Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết mười lẻ một đêm của hồ anh thái - Pdf 13


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHÚ XUÂN
KHOA XÃ HỘI – NHÂN VĂN
HOÀNG THỊ TỐ NGA
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU
THUYẾT MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI
TIỂU LUẬN NĂM THỨ BA
NGÀNH : NGỮ VĂN
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Lê Thị Thúy Hằng Hoàng Thị Tố Nga
Huế, 05/ 2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, tôi xin chân thành cảm ơn trường
Đại học Dân Lập Phú Xuân cùng khoa Xã Hội Nhân Văn đã tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Giảng viên Lê Thị
Thúy Hằng đã quan tâm giúp đỡ tận tình tôi về mọi mặt.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!!
Huế, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Tố Nga
A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Văn học là nhân học”, tức văn học lấy con người làm mục đích và đối
tượng của mình. Trong văn học, con người hiện lên một cách cụ thể, sinh động
với tất cả những mối quan hệ của nó. Cũng chính con người với những cảm xúc,
tình cảm đã tạo nên sự kì diệu cho cuộc sống. Người nghệ sĩ trong quá trình sáng
tạo của mình luôn vươn tới cái đẹp, cái hoàn mĩ. Những tác phẩm nghệ thuật
chân chính luôn hướng con người trong cõi nhân gian.
Văn học Việt Nam sau năm 1975 có sự chuyển đổi mạnh mẽ và thu được

dư luận tốt.
Trong đó, quan niệm nghệ thuật về con người là một tiêu chí quan trọng
để đánh giá giá trị của tác phẩm văn học.Cảm nhận tác phẩm là cảm nhân từ cái
nhìn của tác giả về con người thể hiện trong tác phẩm. Đồng thời, quan niệm
nghệ thuật về con người còn được xem là nhân tố cơ bản, là điểm xuất phát cho
mọi sự sáng tạo của nhà văn. Những phương tiện, thủ pháp nghệ thuật được nhà
văn sử dụng trong tác phẩm, từ xây dựng nhân vật, tổ chức kết cấu cốt truyện hay
giọng điệu trần thuật… đều chịu sự chi phối và góp phần thể hiện con người theo
quan niệm của tác giả. Vì vậy, xuất phát từ quan niệm nghệ thuật về con người để
tìm hiểu tác phẩm văn học được xem là một trong những biện pháp quan trọng để
có cái nhìn toàn diện về sự sáng tác của mỗi nhà văn cũng như về một giai đoạn
văn học.
Chọn đề tài :Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mười lẻ
một đêm của Hồ Anh Thái- một tác giả ngày càng được dư luận chú ý nhưng
chưa được đánh giá toàn diện, chúng tôi muốn thể nghiệm quan niệm nghệ
thuật về con người trong tác phẩm văn xuôi của ông. Mặt khác tìm hiểu những

.
tìm tòi cách tân nghệ thuật của cây bút này, phù hợp với dòng chảy của những
cách tân trong văn xuôi Việt Nam hiện nay.
Đặc biệt trong Mười lẻ một đêm, với tiếng cười của mình, Hồ Anh Thái
đã phanh phui những cái nhẽ ra không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên
đang tồn tại trong cuộc sống. Mặt khác, nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận
thức một sự thật: cuộc sống này, ở đây, bây giờ, tất cả đều đang ngổn ngang, và
chắc hẳn để có một trật tự tương đối, sẽ phải mất không ít thời gian và nỗ lực.
Là sinh viên, chúng tôi mang trong mình niềm đam mê tìm hiểu, khát
khao khám quan niệm nghệ thuật về con người trong văn chương nói chung và
trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái nói riêng để qua đó hiểu hơn về con người.
