Tài liệu Đề tài QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC 1844” - Pdf 10

Đề tài
QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON
NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM “BẢN
THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC 1844”
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người từ lâu đã trở thành đối tượng và mục đích nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học và trong đó không thể không nhắc tới triết học. Trong hệ thống triết
học từ xưa đến nay, từ triết học cổ đại đến triết học hiện đại; từ triết học phương
Đông đến triết học phương Tây, người ta đều có thể tìm thấy ít hay nhiều những
quan niệm khác nhau về con người. Nếu như triết học Trung Hoa cổ đại quan tâm
đến vấn đề bản tính con người như Nho gia cho rằng bản tính con người là thiện,
Pháp gia cho rằng bản tính con người là bất thiện, Đạo gia nhấn mạnh bản tính tự
nhiên của con người… thì trong triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại con người được
xem là khởi đầu của tư duy triết học, con người là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao
la, hay con người là thước đo của vạn vật.
Do những điều kiện sinh hoạt của con người, nội dung, ý nghĩa đời sống của
con người luôn luôn biến đổi. Bởi vậy, ở mỗi thời đại khác nhau lại đặt ra và giải
quyết vấn đề này một cách khác nhau và đem lại những giá trị mới trong nhận thức
về con người. Chính vì thế mà đề tài về con người vẫn luôn mới mẻ và sẽ không
bao giờ kết thúc.
Từ thời cổ đại xa xưa con người đã tìm câu trả lời về bản thân mình. Các nhà
triết học trước đây đã cố gắng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “con người là gì?”,
“bản chất của con người là gì?”, “ý nghĩa cuộc sống của con người là gì?”… Các
trào lưu triết học khác nhau lại đưa ra những quan niệm khác nhau, những kiến giải
khác nhau về vấn đề con người, và do đó có các cách giải thích khác nhau về bản
chất con người, vai trò của con người trong thế giới và mối quan hệ giữa con người
và xă hội.
Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc và phê phán những tư tưởng của các
bậc tiền bối, Mác và Ăngghen đã xây dựng một học thuyết độc đáo, khoa học về

Hơn nữa khi xem xét những quan niệm cụ thể của chủ nghĩa Mác về con
người, không ít học giả phương Tây cho rằng không có học thuyết con người trong
chủ nghĩa Mác. Đúng là Mác, Ăngghen, Lênin không để lại một tác phẩm riêng nào
bàn về con người. Đó là do mục tiêu và điều kiện đấu tranh giải phóng giai cấp vô
sản khiến cho các ông không có đủ thời gian bàn một cách chi tiết, hệ thống về vấn
đề con người. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu những tác phẩm của Mác – Ăngghen
một cách thấu đáo, đặc biệt là những tác phẩm trước năm 1844 đến những tác phẩm
cuối đời của các ông thì chúng ta có thể khẳng định rằng vấn đề con người luôn
xuất hiện và chi phối những sáng tạo của các ông. Và theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác thì có vấn đề nào của lịch sử, của xã hội mà lại không phải là vấn đề của con
người. Chúng ta có thể nói “CON NGƯỜI” “có mặt” trong tất cả các bộ phận của
chủ nghĩa Mác. Như vậy việc nghiên cứu tác phẩm của Mác, nghiên cứu quan niệm
về con người của ông là thêm một lần nữa chúng ta khẳng định “chủ nghĩa Mác
không bỏ rơi con người”.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Quan niệm của Mác
về con người trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”” làm luận văn
cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề con người trong lịch sử triết học là một đề tài lớn đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu vấn đề này như:
+ Nhóm các tác giả nghiên cứu về đề tài con người trong lịch sử triết học:
1, Tác giả Vũ Minh Tâm: “Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học”
2, PGS.TS Hồ Sỹ Quý: “Con người và phát triển con người”
3, GS. Nguyễn Hữu Vui: “Lịch sử triết học”
+ Nhóm các tác giả nghiên cứu quan niệm của Mác về con người
1, Hồ Sỹ Quý: “Con người và phát triển con người trong quan niệm của Mác
và Ăngghen”
4
2, TS. Phạm Văn Chung: “Triết học Mác về lịch sử”
3, TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền: “Mác – Ăngghen về giải phóng con người”

