUNG GIAN THANH TOÁN CHO NỀN KINH TẾ 4
I. Thanh toán không dùng tiền mặt và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường 4
1. Sự hình thành và đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt 4
1.1. Sự hình thành thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế 4
1.2. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt 8
2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 8
3. Những quy định mang tính nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta hiện nay 10
3.1. Những quy định chung 10
3.2. Quy định đối với bên mua (bên phải trả tiền) 11
3.3. Quy định đối với bên bán (bên thụ hưởng tiền) 11
3.4. Quy định đối với Ngân hàng 11
4. Các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng tại Việt Nam hiện nay 12
4.1. Thanh toán bằng lệnh chi hay uỷ nhiệm chi (sau đây gọi là lệnh chi) 13
4.1.1. Thủ tục lập lệnh chi 13
4.1.2. Thủ tục thanh toán lệnh chi 14
4.1.2.1. Tại ngân hàng phục vụ người trả tiền 14
4.1.2.2. Tại ngân hàng phục vụ người thụ hưởng 16
4.2. Thanh toán bằng nhờ thu hay uỷ nhiệm thu (sau đây gọi là uỷ nhiệm th) 17
4.2.1. Thủ tục lập uỷ nhiệm thu 17
4.2.2. Thủ tục thanh toán uỷ nhiệm thu 17
4.2.2.1. Trường hợp người thụ hưởng và người trả tiền mở tài khoản tại một ngân hàng 17
4.2.2.2. Trường hợp người trả tiền và người thụ hưởng mở tài khoản ở hai ngân hàng (cùng hay khác hệ thống) 18
4.3. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng 19
4.3.1. Thủ tục phát hành, sử dụng thẻ ngân hàng 19
4.3.1.1. Đối với khách hàng 19
4.3.2.1. Đối với ngân hàng phát hành thẻ 19
4.3.2. Thủ tục thanh toán thẻ 20
4.3.2.1. Thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ 20
4.3.2.2. Thủ tục rút tiền mặt tại máy ATM 21
4.3.3. Thủ tục thay đổi hạn mức thanh toán của thẻ, gia hạn sử dụng thẻ 21
4.3.3.1. Thủ tục thay đổi hạn mức thanh toán thẻ 21
4.3.3.2. Thủ tục gia hạn sử dụng thẻ 22
4.4. Thanh toán bằng thư tín dụng 22
4.4.1. Thủ tục mở thư tín dụng 22
4.4.1.1. Khi có nhu cầu thanh toán bằng thư tín dụng, người trả tiền lập giấy mở thư tín dụng nộp vào ngân hàng phục vụ mình 23
4.4.1.2. Tại ngân hàng phục vụ người trả tiền 23
4.4.2. Thủ tục thanh toán thư tín dụng 24
4.4.2.1. Đối với ngân hàng phục vụ người thụ hưởng 24
4.4.2.2. Đối với người thụ hưởng 25
4.4.2.3. Đối với ngân hàng phục vụ người trả tiền 27
 
4.5. Thanh toán bằng séc 27
4.5.1. Séc chuyển khoản 28
4.5.1.1. Trường hợp hai bên mua bán có tài khoản tại một chi nhánh ngân hàng hay kho bạc Nhà nước 29
4.5.1.2. Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tài khoản tại hai Ngân hàng, KBNN có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố 30
4.5.2. Séc bảo chi 31
4.5.2.1. Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một ngân hàng, kho bạc Nhà nước 32
4.5.2.2. Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tại hai ngân hàng, kho bạc Nhà nước khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ giao nhận chứng từ trực tiếp trên địa bàn tỉnh, thành phố 32
4.5.2.3. Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tại hai Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước khác nhau trong cùng hệ thống 33
5. Mở tài khoản tiền gửi cá nhân 33
5.1. Sự cần thiết khách quan của mở tài khoản tiền gửi cá nhân 34
5.2. Vai trò của việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân 35
5.3. Những quy định về mở tài khoản tiền gửi cá nhân 35
II. Một số công cụ thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu trên thế giới 36
III. Phương hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta 38
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ 40
I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương chi nhánh Tỉnh Phú Thọ 40
1.Tình hình kinh tế địa phương có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng 40
2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Phú Thọ 41
2.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới của NHCT chi nhánh tỉnh Phú Thọ 41
2.2. Hoạt động nguồn vốn 43
2.3. Hoạt động tín dụng và đầu tư 44
2.4. Về công tác thanh toán 45
2.5. Về kết quả kinh doanh 46
II. Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Phú Thọ 47
1. Tình hình thanh toán chung 47
2. Tình hình áp dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Phú Thọ 48
2.1. Thực trạng thanh toán séc 48
2.1.1. Séc chuyển khoản 49
2.1.2. Séc bảo chi 50
2.2. Thực trạng thanh toán bằng uỷ nhiệm chi (lệnh chi) 51
2.3. Thực trạng thanh toán bằng uỷ nhiệm thu 51
2.4. Thực trạng về thanh toán qua tài khoản tiền gửi cá nhân 52
3. Những tồn tại chủ yếu cần giải quyết để nâng cao hiệu quả công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng 53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ 56
I. Phương hướng và mục tiêu để nâng cao hiệu quả công tác thanh toán không dùng tiền mặt 56
1. Nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng 56
2. Mở rộng và hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt, cung ứng đầy đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, tạo điều kiện thanh toán nhanh và an toàn tài sản cho khách hàng và ngân hàng 57
3. Cải tiến công nghệ ngân hàng, trang bị kỹ thuật tin học hiện đại 57
4. Song song với việc trang bị kỹ thuật phải nghiên cứu sửa đổi cơ chế nghiệp vụ 57
II. Một số định hướng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam 58
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh toán không dùng tiền mạt tại NHCT Phú Thọ 59
1. Hoàn thiện các hình thức thanh toán hiện nay 59
1.1. Đối với thể thức thanh toán uỷ nhiệm chi 59
1.2. Đối với thể thức thanh toán séc 60
1.3. Thanh toán bù trừ 60
2. Phát triển dịch vụ chuyển tiền phục vụ dân cư qua ngân hàng công thương 62
3. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả của thanh toán 63
4. Tăng thời lượng phục vụ khách hàng 64
IV. KIẾN NGHỊ 65
KẾT LUẬN 66
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

y 2 loại sổ séc định mức đã được loại bỏ bởi vì nó không thuận tiện trong thanh toán, hiệu quả thanh toán không cao.