Việc thực hiện đề tài còn là dịp cho chúng tôi bước đầu làm quen, tập
nghiên cứu độc lập một vấn đề văn học, từ đó giúp chúng tôi nâng cao kiến thức

không chỉ bộc lộ qua cảm hứng mà thể hiện rõ qua việc cấu tạo ngôn ngữ, cấu
trúc câu. Chất giễu nhại kiểu grotesque, chất trào tiếu dân gian làm nổi rõ sự va
đập giữa hai mảng sáng tối: một thế giới của văn hóa và một thế giới lộn nhào
mọi giá trị, lố bịch và kệch cỡm. Chính sự dung hợp giữa chất trào tiếu dân gian
và chất suy tưởng bác học ấy đã khu biệt giọng điệu Hồ Anh Thái trong bản hợp
xướng nhiều bè của tiểu thuyết Việt Nam đương đại Việt. Nó được thể hiện qua
những câu trả lời của ông trước báo chí đã cho chúng ta hiểu rõ về những quan
niệm sáng tác mới của mình:
Cho đến trước Mười lẻ một đêm, thiên hạ bảo từ sau Cõi người rung
chuông tận thế (2003), Hồ Anh Thái không viết được cái gì mới hơn nên phải
quay sang “đỡ đầu” các “tài năng trẻ” để chứng tỏ sự - tồn - tại của mình và để
làm văn đàn bấy nay vốn tẻ nhạt thêm “xôm trò”. Anh nghĩ sao về những chuyện
kiểu này?
Thấy văn chương có cái gì hay là tôi muốn giới thiệu cho nhiều người cùng
thưởng thức. Có khi sự nồng nhiệt của mình làm người khác khó chịu. Nhưng dư
luận là cái không nên chống đỡ, và cũng không thể. Nhiều điều cơ bản của đời
sống con người là dựa trên nhầm lẫn và ngộ nhận - đừng có mong không bị người
đời hiểu nhầm! Mà cũng phải tự hỏi lại, chính ta đã làm gì nhiều để người đời
hiểu đúng về mình đâu? Bất kể thế nào thì mỗi ngày tôi vẫn viết ít nhất hai tiếng
đồng hồ. "Kho dự trữ" của tôi còn bản thảo hai tiểu thuyết viết trước Mười lẻ một
đêm nhưng chưa gửi in.
Trong Mười lẻ một đêm người ta thấy hiện rõ bộ mặt Hà Nội và Sài Gòn
với sự “giàu xổi” của giới trí thức, sự kệch cỡm của những “Phòng khách”, sự tẻ
nhạt của lớp thị dân, thói trưởng giả của giới thượng lưu... Vì sao đời sống thị dân
luôn trở đi trở lại trong các sáng tác của anh? Phải chăng vì anh cũng là một
công chức “sáng cắp ô đi, tối vác về” nên mới thấm thía hết cái nhợt nhạt, nhàn
nhạt của những “ao đời bằng phẳng” ấy ?.
Dịp đầu năm, có tờ báo mời viết truyện ngắn nhằm vào đối tượng độc giả
là nông dân, tôi phải lập tức trình bày: tôi không biết gì về nông thôn cả. Nếu
không có hai lần đi sơ tán thời chống Mỹ thì tôi không có một tí kỷ niệm nào về

phẩm của anh [3, tr 350].
Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét: Văn viết lạ…có lẽ không chỉ ở sự tinh tế ở
văn phong, lối biểu đạt độc đáo, nhuần nhuyễn trong cấu tứ; mà chính ở chỗ anh
đã cho thấy những giao nhịp phức điệu giữa con người cá thể và nhân loại [3, tr
342].
