Nghiên cứu tính đa dạng thực vật đất ngập nước của sông nhuệ đáy (phần chảy qua tỉnh hà nam) và khả năng sử dụng chúng để xử lý ô nhiễm môi trường - Pdf 10

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật đất ngập
nước của sông Nhuệ - Đáy (phần chảy qua tỉnh
Hà Nam) và khả năng sử dụng chúng để xử lý
ô nhiễm môi trường

Nguyễn Thị Việt Nga

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Thụy
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của thực vật đất ngập nước lưu vực
sông Nhuệ, sông Đáy (phần chảy qua tỉnh Hà Nam) và giá trị sử dụng của chúng. Tìm
hiểu khả năng sử dụng một số loài thực vật đất ngập nước trong việc xử lý ô nhiễm
môi trường nước. Định hướng một số mô hình hợp lý cho việc xử lý ô nhiễm môi
trường nước sông Nhuệ, sông Đáy.

Keywords: Khoa học môi trường; Đất ngập nước; Ô nhiễm môi trường; Thực vật

Content
PHẦN MỞ ĐẦU
Phân giới thực vật là một bộ phận quan trọng cấu thành nên sinh giới. Chúng rất
phong phú và đa dạng về thành phần loài, khu vực phân bố và cả môi trường sống. Một bộ
phận thực vật trong quá trình tiến hóa thích nghi với đời sống ẩm ướt và chịu ngập được gọi là
thực vật đất ngập nước.
Hiện nay, việc tìm hiểu và nghiên cứu nhóm thực vật này đang ngày càng thu hút sự
quan tâm của rất nhiều các nhà khoa học, đặc biệt là nghiên cứu về mức độ đa dạng, vai trò và
khả năng sử dụng chúng để xử lý ô nhiễm môi trường nước. Phương pháp xử lý này đã và
đang được ứng dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới với các kết quả mang lại rất khả
quan. Đối với Việt Nam, đây là loại hình công nghệ tương đối mới nhưng sẽ là một hướng đi


3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Thực vật đất ngập nƣớc
1.1.1 Khái niệm thực vật đất ngập nước
- Thực vật đất ngập nước: là thuật ngữ được sử dụng để định nghĩa cho thực vật thủy
sinh, những loài thích nghi và phát triển trong môi trường ẩm ướt và chịu ngập hoặc sống
trong nước.
1.1.2 Các dạng sống của thực vật đất ngập nước
Theo Arber (1920), dựa trên đặc điểm hình thái, có thể chia các dạng sống của thực
vật đất ngập nước bao gồm:
1) Thực vật nổi
2) Thực vật ngập nước
3) Thực vật lá nổi: a) có rễ và b) nổi tự do
Phân loại này được sử dụng cho thực vật thân thảo, cây thân gỗ và cây bụi.
1.1.3 Vai trò của thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải ở các vùng đất ngập nước
Bảng 1.1: Tóm lƣợc về vai trò của thực vật đất ngập nƣớc trong xử lý
Đặc điểm thực vật lớn
Vai trò trong xử lý
Mô hiếu khí