- triết học” của ông. Từ đó thấy được những ý nghĩa, những giá trị nhân văn trong
quan niệm về con người của Mác và bác bỏ luận điệu cho rằng triết học Mác đã bỏ
rơi con người.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đó luận văn tập trung giải
quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày những điều kiện hình thành quan niệm về con người của
Mác, trong đó phải nhấn mạnh đến những quan điểm về con người trước chủ nghĩa
Mác.
Thứ hai, giới thiệu về tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”: hoàn cảnh
ra đời, kết cấu, nội dung cơ bản.
Thứ ba, đề cập và nhấn mạnh đến những nội dung bàn tới bản chất con người
và giải phóng con người của Mác trong tác phẩm, đưa ra những dẫn chứng tiêu
biểu, cụ thể.
Thứ tư, đưa ra những nhận xét đánh giá, kết luận của người viết, quan niệm
của Mác có điểm gì tiến bộ, hạn chế so với triết học trước đó và đánh giá giá trị của
quan niệm này.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm duy vật về lịch
sử, quan điểm của triết học Mác – Lênin về sự tác động qua lại giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội.
6
+ Phương pháp nghiên cứu: phương pháp được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu và trình bày luận văn là: logic – lịch sử, phân tích – tổng hợp, hệ thống
hóa, khái quát hóa, gắn lý luận với thực tiễn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Quan niệm của Mác về con người
+ Phạm vi nghiên cứu: Tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn muốn làm rõ thêm quan niệm của Mác về con người được luận
chứng thông qua tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”. Từ đó góp phần

Đồng thời những mặt khác nhau của đời sống xã hội cũng được phân chia và xác
định rõ ràng. Lần đầu tiên cho người ta thấy rằng kinh tế là lĩnh vực quan trọng nhất
quyết định tất cả, là nền tảng của tất cả những sinh hoạt khác.
+ Cũng với thời đại công nghiệp, con người đã làm chủ được những sức mạnh
to lớn của tự nhiên, xã hội và bản thân mình. Đặt cơ sở cho quan niệm về tính chủ
thể của con người. Triết học ra đời đã đặt ra vấn đề cái tôi. Và triết học Mác đã gắn
cái tôi với lao động, cái tôi làm ra, sáng tạo ra cả thế giới, không phải là cái tôi
hưởng thụ.
+ Đại công nghiệp ra đời đã làm cho các quốc gia dân tộc trên thế giới được
đặt vào sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau. Do đó lịch sử ấy là cơ sở cho việc hình
8
thành quan niệm về lịch sử nhân loại, không những là quá trình thống nhất mà còn
là quá trình phát triển.
- Chủ nghĩa tư bản được xác lập và giữ địa vị thống trị. Giai cấp công nhân
công nghiệp ra đời, đây là giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất mới, có bản chất
cách mạng triệt để nhất.
- Sự bần cùng, khốn khổ của người công nhân trong xã hội tư bản, trong nền
đại công nghiệp.
- Và không phải chờ đến Mác, không phải chỉ có Mác mới nhận ra sự bần
cùng, khốn khổ của con người trong xã hội công nghiệp ấy, mà ngay từ đầu khi
phương thức tư bản chủ nghĩa ra đời đã có không ít nhà khoa học lên tiếng bảo vệ
con người. Họ nêu cao tinh thần nhân đạo, vì con người. Những họ lại không thể rời
bỏ hàng ngũ tư sản của mình để đứng sang hàng ngũ những người vô sản, để thấu
hiểu triệt để đời sống cơ cực của họ, để chỉ ra những căn nguyên sâu xa làm nên
những sự bất công đó. Họ chỉ kêu gọi sự ban ơn của những nhà tư bản dành những
đặc ân cho những người công nhân. Nhưng tất cả chỉ là những điều không tưởng.
Và chỉ đến Mác, ông mới dám thẳng thắn rời bỏ hàng ngũ tư sản của mình để bước
sang hàng ngũ những người lao động chân chính, để lên tiếng bênh vực họ, chỉ ra
nguyên nhân của mọi đau khổ mà con người đang phải gánh chịu đó là do chế độ tư
hữu tư sản, là do sự bóc lột giá trị thặng dư, bóc lột sức lao động của nhà tư bản…