Không dừng lại ở đó những sáng tác của Hồ Anh Thái cũng đã thực sự thu
hút và tạo được ấn tượng trong lòng các tác giả nước ngoài qua những nhận xét
chủ yếu tập trung chỉ ra cái nhìn dũng cảm của nhà văn về hiện “thực khi thế giới
thảm hại đi qua chiến tranh và sử dụng thay đổi văn hóa, cùng với văn phong vừa
hài hòa vừa sâu sắc của tác giả”:
Tiến sĩ văn học Ấn Độ K.Pandey đã từng nhận xét truyện ngắn viết về Ấn
Độ của Hồ Anh Thái trên báo The Hindustan là: Những dòng chữ của Hồ Anh
Thái là những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm đúng huyệt tính cách Ấn Độ[3,
tr 322]
Nhà văn Wayne Karlin (Mỹ) viết: Với lòng kính trọng và tình yêu, anh
chấp nhận điểm xuất phát của mình trong lịch sử và văn học nước nhà, nhưng
cùng mở hướng ra cho những ảnh hưởng khác – nổi bật là chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo Mỹ la tinh và tác phẩm của nhà văn Pháp gốc Czech Milan Kundera và
anh đã để cho tác phẩm của mình đưa văn học Việt Nam đương đại đi theo những
hướng mới [5, tr 391].
Còn rất nhiều bài viết về văn xuôi Hồ Anh Thái, trên đây chỉ là những
bài viết về tác phẩm tiêu biểu. Có nhiều bài viết cần bàn luận thêm nhưng hầu hết
các ý kiến đều khẳng định Hồ AnhThái là cây bút triển vọng, có phong cách đa
dạng, có cái nhìn đa chiều về hiện thực, có những cách tân về nghệ thuật. Qua
những tài liệu chúng tôi nhận thấy: chưa có nhiều công trình nghiên cứu quan
niệm nghệ thuật về con người trong các sáng tác của Hồ Anh Thái, bao gồm cả
tiểu thuyết Mười lẻ một đêm. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu quan niệm
nghệ thuật về con người trong sáng tác Hồ Anh Thái nói chung và trong tiểu
thuyết Mười lẻ một đêm nói riêng có thể xem là một hướng nghiên cứu hợp lý, có
ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao. Từ đó thấy được ý nghĩa thẩm mỹ đậm

Chương 1: Hồ Anh Thái – Hành trình sáng tạo nghệ thuật.
Chương 2: Những kiểu quan niệm về con người trong tiểu thuyết Mười lẻ
một đêm của Hồ Anh Thái.
Chương 3: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mười lẻ
một đêm của Hồ Anh Thái nhìn từ phương thức biểu hiện.
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: HỒ ANH THÁI – HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ
THUẬT
1.1.Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Anh Thái
1.1.1. Cuộc đời
Hồ Anh Thái là một nhà văn đã và đang gây xôn xao trong văn học những
năm gần đây. Ông sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội, quê gốc ở Nghệ
An, tuổi nhỏ sống cùng gia đình tại Nam Định. Tốt nghiệp phổ thông năm 1977
rồi học Đại học Ngoại giao và nhận được bằng cử nhân năm 1983. Trong khi làm
việc ở Bộ Ngoại giao, Hồ Anh Thái được cử đi làm nghiên cứu sinh ở Ấn Độ. Tại
xứ sở được ví là Thiên đường của các thần linh ấy, ông đã học hỏi và rất nhanh
chóng thông thạo tiếng Hinđi. Nhờ vậy, ông đã có thể đi khắp Ấn Độ, vào các
chùa chiền để nghiên cứu văn hóa và tôn giáo, đồng thời khám phá những bí ẩn
sâu kín của đất nước rộng lớn này. Sau khi nhận bằng tiến sĩ Đông phương học,
ông được giữ lại làm ở đại sứ của Việt Nam tại Ấn Độ. Với cương vị mới, ông lại
có thêm điều kiện thâm nhập đời sống văn hóa tinh thần phong phú của người Ấn
Độ. Hồ Anh Thái còn đi xa hơn nữa tới cả những miền đất nơi Phật giáo Ấn Đô
lan tỏa tới. Những trải nghiệm và hấp thu một cách tự nhiên đời sống tâm linh,
văn hóa tinh thần phong phú ở Ấn Độ chính đã tạo ra cái chất “thiền” đặc sắc
trong các sáng tác của nhà văn. Từ Ấn Độ trở về, ông vẫn là một công chức ngoại
giao, nhưng ông nói công việc thực sự của mình là viết văn.