mới trong việc xử lý nước thải bằng các loài thực vật thủy sinh.
Công nghệ thực vật xử lý ô nhiễm môi trường nước ngày càng được chú trọng, phát
triển ở quy mô lớn và được áp dụng ở rất nhiều quốc gia. Đây là hướng nghiên cứu đang được
tiếp tục phát triển mạnh ở các nước châu Âu, châu Mỹ, các nước châu Á (đặc biệt là Trung
Quốc và Thái Lan) và một số nước khác. Trong những năm qua, số loài thực vật có khả năng
xử lý ô nhiễm môi trường nước được phát hiện ngày một nhiều. Các nghiên cứu được thực
hiện một cách toàn diện từ lý thuyết đến thực tiễn.
1.2.2. Đối với Việt Nam
Các loài thực vật sống ở các khu vực ẩm ướt, sông suối, ngập nước, trong rừng ngập
mặn đã được định dạng và liệt kê trong danh lục các loài thực vật ở Việt Nam [2, 4, 5, 6, 8,
13, 14, 27]. Tuy nhiên, việc tìm hiểu và nghiên cứu vai trò của chúng trong môi trường nước
cũng như khả năng sử dụng trong xử lý ô nhiễm môi trường nước còn đang hạn chế.
1.3 Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng ven sông Nhuệ, sông Đáy
1.3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
1.3.1.1 Sông Nhuệ
Sông Nhuệ nay thuộc thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam với chiều dài khoảng 74km,
chảy gần như theo hướng Bắc Tây Bắc – Nam Đông Nam. Trong phạm vi của tỉnh Hà Nam,
sông Nhuệ chảy qua vùng tiếp giáp huyện Duy Tiên và huyện Kim Bảng và đổ vào sông Đáy
tại thành phố Phủ Lý.
1.3.1.2 Sông Đáy
Sông Đáy có chiều dài khoảng 240km, bắt nguồn từ sông Hồng tại thôn Vân Cốc,
chảy qua Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định. Chiều dài của sông Đáy chảy qua tỉnh Hà
Nam khoảng 47km, đến thành phố Phủ Lý được dòng sông Nhuệ góp nước từ phía tả ngạn.
Sông Đáy tiếp tục hành trình về ngã ba Gián Khẩu rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở Cửa Đáy huyện
Kim Sơn [12].
vực sông Nhuệ, sông Đáy.
1.3.3 Chất lượng môi trường nước sông Nhuệ - Đáy (phần chảy qua tỉnh Hà Nam)
1.3.3.1 Chất lượng nước sông Nhuệ
Giá trị WQI tại các điểm quan trắc trên sông Nhuệ được biểu diễn trong bảng sau:
Bảng 1.3: Giá trị WQI trên sông Nhuệ
Thời gian
Địa điểm
Tháng 7/2010
Tháng 7/2011
Tháng 7/2012
Cống Thần
15
46
46
Cống Nhật Tựu
14
50
71
Đò Kiều
15
65
71
Hình 1.5: Lƣu vực sông Nhuệ, sông Đáy (Nguồn Internet) 6
Cầu Hồng Phú
17
50
51

17
Thanh Tân
16
17
18

Chất lượng nước trên sông Đáy không thay đổi nhiều qua các năm quan trắc. Giá trị WQI
đã chỉ ra nước sông ô nhiễm nặng, và cần có các biện pháp xử lý trong tương lai. Tại các điểm
quan trắc bao gồm cầu Quế, trạm bơm Thanh Nộn, cầu Đọ Xá, chất lượng nước có xu hướng ô
nhiễm gia tăng . Riêng tại Thanh Tân là vị trí quan trắc mà chất lượng nước tại đó đang có sự thay
đổi theo chiều hướng tốt.
1.3.4. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy
Có hai nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ,
sông Đáy. Đó là nguồn ô nhiễm nội tỉnh và nguồn ô nhiễm ngoại tỉnh.
1.3.4.1. Nguồn ô nhiễm nội tỉnh
- Tác động của quá trình đô thị hóa
- Tác động của phát triển công nghiệp
- Tác động của phát triển nông nghiệp và tập quán lạc hậu của người dân
1.3.4.2. Nguồn ô nhiễm ngoại tỉnh
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2012 [17]

Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2012 [17] 7
Sông Nhuệ, sông Đáy chảy vào địa phận tỉnh Hà Nam đã mang theo một khối lượng
lớn nước thải của các cơ sở sản xuất, làng nghề và nguồn nước thải sinh hoạt của thành phố
Hà Nội. Hiện nay, thống kê sơ bộ, nguồn nước thải ngoại tỉnh này khoảng 700.000
m
3/