- Triết học thời kỳ Phục hưng - Cận đại đã có những bước tiến đáng kể so với
trung cổ trong quan niệm về con người. Thời kì này vai trò của trí tuệ, lý tính con
người được đề cao. Con người là một thực thể trí tuệ, có cảm xúc, biết đam mê và
khỏe mạnh về mặt thân xác. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để giải thoát
con người khỏi mọi “gông cùm” mà chủ nghĩa thần học áp đặt nên con người. Tuy
vậy, để nhận thức đầy đủ bản chất con người về mặt sinh học và mặt xã hội thì chưa
10
có trường phái nào đạt được. Con người được nhấn mạnh mặt cá thể nhưng lại xem
nhẹ mặt xã hội.
- Triết học cổ điển Đức, quan niệm về con người được lý giải theo khuynh
hướng duy tâm. Những nhà triết học nổi tiếng thời kì này tiêu biểu như Hêghen đã
đưa cách nhìn của một nhà duy tâm khách quan vào để nhận thức về con người.
Ông cho rằng con người chính là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”. Và thông qua
quá trình tự ý thức của tư tưởng con người đã đưa con người trở về với giá trị tinh
thần, giá trị bản thân con người. Hêghen cũng là người trình bày một cách có hệt
hống về các quy luật của quá trình tu duy của con người, làm rõ cơ chế của đời sống
tinh thần cá nhân trong mọi hoạt động của con người. Tuy vậy, Hêghen đã nhìn
thấy con người là chủ thể và kết quả của lịch sử. Ông quan niệm “sự phát triển của
lịch sử nhân loại luôn mang tính kế thừa, mỗi thời đại lịch sử là kết quả của cả một
tiến trình phát triển trước đó” [7, tr 427].
Tư tưởng triết học của Phoi-ơ-bắc, người khép lại triết học cổ điển Đức, đã
đạt tới chủ nghĩa duy vật khi ông khẳng định rằng ý thức cũng như tư duy của con
người chỉ là khí quan vật chất nhục thể là bộ óc người, tinh thần là sản phẩm tối cao
của vật chất. Ông đã phê phán tính chất siêu tự nhiên, phi vật chất, phi thể xác về
bản chất con người trong triết học Hêghen, đồng thời khẳng định con người do sự
vận động của thế giới vật chất tạo nên. Con người là kết quả của sự phát triển của
thế giới tự nhiên. Con người và tự nhiên thống nhất, không tách rời nhau. Ông cũng
đề cao vai trò và trí tuệ của con người với tính cách là những các thể người. Đó là
những cá thể riêng biệt, đa dạng, phong phú và không giống ai. Quan niệm của
Phoi-ơ-bắc dựa trên nền tảng duy vật, đề cao yếu tố tự nhiên, cảm tính, nhằm giải