Không chỉ nhiều năm học tập và công tác ở Ấn Độ mà Tây Tạng cũng là nơi
đem lại nhiều kinh nghiệm, kiến thức quí báu cho Hồ Anh Thái và hiện ông đang
đảm trách chức vụ tham tán, phó Đại sứ nước Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo
IRAN. Là tiến sĩ ngành văn hóa Phương Đông; từng là chủ tịch Hội Nhà văn Hà

cựu chiến binh đó đến làm việc trong một lâm trường trên đảo Cát Bạc. Đây là câu
chuyện về cuộc chiến đấu tiếp tục của họ, hoặc là đau đớn chống lại những ham muốn
nhục dục thường tình, hoặc là nhẫn nhục thèm khát có một chút con làm nơi nương tựa
lúc cuối đời. Dù là nhà văn rất trẻ, nhưng ông đã đặt vấn đề về tình dục, về bản năng
con người và nhu cầu làm tròn thiên chức người phụ nữ. Đặc biệt, đề tài của tiểu thuyết
thực sự táo bạo, là cái giá mà những nữ cựu chiến binh phải trả trong cuộc chiến tranh
chống Mỹ thật ghê gớm. Năm 1986, Hồ Anh Thái lại xuất bản tiểu thuyết Vẫn chưa tới
mùa đông. Và năm này ông cũng viết xong tiểu thuyết Người và xe chạy dưới trăng.
Sức viết của ông thật dồi dào, rất hiếm thấy trong số các nhà văn Việt Nam thời ấy và
cả hiện nay. Bây giờ nhìn nhận lại hiện tượng Hồ Anh Thái, chúng tôi thấy, ngay từ khi
bắt đầu sáng tác, ông đã thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc viết văn. Điều này, sang
đầu thế kỷ XXI hầu hết các nhà văn nước ta còn chưa ý thức được.
Năm 1987, tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng được xuất bản.
Trong những truyện ngắn đầu tay, Hồ Anh Thái viết về đời sống tinh thần của
những thanh niên, sinh viên cùng trang lứa với những khao khát về cái đẹp, vươn
tới cái lương thiện. Nhưng rồi càng đi càng phải giữ mình trong sạch, mà đời cứ
luôn muốn nhấn người ta vào sắc dục, vào những chỗ không được lương thiện
lắm. Cuộc sống xã hội thời gian đó với những xô dập ghê gớm. Các nhân vật
trong tiểu thuyết đều còn trẻ, Toàn, Hiệp, Trang, Minh... mỗi người một số phận,
bị cuộc sống xô dạt về những nẻo khác nhau và họ phải vật lộn với số phận trên
con đường của đời mình. Với Người và xe chạy dưới ánh trăng, Hồ Anh Thái đã
khẳng định được một vị trí trong đời sống văn chương Việt Nam. Năm 1989, ông
lại viết tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra. Nhưng, Hồ Anh Thái kể lại những
câu chuyện chiến tranh nhằm đặt ra những vấn đề bức thiết của cuộc sống những
năm tám mươi, thế kỷ XX.
Đầu những năm 1990, sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều nước
Âu – Mỹ, đặc biệt là 6 năm tại Ấn Độ, ông trở lại trên văn đàn với những chùm
truyện ngắn độc đáo, hài hước mà thâm trầm về Ấn Độ: Người đứng một chân,
Người Ấn, Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Cuộc đổi chác…
Từ năm 2000, ông có những tác phẩm được đánh giá cao và gây tranh luận

• Namaskar! Xin chào Ấn Độ (2008)
• Hướng nào Hà Nội cũng sông (2009)
1.2 Tác phẩm Mười lẻ một đêm và quan niệm sáng tác của nhà văn
1.2.1. Đôi nét về tác phẩm Mười lẻ một đêm
Mười lẻ một đêm ra mắt bạn đọc năm 2006, khi mà tiểu thuyết Việt đã có
nhiều những trang viết thành danh, thể hiện rõ lối cách tân mạnh mẽ. Nhưng Hồ
Anh Thái vẫn không bị che mờ bởi những tên tuổi cùng thời và của cả chính mình,
ông vẫn thể hiện một lối trần thuật riêng, có sự nối tiếp của những sáng tạo trước
đó của mình và có những bước tiến rõ rệt, thể hiện một văn tài đáng chú ý.