8
vật cả về cấu trúc không gian, cấu trúc thành phần loài (Wittaker - 1962) các nhân tố môi
trường.
- Đánh giá tính đa dạng quần xã thực vật: Cơ bản dựa trên quan điểm hệ sinh thái
(Tansley, 1935)
2.2.3. Phương pháp phân tích đánh giá tính đa dạng hệ thực vật
- Phân tích đa dạng về thành phần loài: Dựa trên quan điểm truyền thống về hệ thực
vật, chỉ kiểm kê các loài thực vật bậc cao có mạch, mọc tự nhiên hoặc các loài ngoại lai tự
nhiên hóa không phụ thuộc vào sự chăm sóc của con người.
- Đánh giá tính đa dạng thành phần loài, đặc trưng cấu trúc hệ thống hệ thực vật: Sự
sắp xếp các loài vào Taxon bậc cao hơn (chi, họ ) theo quan điểm của vườn thực vật Kiu,
liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai Len (Brummitt, 1992) [20]. Tên tác giả các Taxon viết
theo Brummitt và Powell (1992) [21]. Các ngành thực vật được xếp theo sự tiến hóa của thực
vật, từ phát tán bằng bào tử (Khuyết lá thông, Thông đất, Dương xỉ) đến các ngành thực vật
có hạt (Thông, Ngọc lan). Các họ trong từng ngành (riêng ngành Ngọc lan thì xếp các họ
trong từng lớp), các chi trong từng họ và các loài trong từng chi xếp theo thứ tự chữ cái trong
bảng chữ cái ABC theo tên khoa học.
- Phân tích đánh giá mức độ giàu loài quý hiếm: theo IUCN, 2004 và các tiêu chuẩn
trong sách đỏ Việt Nam, 2007; Nghị định số 48/2002/NĐ – CP, và loài có giá trị tài nguyên
(theo “Tài nguyên thực vật Đông Nam Á – Prosea, 1995”) [3].
2.2.4. Phương pháp xây dựng các mô hình sử dụng thực vật cho giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước
- Từ kết quả điều tra về thành phần các loài thực vật có mạch phân bố trong hệ sinh
thái chịu ngập nước ngọt thường xuyên và tạm thời và đất ướt ven sông trên lưu vực sông
Nhuệ, sông Đáy (trong địa phận tỉnh Hà Nam), chúng tôi chọn ra một số loài thực vật thủy
sinh điển hình có khả năng xử lý ô nhiễm môi trường nước. Đây chính là các tập đoàn cây
trồng sẽ được sử dụng trong mô hình cho việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước ở khu vực
nghiên cứu.
- Mô hình chính được sử dụng là mô hình đất ngập nước với dòng chảy bề mặt (Free

Trên toàn bộ diện tích của thủy vực nghiên cứu, bao gồm các diện tích ngập nước
thường xuyên, các diện tích ngập tạm thời, các diện tích ẩm ướt ven sông và hệ sinh thái nông
nghiệp, hệ sinh thái khu dân cư tập trung trên đất chậm thoát nước ven sông đã thu thập được
197 loài thuộc 152 chi của 70 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (Ngành Mộc Lan
Magnoliophyta; ngành Dương xỉ Polypodiophyta và Cỏ Tháp Bút Equisetophyta). Cụ thể như
sau:
- Ngành Mộc Lan Magnoliophyta: có 2 lớp (lớp Mộc Lan Magnoliopsida và lớp Hành
Liliopsida) gồm 66 họ thuộc 148 chi với số loài là 192 loài chiếm 97,46% tổng số loài đã
được khảo sát. Trong lớp Mộc Lan có 146 loài thuộc 108 chi của 51 họ . Trong lớp Hành có
46 loài thuộc 40 chi của 15 họ.

10
- Ngành Dương xỉ Polypodiophyta: có 3 họ thuộc 3 chi của 4 loài chiếm 2,03% tổng số
loài.
- Ngành Cỏ Tháp Bút Equisetophyta: có 1 họ thuộc 1 chi của 1 loài chiếm 0,51% tổng số loài.
Bảng 3.1: Thành phần loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc khu vực nghiên cứu
Tên ngành
Loài
Chi
Họ
Tên khoa học
Tên Việt Nam
SL
%
SL
%
SL
%
Equisetophyta