4. 5. 1 Séc chuyển khoản:
Séc chuyển khoản là một loại chứng từ mẫu in sẵn do ngân hàng quản lý và nhượng bán cho khách hàng khi khách hàng có nhu cầu thanh toán để chi trả tiền hàng hoá hay giá trị dịch vụ.
Khi có nhu cầu thanh toán người chi trả (chủ tài khoản ) phải làm thủ tục mua và sử dụng.
Người chi trả (chủ tài khoản) trực tiếp giao tờ séc cho đơn vị hay cá nhân được hưởng đem tờ séc kèm bảng kê nộp séc nộp vào Ngân hàng để thanh toán.
Séc chuyển khoản được thanh toán giữa hai đơn vị kinh tế hay một bên là đơn vị kinh tế, một bên là cơ quan đoàn thể xã hội, các tập đoàn dân cư hay cá nhân có tài khoản ở cùng một chi nhánh Ngân hàng, Kho Bạc Nhà nước hay khác chi nhánh Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nhưng các chi nhánh này có tham gia thanh toán bù trừ giao nhận chứng từ trực tiếp cho nhau trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Séc là chứng từ ghi nợ của đơn vị phát hành và ghi có đối với người được hưởng séc. Điều này đòi hỏi đơn vị phát hành séc phải có đủ tiền trên tài khoản để trả. Do vậy nguyên tắc hạch toán séc chuyển khoản là ghi Nợ tài khoản đơn vị trả tiền trước, ghi Có tài khoản đơn vị thụ hưởng sau.
Để thanh toán tiền trên séc, bên thụ hưởng căn cứ vào các tờ séc lập hai liên bảng kê theo từng Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước phục bên trả tiền hay nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nơi bên trả tiền mở tài khoản.
Khi nhận được hai liên bảng kê nộp séc kèm theo các tờ séc chuyển khoản do bên thụ hưởng nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc, kiểm tra thời hạn hiệu lực của séc, đối chiếu các yếu tố trên séc với bảng kê séc. Nếu không có gì sai sót thì Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và khách hàng làm thủ tục ký nhận séc. Nếu việc lập bảng kê séc có sai sót hay có các tờ séc không hợp lệ, quá thời hạn hiệu lực thanh toán thì trả lại cho người nộp séc và yêu cầu bên thụ hưởng lập lại bảng kê khác thay thế phù hợp với các tờ séc đủ điều kiện thanh toán.
4. 5. 1. 1. Trường hợp hai bên mua bán có tài khoản tại một chi nhánh Ngân hàng hay Kho bạc Nhà nước:
Ngoài việc kiểm tra theo nội dung trên, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước còn phải kiểm tra các yếu tố: tên, số hiệu tài khoản của bên trả tiền, bên thụ hưởng, dấu và chữ ký trên séc, số dư của tài khoản tiền gửi của bên trả tiền. Nếu séc đủ điều kiện thanh toán thì kế toán hạch toán:
Nợ: Tài khoản tiền gửi của đơn vị phải trả
Có: Tài khoản tiền gửi của đơn vị được hưởng.
Nếu tài khoản tiền gửi của bên trả tiền không đủ tiền để thanh toán (séc phát hành quá số dư) Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước lưu tờ séc không thanh toán được để theo dõi vào tài khoản ngoại bảng chờ thanh toán.
Kế toán ghi:
Nhập: Sổ theo dõi séc phát hành quá số dư.
Còn các tờ séc đủ điều kiện thanh toán thì Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước lập bảng kê khác để thanh toán cho người thụ hưởng.