Bằng tiếng cười, tác giả của Mười lẻ một đêm đã phanh phui những cái nhẽ
ra không có quyền tồn tại song lại nghiễm nhiên đang tồn tại trong cuộc sống. Mặt
khác, nhà văn cũng buộc người đọc phải nhận thức một sự thật: cuộc sống này, ở
đây, bây giờ, tất cả đều đang ngổn ngang, và chắc hẳn để có một trật tự tương đối,
sẽ phải mất không ít thời gian và nỗ lực.
Mười Lẻ Một Đêm không phải là câu chuyện của một đời người mà là câu
chuyện của một xã hội đầy ấp những bi hài đầy màu sắc theo lời kể của nhân vật
trong truyện. Câu chuyện này được bắt đầu bằng tình huống cố tình được tổ chức
giống như cách bắt đầu truyện ngắn, bằng một lát cắt thời gian, trong một không
gian rất hẹp: một đôi tình nhân lâm tình huống, bị nhốt trong căn hộ trên tầng 6
chung cư suốt mười một ngày đêm. Tình huống này, từ góc nhìn báo chí, có thể
viết gọn vào một tin ngắn: một đôi từng yêu nhau thời trẻ, rồi chia tay, ai cũng
lập gia đình. Sau hơn mười năm tình cũ không rủ cũng về, họ được người bạn
cho mượn căn hộ tầng 6. Anh bạn họa sĩ tốt bụng, hồn nhiên khóa cửa buổi sáng,
hẹn chiều về giải phóng đôi tình nhân, nhưng anh ta biến mất tăm. Mười lẻ một
đêm bị nhốt, đôi tình nhân nếm trải đủ mọi hỉ nộ ái ố của cuộc đời thu nhỏ, trong
tình thế oái oăm, cho đến khi họ thoát khỏi cảnh ngộ dở khóc dở cười ấy. Và kết
cục chẳng hề có hậu: đôi tình nhân chia tay vĩnh viễn.
Phải nói ngay rằng, tay nghề tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đã thực là cao tay
ấn trong tiểu thuyết này. Cả tiểu thuyết có thể dễ dàng tóm gọn trong một cái tin,
như những cái tin được thông báo đầy rẫy trên báo chí hàng ngày. Cách kể

các hôn nhân quyền cao chức trọng dắt nhau tìm các trang trại khai hoang
Trong suốt câu chuyện là giọng văn hài hước và khá châm biếm của tác
giả, người đọc cười ra nước mắt khi thấy chi tiết một ông nhận quà của cấp dưới..
sao chỉ có mỗi cái đầu nhỉ?.
Cuộc đời nhân vật “anh” thì ba chìm bảy nổi, anh kinh doanh du lịch khi mở
cửa rồi lại làm nhà sản xuất phim trong cơ chế thị trưòng nhưng rồi vì con đã
tránh xa nhiều nơi hư ảo ấy để rối nhận ra nhiều điều mặt trái của cuộc sống.
“Chị” thì từ vị trí phái gia trở thành vị phu nhân trong tầng lớp mới giàu có thăng
quan tiến chức hay như mua đất giá rẽ xem ra chi là mua vui cho qua ngày cho
những người thừa tiền.
Cuộc ngoại tình trớ trêu của hai nhân vật chính được đưa đến đỉnh điểm khi
mà họ bị nhốt một cách không cố ý, lơ lửng dường như cả thế giới này dừng tồn
tại bởi những lý do tế nhị bởi việc tạo ra những chuẩn mực đạo đức để rồi bị
chính những cái đó cấm cừ.