97,36
71,05
26,31
66
51
15
94,28
72,86
21,42
Tổng
197
100
152
100
70
100

Có thể biểu diễn mức độ đa dạng các bậc Taxon trong vùng nghiên cứu bằng biểu đồ
sau:
74%
23%
2%
1%
Ngành Mộc Lan (Lớp Mộc lan) Ngành Mộc Lan (Lớp Hành)
Ngành Dƣơng Xỉ Ngành Cỏ Tháp Bút

Biểu đồ 3.1: Mức độ đa dạng các bậc taxon
Như vậy, chiếm phần lớn trong các loài thực vật được khảo sát thuộc ngành Mộc lan
Magnoliophyta (Lớp Mộc lan chiếm 74%; Lớp Hành chiếm 23%), số còn lại thuộc về các
ngành Dương xỉ Polypodiophyta (2%) và Cỏ Tháp Bút Equisetophyta (1%). Trong ngành

Db
6
5.
Cho tannin
Ta
2
6.
Làm thuốc
Th
80
7.
Chất nhuộm
Nh
2
8.
Cây cảnh
Ca
20
9.
Thức ăn cho người
Tng
73
10.
Thức ăn gia súc
Tgs
21
11.
Nguyên liệu xây dựng
Xd
2

3.2.1.2. Nhóm các loài thực vât sống trôi nổi trên mặt nước
Là những loài thực vật có rễ hoặc thân rễ phát triển trong nước, phần thân và lá nổi
trên mặt nước và có thể di chuyển nhờ nước. Toàn bộ quá trình dinh dưỡng và trao đổi chất
diễn ra nhờ nước. Chúng bao gồm các loài: Bèo tây Eichhornia crassipes (Mares) Solms, Bèo
cái Pistia stratiotes L., Bèo ong Salvinia natans (L.) All., Bèo tai chuột Salvinia cucullata
Roxb., Bèo tấm Lemna perpusilla Torr., Rau muống Ipomoea aquatica Forsk., Ngổ trâu
Enydra fluctuans Lour. Thông thường các loài trôi nổi tập trung thành từng mảng với các kích
thước khác nhau. Biên độ sinh thái của các loài khá rộng, phân bố từ những nơi nước sạch đến
những vùng nước bị ô nhiễm tương đối nặng. Kích thước và sinh khối quần xã rất khác nhau
tùy thuộc vào môi trường. Trên những vùng nước sạch chưa bị ô nhiễm thường tồn tại các
quần hợp nhỏ Bèo tây Eichhornia crassipes (Mares) Solms, quần hợp Bèo cái Pistia stratiotes
L. Trên những vùng bị ô nhiễm khá mạnh thường thấy quần xã thực vật trôi nổi với ưu thế các
loài Rau muống Ipomoea aquatica Forsk., Bèo tây Eichhornia crassipes (Mares) Solms, Bèo
cái Pistia stratiotes L., Bèo ong Salvinia natans (L.) All., Bèo tai chuột Salvinia cucullata
Roxb., Bèo tấm Lemna perpusilla Torr., Ngổ trâu Enydra fluctuans Lour. Chúng tạo thành
những mảng lớn phủ kín trên một diện tích lớn thủy vực. Những nơi nước nông gần bờ xuất
hiện thêm các đại diện chịu ngập cố định như Rau dừa nước Ludwigia adscendens (L.) Hara,
Rau mương đứng Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven (phân bố nơi nước sạch), Cỏ gừng nước
Panicum repens L., Sậy Phragmites australis (Cav.) Trin., Cỏ lồng vực nhỏ Echinochloa

13
colona Link, Cỏ lồng vực Echinochloa crus-galli (L.) P.Beauv Diện tích kích thước và sinh
khối quần xã thay đổi theo mùa nước, tuy nhiên trên những vùng nước ít chảy xiết chúng
thường phát triển rất mạnh, tập trung thành những khu vực lớn trên bề mặt cũng như ngập
trong nước trong các thủy vực nói trên. Nhiều loài trong số chúng có khả năng phân giải từng
phần ô nhiễm nguồn nước sông. Sinh khối trung bình đạt khoảng 45 – 50 tấn/ha. Quần xã này
phổ biến trên tất cả các tuyến sông khảo sát. Nhìn chung, các quần xã thực vật trôi nổi này có
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước trên các lưu vực sông nhất là đoạn từ cống Nhật Tựu
đến ngã ba sông – nơi hòa nguồn nước với sông Đáy. Chúng có tác dụng làm lắng đọng các
chất thải rắn trôi nổi trong nguồn nước chảy qua cống Nhật Tựu nhờ hệ rễ của các cá thể trong

