vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng của chủ nghĩa mác-lênin - Pdf 10

A.MỞ ĐẦU.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình sĩ phu nghèo yêu nước,ở quê
hương giàu truyền thống cách mạng.Khi đất nước bị rơi vào cảnh nô lệ lầm
than dưới ách thuộc địa của thực dân Pháp,Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy
cần phải có một giải pháp mới để cứu nước ,giải phóng dân tộc thoát khỏi ách
thống trị của thực dân Pháp.Vì vậy Người đã đi khắp năm châu,đã làm đủ mọi
nghề,tham gia mọi hoạt động đấu tranh cách mạng, hoạt động xã hội, đời
sống văn hóa.Qua quá trình lao động làm việc,tham gia các hoạt động phong
trào công nhân và lao động, các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các
quốc gia trên thế giới Người đã phát huy những giá trị truyền thống dân tộc và
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại từ đó để lại cho chúng ta một tài sản tinh
thần vô giá và trường tồn, đó là Tư tưởng Hồ Chí Minh với hạt nhân là chủ
nghĩa Mac - Lênin. Tư tuởng Hồ Chí Minh có ảnh hưởng lớn và sâu sắc tới
Cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng thế giới.
Như vậy có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và
phát triển biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư
tưởng văn hóa của phương Đông và phương Tây với chủ nghĩa Mác-Lênin
làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và
phát triển của Hồ Chí Minh-một con người có tư duy sáng tạo, có phương
pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất cách mạng cao đẹp tạo nên.Tư
tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng Việt Nam hiện đại
Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đÒ vÒ giải
phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc. Nhưng dù xem
xét ở bất kì vấn đề nào trong tư tưởng Hồ Chí Minh ta đều thấy quan điểm
của Người trong mối quan hệ biện chứng giữa hai vấn đề dân tộc và giai cấp.
Mối quan hệ biện chứng này là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên
1
thành công của cách mạng Việt Nam, là một trong những đóng góp quan
trọng của Người vào kho tàng lí luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
B.MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ GIAI
CẤP

đặc biệt phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải
phóng giai cấp. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có ý nghĩa lớn lao
đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đến đây ta có thể thấy mối quan hệ biện
chứng giữa vấn để dân tộc và vấn đề giai cấp, chúng có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Quan hệ giai cấp xét đến cùng cũng qui định sự hình thành dân tộc,
quyết định bản chất, xu hướng phát triển của dân tộc, xác định tính chất các
mối quan hệ dân tộc. Áp bức giai cấp là cơ sở, là nguyên nhân của áp bức dân
tộc. Ngược lại, áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ tới áp bức giai cấp, nuôi
dưỡng áp bức giai cấp, làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp. Vấn đề dân tộc là
vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản. Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong
phong trào giải phóng dân tộc. Đấu tranh giải phóng dân tộc tạo cơ sở sức
mạnh cho giải phóng giai cấp. Như vậy vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có
quan hệ mật thiết, gắn bó khăng khít. Vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn
đề giai cấp. Nguyên nhân của mâu thuẫn dân tộc là do mâu thuẫn giai cấp qui
định. Mỗi giai đoạn lịch sử của dân tộc đều cần có một giai cấp tiến bộ đại
biểu cho dân tộc ở giai đoạn đó.
2.Vấn đề giai cấp trong t tëng cña chñ nghÜa M¸c-Lªnin.
Nói đến vấn đề dân tộc, giai cấp và sự thống nhất biện chứng giữa
chúng là cả một chủ đề lớn, thể hiện ở nhiều mặt lí luận và thực tiễn.
3
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, giai cấp là những tập đoàn
người to lớn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định
trong lịch sử, khác nhau về quan hệ sở hữu của họ đối với những tư liệu sản
xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, … Đấu tranh giai cấp là
cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và bóc lột sức lao
động, chống bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám. Đó là cuộc
đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản
chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản. Thực chất của đấu tranh
giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt địa vị và lợi ích giữa
giai cấp bị trị và giai cấp thống trị. Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là những

nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ
nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. Theo Hồ Chí Minh chủ nghĩa yêu nước
và tinh thần dân tộc là một động lực lớn củ đất nước.
Thứ ba: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Theo Người “
chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc
bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Như vậy, ở
Hồ Chí Minh, yêu nước truyền thống đã phát triển thành yêu nước trên lập
trường cuẩ giai cấp vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng” Đấu tranh cho dân tộc mình,
đồng thời độc lập cho các dân tộc”. Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân
chính luôn luôn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Người tôn trọng
quyền tự quyết của các dân tộc. Nhưng Người cũng chủ trương ủng hộ cách
mạng Trung Quốc, Lào, Campuchia…và giúp bạn tự giúp mình.

