một số giải pháp nâng cao hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty tnhh wondo sài gòn - Pdf 10

GVHD: TS. NGUYỄN VĂN TRÃI SVTH: HUỲNH THỊ LIỄU
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh quốc tế hóa đang là xu hướng chung của toàn cầu, thương mại
quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong
nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trước xu thế phát triển của thời đại và yêu
cầu thực tế phát triển của nền kinh tế đất nước, Đảng và nhà nước ta đã có chủ
trương phát triển nền kinh tế hàng hóa hướng về xuất khẩu thay thế nhập khẩu. Đây
là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong các kỳ đại hội Đảng,
khẳng định « Đẩy mạnh sản xuất, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm
của kinh tế đối ngoại ».
Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước khác trên thế giới, hoạt động xuất
khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng
đất nước. Hoạt động xuất khẩu là phương tiện hữu hiệu giúp tăng thu ngoại tệ, giải
quyết việc làm cho người lao động, cải tiến công nghệ kỹ thuật hiện đại và đóng
góp đáng kể vào sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà.
Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa
dạng và nguồn lao động dồi dào vẫn chưa được khai thác triệt để. Trong điều kiện
nền kinh tế vẫn còn khó khăn, thiếu vốn, thiếu công nghệ, ngành Công nghiệp may
mặc được coi là một ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Với đặc điểm
của một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ đơn giản, ít vốn mà
giá trị xuất khẩu lớn. Ngành dệt may thực sự đóng vai trò then chốt trong chiến lược
Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của nước ta. Nên việc đẩy mạnh hoạt động
gia công xuất khẩu hàng may mặc để khai thác lợi thế của đất nước là rất cần thiết.
Do đó, để hiểu rõ hơn về hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc và có
những giải pháp để nâng cao hoạt động này. Tôi đã chọn thực hiện đề tài « Một số
giải pháp nhằm nâng cao hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công
ty TNHH WonDo Sài Gòn».
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc.
1

Giải Thích:
1. Bên A cung cấp nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh cho bên B
thông qua xuất khẩu.
2. Bên B nhập khẩu Nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh vào để
tiến hành sản xuất.
3. Khi đã hoàn chỉnh sản phẩm (thành phẩm), bên B tiến hành giao hàng cho
bên A thông qua xuất khẩu.
4. Bên A nhập khẩu hàng thành phẩm.
5. Bên A chi trả phí gia công cho bên B.
Bên Đặt Gia Công
(Bên A)
Bên Nhận Gia Công
(Bên B)
Nguyên phụ
liệu, sản phẩm
chưa hoàn chỉnh
Thành Phẩm
1
4

K
h

u
3

k
h

u

quá trình gia công.
- Về thực chất, gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu lao động gián tiếp.
Hàng hóa sản xuất ra không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu
ngoại tệ chênh lệch giá phụ liệu cung cấp, tiền công và chi phí khác đem lại.
4
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN TRÃI SVTH: HUỲNH THỊ LIỄU
1.1.3 Vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc
Ngày nay gia công quốc tế là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán
ngoại thương của nhiều nước trên thế giới. Nhiều nước đang phát triển nhờ vận
dụng phương thức gia công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại,
chẳng hạn như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapo
 Đối với bên đặt gia công
- Giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên phụ liệu và nhân công của nước nhận gia
công.
- Có cơ hội chuyển giao công nghệ để kiếm lời.
 Đối với bên nhận gia công
- Phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong nước .
- Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên phong phú của đất nước.
- Đặc biệt, gia công quốc tế không những cho phép chuyên môn hóa với từng sản
phẩm nhất định mà còn chuyên môn hóa trong từng công đoạn, từng chi tiết sản
phẩm.
- Tạo điều kiện để từng bước thiết lập nền công nghiệp hiện đại và quốc tế hóa:
+ Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
+ Nâng cao tay nghề người lao động và tạo dựng đội ngũ quản lý có kiến thức và
kinh nghiệm trong việc tham gia kinh doanh trên trị trường quốc tế và quản lý nền
công nghiệp hiện đại.
+ Góp phần tạo nguồn tích lũy với khối lượng lớn.
+ Tiếp thu những công nghệ quản lý và công nghệ sản xuất hiện đại thông qua
chuyển giao công nghệ.
Đối với Việt Nam nhờ vận dụng được phương thức này đã khai thác được mặt lợi

