Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh



Giảm chi phí nguyên vật liệu, tiết kiệm nguyên vật liệu vì chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 50% giá thành nên khi doanh nghiệp tiết kiệm nguyên vật liệu cũng sẽ làm hạ giá thành sản phẩm, điều này dễ dần đến làm kém chất lượng sản phẩm. Vì vậy, Công ty phải bảo quản tốt kho dự trữ nguyên vật liệu.
Giảm chi phí nhân công. Sắp xếp bộ máy quản lý gọn nhẹ, bố trí công việc hợp lý hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần giảm chi phí hành chính.
Giảm chi phí trong công tác quảng cáo, tiếp thị, bảo quản, đóng gói để giảm khoản chi phí này Công ty phải tăng sản lượng tiêu thụ, khi đó thì chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống dẫn đến lợi nhuận tăng. Lợi nhuận tăng thể hiện doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực có hiệu quả.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o gồm số liệu của năm báo cáo và số liệu của một trong những kỳ hạch toán trước đó. Các số liệu so sánh rất có ích trong việc tính toán và phân tích xu hướng biến đổi hiệu quả và các mối quan hệ .
Trên cơ sở đó ta sẽ đánh giá khái quát mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác ta cũng sẽ nghiên cứu sự biến động của các chỉ tiêu tức là ta xem trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh vừa qua của doanh nghiệp có tăng lên hay giảm đi so với các số liệu của kỳ trước được lấy làm kỳ gốc của doanh nghiệp. Điều này giúp ta đánh giá được thực trạng và triển vọng của từng doanh nghiệp so với nền kinh tế quốc dân.
6.2 Phân tich yếu tố đầu vào
a) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động:
- Năng suất lao động của một công nhân viên:
Tổng giá trị sx tạo ra trong kỳ
NSLĐ của một CNV trong kỳ = --------------------------------------
Tổng số CNV làm việc trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết 1 công nhân viên trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng GTSX.
- Chỉ tiêu thời gian sử dụng lao động
Tổng thời gian lao động thực tế
Thời gian sử dụng lao động = ---------------------------------------------
Tổng thời gian lao động kế hoạch
Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp, số lao động của doanh nghiệp đã được sử dụng hết chưa, tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực lao động của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra biện pháp khắc phục nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lao động trong doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu năng suất lao động.
Doanh thu thuần
Năng suất lao động = --------------------------------------
Tổng số lao động bq trong kỳ
- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho 1 lao động.
Lợi nhuận sau thuế
LN bq tính = -----------------------------------
cho một lao động Tổng số lao động bq trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận với mỗi lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ
- Kết quả sản xuất trên một đồn chi phí tiền lương:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Kết quả sx/một đồng = --------------------------------------
chi phí tiền lương Tổng chi phí tiền lương
Chỉ tiêu này cho thấy với bình quân mọt lao động trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
b) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty:
* Tài sản cố định:
Chỉ tiêu này dùng để phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định là hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Doanh thu
Doanh thu/TSCĐ = ---------------------
Nguyên giá TSCĐ
Lợi nhuận
Lợi nhuận/TSCĐ = -----------------------
Nguyên giá TSCĐ
Công thức cho ta biêt cứ một đồng nguyên giá TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu và lợi nhuận.
* Tài sản lưu động:
- Sức sản xuất của tài sản lưu động:
Doanh thu
Sức sản xuất của TSLĐ = ----------------------------------------------
Tài sản lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này qua các kỳ tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng tài sản lưu động tăng:
- Sức sinh lợi của tài sản lưu động:
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lợi của TSLĐ = -------------------------------------
Tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng tốt. Chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng tài sản lưu động.
+ Tình hình trang thiết bị và sử dụng tài sản cố định.
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
Số lượng và giá trị tài sản cố định phản ánh năng lực thực hiện có, trình độ tiến bộ về khoa học kỹ thuật của xí nghiệp đầu tư trang thiết bị là điều kiện quan trọng để tăng sản lượng, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác sử dụng hết công suất của tài sản cố định hiện có cũng là một trong biện pháp quan trọng để thực hiện tốt kế hoạch sản xuất và các kế hoạch khác. Vì vậy doanh nghiệp cần thường xuyên kiểm tra đánh giá tình hình trang thiết bị tài sản cố định, máy móc thiết bị.
+ Phân tích tình hình trang thiết bị tài sản cố định, cơ cấu tài sản cố định là mối quan hệ tỷ trọng từng loại tài sản cố định là mối quan hệ tỷ trọng từng loại tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định xét về mặt giá trị. Phân tích cơ cấu tài sản cố định là xem xét đánh giá tình hình hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại tài sản cố định, trên cơ sở đó hướng đầu tư xây dựng tài sản cố định một cách hợp lý.
Cơ cấu tài sản cố định biến động được đánh giá là hợp lý.
- Xét trong mối quan hệ tài sản cố định đang dùng vào sản xuất kinh doanh và dùng ngoài sản xuất kinh doanh thì tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn và xu hướng tăng lên, còn tài sản dùng ngoài sản xuất chiếm một tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm về tỷ trọng.
- Xét mối quan hệ giữa các loại tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh: Đối với các doanh nghiệp công nghiệp thì máy móc thiết bị phải chiếm tỷ trọng lớn vào có xu hướng tăng lên, có như vậy mới tăng được năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Các tài sản khác phải tăng theo quan hệ cân đối với máy móc thiết bị sản xuất.
6.3 Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả:
a) Sức sinh lợi:
- Sức sinh lợi của tài sản lưu động:
Lợi nhuận
Sức sinh lợi của TSLĐ = ------------------------
Tài sản lưu động bq
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Sức sinh lợi của tài sản cố định:
Lợi nhuận
Sức sinh lợi của TSCĐ = -------------------------
Tài sản cố định bq
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
b) Sức sản xuất:
- Sức sản suất của lao động hay năng suất lao động:
Giá trị tổng sản lượng
NSLĐ giờ = -----------------------------
Tổng số giờ làm việc
Năng suất lao động giờ biến động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, chủ yếu là các nhân tố sau:
+ Do trình độ thành thạo kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo của công nhân.
+ Do trình độ cơ giới hoá, tự động hoá cao hay thấp tình trạng máy móc thiết bị cũ hay mới.
+ Do phẩm chất, quy cách, số lượng vật liệu cung cấp cho sản xuất có đầy đủ không.
+ Do trình độ tổ chức quản lý sản xuất, tình hình bố trí nơi làm việc, sử dụng đòn bẩy kích thích lao động.
Giá trị tổng sản lượng
NSLĐ ngày = --------------------------
Tổng số ngày làm việc
Như vậy năng suất lao động ngày chịu ảnh hưởng bởi năng suất lao động giờ và độ dài ngày lao động. Nếu tốc độ tăng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày tăng hơn.
Giá trị tổng sản lượng
NSLĐ năm = -----------------------------
Tổng số công nhân
Như vậy năng suất lao động năm vừa chịu ảnh hưởng của năng suất lao động ngày, vừa chịu ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân của 1 công nhân trong năm. Nếu tốc độ tăng năng suất năm lớn hơn tốc độ tăng suất ngày chứng tỏ số ngày là...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status