5
Thứ tư, giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam - một nước thuộc địa nửa
phong kiến, trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh
đuổi quân xâm lược, đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho
nhân dân, hoà bình và thống nhất đất nước.
Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của
đồng bào là lẽ sống của mình. Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền
con người và độc lập là điều kiện tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho mọi
người dân của đất nước mình. Đồng thời, độc lập dân tộc còn là điều kiện để
dân tộc Việt Nam được quyền sống bình đẳng với các dân tộc khác trên thế
giới và các dân tộc trong nước ta được chung sống bên nhau một cách bình
đẳng, hoà thuận và cùng nhau đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Thứ năm, phải thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Hậu quả của chế độ thực dân phong kiến và các thế lực thù địch chống
phá cách mạng để lại ở Việt Nam là rất nặng nề; để khắc phục hậu quả đó

dân Việt Nam. Theo Người, chẳng phải hôm qua hôm nay người Hoa kiều
mới đến Đông Dương. Họ đã ở đây, họ đã luôn giữ một địa vị rất quan trọng
trong đời sống kinh tế của Đông Dương. Nhưng chưa bao giờ lại có những
cuộc xung đột giữa người Việt Nam với người Hoa trên đất nước Việt Nam.
Ngoài ra, đối với các dân tộc và quốc gia khác trên thế giới, quan điểm
của Hồ Chí Minh là tôn trọng nền độc lập dân tộc, không can thiệp vào công
việc nội bộ của các quốc gia, dân tộc khác, đồng thời thực hiện quyền bình
đẳng giữa các quốc gia, dân tộc với nhau. Quan điểm đó của Người được
khẳng định trong bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ, ngày 2 – 9 – 1945 rằng:
7
“… tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
2.Vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những phát hiện của Hồ Chí Minh về vai trò của giai cấp công nhân Việt
Nam là kết quả của một quá trình quan sát, tìm tòi, nghiên cứu ở nhiều nước
từ năm 1911, khi Người ra đi tìm đường cứu nước. Từ tầm nhìn xa và từ thực
tiễn quá trình nghiên cứu giai cấp công nhân ở các nước, Hồ Chí Minh khẳng
định: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn
gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên
phong và kinh nghiệm của phong trào công nhân quốc tế, giai cấp công nhân
ta tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất của nhân dân Việt
Nam”. Trước khi thành lập Đảng, Người đã đề ra chủ trương “Vô sản hóa”,
đưa cán bộ, đảng viên không xuất thân từ thành phần công nhân vào hầm mỏ,
nhà máy, đồn điền để tuyên truyền Chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào
công nhân đồng thời học tập, tự rèn luyện mình thành người vô sản và thành
người cộng sản. “Vô sản hóa” là một yếu tố đầu tiên quan trọng tạo điều kiện
cho đảng viên thực sự giác ngộ và trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin, giữ
vững được bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
3.Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư tưởng
Hồ Chí Minh.

Nam;
9
Hai là, chủ trương đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên minh
công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng;
Ba là, sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực
phản cách mạng của kẻ thù;
Bốn là, thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân;
Năm là, gắn mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
Đi lên từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh một mặt đi theo lí luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, một mặt vẫn luôn nhấn mạnh đến vấn đề dân tộc.
Người cho rằng: giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết và trước hết, nhưng giải
phóng để giành lại độc lập dân tộc thì độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh khác với con đường cứu
nước của ông cha ta – gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa phong kiến (cuối thế
kỉ XIX ), với chủ nghĩa tư bản ( đầu thế kỉ XX ). Độc lập dân tộc theo ý thức
hệ phong kiến và ý thức hệ tư bản không tránh khỏi những hạn chế và mâu
thuẫn bắt nguồn từ bản chất kinh tế - chính trị của các chế độ ấy – những hình
thái kinh tế-xã hội dựa trên quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ
đối kháng giai cấp.Vượt qua hạn chế đó chỉ có thể là con đường gắn liền độc
lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập
trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Giải phóng
dân tộc dẫn tới độc lập dân tộc là phạm trù thuộc về vấn đề dân tộc. Nhưng
chủ nghĩa xã hội là phạm trù thuộc về vấn đề giai cấp. Năm 1960, Người nói:
“chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc
bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Hồ Chí Minh
khẳng định rằng: “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho
mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác
ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất…”. Trong xã hội chủ nghĩa không còn mâu
thuẫn giai cấp nữa, vấn đề giai cấp được giải quyết triệt để. Chỉ có xoá bỏ tận
10