- Nguyên
phụ liệu
- Máy móc
thiết bị
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN TRÃI SVTH: HUỲNH THỊ LIỄU
o Phương thức mua đứt, bán đoạn
Bên đặt gia công dựa trên hợp đồng mua bán, bán nguyên phụ liệu cho bên
nhận gia công với điều kiện sau khi sản xuất bên nhận gia công phải công phải bán
lại toàn bộ sản phẩm cho bên đặt gia công.
Như vậy, ở phương thức này có sự chuyển giao quyền sở hữu về nguyên phụ liệu từ
phía đặt gia công sang phía nhận gia công.
Thuộc quyền sở hữu
Không thuộc quyền sở hữu
Sự chuyển đổi này làm tăng quyền chủ động cho phía nhận gia công trong quá
trình sản xuất và định giá sản phẩm gia công. Ngoài ra, việc tự cung cấp một phần
nguyên liệu phụ của bên nhận gia công đã làm tăng giá trị xuất khẩu trong hàng hóa
hóa xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động gia công.
o Phương thức kết hợp
Đây là phương thức phát triển cao nhất của hoạt động gia công xuất khẩu,
được áp dụng khi trình độ kỹ thuật, thiết kế mẫu mã của ta đã phát triển cao. Khi đó
bên đặt gia công chỉ giao mẫu mã và các thông số kỹ thuật của sản phẩm. Còn bên
nhận gia công tự lo nguyên vật liệu, tự tổ chức quá trình sản xuất gia công theo yêu
cầu của bên đặt gia công.
Trong phương thức này, bên nhận gia công hầu như chủ động hoàn toàn trong quá
trình gia công sản phẩm, phát huy được lợi thế về nhân công cũng như công nghệ
sản xuất nguyên phụ liệu trong nước.
7
Bên đặt gia công Bên nhận gia công
- Nguyên
phụ liệu

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công xuất khẩu
1.2.1 Nhóm nhân tố khách quan
1.2.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp
Hệ thống pháp luật dùng để điều chỉnh quan hệ gia công quốc tế bao gồm: hệ
thống thương mại quốc gia, luật quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế.
Hệ thống pháp luật của một quốc gia có tác dụng khuyết khích hoặc hạn chế
công tác xuất khẩu thông qua luật thuế, các mức thuế cụ thể, quy định về phân bổ
hạn ngạch, các thủ tục hải quan
Ở nước ta, nhà nước có chính sách khuyến khích xuất khẩu nên miễn thuế cho
những mặt hàng xuất khẩu và miễn thuế nhập khẩu cho nguyên phụ liệu gia công.
1.2.1.2 Môi trường khoa học - công nghệ
Hiện nay, khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của ngành kinh tế đang rất
được chú trọng bởi các lợi ích mà nó mang lại.
Yếu tố công nghệ có tác động làm tăng hiệu quả của công tác xuất khẩu.
Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông các doanh nghiệp ngoại
thương có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, telephone,
internet thu hẹp khoản cách về không gian và thời gian để giảm bớt chi phí. Hơn
nữa các doanh nghiệp có thể nắm vững các thông tin về thị trường nước ngoài bằng
các phương tiện truyền thông hiện đại.
Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế
biến hàng xuất khẩu.
Khoa học công nghệ còn tác động đến các lĩnh vực như vận tải, dịch vụ ngân hàng
đó cũng là yếu tố tác động đến công tác xuất khẩu.
1.2.1.3 Môi trường bên ngoài
Ngày nay xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại được xem là một
xu huớng phát triển tất yếu của nền kinh tế khu vực thế giới.
Xu hướng này tạo ra sự thâm nhập thị trường thuận lợi hơn cho các nuớc đang phát
triển. Sự nhạy bén của các chính phủ và sức mạnh của các quy tắc song phương có
tác dụng điều chỉnh các hoạt động mua bán giữa các doanh nghiệp ở các nước khác
9