Lagestroemia speciosa (L.) Pers.
Bằng lăng nước
Gỗ
5.
Rotala indica (Willd.) Koehne
Vẩy ốc ấn
Thân thảo
6.
Fraxinus chinensis Roxb.
Trần bì trung quốc
Gỗ
7.
Ludwigia adscendens (L.) Hara
Rau dừa nước
Thân thảo
8.
Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven
Rau mương đứng
Thân thảo
9.
Polygonum barbatum Lour.
Nghể trâu
Thân thảo
10.
Polygonum chinensis L.
Thồm lồm
Thân thảo
11.
Polygonum hydropiper L.
Nghể răm

Acorus verus Houtt.
Thủy xương bồ
Thân thảo
19.
Colocasia gigantea (Blume) Hook.f.
Dọc mùng to
Thân thảo
20.
Cyperus tegetiformis Roxb.
Lác nước
Thân cỏ
21.
Eleocharis acutangula (Roxb.) Schult.
Năn cạnh nhọn
Thân cỏ
22.
Eriocaulon bonii Lecomte
Cỏ dùi trống bon
Thân cỏ
23.
Eriocaulon gracile Mart. In Wall.
Cỏ dùi trống
Thân cỏ
24.
Acrachne racemosa (Roem.et Sch.) Ohwi
Cỏ mần trầu tầng
Thân cỏ
25.
Echinochloa colona Link
Cỏ lồng vực nhỏ

các loài ưu thế khoảng 70%, độ che phủ tầng tán khoảng 60%. Chiều cao quần xã 7 – 8m,
khoảng cách giữa các cá thể cây gỗ trung bình 6m/cây, sinh khối trung bình đạt khoảng 70
tấn/ha. Quần xã đang chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình ô nhiễm nguồn nước tại khu vực.
Tầng dưới tán phát triển khá đồng nhất với các loài thực vật trôi nổi như Rau muống Ipomoea
aquatica Forsk., Bèo tây Eichhornia crassipes (Mares) Solms, Ngổ trâu Enydra fluctuans
Lour Bên cạnh đó các loài chịu ngập như Rau dừa nước Ludwigia adscendens (L.), Cỏ gừng

15
nước Panicum repens L., Rau bợ Marsilea quadrifolia L Nhiều nơi chúng thoát ly khỏi tầng
cây gỗ tạo thành quần xã riêng trôi nổi trên sông thành các mảng, các bè lớn. Trong tất cả các
điểm khảo sát chỉ duy nhất ở đây tồn tại quần xã tương đối đặc trưng cho rừng ngập nước
ngọt với khá nhiều loài ưu thế, thể hiện tính đa dạng của kiểu rừng này đồng thời nó vẫn giữ
được nhiều đặc điểm tương đồng với những đặc điểm của quần xã ít bị tác động chặt phá.
Người dân nơi đây đang tận dụng quần xã này để giữ phù sa, dần dần tạo thành diện tích canh
tác theo các mục đích khác nhau.
Trong tuyến sông Đáy từ ngã ba Phù Vân đi Tường Lĩnh, quần xã chỉ còn lại
những diện tích nhỏ ven sông dưới dạng các dải hẹp các cá thể ưu thế thuộc loài Và nước
Salix tetrasperma Roxb., thành phần các loài còn lại không rõ nét. Trên suốt chiều dài của
đoạn sông nghiên cứu thấy sự xen lấn của các loài Cỏ gừng nước Panicum repens L., Sậy
Phragmites australis (Cav.) Trin., như là sự hiện diện các loài dưới tán.
Vùng hạ du từ nơi hợp nhất của hai sông tại ngã ba Phù Vân chảy xuống, quần xã chỉ
còn dưới dạng các mảnh nhỏ rải rác, đôi chỗ các cá thể chỉ có vài chục thậm chí vài cá thể rải
rác với ưu thế chính là Và nước Salix tetrasperma Roxb., loài dưới tán chủ yếu là Sậy
Phragmites australis (Cav.) Trin., Bèo tây Eichhornia crassipes (Mares) Solms, Ngổ trâu
Enydra fluctuans Lour Xen lẫn trong các đám Sậy là các loài dây leo thuộc một số họ như
Thiên lý – Asclepiadaceae, họ Khoai lang – Convolvulaceae…
b. Các loài cây thân cỏ và các trảng cỏ ngập nước do chúng tạo thành: Phân bố rộng khắp
lưu vực từ thượng du tới hạ du của cả hai sông. Có thể xác định được hai quần xã chính sau:
- Quần xã Sậy Phragmites australis (Cav.) Trin.: Loài ưu thế chính là Sậy với mật độ
cá thể chiếm tới trên 90%. Độ che phủ tới 100%. Chiều cao trên 2 mét. Các loài đi theo chủ

