Các thủ tục thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Các thủ tục thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán Việt Nam



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
Chương I. Lý luận chung về quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính và các thủ tục kiểm toán thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính 2
I. Khái quát qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính 2
1.Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
1.2. Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản 3
1.3. Lập kế hoạch kiểm toán 3
2. Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán 5
2.1. Trắc nghiệm công việc 5
2.2.Trắc nghiệm phân tích 6
2.3. Trắc nghiệm trực tiếp số dư 6
3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 7
II. Các thủ tục thực hiện khi kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính 7
1. Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán 7
1.1. Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến 7
1.1.1. Khái niệm về các khoản công nợ ngoài dự kiến 7
1.1.2. Các loại công nợ ngoài dự kiến thường có 8
1.1.3. Thủ tục kiểm toán để phát hiện các khoản công nợ ngoài dự kiến của đơn vị 9
1.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán 10
1.2.1. Các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính và đòi hỏi phải điều chỉnh lại Báo cáo tài chính 10
1.2.2. Các sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính nhưng cần khai báo trên Thuyết minh Báo cáo tài chính 11
1.2.3. Các thủ tục kiểm toán 12
1.3. Xem xét về tính liên tục của hoạt động kinh doanh 13
1.4. Giải trình của Giám đốc (hay xác nhận của nhà quản lý) 14
1.4.1. Các yếu tố cơ bản của một bản giải trình 14
1.4.2. Biện pháp xử lý khi Ban giám đốc từ chối cung cấp Thư giải trình 17
1.5. Tổng hợp kết quả kiểm toán 17
1.5.1. Thực hiện các thủ tục phân tích 17
1.5.2. Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán 17
1.5.3. Đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện được 18
1.5.4. Soát xét hồ sơ kiểm toán 19
1.5.5. Kiểm tra các khai báo trên Thuyết minh Báo cáo tài chính 19
1.5.6. Xem xét các thông tin khác được trình bày trong báo cáo của đơn vị 20
2. Lập Báo cáo kiểm toán 20
2.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 20
2.2. Yêu cầu lập, trình bày, phát hành kiểm toán về Báo cáo tài chính 21
2.3. Ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 21
2.4. Các yếu tố và nội dung cơ bản của Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 22
2.5. Các loại Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 26
2.5.1. Ý kiến chấp nhận toàn phần 26
2.5.2. Ý kiến chấp nhận từng phần 27
2.5.3. Ý kiến từ chối 27
2.5.4. Ý kiến không chấp nhận 27
Chương II. Thực trạng về các thủ tục thực hiện khi kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính tại do Công ty Kiểm toán Việt nam (VACO) thực hiện 28
I. Giới thiệu chung về Công ty Kiểm toán Việt Nam 28
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 28
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ nhân viên của Công ty Kiểm toán Việt Nam 29
3. Đặc điểm các dịch vụ cung cấp của Công ty Kiểm toán Việt Nam 31
3.1. Dịch vụ kiểm toán 31
3.2. Dịch vụ kế toán 32
3.3. Dịch vụ đào tạo 32
3.4. Dịch vụ tư vấn 33
3.5. Dịch vụ thuế 33
4. Chương trình thực hành kiểm toán tại VACO 34
II. Các thủ tục kiểm toán trong giai đoạn kết thúc kiểm toán do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện tại các khách hàng 35
1. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính 35
2. Xem xét tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 39
3. Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc khách hàng 43
4. Tổng hợp kết quả kiểm toán 49
5. Lập Báo cáo kiểm toán 56
Chương III. Những bài học kinh nghiệm và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện các thủ tục trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán Việt Nam 70
I. Nhận xét chung về tổ chức và hoạt động của Công ty Kiểm toán Việt Nam - VACO 70
1. Cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý và một đội ngũ nhân viên lành nghề, đầy nhiệt huyết. 70
2. Hệ thống phương pháp kiểm toán tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế 71
3. Nguyên tắc cơ bản được toàn thể VACO thực hiện nghiêm túc 71
II. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện các thủ tục trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính tại VACO 72
1. Nắm bắt và vận dụng các Chuẩn mực về kế toán và kiểm toán trong công việc 72
2. Quy trình lập Báo cáo kiểm toán 72
3. Quá trình soát xét chặt chẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc và đảm bảo cho các dịch vụ mà Công ty cung cấp cho khách hàng 75
III. Yêu cầu hội nhập kế toán, kiểm toán và việc hoàn thiện các thủ tục trong giai đoạn Kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính 76
IV. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện các thủ tục thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính tại VACO 77
1. Ý kiến đề xuất đối với Công ty kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng các thủ tục kết thúc kiểm toán Báo cáo tài chính 78
1.1. Cơ sở của ý kiến 78
1.2. Nội dung ý kiến 80
2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ tài chính 81
2.1. Cơ sở của ý kiến 81
2.2. Nội dung của ý kiến. 82
Kết luận 85
Tài liệu tham thảo 87
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thời có thể ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính. Do đó, kiểm toán viên phải thực hiện một số các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm xác định có rủi ro của thông tin này lên Báo cáo tài chính, nếu có thì mức độ ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính như thế nào và đánh giá xem sự kiện này có được phản ánh thích hợp trên Báo cáo tài chính hay không. Các thủ tục đó bao gồm: Phỏng vấn Ban giám đốc, thu thập Hợp đồng chuyển nhượng và xem xét các điều khoản trong Hợp đồng, điều tra... Kiểm toán viên yêu cầu doanh nghiệp trình bày thông tin về sự thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp trong phần Báo cáo của Ban giám đốc và chi tiết tại phần Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính.
Đối với Công ty cổ phần B, trong quá trình thực hiện kiểm toán đối với khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán viên nhận thấy số dư của khoản mục này tại ngày 31/12/2002 chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và thấy có những thay đổi khác thường so với năm trước. Kiểm toán viên thu thập các Biên bản họp hội đồng quản trị, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường của đơn vị trong năm tới, kiểm toán viên xem xét và phân tích các tài liệu thu thập được thì thấy kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có thay đổi, sau khi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh, kiểm toán viên lưu ý sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán sau:
Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong dịp Tết nguyên đán, kế hoạch sản xuất và dự trữ sản phẩm X cuối năm 2002 tăng 20% so với năm trước. Trong quý I năm sau (2003), do hai đối thủ cạnh tranh (sản phẩm của hai công ty này chiếm thị phần lớn trên thị trường) đã liên kết với nhau nhằm hạ giá bán trên thị trường. Trên các phương tiện thông tin, giá cả mặt hàng này đã giảm xuống đáng kể.
Việc lập Báo cáo tài chính của kế toán tại doanh nghiệp này không vi phạm đến việc tuân thủ các quy định hay chế độ kế toán hiện hành, nhưng đối với sự kiện này, nó có thể ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính. Kiểm toán viên xét thấy việc lập dự phòng bổ sung cho thành phẩm, bán thành phẩm mặt hàng X là cần thiết. Do vậy, kiểm toán viên đề nghị Công ty trích lập dự phòng có nghĩa là điều chỉnh lại số liệu đối với khoản mục Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và khoản mục có liên quan trên Báo cáo tài chính.
So sánh giữa hai khách hàng A và B, kiểm toán viên VACO đều đã thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết để phát hiện các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, việc phát hiện ra các sự kiện này ở hai khách hàng khác nhau ở các thủ tục khác nhau. Đối với Công ty liên doanh A kiểm toán viên phát hiện sự kiện sau ngày khoá sổ trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Còn đối với Công ty cổ phần thì việc phát hiện ra sự kiện này ở trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với khoản mục hàng tồn kho. Như vậy, thủ tục “Xem xét các sự kiên sau ngày khoá sổ” phải được kiểm toán viên thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán.
Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán có thể ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính đồng thời tác động đến tính liên tục hoạt động của đơn vị, do vậy phải tính đến rủi ro là đơn vị không “liên tục hoạt động kinh doanh”. Như vậy, tính liên tục hoạt động cũng là một vấn đề quan trọng cần xem xét trong mỗi cuộc kiểm toán.
2. Xem xét tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trong mọi cuộc kiểm toán mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình đều cần xem xét đến khả năng liên tục hoạt động của đơn vị kinh doanh. Tính liên tục hoạt động là một vấn đề cần xem xét xuyên suốt quá trình kiểm toán. Nó không chỉ đơn thuần là một danh sách kiểm tra mà cần được hoàn thiện đến cuối cuộc kiểm toán vì nó là tiền đề quan trọng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và là cơ sở cho việc lập Báo cáo tài chính.
Đối với các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán cũng có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính đồng thời tác động đến tính hoạt động liên tục, phải tính đến rủi ro là doanh nghiệp có khả năng không “liên tục hoạt động kinh doanh” - điều này cũng phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán quốc tế cũng như nội dung tác giả đã trình bày trong chương 1 (mục 2.3). Các nhân tố chỉ ra các vấn đề ảnh hưởng đến giả thiết “liên tục hoạt động kinh doanh” đó là:
Dấu hiệu về mặt tài chính
Công nợ ròng lớn hơn tài sản ròng ;
Các khoản vay dài hạn đáo hạn nhưng không có triển vọng gia hạn hay trả nợ ;
Dùng các khoản tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn;
Các chỉ tiêu tài chính cho dấu hiệu xấu ;
Lỗ kéo dài không có phương án sản xuất kinh doanh khác để khắc phục tình trạng lỗ ;
Không có khả năng thanh toán cho chủ nợ đúng kỳ hạn;
Khó khăn trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng vay;
Chuyển các khoản phải trả thành các khoản vay;
Không trả được lương cho người lao động 3 tháng liên tiếp;
Người cung cấp từ chối không bán hàng trả chậm mà chỉ giao hàng khi doanh nghiệp trả tiền ngay, hay không có nhà cung cấp thay thế.
Dấu hiệu về hoạt động kinh doanh
Không thể thay thế hay bổ sung được thành viên quan trọng chủ chốt của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc;
Mất một thị trường quan trọng hay nguồn cung cấp chủ yếu;
Khó khăn về lao động, thiếu hụt những vật tư quan trọng hay tổn thất nghiêm trọng về năng lực sản xuất.
Dấu hiệu khác
Không thực hiện được các quy định về nguồn vốn hay các quy định khác trong điều lệ doanh nghiệp;
Doanh nghiệp đang liên quan đến những vụ kiện hay thanh tra có thể gây hậu quả xấu đến sự tồn tại của doanh nghiệp;
Những thay đổi về luật pháp hay chính sách của Chính phủ;
Có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật hiện hành;
Giấy phép kinh doanh, giấy phép đầu tư có khả năng bị thu hồi;
Tổn thất lớn do thiên tai ( lũ lụt, hoả hoạn...).
Các yếu tố và sự kiện trên đây chưa phải đã bao hàm toàn bộ các dấu hiệu ảnh hưởng đến tính liên tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cũng không có nghĩa là chỉ có một vài yếu tố và sự kiện này đã kết luận là doanh nghiệp mất khả năng “liên tục hoạt động kinh doanh” mà tuỳ trong từng đơn vị cụ thể, phụ thuộc vào kinh nghiệm, xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên đánh giá tính liên tục hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Trong trường hợp có nghi ngờ về “tính liên tục hoạt động kinh doanh”, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp đảm bảo một cách thoả đáng khả năng liên tục hoạt động kinh doanh trong một tương lai có thể đoán được của doanh nghiệp. Khi có nghi ngờ về tính liên tục hoạt động kinh doanh, các Kiểm toán viên tại VACO thực hiện một số thủ tục kiểm toán quan trọng đã dự kiến hay phải tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết theo chương trình kiểm toán chuẩn (Audit approach) sau:
Phân tích và trao đổi với Ban Giám đốc về dự kiến lưu chuy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status