Sau khi nhận bằng tiến sĩ triết học vào tháng 4 năm 1841, Mác chuẩn bị vào
dạy triết học ở trường Đại học Tổng hợp Bon và dự định xuất bản một tờ tạp chí với
12
tên gọi “Tư liệu của chủ nghĩa vô thần”. Nhưng hy vọng của ông đã không thực
hiện được vì vua Phri – đrich Vi – nhem IV thực hiện chính sách phản động và đàn
áp những người dân chủ cách mạng.
Sự chuyển biến bước đầu diễn ra trong thời kì Mác làm việc ở báo sông Ranh
(từ tháng 5- 1842 đến tháng 4 – 1843). Thực tiến đấu tranh trên báo chí cho tự do
dân chủ đã làm cho tư tưởng dân chủ cách mạng ở Mác có nội dung chính xác hơn,
đó là đấu tranh cho lợi ích của quần chúng nghèo khổ và bất hạnh về chính trị và xã
hội”.
Về thế giới quan triết học, nhìn chung Mác vẫn đứng trên lập trường duy tâm
trong việc xem xét bản chất nhà nước. Nhưng việc phê phán chính quyền nhà nước
đương thời đã cho Mác thấy cái quan hệ khách quan quyết định hoạt động của nhà
nước không phải là hiện thân của tinh thần tuyệt đối như Hêghen đã tìm cách chứng
minh bằng triết học mà là những lợi ích. Còn chính quyền nhà nước là “cơ quan đại
diện đẳng cấp của những lợi ích tư nhân”. Qua thực tiễn hiện thực đã làm nảy nở
khuynh hướng duy vật ở Mác.
Sau khi báo sông ranh bị cấm, Mác đã viết cuốn sách “Góp phần phê phán triết
học pháp quyền của Hêghen”, ông đã phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, tiếp
nhận có chọn lọc quan điểm duy vật của triết học Phoi-ơ-bắc, chính điều đó đã làm
tăng cường mạnh mẽ xu hướng duy vật trong quan điểm của Mác.
Cuối tháng 10 năm 1943, Mác sang Pari để viết Niên giám Pháp – Đức. Điều
đó đã đánh dấu bước hoàn thành sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ
nghĩa duy vật. Như vậy quá trình hình thành và phát triển quan điểm, tư tưởng triết
học duy vật biện chứng và triết học duy vật lịch sử cũng đồng thời là quá trình hình
thành chủ nghĩa cộng sản khoa học.
Vào năm 1844, Mác và Ăngghen đã gặp nhau, cuộc gặp gỡ lịch sử đó đã bắt
đầu một tình bạn lâu dài, bền vững suốt cả cuộc đời. Sự nhất trí về tư tưởng đã dẫn
tới tình bạn vĩ đại của hai ông, gắn liền tên tuổi của hai ông với sự ra đời và phát

1.2.2 Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời: Trong thời kì từ những năm 1843 – 1844 được coi là thời
kì đóng vai trò quan trọng quyết định tới sự hình thành chủ nghĩa Mác. Mác đã tổng
hợp các quan điểm triết học, kinh tế và chính trị thành một thể thống nhất, toàn vẹn,
trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Và sau khi thấy được “xã
hội công dân” là cơ sở, nguồn gốc của nhà nước và hiểu ra rằng đây mới chính là
“lĩnh vực phải đi vào để tìm ra chiếc chìa khóa giải thích thế giới, giải thích quá
trình lịch sử tự nhiên của xã hội loài người”, Mác đã quan tâm nghiên cứu đời sống
kinh tế, xã hội tư bản nhẳm hiểu rõ chế độ kinh tế của nó, và chứng minh rằng giai
cấp vô sản là lực lượng cơ bản của cuộc cách mạng cộng sản. Và kết quả đầu tiên
của nghiên cứu này là “Bản thảo kinh tế - triết học 1844” được Mác viết từ tháng 4
đến tháng 8 năm 1844, bằng tiếng Đức, công bố toàn văn lần đầu tiên trong Max-
Engel Gesamtausgabe.Erste Abteilung, Bd 3, 1932. Tác phẩm này hiện này được in
trong tập 42 của bộ sách “C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập”, do NXB Chính trị quốc
gia ấn hành năm 2000.
Nét đặc trưng của Bản thảo này là ở chỗ, bằng việc tập trung tìm hiểu các vấn
đề của kinh tế, chính trị học, Mác thể hiện không chỉ như một nhà nghiên cứu kinh
tế mà còn như một nhà triết học và xã hội học, nhà lý luận cách mạng và nhà hoạt
động thực tiễn. Để có được những ý tưởng tạo thành Bản thảo này, Mác đã phải làm
quen với “các tác phẩm của Phoi-ơ-bắc như “Những luận điểm cơ bản trong triết
học của tương lai”, “Khởi thảo tuyên ngôn về cải cách triết học”, của Xây: “Khái
niệm về khoa kinh tế chính trị”, của Xcabếch: “Học thuyết về của cải xã hội”,
Xmít: “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có của các dân tộc” và
của Ricácđô “Về nguyên lí kinh tế chính trị” và một số các ghi chép về kinh tế
chính trị của Ph.Ăngghen” [số 2, tr 87]
15
b. Mục đích của Bản thảo: Xét về mặt nhận thức, Bản thảo này là một công
trình nghiên cứu kinh tế. Tuy nhiên mục đích của nó rộng lớn hơn nhiều. Chủ đề
kinh tế đan xen với các luận điểm triết học, làm rõ mục đích của Mác là “giải thích
trên cơ sở khoa học đời sống của con người, thái độ phê phán đối với phương pháp