bám. Bên cạnh đó, họ đã biết tận dụng một số cây tự nhiên có tác dụng giữ đất phù sa. Nhiều
khu vực, đất đã được cố định lan dần ra giữa sông đang làm thu hẹp dần lòng sông và luồng
lạch gây nên những biến động ngoài quy luật của hệ sinh thái.
3.2.2. Giá trị sử dụng tài nguyên thực vật thuộc hệ sinh thái thủy vực
Mặc dù thành phần không lớn (52 loài), nhưng hầu hết các loài trong hệ sinh thái này
đều có giá trị sử dụng thiết yếu cho đời sống con người. Chiếm phần lớn là các loài có tác
dụng làm thuốc (18 loài), thức ăn cho người (15 loài) và thức ăn cho gia súc (12 loài). Đây
cũng được xem là một trong những nguồn tài nguyên tái tạo được và có ý nghĩa lớn trong khu
vực nghiên cứu. Tất cả các đặc điểm trên cần được lưu ý, xem xét để vạch ra những định
hướng sử dụng hợp lý và quy hoạch môi trường phát triển bền vững.
Tuy nhiên, hiện nay, mức độ đa dạng sinh học của thực vật thủy vực đang có dấu hiệu
suy giảm với các nguyên nhân như:
- Khai thác lạm dụng và xây dựng các quần xã cây trồng phục vụ cho nhu cầu của
người dân đã làm vắng bóng hoặc giảm đáng kể diện tích các loài tự nhiên thủy vực và ven
sông.
- Ô nhiễm môi trường nước đã làm suy giảm hoặc biến mất các loài thực vật mẫn cảm

17
với môi trường ô nhiễm và tăng mật độ cá thể các loài chịu được môi trường thoái hóa và có
biên độ sinh thái rộng.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có các biện pháp bảo vệ và phục hồi tính đa dạng sinh
học của hệ thực vật thủy vực. Cải thiện môi trường nước thủy vực bằng cách sử dụng các tập
đoàn cây trồng hợp lý, có tác dụng khử độc, phân giải các chất ô nhiễm là một trong các giải
pháp tối ưu.
3.3. Khả năng sử dụng các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu cho mục đích xử lý ô
nhiễm môi trƣờng nƣớc sông Nhuệ, sông Đáy
3.3.1. Các loài thực vật đất ngập nước trong khu vực nghiên cứu có khả năng xử lý ô
nhiễm môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy
Trong 52 loài thực vật đất ngập nước phân bố trong hệ sinh thái chịu ngập nước ngọt
thường xuyên và tạm thời và đất ướt ven sông có đến 18 loài thuộc 14 họ có thể có khả năng

Convolvulaceae
Ipomoea aquatica Forsk.
Rau muống
7.
Lemnaceae
Lemna perpusilla Torr.
Bèo tấm, bèo cám nhỏ
8.
Onagraceae
Ludwigia adscendens (L.) Hara
Rau dừa nước
9.
Onagraceae
Ludwigia octovalvis (Jacq.) Raven
Rau mương đứng
10.
Polygonaceae
Polygonum hydropiper L.
Nghể răm
11.
Acoraceae
Acorus verus Houtt.
Thủy xương bồ
12.
Araceae
Pistia stratiotes L.
Bèo cái
13.
Cyperaceae
Cyperus tegetiformis Roxb.