sô-vanh nước lớn của các dân tộc thống trị và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của
các dân tộc bị trị. Trong nhiều tham luận tại các Đại hội Quốc tế và trong các
bài viết, Nguyễn Ái Quốc đã bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, phê bình một
cách kiên quyết và chân thành những sai lầm, khuyết điểm của các Đảng
Cộng sản chính quốc.
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập, trong
“Chính cương vắn tắt” do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo đã khẳng định: “chủ
trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”. Như vậy là lần đấu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam, với Hồ
Chí Minh, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng này kết hợp trong bản thân nó tiến trình của
hai sự nghiệp giải phóng: giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân và
giải phóng giai cấp khỏi ách áp bức bóc lột. Vấn đề dân tộc được giải quyết
trên lập trường của giai cấp công nhân. Điều đó phù hợp với xu thế thời đại,
phù hợp với lợi ích của các giai cấp và lực lượng tiến bộ của dân tộc. Sức
mạnh đi đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam không phải là cái gì khác mà
chính là mục tiêu dân tộc luôn thống nhất với mục tiêu giai cấp trên cơ sở
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta đã biết rằng: Hồ Chí Minh đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến
với chủ nghĩa Mac – Lênin. Từ đó người đã phát huy cao độ chủ nghía yêu
nước truyền thống Việt Nam trong sự thống nhất với chủ nghĩa Quốc tế vô
sản. Bởi vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh “những tư tưỏng dân tộc chân
chính đồng thời cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính” (Ănghen ). Sự
phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ đạo sự phát triển của thực tiễn
cách mạng Việt Nam, trong sự thúc đẩy lẫn nhau giữa dân tộc và giai cấp. Ý
12
thức giác ngộ về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là tiền đề quyết định nhất,
cũng là động lực chủ yếu để Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin
và tiếp thu quan điểm Macxit về giai cấp. Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân
tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề

Trước hết, muốn giành đuợc thắng lợi triệt để thì cách mạng giải phóng
dân tộc thời đại mới phải đi vào quỹ đạo và phải là một bộ phận khăng khít
của cách mạng vô sản. Cuộc cách mạng ấy phải được lãnh đạo bởi chính
Đảng của giai cấp công nhân, nhưng phải có toàn dân tham gia, trong đó lực
lượng nòng cốt là liên minh công-nông. Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ, nếu
chỉ đưa riêng giai cấp công nhân, thậm chí là cả nông dân vào lực lượng cách
mạng là hoàn toàn không đủ. Chỉ khi nào toàn dân cùng tham gia đấu tranh
thì sức mạnh dân tộc mới trở thành sức mạnh vô song.
Sau nữa, cuộc đấu tranh giai cấp – giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong
nội bộ dân tộc ( tức là mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ và giai cấp nông dân,
giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ) không tách rời cuộc đấu tranh dân tộc
– giải quyết mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với các thế lực thù địch xâm
lược. Nhưng trước hết và trên hết là phải giải quyết được vấn đề dân tộc, giải
phóng dân tộc. “Chính lập trường và lợi ích của giai cấp công nhân đòi hỏi
phải giải phóng dân tộc”. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, vấn đề giai cấp được thể
hiện ở vấn đề dân tộc, còn vấn đề dân tộc được giải quyết trên lập trường của
giai cấp công nhân, chứ không phải là hi sinh cái nọ cho cái kia.
III.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa
vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong thời đại mới của đất nước.
14
Từ quan điểm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Người đã
khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng
Cộng sản lãnh đạo, và Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất.
Theo Hồ Chí Minh, “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam”. Phát triển sáng tạo
học thuyết Mác – Lênin về Đảng Cộng sản, Người cho rằng: Đảng Cộng sản
Việt Nam là “ Đảng của giai cấp vô sản “, đồng thời là “ Đảng của dân tộc
Việt Nam “. “Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nghĩa là
những người thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái
nhất,trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân “ (Hồ Chí

