Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: TÍN DỤNG VÀ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
I.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 6
1.Khái niệm tín dụng ngân hàng 6
2.Những nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại 6
3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế quốc dân 7
II.RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NHTM 9
1. Khái niệm rủi ro 9
2.Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM 11
3: Lý thuyết về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại: 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU GP BANK CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 18
I.Khái quát về ngân hàng TMCP GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm 18
1. Lịch sử hình thành 18
2.Giới thiệu về chi nhánh Hoàn Kiếm 19
II. Thực trạng về tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP GP Bank Hoàn Kiếm: 24
1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHTMCP GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm 24
2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP GP Bank Hoàn Kiếm 27
III. Thực trạng về tình hình hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP GP Bank Hoàn Kiếm 36
1. Chính sách hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP GP Bank Hoàn Kiếm 36
2. Các nội dung quản lý rủi ro tín dụng cơ bản tại GP 37
3. Quy trình tín dụng tại ngân hàng TMCP GP Bank Hoàn Kiếm: 38
4 . Đánh giá hoạt động hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm 41
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG TMCP GP BANK CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 44
I. Định hướng kinh doanh của ngân hàng TMCP GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm 44
1. Định hướng chung 44
2. Định hướng hoạt động tín dụng 44
II. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với ngân hàng TMCP GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm 45
1. Công tác tổ chức đào tạo cán bộ 45
2. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin 46
3. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay 48
4. Giải pháp hoàn thiện quy trình cho vay 48
5. Các giải pháp phân tán rủi ro tín dụng 50
6. Giải pháp hoàn thiện chính sách đối với khách hàng 51
7. Giải pháp tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tín dụng 52
8. Các biện pháp về tài sản bảo đảm 53
9. Một số biện pháp khác 53
III. Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng 54
1.Kiến nghị với ngân hàng TMCP GP Bank 54
2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước và các cấp,ngành có liên quan 55
3. Kiến nghị với chính phủ 56
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

à một công tác rất được chú trọng tại chi nhánh, vì vậy chi nhánh đang lên kế hoạch chuẩn bị tuyển dụng nhân sư trong thời gian tới để đáp ứng cho nhu cầu nhân sự của mình.
_ Công tác đào tạo cán bộ: hiện tại chi nhánh đang lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng chăm sóc cho khách hàng. Nhiều lớp học sẽ được mở trong thời gian tới nhằm mục tiêu này. Và đặc biệt là việc nâng cao trình độ cho lớp cán bộ mà chi nhánh sẽ tuyển dụng trong thời gian tới.
Kết quả và hiệu quả kinh doanh của chi nhánh:
Bảng 2.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động của GP
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh GP Hoàn Kiếm)
Năm
2009
Đơn vị
Lợi nhuận sau thuế
1518
Triệu đồng
Có thể thấy, trong giai đoạn này, tình hình hoạt động kinh doanh của GP Bank Hoàn Kiếm là khá tốt. Năm 2009, khi nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng suy thoái, và hơn thế nữa, trước đó năm 2008 là thời kì khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động của các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng GP Bank Hoàn Kiếm nói riêng. Tuy nhiên, với đội ngũ nhân viên hoạt động có hiệu quả cùng với sự chỉ đạo tài năng của giám đốc chi nhánh, nên ngân hàng đã đạt được mức lợi nhuận rất ấn tượng: 1,518 tỷ đồng. Một tốc độ tăng ấn tượng trong thời kì nền kinh tế đang suy giảm.
II. Thực trạng về tình hình quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP GP Bank Hoàn Kiếm:
1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHTMCP GP Bank chi nhánh Hoàn Kiếm
1.1. Tình hình dư nợ tín dụng
Biểu dồ 2.1: Dư nợ tín dụng của GP Bank Hoàn Kiếm
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Hoàn Kiếm)
1.2. Phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế( tỷ đồng)
Bảng 2.4: Bảng phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế
(tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng)
Năm
2009
Cho vay doanh nghiệp
257,356
%
78%
Cho vay cá nhân
72,592
%
22%
Tổng
329,948
Qua bảng trên ta thấy, trong năm 2009 vừa qua, GP Bank Hoàn Kiếm vẫn tập trung nhiều vào cho vay khách hàng là doanh nghiệp( chiếm 78% tổng doanh số cho vay của Chi nhánh). Đây vẫn là khoản thu nhập chính của chi nhánh. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy, tỷ trọng của cho vay khách hàng là cá nhân cũng khá cao( 22%). Điều đó cho thấy chi nhánh đang bắt đầu quan tâm hơn đến các khoản cho vay nhỏ của các cá nhân. Đối với một chi nhánh mới thành lập như GP Hoàn Kiếm, các khoản vay nhỏ này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình mở rộng tín dụng của chi nhánh. Đánh giá được vai trò của các khoản vay cá nhân này, chi nhánh GP Hoàn Kiếm đã có những chính khuyến khích phát triển thị trường bán lẻ này, như lãi suất hấp dẫn, hay như đối với các khoản vay tiêu dùng với những tài sản lớn như mua nhà, ô tô khách hàng có thể dùng chính tài sản đó làm tài sản thế chấp...Chính vì vậy, Chi nhánh đã cho vay được một số lượng tương đối lớn cho những khách hàng cá nhân.