nhỏ lẻ.
10
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN TRÃI SVTH: HUỲNH THỊ LIỄU
Việc miễn thuế VAT cho nguyên phụ liệu và máy móc phục vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu làm cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh
tranh cho hàng hóa tại thị trường nước ngòai.
1.2.2.2 Nhân tố con người
Vấn đề về con người trong hoạt động kinh doanh là rất quan trọng. Về phương
pháp tổ chức con người thì lãnh đạo quản lý cần có những biện pháp kỷ luật khen
thưởng rõ ràng để giữ vững kỷ cương, ngăn chặn kịp thời những khuynh hướng xấu.
Lãnh đạo doanh nghiệp phải luôn luôn bồi dưỡng đào tạo để nâng cao trình độ quản
lý, nâng cao trình độ tay nghề cho từng cán bộ công nhân viên của mình, tuyển
dụng, bố trí sử dụng và đào thải người lao động có hiệu quả.
Đào tạo chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề quan trọng trong hoạt
động kinh doanh. Trong công tác xuất khẩu từ khâu tìm hiểu thị trường khách hàng
đến ký hợp đồng xuất khẩu đòi hỏi cán bộ phải nắm vững chuyên môn và hết sức
năng động. Đây là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm sự thành công của kinh
doanh, tạo ra hiệu quả cao nhất.
Mỗi phương pháp quản lý đều có ưu nhược điểm. Để phát huy ưu điểm, hạn
chế nhược điểm cần nghiên cứu vận dụng các phương pháp và kỹ thuật trong quản
trị kinh doanh quốc tế.
1.2.2.3 Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty
Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định quy mô sản xuất
gia công và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô vốn, máy
móc, thiết bị, chất lượng đội ngũ kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
Ngày nay, khi muốn thâm nhập vào các thị trường lớn thì các doanh ngiệp phải có
khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn và có thời gian giao hàng nhanh.
1.2.2.4 Nhân tố Marketing của công ty
Nhân tố Marketing ảnh hưởng rất lớn đến triển vọng phát triển và hiệu quả hoạt

12
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN TRÃI SVTH: HUỲNH THỊ LIỄU
1.3 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu
Hình 1.2 Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu
13
(1) NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
LẬP PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
(9) LÀM THỦ TỤC GIAO HÀNG
(GIÁM SÁT GIAO HÀNG – NHẬN B/L – THÔNG BÁO GIAO HÀNG)
(10) HOÀN TẤT BỘ CHỨNG TỪ, LÀM THỦ TỤC THANH TOÁN
ĐÒI TIỀN QUA NGÂN HÀNG
(2) GIAO DỊCH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XK HÀNG HÓA
(3) THỦ TỤC GIẤY PHÉP XK HÀNG HÓA
(4) YÊU CẦU BÊN MUA MỞ L/C (NẾU CÓ) – CHUẨN BỊ HÀNG HÓA
(5) KIỂM TRA GIÁM ĐỊNH HÀNG HÓA XK
(6) THỦ TỤC THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN
(7) THỦ TỤC MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA
(8) THỦ TỤC HẢI QUAN XK HÀNG HÓA
(13) THANH LÝ HỢP ĐỒNG
(11) GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP
(12) THEO DÕI THANH TOÁN
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN TRÃI SVTH: HUỲNH THỊ LIỄU
1.3.1 Nghiên cứu thị truờng và lập phương án kinh doanh
Đối với đơn vị kinh doanh xuất khẩu, việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa
rất quan trọng.
Những nội dung mà công ty cần tập trung nắm vững là: điều kiện chính trị,
thương mại nói chung; luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ, tín
dụng, vận tải và giá cước trên thị trường đó; nhu cầu về hàng hoá bao gồm thị hiếu
và khối luợng cầu; tình hình cung ở thị trường đó như các hãng cung cấp, tình hình
cạnh tranh…

công sau khi chấm dứt hợp đồng.
7. Thời gian và địa điểm giao hàng.
8. Giao gia công.
9. Nhãn hiệu kiểu dáng sản phẩm.
10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Cần lưu ý:
- Về thành phẩm: Phải xác định cụ thể tên hàng, số lượng, phẩm chất quy cách đóng
gói đối với sản phẩm được sản xuất ra.
- Về nguyên liệu: Phải xác định.
+ Nguyên liệu chính: (fabric material) Là nguyên liệu chủ yếu để làm nên sản
phẩm. Nguyên liệu này thường do bên đặt gia công cung cấp.
+ Nguyên liệu phụ: (accessory material) có chức năng bổ sung làm hoàn chỉnh
thành phẩm, thường do bên nhận gia công lo liệu.
- Về giá cả gia công: Xác định các yếu tố tạo thành giá như: tiền thù lao gia công,
chi phí nguyên liệu phụ, chi phí mà bên nhận gia công phải ứng trước trong quá
trình tiếp nhận nguyên liệu.
- Về nghiệm thu: Người ta phải thoả thuận về địa điểm nghiệm thu và chi phí
nghiệm thu.
- Về thanh toán: Có thể áp dụng nhiều phương thức thanh toán.
- Đảm bảo thực hiện hợp đồng gia công
+ Dùng bảo lãnh: thường sử dụng ngân hàng để bảo lãnh.
15
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN TRÃI SVTH: HUỲNH THỊ LIỄU
+ Phạt: có thể phạt bằng tiền mặt hoặc mua hàng hoá tại thị trường và bên vi phạm
hợp đồng phải thanh toán tiền hàng hoặc chênh lệch.
+ Sử dụng L/C dự phòng (Standby L/C).
Loại L/C này có hiệu lực bằng thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu trong thời
gian đó không giao hàng thì bên đặt gia công mang chứng từ giao nguyên liệu đến
ngân hàng thanh toán tiền nguyên liệu. Nếu bên nhận giao hàng đủ thì L/C tự nhiên
mất hiệu lực còn nếu giao thiếu thì L/C sẽ bị trừ phần giá trị thiếu