Khi tài khoản tiền gửi của bên trả tiền có đủ số dư thì trích ngay tài khoản để thanh toán cả số tiền trên tờ séc và tiền phạt vi phạm chế độ thanh toán.
4. 5. 1. 2. Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tại hai Ngân hàng, KBNN có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố:
Người thụ hưởng lập bảng kê nộp séc theo từng Ngân hàng phục vụ người chi trả (người mua) để nộp vào Ngân hàng phục vụ mình hay nộp trưc tiếp vào Ngân hàng phục vụ bên mua. Nếu người thụ hưởng nộp séc vào Ngân hàng phục vụ bên bán thì Ngân hàng bên bán sẽ làm thủ tục chuyển chứng từ sang Ngân hàng bên mua để Ngân hàng bên mua tiến hành thanh toán.
Kế toán ghi :
Nợ: TKTG đơn vị trả tiền
Có: TKTG tại NHNN(nếu thanh toán qua TKTG tại NHNN )
TK thanh toán bù trừ (nếu tham gia thanh toán bù trừ )
Sau đó Ngân hàng sẽ chuyển bảng kê nộp séc và chứng từ thanh toán bù trừ sang Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng. Ngân hàng thụ hưởng ghi có cho đơn vị thụ hưởng.
Nếu tài khoản đơn vị mua không có đủ số dư để thanh toán séc cho đơn vị bán hàng thì Ngân hàng xử lý phạt theo chế độ quy định.
* Tại Ngân hàng Kho bạc Nhà nước phục vụ bên thụ hưởng :
Khi nhận được các chứng từ do Ngân hàng phục vụ bên mua chuyển đến kế toán sẽ làm thủ tục thanh toán cho đơn vị thụ hưởng.
Kế toán ghi:
Nợ: TKTG tại NHNN
TK Thanh toán bù trừ
Có: TKTG của đơn vị bán.
Do điều kiện kỹ thuật thanh toán chưa phát triển ở mức độ cao, cho nên séc chuyển khoản chỉ được sử dụng để thanh toán trong phạm vi tỉnh, thành phố, nơi các Ngân hàng có giao nhận chứng từ trực tiếp cho nhau. Khi kỹ thuật thanh toán phát triển ở trình độ cao hơn, thanh toán bằng séc chuyển khoản sẽ đơn giản và phạm vi áp dụng được rỗng rãi hơn.
4. 5. 2 Séc bảo chi:
Séc bảo chi là một tờ séc được áp dụng lập theo mẫu của tờ séc thông thường nhưng được Ngân hàng đảm bảo chi trả bằng cách lưu ký trước số tiền trên tờ séc vào một tài khoản riêng của Ngân hàng. Như vậy khả năng thanh toán của séc bảo chi được đảm bảo, không xảy ra tình trạng séc phát hành quá số dư.
Séc bảo chi dùng trong trường hợp khách hàng yêu cầu hay theo quyết định của Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước đối với các chủ tài khoản vi phạm kỷ luật thanh toán.
Séc bảo chi được áp dụng trong trường hợp:
- Các khách hàng có tài khoản tại cùng một chi nhánh hay khác chi nhánh nhưng cùng hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước.
- Các khách hàng ở tài khoản khác chi nhánh, khác hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Quá trình thanh toán séc bảo chi được bắt đầu từ đơn vị mua hàng. Mỗi lần có nhu cầu thanh toán bằng séc bảo chi, chủ tài khoản lập hai liên giấy yêu cầu bảo chi séc kèm tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố, có đủ dấu và chữ ký ở mặt trước tờ séc nộp trực tiếp vào Ngân hàng nơi mình mở tài khoản để Ngân hàng làm thủ tục bảo chi séc.
Ngân hàng phục vụ bên trả tiền sau khi kiểm tra thủ tục lập giấy uỷ nhiệm chi vào tờ séc, kiểm tra số dư TKTG của khách hàng, nếu đủ điều kiện thì làm thủ tục bảo chi séc cho khách hàng.
Kế toán hạch toán:
Nợ: TKTG của đơn vị trả tiền
Có: TKTG đảm bảo thanh toán séc bảo chi
Sau khi làm thủ tục, ký và đóng dấu trên tờ séc theo đúng chỗ qui định , Ngân hàng sẽ giao tờ séc đó cho khách hàng để khách hàng đi mua hàng. Khi mua hàng bên mua giao trực tiếp tờ séc bảo chi cho bên bán. Trong thời hạn 15 ngày bên bán phải nộp vào Ngân hàng để thanh toán.
4. 5. 2. 1. Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước:
Khi nhận được tờ séc bảo chi kèm hai liên bảng kê nộp séc, thanh toán viên kiểm tra tính chất hợp lệ, hợp pháp của tờ séc. Nếu đủ điều kiện sẽ làm thủ tục thanh toán:
Kế toán ghi:
Nợ: TKTG đảm bảo thanh toán séc bảo chi
Có: TKTG của đơn vị bán
Những tờ séc không đủ điều kiện thanh toán sẽ loại khỏi bảng k...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status