Mượn cớ là một câu chuyện tình nhưng cảm nhận của chúng ta lại xa hơn rất
nhiều phải chăng những trăn trở của đời thường vẫn còn vương vấn đâu đây khi
mà đọc truyện để rồi khi thấy bóng hình trên đó và để rồi có người sẽ chợt giật
mình hoặc có người khác thì lại mỉm cười độ lượng khi gấp quyển sách trên tay.
Nhưng dù sao đi chăng nữa, chỉ riêng việc khiến cho độc giả có thể cười khi
đọc Mười lẻ một đêm - trong bối cảnh một tình hình văn học quá ưa đạo mạo
nghiêm túc - đã là một thành công của nhà văn Hồ Anh Thái. Và để kết thúc bài
viết này, xin lặp lại một câu của Milan Kundera trong tập Những di chúc bị phản
bội: "Tim tôi đau thắt, khi nghĩ đến ngày Panurge không còn gây cười". Chính
những nét mới lạ, độc đáo cả về nội dung lẫn hình thức mà tiểu thuyết Mười lẻ
một đêm của Hồ Anh Thái đã đem lại những dấu ấn, những trải nghiệm cho công
chúng Việt Nam và thế giới.
Mười lẻ một đêm là một câu chuyện rộng lớn về cuộc sống thể hiện một cái
nhìn bao quát, khả năng phản ánh và phân tích những tồn tại trong xã hội, một tài
bút hài hước kiểu mới của tác giả. Tác phẩm một lần nữa khẳng định vị trí của
Hồ Anh Thái, thể hiện những bước tiến dài của ông trong nghệ thuật tiểu thuyết.

đáo, mà ngay cả với cái cách ông ứng xử trong làng văn. Trong lịch sử văn học
hiện đại Việt Nam chưa từng có một hội viên Hội Nhà văn nào lại từ chối tặng
thưởng của Hội. Nhưng Hồ Anh Thái thực sự là một con người có cá tính và
cũng rất đúng mực khi ông thẳng thắn nói rằng: Nhà văn đích thực phải là người
tử tế, cũng giống như nghề văn là một nghề cao quý…còn những cái mác, những
danh hiệu thì hãy coi chừng! Không khéo chỉ vì những thứ ấy mà bệnh ảo tưởng
của nhà văn càng nặng đấy.
Từng quan niệm viết tiểu thuyết là một giấc mơ dài, với những điều mà đời
thực không có, Hồ Anh Thái, trong một thập kỷ qua, đã đạt được những thành
tựu đáng kể trong lao động viết tiểu thuyết nhọc nhằn của một nhà văn thực sự
coi viết là một nghề. Giấc mơ dài này hiển thị bằng mấy cuốn tiểu thuyết gây
được sự chú ý trên văn đàn, đặc biệt là Cõi người rung chuông tận thế.
Đã có người so sánh rằng: cuốn tiểu thuyết này mới đến mức giống hệt sự ở
lì của thằng-bé- bào-thai trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh,
đến tháng đến ngày vẫn không muốn chào đời, vì nghe thấy cuộc đời thật lắm
phiền phức, sách nhiễu, phức tạp..., thà nằm im bụng mẹ, sướng hơn. Song thực
ra, Cõi người rung chuông tận thế, do một lối viết mới khiến biên tập viên không
dễ ứng xử, đã bị nằm yên trong cõi mê riêng của tác giả lâu đến mức ngoài ý
muốn, sáu năm trời. Nó đã lênh đênh qua dăm sáu nhà xuất bản, và chỉ nhờ
duyên may mới được chào đời ở NXB Đà Nẵng, tận miền Trung xa ngái. Có lẽ vì
nó gây hấn người đọc quá chừng, bởi cách viết “đa thanh” trong giọng kể nhiều
biến điệu của chủ thể tiểu thuyết Hồ Anh Thái, lại được dồn nén trong chưa đầy
300 trang, vừa đủ đọc trên một chuyến máy bay sang Paris chẳng hạn, nhưng lại
khiến người đọc phải ngẫm nghĩ rất lâu sau đó về cõi người ta. Chẳng phải ngẫu
nhiên mà cuốn tiểu thuyết này liên tiếp được tái bản và gây ra được những tranh
luận nhiều chiều từ người đọc.
