Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Văn Lâm - Hưng yên - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Văn Lâm - Hưng yên



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tín dụng và hiệu quả tín dụng 2
1.1. Vài nét lý luận chung về tín dụng 2
1.1.1. Khái niệm về tín dụng 2
1.1.2. Phân loại tín dụng 3
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế 3
1.2. Hiệu quả tín dụng 5
1.2.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng 5
1.2.2. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng ngân hàng 6
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ngân hàng 9
1.3.1. Nhân tố thuộc phía ngân hàng 9
1.3.2. Các nhân tố thuộc phía khách hàng 10
1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc phía môi trường 10
Chương II: Thực trạng về hoạt động tín dụng tại NHNN & PTNT Văn Lâm 12
2.1. Khái quát về NHNN & PTNT Văn Lâm 12
2.1.1. Vài nét về sự hình thành và cơ cấu tổ chức của NHNN & PTNT Văn lâm 12
2.1.2. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng nông nghiệp Văn Lâm trong những năm gần đây 13
2.1.2.1. Tình hình huy động vốn 13
2.1.2.2. Tình hình cho vay 14
2.1.2.3. Những hoạt động khác 15
2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng của NHNN & PTNT Văn Lâm 16
2.2.1. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch kinh tế 16
2.2.2. Tăng trưởng tín dụng dài hạn và ngắn hạn 17
2.2.3. Chất lượng tín dụng ngày được nâng cao 18
2.2.4. Tín dụng ngân hàng góp phần tăng thu nhập cho đời sống nhân dân trên địa bàn 19
2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT Văn Lâm trong thời gian qua 20
2.3.1. Những kết quả đạt được 20
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 21
2.3.2.1. Hạn chế 21
2.3.2.2. Nguyên nhân 21
Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của NHNN & PTNT Văn Lâm 24
3.1. Phương hướng phát triển hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT Văn Lâm 24
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại NHNN & PTNT Văn Lâm 25
3.3. Một số kiến nghị 27
3.3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 27
3.3.1.1. Tổ chức trung tâm phòng ngừa rủi ro một cách thích hợp 27
3.3.1.2. Cần có quy định thống nhất trong việc xử lý tài sản thế chấp 28
3.3.1.3. Cần hoàn thiện cơ chế về trích lập rủi ro
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước 29
3.3.2.1. Tạo môi trường khuyến khích đầu tư phát triển nông thôn29
3.3.2.2. Nhanh chóng cấp chứng nhận quyền sử dụng 30
3.3.2.3. Đề nghị Nhà nước sớm ban hành pháp luật phát mại tài sản 31
Kết luận 32
Tài liệu tham khảo 33
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng
Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản tín dụng. Nó cho biết một đồng dư nợ cho vay mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ lợi nhuận do hoạt động tín dụng mang lại càng lớn, đó là một trong những nhân tố tạo nên hiệu quả tín dụng cao của ngân hàng.
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Tổng lợi nhuận ngân hàng
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tầm quan trọng của hoạt động tín dụng ngân hàng trong mốiquan hệ với toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ này cao chứng tỏ hầu hết lợi nhuận của ngân hàng có được là từ hoạt động cho vay
- Chỉ tiêu về dư nợ
Dư nợ cho vay
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết tương quan so sánh về quy mô cho vay so với tổng tài sản của ngân hàng. nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ các khoản cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng
- Chỉ tiêu về thu nợ:
Doanh thu thu nợ
Tổng dư nợ bình quân
Tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ: Chỉ tiêu này đo lường tốc độ tăng trưởng của doanh số thu nợ qua các thời kỳ. Tốc độ tăng doanh số thu nợ cao chứng tỏ công tác thu nợ của Ngân hàng đang được tiến hành rất tốt. Ngược lại, nếu tốc độ này thấp thì có thể là do doanh số cho vay giảm sút hay công tác thu nợ gặp khó khăn. Điều đó cho thấy hiệu quả tín dụng của Ngân hàng là không tốt.
- Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ quá hạn:
Nợ quá hạn là những khoản nợ khi đến kỳ hạn trả nợ hay hết thời hạn vay vốn với thời gian được gia hạn thêm (nếu có) nhưng khách hàng vẫn chưa trả được nợ.
Ngoài ra, để đánh giá một cách kỹ lưỡng người ta thường chia nợ quá hạn ra thành các loại: Nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ quá hạn khó đòi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá tình hình nợ quá hạn bao gồm:
+ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
Dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong cho vay. Tuy nhiên, trong thực tế do những rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi nên các ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn ở mức dưới 3% là có thể chấp nhận được, còn đạt được mức dưới 1,5% có thể coi là lý tưởng.