nhiễm môi trường nước
- Bèo tây - Eichhornia crassipes (Mares) Solms
- Bèo Cái – Pistia stratiotes L.
- Bèo Tấm – Lemna perpusilla Torr.
- Rau muống – Ipomoea aquatica Forsk.
- Rau dừa nước – Ludwigia adscendens (L.) Hara
- Rau ngổ trâu – Enydra fluctuans Lour.
- Sậy – Phragmites australis (Cav.) Trin.
- Rong mái chèo Potamogeton crispus L.
- Rong đuôi chó Hydrilla verticillata (L.f.) Royle
3.3.3. Định hướng một số mô hình hợp lý sử dụng thực vật đất ngập nước để xử lý ô nhiễm
môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy
3.3.3.1. Mô hình cho dòng nước tĩnh tạm thời

Hình 3.17: Vị trí xây dựng mô hình trên lƣu vực sông Nhuệ
Mô hình được chúng tôi đề xuất là mô hình đất ngập nước với dòng chảy bề mặt sử dụng các
loài thực vật trôi nổi để xử lý ô nhiễm môi trường nước.

19

Hình 3.19 : Hƣớng đi của dòng nƣớc thải trong hệ thống xử lý
- Mật độ thích hợp và thu hoạch sinh khối: Bèo sẽ phát triển nhanh chóng khi gặp điều
kiện thuận lợi. Theo tính toán của một số nhà khoa học, mật độ tối ưu cho sự phát triển của
các loài thực vật này như sau:
+ Đối với bèo Tây: Khuyến cáo mật độ cây trồng theo trọng lượng tươi từ 12 – 22
kg/m
2
(khoảng 600 – 1000 g/m
2
trọng lượng khô) (Wolverton, 1987) [29].
+ Đối với bèo Tấm: Mật độ tối ưu là 38 g/m
2
theo trọng lượng khô (DeBusk et al.
1981) [22]. Do bèo Tấm phát triển nhanh, khối lượng có thể tăng gấp đôi trong thời gian 2 – 3
ngày trong điều kiện tối ưu nên việc thu hoạch bèo Tấm là điều kiện cần thiết để duy trì tốc độ
tăng trưởng cao và sự hấp thu chất ô nhiễm.
+ Đối với bèo Cái: Phạm vi tối ưu cho bèo Cái là 200 – 700 g/m
2
trọng lượng khô
(DeBusk và Reddy, 1987) [23].
Việc thu hoạch bèo theo định kỳ là cần thiết. Điều này giúp duy trì sức chứa nước, tạo
diện tích cho các thế hệ bèo mới sinh trưởng, phát triển tăng hiệu quả xử lý. Bèo Tây, bèo Cái,
bèo Tấm đều có giá trị sử dụng trong thực tiễn như làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón…
Riêng bèo Tây còn có giá trị sử dụng về mặt thương mại như làm các sản phẩm thủ công mỹ