những người ưu tú trong giai cấp nông dân, trí thức và các thành phần khác.
Đảng ta cũng khẳng định rằng, để đảm bảo và tăng cường bản chất giai cấp
công nhân, Đảng luôn luôn gắn bó mật thiết với giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và toàn thể dân tộc trong tất cả các thời kì cách mạng. Hồ Chí Minh
rèn luyện Đảng luôn luôn chú trọng tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và
yếu tố dân tộc. Sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từ giai cấp công
nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân lao động khác. Nghị quyết
Đại hội lần VII của Đảng đã chỉ rõ: “Khẳng định bản chất giai cấp công nhân
của Đảng , chúng ta không tách rời Đảng và giai cấp công nhân với các tầng
lớp nhân dân lao động khác, với toàn thể dân tộc. Ngay từ khi mới thành lập.
Đảng ta đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố
dân tộc…”. Ở đây, Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ nét sự thống nhất biện chứng
giữa bản chất giai cấp công nhân và tính dân tộc, tính nhân dân của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Mọi hoạt động của Đảng đều đồng thời giải quyết cả vấn
đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Mọi biểu hiện tuyệt đối hoá vấn đề giai cấp, coi
16
nhẹ vấn đề dân tộc hoặc quá nhấn mạnh vấn đề dân tộc mà xem nhẹ vấn đề
giai cấp đều đi ngược với quan điểm của Hồ Chí Minh. Thế nên, một trong
bốn nội dung về công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, lí luận có nội dung:
Đảng ta phải tăng cường đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa
Mác – Lênin, chú ý chống giáo điều, cơ hội, chống chủ nghĩa cá nhân… Thực
tiễn đã cho thấy, trong 80 năm tồn tại và phát triển của mình, Đảng Cộng sản
Việt Nam là người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, và cách mạng
Việt Nam 80 năm qua luôn “cần có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng
chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân” để đưa
cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa
đến thành công.
Nói chung đây là một tư tưởng khá lớn trong hệ thống tư tưỏng Hồ Chí
Minh, mang tính sáng tạo cao, nó cho phép khơi dậy sức mạnh đoàn kết,
thống nhất của cả dân tộc, vì lợi ích chung của cả dân tộc. Bởi vậy, trong tư

ngay sau đó, khi nhận ra sai lầm, rút ra bài học kinh nghiệm, Đảng ta đã có
những cải biến tích cực cả trong nhận thức lí luận và thực hành xã hội, đi
đúng hướng đi của một Đảng Cộng sản.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây ở nước ta, có một số ý kiến cho
rằng: mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp luận chứng trong
chủ nghĩa Mác – Lênin và trong tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ có thể áp dụng
phù hợp cho một số nước khác, không phù hợp với Việt Nam. Việt Nam vốn
là một nước thuộc địa nửa phong kiến, vấn đề dân tộc bao giờ cũng chi phối,
bất cứ khi nào Đảng nhấn mạnh vấn đề giai cấp thì đều dẫn tới sai lầm. Từ đó
họ đề xuất quan điểm: tách hẳn vấn đề dân tộc ra khỏi vấn đề giai cấp, chỉ
nhấn mạnh tuyệt đối vấn đề dân tộc, hạ thấp vai trò và vị trí cũng như quan hệ
18
mật thiết của vấn đề giai cấp với vấn đề dân tộc. Họ cho là không cần phải lấy
cơ sở lập trường của giai cấp công nhân để giải quyết vấn đề dân tộc, mà có
thể giải quyết vấn đề dân tộc một cách độc lập, riêng rẽ. Họ đồng tình với
mục tiêu “xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”, nhưng không nhất thiết phải “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, tức
là họ giải quyết theo hướng phi giai cấp. Quan điểm này thực sự đã đi ngược
với đường lối của tư tưởng của Hồ Chí Minh, của Đảng, của nhân dân Việt
Nam, và rõ ràng không phù hợp với thực tiễn mà cách mạng Việt Nam đã trải
qua. Thực tiễn đó chỉ ra rằng, trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, sự nghiệp
cách mạng Việt Nam đều phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa lợi ích giai cấp và
lợi ích dân tộc, chủ nghĩa dân tộc – chủ nghĩa yêu nước Việt Nam luôn luôn
gắn bó hữu cơ với lí tưởng của giai cấp công nhân Việt Nam. Nền độc lập dân
tộc, sự tự do, yên ấm, hạnh phúc của toàn dân chỉ có thể được giành lại hoàn
toàn, chỉ có thể được giữ gìn và phát triển bền vững khi cuộc đấu tranh dân
tộc dựa trên ý chí và bản lĩnh của giai cấp công nhân. Bởi vậy, ngay từ khi
khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta đã xác định rõ: đổi mới
không phải là thay đổi mục tiêu “xã hội chủ nghĩa”, mà là hiểu rõ hơn về mục
tiêu ấy để từ đó có những bước đi và hành động phù hợp hơn nữa, tránh mắc