1.3. Phân loại tín dụng theo kì hạn
Bảng 2.5: Bảng phân loại tín dụng theo kỳ hạn (tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng)
Năm
2009
Cho vay ngắn hạn
122,629
%
36,82%
Cho vay trung hạn
41,712
%
12,53%
Cho vay dài hạn
168,672
%
50,65%
Tổng
333,013
Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong năm 2009 vừa qua, Chi nhánh cho vay dài hạn với tỷ trọng khá lớn( 50,65%). Có được điều này là do, đầu năm 2009, Chính phủ thực hiện gói kích cầu: hỗ trợ 4% lãi vay một năm, và cạnh đó là việc nhận định nền kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu sẽ phục hồi trong thời gian tới nên lãnh đạo Chi nhánh Hoàn Kiếm đã mạnh dạn đầu tư vào các khoản vay dài hạn. Bên cạnh đó, tỷ trọng của cho vay ngắn hạn cũng ở mức tương đối( 36,82%), điều này cho thấy Chi nhánh đã cân đối thời hạn cũng như trọng lượng của các khoản cho vay ngắn hạn và dài hạn để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
1.4. Phân loại tín dụng theo chất lượng
Bảng 2.6: Bảng phân loại tín dụng theo chất lượng (tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng quản lý tín dụng)
Năm
2009
Nợ đạt tiêu chuẩn
196,323
%
95,57%
Nợ không đạt tiêu chuẩn
9,092
%
4,43%
Tổng
205,415
Qua bảng trên ta nhận thấy, tỷ lệ nợ đạt tiêu chuẩn của chi nhánh ở mức rất cao ( đạt 95,57%) trong khi tỷ lệ nợ không đạt tiêu chuẩn chỉ là 4,43%. Điều này cho thấy chất lượng các khoản vay của Chi nhánh đạt mức ổn định và có độ an toàn cao. Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thẩm định chất lượng khoản vay: về mục đích sử dụng, thời hạn vay, số lượng cho vay……..chính vì vậy Chi nhánh hầu như không có nợ xấu, các khoản nợ đều đạt tiêu chuẩn. Đây là một dấu hiệu rất tốt cho các hoạt động của chi nhánh.
2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP GP Bank Hoàn Kiếm
2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHTMCP GP Bank Hoàn Kiếm
Tình hình rủi ro tín dụng của Chi nhánh được thể hiện rõ nét qua bảng sau
Bảng 2.7: Bảng phân loại dư nợ cho vay theo mức độ rủi ro tại GP Hoàn Kiếm (tỷ đồng) (Nguồn: Phòng quản lý tín dụng)
Năm
2009
Nợ đủ tiêu chuẩn
196,323
%
95,57%
Nợ cần chú ý
3,257
%
1,586%
Nợ dưới tiêu chuẩn
0,212
%
0,1%
Nợ nghi ngờ
0.188
%
0,09%
Nợ có khả năng mất vốn
5,417
%
2,654%
Tổng
205,415
Nhìn vào bảng trên ta thấy, cơ cấu nợ trong năm 2009 vừa qua của chi nhánh còn tương đối nhiều bất ổn. Cụ thể, tỷ trọng của khoản nợ có khả năng mất vốn còn khá cao ( chiếm 2,654%) trên tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh. Mặc dù tỷ trọng của các khoản nợ đủ tiêu chuẩn rất cao( chiếm 95,57%) tuy nhiên đây cũng là một vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm để có những chính sách cho vay hợp lý nhằm làm giảm tỷ trọng của các khoản nợ có khả năng mất vốn. Ngoài ra, tỷ trọng của các khoản nợ khác trong cơ cấu khoản nợ của Chi nhánh đã ở mức hợp lý, Chi nhánh nên phát huy để giữ ổn định tỷ lệ.
Để tìm hiểu rõ hơn tình hình rủi ro tín dụng tại chi nhánh chúng ta sẽ xem xét tới bảng phân loại nợ không đủ tiêu chuẩn theo thời hạn.
Bảng 2.8: Bảng phân loại nợ không đủ tiêu chuẩn theo thời hạn của GP Hoàn Kiếm (Tỷ đồng) (Nguồn: Phòng quản lý tín dụng)
Năm
2009
Ngắn hạn
5,024
Nợ cần chú ý
0,276
Nợ có khả năng mất vốn
4,748
Trung hạn
2,036
Nợ cần chú ý
1,636
Nợ dưới tiêu chuẩn
0,212
Nợ nghi ngờ
0,188
Dài hạn
2,032
Nợ cần chú ý
2,032
Nhìn vào bảng trên ta thấy, phần lớn các khoản nợ xấu của Chi nhánh đều tập trung vào các khoản nợ ngắn hạn mà trong đó lại chủ yếu là các khoản nợ có khả năng mất vốn. Đây là một điều đáng báo động cho Chi nhánh về công tác tín dụng và công tác quản trị rủi ro. Ngân hàng cần chú trọng hơn tới các khoản vay ngắn hạn để nâng cao chất lượng các khoản vay. Các khoản nợ trung hạn và dài hạn, thì khoản nợ không đạt tiêu chuẩn chủ yếu tập trung vào nợ cần chú ý. Điều này cho thấy, mức nợ không đạt chuẩn của chi nhánh tuy cao nhưng cũng chưa thực sự nguy hiểm đối với hoạt động của chi nhánh.
Phân loại nợ không đạt chuẩn theo đối tượng vay:
Bảng 2.9: Bảng phân loại nợ không đạt chuẩn theo đối tượng vay (tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng quản lý tín dụng)
Năm
2009
Dư nợ không đạt chuẩn của cá nhân
2,539
Dư nợ không đạt chuẩn của KHDN
6,553
Tổng
9,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status