Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.III
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.IV
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA ẢNH HƯỞNG TỚI KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG 4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA với kiểm toán khoản phải thu khách hàng 4
1.1.1. Lịch sử hình thành Công ty 4
1.1.2. Sự phát triển của Công ty 5
1.1.2.1. Đặc điểm các loại hình dịch vụ mà PCA cung cấp 5
1.1.2.2. Đặc điểm về khách hàng và thị trường của Công ty 8
1.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 9
1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty 12
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông 13
1.4. Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA 18
1.4.1. Đặc điểm quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty 18
1.4.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán 23
PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA THỰC HIỆN 24
2.1. Kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 24
2.2. Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng 37
2.2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 37
2.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích 42
2.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với khoản mục phải thu khách hàng 43
2.3. Kiểm toán nợ phải thu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 52
PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA THỰC HIỆN 56
3.1 Một số đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty 56
3.2. Các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 61
3.2.1. Về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ công ty khách hàng 61
3.2.2. Vê đánh giá, xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 65
3.2.3. Về thiết kế chương trình kiểm toán mẫu 65
3.2.4. Về thủ tục kiểm tra chi tiết 66
3.2.5 Về thủ tục gửi thư xác nhận 67
3.3. Một số đề xuất và kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng 68
KẾT LUẬN 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO V
Phụ lục số 01: Chương trình kiểm toán khoản phải thu tại PCA VI
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ện đang gây tranh cãi không?
Có phải ban lãnh đạo miễn cưỡng khi thực hiện các điều chỉnh được đề xuất bởi KTV năm trước không?
Bảng 2-3: Tổng hợp đánh giá của kiểm toán viên tiếp
Thiết lập và duy trì hê thống thông tin kế toán đáng tin cậy:
Phòng kế toán có được bố trí đủ nhân sự không?
Công tác hạch toán kế toán của khách hàng có tốt không?
Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức quá phức tạp, liên quan đến nhiều pháp nhân lớn mang tính đặc thù được quản lý theo hệ thống hay có những giao dịch không nhằm mục đích kinh doanh?
Thứ hai: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch kiểm toán cho khoản mục phải thu khách hàng. Dựa vào những đánh giá khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ công ty khách hàng, kiểm toán viên tiến hành đánh giá ban đầu đối với những mục tiêu kiểm soát cho từng khoản mục. Để thực hiện đánh giá ban đầu rủi ro kiểm soát khoản mục phải thu khách hàng, kiểm toán viên sử dụng bảng câu hỏi đóng các vấn đề về các khoản phải thu khách hàng. Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu được thể hiện dưới Bảng 2-4.
Bảng 2-4: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát khoản phải thu
Các đối tượng phải thu của công ty là những đối tượng nào?. Nội dung từng số dư các khoản phải thu là gì?. Có khoản phải thu nào không có tính chất là phải thu thương mại hay không?.
Công ty đã xác nhận số dư các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm chưa?. Định kỳ vào thời điểm nào Công ty xác nhận số dư phải thu?.
Chính sách thu hồi công nợ như thế nào?. Thời hạn thu hồi công nợ trong vòng bao nhiêu lâu?.
Sơ đồ hạch toán các khoản phải thu trong năm?.
Công nợ thu hồi bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng?. Nếu thu bằng tiền mặt thì thu tại đâu: Văn phòng công ty hay thu tại khách hàng?. Nếu thu tại khách hàng thì ai là người đi thu và số tiền thu được sau bao lâu thì nộp về công ty.
Các khoản phải thu có được thanh toán qua bù trừ với công nợ phải trả hay không?. Nếu có thì chứng từ là gì?.
Định kỳ có lập bảng cân đối giữa doanh thu, khoản phải thu và các khoản đã thu tiền không?
Có lập bảng kê các khoản nợ theo tuổi nợ không?.
Các vấn đề khác
Sau khi tiến hành quan sát, phỏng vấn, thẩm tra tài liệu về các vấn đề liên quan đến các thủ tục kiểm soát đối với khoản phải thu, kiểm toán viên đưa ra kết luận: Kiểm soát nội bộ đối với khoản phải thu của khách hàng ABC và XYZ là có hiệu lực và rủi ro kiểm soát đối với khoản phải thu ở mức trung bình.
