Hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty hàng không Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty hàng không Việt Nam: Thực trạng và giải pháp



 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng không Việt nam đã tạo nên chính sách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, đi kèm với xu thế hợp tác quốc tế đã và đang đem lại cho Tổng Công ty hàng không Việt Nam rất nhiều cơ hội và thách thức. Với xuất phát điểm tương đối thấp, tiềm lực hạn chế, Tổng công ty hàng không Việt Nam cần rất nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng mọi cơ hội thuận lợi để mau chóng phát triển, giảm khoảng cách và đuổi kịp các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giói, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao cho. Là một ngành thuộc cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nói chung và ngành hàng không nói riêng được coi như huyết mạch lưu thông của đất nước. Nó đã góp phần to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với thế giới và là một vị “Đại sứ lưu động” của đất nước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành hàng không là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Để thực hiện được yêu cầu này, ngành hàng không đòi hỏi có sự đầu tư rất lớn cả về nguồn lực lao động, hơn hết là phải đào tạo cũng như thu hút nguồn lao động có trình độ cũng như huy động vốn lớn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành được coi như là một tất yếu khách quan. Vấn đề xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn lao động có trình độ tay nghề và huy động vốn là cơ sở tạo nguồn đầu tư cho đội bay và phát triển cũng như nâng cao nghiệp vụ cho người lao động , hướng tới để phát triển đội máy bay của Tổng công ty hàng không Việt Nam là một trong những vấn đề quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định tới việc thực hiện các mục tiêu đó. Hy vọng các giải pháp mà em đưa ra sẽ có tác dụng thiết thực đối với Tổng công ty HKVN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Tổng công ty, các thầy cô giáo, các bạn để các giải pháp đưa ra được hoàn thiện hơn, sát thực và khả thi.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ải hàng hoá tăng trưởng nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2006 đạt hơn 16 nghìn tỷ tăng 8,5%/năm. Việc duy trì tốc độ phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá trong những năm sắp tới tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường hàng hoá tăng trưởng tốt. Trong những năm qua, vận tải hàng hoá chỉ chiếm dưới 10% tổng doanh thu vận tải hàng không, nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế về đội máy bay khai thác. Việc chở hàng hiện nay chủ yếu là kết hợp máy bay chở khách để chở hàng, tải cung ứng chủ yếu theo mạng bay thường lệ, chưa có máy bay chuyên dụng vận tải hàng hoá. Tổng lợi nhuận trước thuế của Hãng trong năm 2005 và 2006 là 826 tỷ so với 2005 là 724 tỷ vượt 7,7% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế của khối hạch toán tập trung đạt 644 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2005 vượt kế hoạch 9,2% kế hoạch, lợi nhuận đạt 190 tỷ, tăng 19,2% so với năm 2005 vượt 6,2% kế hoạch. Hoạt động đầu tư của Hãng tiếp tục tập trung cho việc thực hiện các dự án đầu tư mua sắm máy bay mới và hoàn thành kế hoạch phát triển đội bay giai đoạn tiếp theo.
2.1- Hoạt động vận tải hành khách
Là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật cao, chính vì vậy mà các công nghệ, kỹ thuật mới đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho ngành hàng không ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ ngang tầm thế giới, từ đó thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, thông qua hội nhập, hãng còn có cơ hội học hỏi hệ thống tiêu chuẩn, quy trình và những kỹ năng quản lý tiên tiến của hàng không thế giới, đồng thời, dẽ dàng sử dụng được nguồn nhân lực quốc tế có trìng đọ và kinh nghiệm cao hơn Vietnam Airlines, từ đó chất lượng của các dịch vụ đồng bộ với dịch vụ vận chuyển hàng không cũng được cải thiện và nâng cao. Cụ thể với sự giúp đỡ của Boeing, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tiến hành một cuộc điều tra qui mô nhỏ cảm nhận của khách hàng về dịch vụ hàng không trên các chuyến bay. Kết quả là mọi mặt đều bị đánh giá dưới mức trung bình. Điều này phản ánh thực trạng lúc bấy giờ của một hãng hàng không còn rất non trẻ, với cơ sở vật chất cùng kiệt nàn yếu kém: đội máy bay ít ỏi, lạc hậu; nhà ga, sân bay xuống cấp nghiêm trọng; đồng vốn nhỏ bé chưa đủ để phát triển kinh doanh nhưng lại phải gồng mình đáp ứng nhu cầu thị trường đang bùng nổ.
Theo kết quả điều tra hành khách bằng phiếu thăm dò và phỏng vấn trực tiếp trên chuyến bay từ năm 2004 đến năm 2006, lý do hành khách lựa chọn chuyến bay của Vietnam Airlines và các đánh giá của hành khách về tổng thể các mặt dịch vụ của Tổng công ty khả quan hơn (xem bảng trang sau).