Thực ra, cái viết trong mấy chục năm cầm bút của Hồ Anh Thái, nhìn từ cái
đọc của người đọc tiểu thuyết, có thể nói, đã được tạo lập, không chỉ một giấc mơ
dài, mà là một chuỗi giấc mơ tiểu thuyết, với mỗi tác phẩm ra đời là một-giấc-
mộng-con độc đáo.

về văn chương của mình. Ông cho rằng: Văn chương không cao quý hơn cũng
không tầm thường hơn giá trị tự thân nó vốn có. Còn nói chuyện sứ mệnh, nghe to
tát quá. Cuộc đời cần nhà văn như cần mọi người làm nghề khác, không thể thiếu
một nghề một người nào. Tuy nhiên, ở một xã hội đang vươn tới văn minh, nhiều
khi không có văn chương cũng chẳng ai thấy thiếu đâu.
Đồng thời, Hồ Anh Thái đề cập đến vấn đề nhiều người cầm bút thường bị
ám ảnh vì những ảo tưởng văn học: Ở một mức độ nào đó, thế gian này là cả một
hình ảnh huyễn tưởng trong vũ trụ. Văn chương nghệ thuật là hình bóng, là bản
sao của cõi huyễn tưởng đó. Cả ở những nghề khác, cả trong khoa học kỹ thuật,
người ta cũng đầy ảo tưởng về mình, về môi trường của mình. Đó là một thứ thuốc
giảm đau, nhờ nó người ta quên được thực tế nghiệt ngã về bản thân. Người ít ảo
tưởng giống như không chịu dùng thuốc giảm đau. Hình như tôi thuộc loại người
này. Còn “ảo tưởng” hiểu theo nghĩa bị nhân vật và cuộc sống trong tác phẩm
đang viết bắt mất hồn vía, thì nhà văn nào mà chẳng có lúc như trong "cõi mộng”.
Hồ Anh Thái đã luôn thay đổi, tự làm mới mình qua đề tài, cảm hứng và
phương pháp sáng tác. Nhà văn cho rằng: Hiện thực và không gian nghệ thuật của
mỗi cuốn sách đòi hỏi một cách xử lý riêng, một giọng điệu riêng, một văn phong
riêng… có phong cách là phải đa giọng điệu [3, tr 299]. Với trí tưởng tượng
phong phú và năng lực cảm nhận sâu sắc cuộc sống đã giúp cho nhà văn chiếm
lĩnh được hiện thực rộng lớn, đa chiều.
Nếu tiểu thuyết là nơi Hồ Anh Thái thể hiện bằng cái nhìn mới mẻ, thì
truyện ngắn ẩn chứa những cái nhìn ở chiều sâu triết lý, tâm linh và nhận thức về
cuộc sống, con người. Bằng suy tưởng, Hồ Anh Thái đã tái tạo và sáng tạo những
mảng hiện thực khác nhau, kì ảo đến ma quái nhưng rất thực. Một hiện thực phi
lý, phi logic nhưng có lý, phù hợp với triết lý nhà phật về luật nhân quả, luật quả
báo. Sự thay đổi của ông Diên (Món tái dê), Khoa (Vẫn tin vào chuyện thần tiên),
… chính yếu tố kì ảo làm cho hiện thực hấp dẫn, lung linh hơn và trở thành một
thủ pháp nghệ thuật của Hồ Anh Thái.
Hiện thực đối với Hồ Anh Thái là cõi tâm linh huyền bí, mang tính văn hóa
khi viết về Ấn Độ. Người Ấn là sự bất lực của phương Tây trước các giá trị thần

con người.