Bước bốn: Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên của PCA tiến hành đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được của báo cáo tài chính, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng cuả các sai sót lên báo cáo tài chính để từ đó có thể lập kế hoạch thời gian, phạm vi của các thử nghiệm kiểm toán. Cụ thể là nếu kiểm toán viên đánh giá mức trọng yếu càng thấp thì có nghĩa là độ chính xác của số liệu trên BCTC là cao và số lượng bằng chứng cần thu thập là lớn và ngược lại. Tại PCA mức trọng yếu được xác định:
Doanh nghiệp hoạt động thông thường: mức trọng yếu là 0,5-1% doanh thu.
Dự án tổ chức phi lợi nhuận: mức trọng yếu là 0,5-1% tổng chi phí.
Doanh nghiệp mới hoạt động chưa có doanh thu: mức trọng yếu 0,5-1% tổng tài sản.
Sau khi xác định được mức trọng yếu cho toàn báo cáo tài chính, kiểm toán viên của PCA tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Tuỳ theo bản chất của từng khoản mục, mức độ rủi ro mà kiểm toán viên đánh giá cho mỗi khoản mục là khác nhau, đây chính là nguyên nhân mức trọng yếu đựơc phân bổ cho các khoản mục theo các hệ số phân bổ khác nhau. Hệ số phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục được áp dụng tại PCA chủ yếu còn dựa nhiều vào kinh nghiệm của kiểm toán viên mà chưa có một quy trình cụ thể.
Công ty chỉ tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên bảng cân đối kế toán mà không tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc xác định tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ chính là cơ sở để kiểm toán viên phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục. Hệ thống kiểm soát nội bộ của hai khách hàng ABC và XYZ được PCA đánh giá là có thể tin cậy được. Kiểm toán viên xác định mức độ mức trọng yếu cho khoản mục phải thu khách hàng ở hai khách hàng kiểm toán ABC và XYZ:
Mức trọng yếu tổng thể của toàn bộ báo cáo tài chính của hai khách hàng ABC và XYZ được xác định bằng 0,75% của doanh thu
Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu khách hàng bằng 30% mức trọng yếu tổng thể.
Dựa vào mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu khách hàng, kiểm toán viên sẽ tiến hành lựa chọn toàn bộ các khoản phải thu của những khách hàng có số dư lớn hơn mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục này để kiểm tra chi tiết. Đối với những khoản phải thu có số dư nhỏ hơn mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu khách hàng, kiểm toán viên của PCA tiến hành chọn mẫu để kiểm tra. Sau đây là bảng xác định mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu khách hàng tại hai khách hàng ABC và XYZ.
Bảng 2-5: Xác định mức trọng yếu phân bổ cho
khoản phải thu khách hàng
Chỉ tiếu
Năm 2008
Công ty ABC
Năm 2008
Công ty XYZ
1. Doanh thu thuần
30.621.305.678
19.356.685.126
2. Mức trọng yếu tổng thế
(0,75% doanh thu)
229.659.792
145.175.138
3. Số dư khoản phải thu khách hàng
1.319.356.216
999.980.486
4. Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải thu khách hàng
68.897.937
43.552.541
Bước năm: Xác định nhu cầu nhân sự và thời gian kiểm toán. PCA thường tránh thay đổi kiểm toán viên trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm. Khách hàng ABC là khách hàng kiểm toán thường niên nên khi tiến hành thiết lập nhóm kiểm toán PCA vẫn lựa chọn các kiểm toán viên năm trước và thay đổi một số trợ lý kiểm toán viên. PCA thiết lập nhóm kiểm toán khách hàng ABC hợp lý vì: Việc tham gia kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm giúp cho kiểm toán viên tích luỹ được kinh nghiệm cũng như những có được sự hiểu biết sâu sắc về ngành nghề kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ, quy trình hạch toán của đơn vị cũng như phong cách quản lý của Ban Giám đốc. Điều này giúp tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như tạo ra được phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn cho các kiểm toán viên trong cuộc kiểm toán năm nay. Đồng thời, Ban Giám đốc, Trưởng phòng kiểm toán của PCA vẫn luôn theo dõi và giám sát trực tiếp công việc kiểm toán của nhóm kiểm toán đồng thời hướng dẫn xử lý những vấn đề phát sinh bất thường trong quá trình kiểm toán tại Công ty khách hàng. Đối với việc phân công nhóm cụ thể về số lượng và trình độ của các kiểm toán viên còn phụ thuộc và khối lượng công việc kiểm toán được ước lượng cũng như thời gian hoàn thành và mức phí kiểm toán.
Khách hàng XYZ là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên của PCA. Do đó, việc phân công nhóm kiểm toán thực hi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status