Chỉ tiêu trên tuy phản ánh khái quát tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng nhưng cũng chưa đủ là căn cứ đáng tin cậy để đánh giá mức độ rủi ro mà Ngân hàng đang phải đối mặt. Để đánh giá chính xác hơn người ta phải dùng thêm hai chỉ tiêu:
+ Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi trên tổng dư nợ
Dư nợ quá hạn khó đòi
Tổng dư nợ
+ Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ
Dư nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
Tổng dư nợ
- Về phía khách hàng:
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của khoản tín dụng bao gồm:
Doanh thu tăng từ dự án
Lợi nhuận tăng từ dự án
ị Các chỉ tiêu này càng cao càng tôt, nó cho thấy hiệu quả sử sụng vốn của khách hàng.
Tóm lại: Để đánh giá một cách tương đối chính xác hiệu quả tín dụng của một ngân hàng thì cần đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu đó trong một hệ thống cả trên quan điểm của ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ngân hàng
1.3.1. Nhân tố thuộc phía ngân hàng.
- Quy mô và kỳ hạn của nguồn vốn của ngân hàng.
Muốn cho vay thì cần có vốn. Vốn chính là yếu tố quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng nhưng nếu cứ đi vay vốn cấp trên với lãi suất cao để cho vay thì hiệu quả tín dụng không cao, do đó để huy động vốn từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế là một vấn đề quan trọng vì đây là nguồn vốn rẻ và vốn này sẽ qui định hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
- Năng lực thẩm định dự án, thẩm định khách hàng của Ngân hàng
Một trong những điều kiện đảm bảo chất lượng tín dụng của Ngân hàng là vốn vay và lãi vay được hoàn trả đúng kỳ hạn do đó Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng để loại bỏ những khách hàng không tốt.
- Thông tin tín dụng:
Thông tin chính xác kịp thời sẽ thuận lợi cho ngân hàng trong việc đưa ra qui định co vay.
- Công nghệ Ngân hàng:
Trang thiết bị kỹ thuật cũng là một nhân tố tác động tới hiệu quả tín dụng Ngân hàng. Một Ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại và phương tiện kỹ thuật hiện đại có thể đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng vay vốn. Nhờ đó thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng.
- Chất lượng nhân sự của Ngân hàng.
Vấn đề nhân sự là vấn đề quan trọng đối với mỗi ngân hàng, chất lượng nhân sự tốt biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao của các cán bộ, trong một chừng mực nhất định có thể giúp Ngân hàng bỳ đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật để nâng cao hiệu quả tín dụng Ngân hàng.
1.3.2. Các nhân tố thuộc phía khách hàng.
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng
Nếu như khách hàng đang trong giai đoạn hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thu hẹp việc sản xuất kinh doanh thì lúc đó nhu cầu vay vốn sẽ không cao và Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng và ngược lại.
- Khả năng đáp ứng các điều kiện để được vay vốn Ngân hàng: Như về mục đích sử dụng vốn vay có hợp lý không?, năng lực tài chính, năng lực sản xuất thế nào?, về tính khả thi của dự án ...
- Đạo đức của khách hàng vay vốn
1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc phía môi trường
- Môi trường kinh tế
Sự biến động của kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và của khách hàng biến động theo chiều hướng tương tự
- Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho những khách hàng có đạo đức không tốt cơ hội lừa đảo Ngân hàng, và làm cho các nhà đầu tư trung thực e dè không dám mạnh dạn đầu tư phát triển do đó làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng.
- Môi trường chính trị xã hội.
Sự ổn định của môi trường chính trị xã hội là một căn cứ quan trọng để các nhà đầu tư ra quyết định. Nếu môi trường này ổn định thì khách hàng yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư và khi đó nhu câù về vốn sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu môi trường bất ổn định thì các nhà đầu tư sẽ không dám mạo hiểm để bảo toàn vốn, dẫn đến hiệu quả tín dụng thấp.
- Sự quản lý vĩ mô của các cơ quan Nhà nước.
Thể hiện ở sự ổn định và hợp lý của các đường lối, chính sách các qui định thể lệ của Nhà nước và các cơ quan chức năng sẽ tạo thành hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động của Nhà nước cũng như khách hàng đó là điều kiện để Ngân hàng nghiên cứu hoạt động tín dụng.
Như vậy hiệu quả tín dụng Ngân hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có những nhân tố thuộc bản thân Ngân hàng, cũng có nhân tố thuộc về phía khách hàng cũng có nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của cả hai. Việc nghiên cứu nắm rõ vai trò và cơ chế tác động của từng nhân tố sẽ giúp Ngân hàng có biện pháp thích hợp để nghiên cứu hoạt động tín dụng.
Chương II
Thực trạng về hoạt động tín dụng
tại NHNN & PTNT V...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status