Bảng 3 : Lý do lựa chọn chuyến bay của Vietnam Airlines (Cách tính: tỷ lệ % của hành khách đồng ý trên tổng số hành khách được điều tra) Đơn vị: %
Các chỉ tiêu đánh giá
2004
2005
2006
Quốc tế
Nội địa
Quốc tế
Nội địa
Quốc tế
Nội địa
Thời gian đi đến thích hợp
34.95
51.70
60.5
63.8
69.7
65.2
Chuyến bay ít điểm dừng
16.78
17.80
9.1
8.3
9.4
7.7
Chuyến bay thuận tiện cho việc nối chuyến
17.86
11.34
8.8
4.9
7.3
5.0
Giá vé hợp lý
22.28
13.29
12.3
6.8
9.5
6.8
Máy bay hiện đại
4.87
10.87
2.1
6.4
1.9
5.1
Hài lòng với dịch vụ
17.47
31.95
9.1
13.1
9.2
13.9
Dịch vụ phản ánh văn hoá của Việtnam
11.79
13.04
5.3
4.9
6.5
5.0
Danh tiếng của Vietnam Airlines
5.34
9.63
2.0
4.3
2.7
5.3
Hãng hàng không quốc gia của mình
17.74
30.85
9.7
14.6
10.5
13.9
Chuyến bay duy nhất còn chỗ
10.68
12.19
7.2
7.7
6.5
5.2
Do người khác chọn hộ
10.98
12.43
7.5
5.2
7.9
4.4
Lý do khác
8.56
4.39
4.4
2.2
3.9
2.4
(Nguồn: BK/HTT Báo cáo điều tra thường xuyên trên chuyến bay 2004-2006)
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào kết quả điều tra do chính Tổng công ty thực hiện thì mới chỉ có thể kết luận được kết quả cuộc chạy đua với chính mình thôi. Để có thể nhìn nhận một cách rõ ràng hơn về những cố gắng trong việc nâng cao dịch vụ hàng không của Tổng công ty trong những năm qua, chúng ta có thể tham khảo kết quả điều tra, thăm dò, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng với các dịch vụ hàng không do IATA thực hiện. Số lượng các hãng hàng không có mặt lên tới con số 115. Về một số mặt, Tổng công ty có thứ hạng khá cao. Tiện nghi trong khoang hành khách được xếp hạng 28/115, các chương trình giải trí trên máy bay được xếp thứ 41/115, hiệu quả làm việc của tiếp viên được xếp thứ 28/115. Năm 2001, theo công bố của tổ chức điều tra hàng không IRS (Anh) thì Vietnam Airlines được xếp thứ 10/19 hãng hàng không lớn trên thế giới dựa trên các tiêu chuẩn: chất lượng dịch vụ mặt đất, dịch vụ trên không, thái độ phục vụ, trang thiết bị và độ hài lòng của hành khách... riêng về trình độ tiếp viên Vietnam Airlines được xếp thứ 4 trong 66 hãng. Như vậy, thông qua một số số liệu thống kê trên chúng ta có thể thấy chất lượng phục vụ hành khách đã được nâng lên đáng kể nhờ việc bố trí lịch bay hợp lý, phù hợp với nhu cầu khách hàng. Dịch vụ trên máy bay đa dạng, phong phú hơn (thiết bị nghe nhìn, báo chí, suất ăn... ngày càng được cải thiện). Chất lượng phục vụ hành khách ở tất cả các khâu có nhiều tiến bộ, phong cách phục vụ của nhân viên tiếp cận với khách hàng, nhất là tiếp viên hàng không văn minh, lịch sự, chu đáo được hành khách khen ngợi. Tỷ trọng chuyến bay chậm đã giảm nhiều. Tất nhiên, với kết quả này, hãng hàng không Việt Nam chưa thể tự hào là một trong những hãng hàng không đứng đầu trong khu vực, nhưng rõ ràng đó là một kết quả khả quan đáng khích lệ nếu so với tầm vóc hiện nay của hãng. Có thể nói trong sáu năm qua, số lượng hành khách sử dụng vé máy bay hạng phổ thông (economy) đã tăng khoảng 50%, trong khi số lượng hành khách sử dụng vé máy bay hạng sang (premium) vẫn chỉ tương đương năm 2001.Trong năm 2006, số lượng hành khách sử dụng vé máy bay hạng sang trên các chuyến bay quốc tế đã tăng khoảng 4,3%, ít hơn so với tốc độ gia tăng của số lượng vé economy là 7,4%. Khác với một số thị trưường trọng điểm khác, du lịch bằng vé hạng sang tại thị trường Châu âu giảm 0,2% trong năm 2006 nhưng VN vẫn tăng trưởng. Nguyên nhân là do thị trường Châu Âu phát triển khá lâu đã trở nên bão hoà. Mặt khác, tại đây ngành Hàng không dân dụng đang phải cạnh tranh quyết liệt với hình thức vận tải đường sắt tốc độ cao nhưng với chi phí thấp hơn. Xu hướng tư nhân hoá và toàn cầu đã làm cho số lượng hành khách sử dụng vé hạng sang tại một số thị trường trọng điểm tăng mạnh. Dựa theo số liệu của Air Transport World về kết quả hoạt động vận chuyển của hãng Hàng không quốc gia Việt nam so với một số hàng trong khu vực trong năm 2006 có bảng số liệu như sau:
Bảng 4: So sánh hệ số vận chuyển hành khách về dịch vụ hàng không
Hãng HK
Khách/ (1000)
So với 2005(%)
RPK (Triệu)
So với 2005(%)
HS SD ghế(%)
FTK(triệu tấn)
So với 2005(%)
Vietnam Airlines
2.985
9,8
8.946
14,9
70,0
185
12,0
Thai Air Asia
2.977
65,5
2.751
62,2
78,7
0
0
Korean Air
11.607
0
52.178
6,4
72,6
8.857
8,8
Air China
31.504
13,8
60.322
15,1
75,9
3.288
19,1
Qantas
24.574
0,5
82.261
5,5
79,2
2.633
( Số liệu do Air Transport World cung cấp )
Nh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status