Các nhà xuất khẩu dựa vào khối lượng hàng hóa cần chuyên chở để lựa chọn
phương thức thuê tàu thích hợp nhất hoặc có thể thuê tàu thông qua các đại lý hãng
tàu.
1.3.5 Thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm hàng hóa là sự cam kết bồi thường về những tổn thất hàng hóa
trong quá trình vận chuyển, do những rủi ro đã được thỏa thuận trong hợp đồng
giữa hai bên người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
Người mua bảo hiểm nên lựa chọn công ty bảo hiểm có uy tín, có tiềm lực tài chính,
có chi nhánh hay có quan hệ đại lý với các công ty bảo hiểm ở nước người mua.
Hai bên thỏa thuận về trị giá bảo hiểm (là số tiền được ghi trong hợp đồng bảo
hiểm), các điều kiện bảo hiểm. Và người mua bảo hiểm phải đóng một khoản tiền
gọi là phí bảo hiểm.
1.3.6 Thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa
Khi hàng hóa và các thủ tục cần thiết đã hoàn thành, người bán sẽ làm thủ
tục hải quan để xuất khẩu hàng.
- Đầu tiên là làm tờ khai hải quan hàng xuất khẩu
Có 2 cách để làm tờ khai hải quan: khai hải quan trực tiếp và khai hải quan điện tử.
Đối với khai hải quan điện tử: Doanh nghiệp mua một phần mềm dùng để khai hải
quan, nhập các thông tin cần thiết theo yêu cầu và gởi đến hải quan điện tử để xác
nhận. Sau đó in ra tờ khai hải quan điện tử hàng xuất khẩu.
- Tiếp theo, đem bộ hồ sơ hải quan hàng xuất khẩu đến cơ quan hải quan để đóng
dấu xác nhận, gồm có 02 bản chính Tờ khai hải quan, ngoài ra tùy trường hợp cụ
thể có thể bổ sung thêm các chứng từ như: Bảng kê chi tiết hàng hóa (01 bản chính
17
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN TRÃI SVTH: HUỲNH THỊ LIỄU
và 01 bản sao), Bảng định mức sử dụng nguyên liệu của mã hàng (01 bản chính, chỉ
phải nộp một lần đầu khi xuất khẩu mã hàng đó).
- Sau khi xuất trình bộ hồ sơ hải quan đã đóng dấu cho nhân viên hải quan tại Cửa
khẩu kiểm tra và hàng đã được đưa lên tàu thì đem bộ hồ sơ về lại cơ quan hải quan
để đóng dấu thực xuất.

buộc trách nhiệm trong thanh toán.
Phương thức chuyển tiền trả sau được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Bước 1: người xuất khẩu hoàn thành giao hàng cho người nhập khẩu.
Bước 2: người nhập khẩu chuyển tiền vào ngân hàng chuyển tiền.
Bước 3: ngân hàng chuyển tiền sẽ chuyển tiền cho ngân hàng trả tiền.
Bước 4: ngân hàng trả tiền báo cho người xuất khẩu biết đã nhận được tiền
thanh toán. Giấy báo CÓ.
Bước 5: ngân hàng chuyển tiền thông báo cho người nhập khẩu đã hoàn thành
việc trả tiền. Giấy báo NỢ.
- Ưu điểm của phương thức này là: thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanh toán
nhanh.
- Nhược điểm là gây bất lợi cho người xuất khẩu vì chỉ nhận được tiền sau khi hàng
đã được giao.
Do đó, phương thức này chỉ áp dụng khi hai bên mua bán có mối quan hệ lâu đời,
tin cậy nhau, hoặc khi trị giá hợp đồng không lớn để tránh rủi ro.
1.3.8 Bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu
NGƯỜI NHẬP
KHẨU
2 5
1
3
4
NGÂN HÀNG
CHUYỂN TIỀN
NGÂN HÀNG
TRẢ TIỀN
19
NGƯỜI
XUẤT KHẨU
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN TRÃI SVTH: HUỲNH THỊ LIỄU