6. Những nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Đặc biệt trong Bản thảo đã thể hiện một cách khá toàn diện và có hệ thống
những tư tưởng triết học, khoa học quan trọng về lịch sử, Mác đã cho thấy rõ ràng
sự hình thành tư tưởng cơ bản về lịch sử. Và với tư tưởng đó ông đã có cơ sở khoa
học cho việc xây dựng chính xác hơn những tư tưởng về con người. Bản thảo có ý
nghĩa như “bào thai của hệ thống lý luận khoa học về lịch sử” (sách thầy Chung, tr
43).
17
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN QUAN NIỆM CỦA MÁC VỀ CON
NGƯỜI TRONG “BẢN THẢO KINH TẾ - TRIẾT HỌC NĂM 1844”
2.1 Quan niệm của Mác về bản chất con người
2.1.1 Khái niệm “con người” trong “Bản thảo”
Trong quá trình hình thành quan niệm duy vật lịch sử về con người của Mác,
“Bản thảo kinh tế - triết học 1844” được coi là một dấu mốc quan trọng. Ở đây lần
đầu tiên, khái niệm “con người” được Mác trình bày theo quan niệm duy vật lịch sử
một cách tương đối rõ ràng.
- Từ việc so sánh, phân biệt phương thức hoạt động sống của con người với
phương thức hoạt động sinh tồn của động vật, Mác đã đi đến khẳng định con người
- đó là phương thức tồn tại đặc thù của con người.
Dẫn chứng: “Động vật trực tiếp đồng nhất với hoạt động sinh hoạt của mình.
Nó không phân biệt nó với hoạt động sinh hoạt của nó. Nó là hoạt động sinh hoạt
ấy. Còn con người thì biến bản thân hoạt động sinh hoạt của mình thành đối tượng
của ý trí và ý thức của mình. Hoạt động sinh hoạt của con người là có ý thức. Đó
không phải là cái tính quy định mà con người trực tiếp hòa làm một với tính quy
định đó”.
Hoạt động sinh tồn của con người khác với hoạt động sinh tồn của con vật ở
chỗ: “súc vật chỉ nhào nặn vật chất theo thước đo và nhu cầu của giống loài của
nó, còn con người thì có thể sản xuất theo thước đo của bất cứ giống loài nào và ở
đâu cũng có thể áp dụng thước đo thích dụng cho đối tượng; do đó con người nhào
nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp”.