Trong xu hướng đổi mới dân chủ, khi văn học văn học bắt đầu đi vào khám
phá con người ở muôn mặt của cuộc sống đời thường, thì những giá trị tinh thần,
khát vọng cá nhân được đề cao. Con người cá nhân ở đây không phải là con
người của chủ nghĩa cá nhân, của cái tôi cực đoan, mà là những số phận nằm
trong mối quan hệ với xã hội. Đằng sau mỗi con người, mỗi thân phận đó luôn là
những vấn đề có ý nghĩa thời đại. Vấn đề số phận cá nhân đã khơi nguồn cho một
cảm hứng nhân văn mới mẻ.
Hồ Anh Thái đã có một cái nhìn mới, rất riêng và cảm hứng nhân văn ở ông
thấm đẫm cái nhìn yêu thương đối với con người. Chính những giá trị nhân văn,
nhân bản đời thường đã tạo nên chất men say, khơi nguồn cho cảm hứng sáng tác
của ông. Các sáng tác thời kì đầu của Hồ Anh Thái là sự khúc xạ từ chính môi
trường cuộc sống học sinh, sinh viên của ông. Trong đó người đọc bắt gặp những
cảm xúc ngại ngùng, e ấp, rụt rè nhưng rất chân thành của tình yêu đầu đời(
Những cuộc kiếm tìm, Chàng trai ở bến đợi xe, Người và xe chạy dưới trăng,
Trong sương hồng hiện ra…), những trăn trở băn khoăn và sự ân hận, hối lỗi của
những tâm hồn mới lớn, đã xác định cho mình con đường đúng đắn( Nằm ngủ
trên ghế băng, Chàng trai ở bến đợi xe…). Người đọc còn bắt gặp những tình
cảm yêu thương cảm thông với bạn bè với người thân và mọi người xung quanh(
Cánh võng không người, Mảnh vỡ của đàn ông…). Và cả nỗi xót xa thương cảm
cho nhưng đứa trẻ bị bỏ rơi giữa cuộc đời( Lũ con hoang).
Với số lượng tác phẩm tương đối, Hồ Anh Thái đã chứng tỏ là người nắm
bắt rất tinh tế nhịp sống thời đại cả trên bề nổi cũng như chiều sâu mạch ngầm.
Tác phẩm của ông đã tái hiện nhiều kiếp người, cảnh người ở nhiều thời điểm
khác nhau, qua đó thể hiện những cảm nhận sâu sắc của mình về nhân sinh. Và
chính những quan niệm trên, Hồ Anh Thái đã đem đến cho người đọc những cách
cảm nhận riêng về cuộc sống, về con người.
1.3. Hồ Anh Thái trong dòng chảy văn học Việt Nam sau 1975
1.3.1. Diện mạo của văn học Việt Nam sau 1975
Năm 1986 là dấu mốc quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và đời

hoá đọc. Thể loại tiểu thuyết với những tác phẩm mở đường cho thời kỳ đổi mới
như Thời xa vắng (Lê Lựu), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân) và tiếp đó là những
tiểu thuyết ghi nhận thành tựu của thể loại: Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh),
Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương
Hướng) đã kích thích các cây bút nỗ lực không ngừng trong sáng tạo và thể
nghiệm: Ngược dòng nước lũ (Ma Văn Kháng), Cơn giông (Lê Văn Thảo), Cõi
người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái), Người đi vắng,
Thoạt kỳ thuỷ (Nguyễn Bình Phương), Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối (Tạ
Duy Anh), Người sông mê (Châu Diên), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Mẫu thượng
ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh),…
Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới xuất hiện hiện tượng một số cây bút đã
từng sống ở Việt Nam, nay đang sống, làm việc ở hải ngoại như Nguyễn Mộng
Giác, Lê Ngọc Mai, Lê Minh Hà, Đoàn Minh Phượng, Thuận, Nguyễn Danh
Bằng, Nguyễn Văn Thọ, Vũ Hoàng Hoa,… đa số là của các tác giả nữ đã đem

Trích đoạn Dấu ấn của Hồ Anh Thái trong văn học Việt Nam sau Con người trống rỗng, lạc loài. Con người tha hóa. Con người hướng thiện. Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status