21
nghệ.
3.3.3.2. Mô hình cho dòng nước chảy


thuốc và làm lương thực cho con người chiếm số lượng đông đảo nhất (tương ứng là 80 loài
và 73 loài).
- Trong hệ sinh thái chịu ngập nước ngọt thường xuyên, tạm thời và đất ướt chậm
thoát nước ven sông đã thống kê được 52 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 32 họ có biên
độ sinh thái khác nhau. Đây là các loài đóng vai trò chính trong cấu trúc quần xã thực vật
thuộc các sinh cảnh này. Đã phân tích cấu trúc và phân bố của những nhóm cây theo biên độ
sinh thái khác nhau và các quần xã điển hình do chúng tạo thành.
- Mức độ đa dạng sinh học đang bị suy thoái mạnh. Biểu hiện là sự suy giảm hoặc biến
mất các loài mẫn cảm với môi trường ô nhiễm và tăng mật độ cá thể các loài chịu được môi
trường thoái hóa và có biên độ sinh thái rộng. Thảm thực vật hai bên bờ sông đơn điệu và
đang có xu hướng giảm dần về diện tích do tác động của mức độ ô nhiễm thủy vực ngày càng
tăng, ảnh hưởng của khu dân cư được mở rộng và tiến sát đến bờ sông, ảnh hưởng của các
hoạt động công nghiệp như khu vực khai thác đá, sản xuất vôi dọc theo bờ nam sông Đáy từ
Kiện Khê đến Bồng Lạng.
- Các nguyên nhân dẫn tới suy giảm đa dạng sinh học được xác định bao gồm: Các
hoạt động sống của người dân hai bên lưu vực sông không hợp lý như việc khai thác lạm
dụng các loài cây gỗ, phát triển các thảm thực vật khác (ví dụ như quần xã cây trồng) nhằm
phục vụ nhu cầu sống của người dân; Ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy do
nguồn nước thải nội tỉnh và ngoại tỉnh chưa được xử lý đúng theo quy định.
- Bước đầu đã lựa chọn được 18 loài thực vật đất ngập nước (thuộc 14 họ) trong khu
vực nghiên cứu có khả năng xử lý ô nhiễm môi trường nước.
- Định hướng hai mô hình chính dùng để xử lý nguồn nước bị ô nhiễm trên sông
Nhuệ, Đáy:

23
+ Mô hình cho dòng nước tĩnh tạm thời áp dụng cho nguồn nước thải gây ô nhiễm trên
lưu vực sông Nhuệ (đoạn từ cống Thần đến cống Nhật Tựu).
+ Mô hình rừng ngập ven sông có tầng cây gỗ đến thảm thủy sinh có các chức năng
phân giải các chất ô nhiễm trong nước. Mô hình này được xây dựng theo hệ sinh thái tự nhiên
vốn có và quy hoạch hợp lý trên những đoạn sông có đủ điều kiện.

11. Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng khung phân loại của UNESCO để xây dựng khung
phân loại thảm thực vật Việt Nam”, Tạp chí Sinh học.
12. Nguyễn Xuân Quýnh (2008), Nghiên cứu đa dạng sinh học ở sông Đáy, sông Nhuệ thuộc
địa phận tỉnh Hà Nam và ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, xã hội đối với chúng,
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp ĐH Quốc gia Hà Nội.
13. Hoàng Thị Sản (2009), Phân loại học Thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng (1986), Thực vật học – Phần phân loại, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
15. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam (2008), Kế hoạch hành động kiểm soát ô

24
nhiễm môi trường tỉnh Hà Nam giai đoạn 2010 – 1015.
16. Tổng cục Môi trường (2011), Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 1/7/2011 của Tổng cục
Môi Trường về ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước, Hà Nội.
17. Tổng cục Môi trường (2012), Báo cáo đợt III kết quả quan trắc môi trường nước lưu vực
sông Nhuệ, sông Đáy, Hà Nội.
18. Nguyễn Nghĩa Thìn (2006), Danh sách các cây dự kiến sử dụng để làm sạch môi trường
nước, Trung tâm kỹ thuật Môi trường đô thị và khu công nghiệp (CEETIA), ĐH Xây
dựng Hà Nội.
19. Trần Văn Tựa và cs (2007), Nghiên cứu sử dụng các loài thực vật thủy sinh điển hình cho
xử lý nước thải công nghiệp chứa kim loại nặng và nước thải công nghiệp chế biến
thực phẩm, Báo cáo khoa học thực hiện đề tài cấp viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam.
Tiếng Anh
20. Brummitt R.K (1992), Vascular Plant Families and Genera, Kew, Royal Botanic
Gardens, 804.
21. Brummitt R.K, Powell C E (1992), Authors of Plant Names Kew, Royal Botanic Gardens,
732.
22. DeBusk, T.A., Ryther, J.H., Hanisak, M.D., and Williams, L.D. (1981), “Effects of
seasonality and plant density on the productivity of some freshwater macrophytes”,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status