- Xác nhận hàng hóa bảo hiểm theo điều kiện của hợp đồng.
- Chứng minh quan hệ giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm.
 Giấy chứng nhận phẩm chất/trọng lượng - CQ
Giấy chứng nhận phẩm chất/trọng lượng là chứng từ xác nhận số lượng/trọng
lượng của hàng thực giao.
Giấy chứng nhận phẩm chất/trọng lượng có thể do người bán cung cấp hay cơ quan
giám định hàng hóa cấp tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng XK giữa hai bên.
 Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O
C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền
cho hàng hóa xuất khẩu.
Mục đích của C/O là dùng để chứng minh xuất xứ của hàng hóa.
Hiện tại có nhiều loại C/O, khi xuất khẩu hàng đi các nước khác nhau thì sử dụng
các mẫu C/O theo quy định.
 C/O form A: Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trong Hệ
thống ưu đãi phổ cập (GSP).
 C/O form D: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước
ASEAN.
 C/O form E: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung
Quốc.
 C/O form S: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào.
 C/O form AK: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nước
ASEAN khác sang Hàn Quốc.
 C/O form AJ: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam và các nước
ASEAN khác sang Nhật Bản.
 C/O form B: Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.
 C/O form ICO: Mẫu C/O cấp cho mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
 C/O form T: Mẫu C/O cấp cho hàng dệt may của Việt Nam đi EU, ….
21
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN TRÃI SVTH: HUỲNH THỊ LIỄU
Tổ chức thực hiện cấp C/O tại Việt Nam là Bộ Công Thương

KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY TNHH WONDO SÀI GÒN
23
GVHD: TS. NGUYỄN VĂN TRÃI SVTH: HUỲNH THỊ LIỄU
2.1Giới thiệu khái quát về công ty Wondo Sài Gòn
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH WONDO SÀI GÒN
- Tên giao dịch: WONDO SAIGON CO., LTD.
- Trụ sở và nhà xưởng sản xuất tại: ấp 1A, xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh
Bình Dương, Việt Nam.
- Điện thoại : 84-650-712812
- Fax : 84-650-712811
- Giấy phép đầu tư số: 466/GP-BD ngày 02 tháng 12 năm 2005 - do Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương cấp.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Ngày 02 tháng 12 năm 2005, Công ty TNHH Wondo Sài Gòn được thành lập.
Công ty TNHH Wondo Sài Gòn hoạt động dựa trên 100% vốn nước ngoài, vốn
của WONDO APPAREL CORPORATION (công ty tại Hàn Quốc).
- Đầu tiên, công ty có một nhà xưởng với 12 chuyền may. Vốn đầu tư là:
1.000.000 USD.
- Ngày 25 tháng 12 năm 2006, công ty đã thực hiện tăng vốn đầu tư là :
2.000.000 USD.
- Đến năm 2010, công ty đưa vào hoạt động thêm 4 chuyền may.
- Hiện nay, công ty có một nhà xưởng với 16 chuyền may cùng với các phòng
dành cho bộ phận cắt, kho, mẫu, đóng gói sản phẩm với vốn đầu tư là 2.000.000
USD.
2.1.3. Phạm vi hoạt động
Công ty TNHH Wondo Sài Gòn chuyên về gia công các sản phẩm may mặc theo
hợp đồng gia công của WONDO APPAREL CORPORATION.
Thực hiện xuất khẩu hàng gia công thành phẩm theo chỉ định của bên giao gia công.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức

lượng
(KCS)
P.
Xuất
nhập
khẩu
P.
Kỹ
thuật
P.
Kế
hoạch
Trung
tâm
may
mặc
Đóng gói hàng hóa Quản lý đơn hàngGia công sản phẩm

Trích đoạn Quy trình thực hiện hợp đồng gia cơng xuất khẩu hàng may mặc tại công ty. Phân tích quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu Các cơ quan liên đới đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty Đánh giá thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc tại công ty Những tồn tại trong hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status