nghĩa ấy để tìm ra các mối quan hệ giữa con người – con người, con người với tự
nhiên và con người với xã hội.
2.1.2 Con người là thực thể tự nhiên có tính chất người
19
Mác hiểu rằng con người chính là một “sinh vật có tính loài”, là “thực thể tự
nhiên có tính chất người nghĩa là thực thể tồn tại cho bản thân mình và do đó là
thực thể loài” (sách thầy Chung, tr 45).
+ So sánh với “tính loài” của Phoi-ơ-bắc
+Mặt tự nhiên là cơ thể sinh vật của con người và mối liên hệ hữu cơ của nó
với giới tự nhiên ở bên ngoài: “Con người là một bộ phận của giới tự nhiên”, “giới
tự nhiên là thân thể vô cơ của con người”  tư tưởng độc đáo
+ Mặt xã hội chính là toàn bộ hoạt động của con người, trước hết là hoạt động
lao động sản xuất và những mối liên hệ giữa con người với nhau.
 Hai mặt này liên hệ hữu cơ với nhau và đều gắn liền với thực thể người.
Mác đã dựa vào đó để nêu bật những đặc trưng của cđã dựa vào đó để nêu bật
những đặc trưng của con người. Những đặc trưng nhằm vào sự phân biệt con người
với con vật.
2.1.3 Bản chất xã hội của con người
Bản chất xã hội của con người được biểu hiện tập trung trong quan niệm của
ông về hoạt động đối tượng hóa con người – hoạt động lao động sản xuất vật chất.
Nhờ quá trình đối tượng hóa này mà tự nhiên biến thành tự nhiên thứ hai, thành tác
phẩm của con người, “con người có thể nhận thức, chiêm ngưỡng và hưởng dụng
bản thân mình trong thế giới sản phẩm do nó sáng tạo ra” (t. Chung, tr 53).
Dẫn chứng: “Còn đời sống sản xuất thì chính là đời sống có tình loài. Đó là
đời sống đẻ ra đời sống. Tính chất của hoạt động sinh sống bao hàm toàn bộ tính
chất của một chủng tộc nhất định, tính loài của nó, và hoạt động tự do, có ý thức
chính là tính loài của con người”
“Hoạt động sinh sống có ý thức phân biệt trực tiếp con người với hoạt động
sinh sống của con vật. Chính vì thế mà con người là sinh vật có tính loài”.
20

2.2 Quan niệm của Mác về phát triển con người
- Trước hết Mác giả thích phát triển con người, xã hội gắn liền với hoạt động
bản chất của con người, đó là lao động. Ông khẳng định: “Toàn bộ cái gọi là lịch sử
của toàn thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo của con người kinh qua lao động
của con người, sự sinh thành của tự nhiên cho con người”  Tư tưởng của Mác về
phát triển con người đó là quá trình không ngừng xác lập, khẳng định bản chất con
người tức là tính người của con người một cách hiện thực, trước hết là trong lao
động sản xuất.
- Sự phát triển con người còn hàm chứa một quan niệm sâu sắc hơn của Mác
đó là việc khẳng định bản chất con người về thực chất là để cho con người đạt được
trạng thái hòa đồng giữa nó và tự nhiên, giữa con người và xã hội, giữa con người
với con người. Điều đó có nghĩa là để con người có thể đạt tới hình thức cộng đồng
mới, cao hơn, cộng đồng toàn nhân loại. Để đạt được trạng thái đó, cần phải xóa bỏ
tình trạng lao động bị tha hóa và xóa bỏ chế độ tư hữu tư sản. “Đấy là quá trình con
người chiếm lại tự nhiên, thế giới đối tượng, chiếm hữu lại con người bản chất con
người của mình”.
- Ông chỉ ra lịch sử phát triển xã hội loài người nói chung trải qua các giai
đoạn đặc trưng bằng những tổ chức xã hội nhất định, mà giai đoạn hiện nay là chế
độ tư hữu tư sản. Xu hướng chung của toàn bộ lịch sử loài người là đi đến chủ nghĩa
cộng sản, một trạng thái hòa đồng giữa con người với tự nhiên, xã hội và tự nhiên,
con người và con người.
2.3 Quan niệm của Mác về giải phóng con người
- Dựa trên việc khẳng định bản chất con người, Mác đi đến phân tích những sự
tha hóa của con người trong chủ nghĩa tư bản và con người bị đánh mất bản chất
chân thực của mình.
22
Con người tồn tại gắn liền với lao động, lao động trở thành thuộc tính chung
của con người. Nhưng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, lao động của con người
đã bị tha hóa. Theo Mác thì lao động bị tha hóa chính là việc người lao động bị tách
ra khỏi những điều kiện căn bản nhất của quá trình lao động, tức là những công cụ


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status