Chí Minh, sức mạnh thời đại là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, của
nhân dân lao động thế giới. Người cho rằng, phải dựa vào sức mạnh dân tộc là
chủ yếu nhưng cũng phải biết tận dụng sức mạnh thời đại thì mới dễ bề thắng
lợi.Vấn đề đó đã được kiểm nghiệm bằng thực tế, cả trong chiến tranh ác liệt
và trong hoà bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, trong bối cảnh các
dân tộc đang đứng trước những thách thức mới về nguy cơ bạo loạn, lật đổ
của các thế lực thù địch, hiếu chiến, chúng dựa vào sức mạnh và sự hiện đại
20
tối tân của quân sự để gây ra các cuộc chiến đẫm máu, xâm lược các nước có
chủ quyền, bất chấp luật pháp, tư tưởng quan trọng này của Hồ Chí Minh
càng chứng tỏ được sự trưòng tồn vĩnh cửu của nó.
C.KẾT LUẬN.
Như vậy chúng ta đã bàn tới rất nhiều luận điểm cũng như các mặt trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, tất cả chỉ để làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng vô
cùng phức tạp và quan trọng trong tư tưởng của Người, đó là mối liên hệ
khăng khít giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Ta có thể thấy hai vấn đề
này luôn tồn tại đan xen nhau trong bất cứ luận chứng nào của Bác. Khi nói
đến vấn đề dân tộc luôn phải lấy cơ sở giai cấp làm điểm tựa để giải thích và
phát triển. Còn khi bàn về vấn đề giai cấp thì chắc chắn phải đi liền với việc
giải quyết cho tốt vấn đề dân tộc. Điều đó không những là minh chứng đắt giá
cho sự trung thành của Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin, mà còn thể
hiện sự tài tình của Người trong việc vận dụng hợp lí, phát triển sáng tạo lí
luận ấy trong thực tiễn cách mạng nước nhà. Tư tưỏng ấy như ánh hào quang
le lói đến từng ngõ nhỏ của hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, là một trong những mái
chèo đắc lực đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ thành công rực
rỡ.
Bởi thế nên, dù đang sống trong thời bình, mỗi công dân Việt Nam cần
có ý thức trau dồi và rèn luyện để thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu rõ
và sâu mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Điều này đặc biệt quan trọng đối
với những cán bộ, Đảng viên và những nhà lãnh đạo đất nước trong việc dùng

DANH MC TI LIU THAM KHO:
1.Chủ nghĩa Mác v Ph. ngghen:toàn tập.tp 4, Nxb Chính tr quc gia,
H N i, 1995.
23
2.Giáo trinh t tởng Hồ Chí Minh( Nh xu t bn chính tr quc gia).
3.Nghiên cu t tng H Chí Minh-2( Vin H Chí Minh xut bn).
4.Văn kiện Đảng toàn tập tp 12, Nxb Chớnh tr quc gia, H N i, 2001.
5.T tng H ChíMinh mt s ni dung c bn( nh xu t bn chính tr
quc gia).
6.Trang web angcongsan.vn.
7.Trang web tailieu.com
8.T i li u.vn.24


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status