Quan niệm của Augustinô về con người và ảnh hưởng của nó đến triết học hiện sinh của Karl Jaspers - Pdf 25


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ MỸ QUỲNH
QUAN NIỆM CỦA AUGUSTINÔ VỀ CON NGƯỜI
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN TRIẾT HỌC
HIỆN SINH CỦA KARL JASPERS LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Triết học


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học

Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Vũ Hảo
105
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
CỦA AUGUSTINÔ 10
1.1. Tiền đề hình thành tư tưởng triết học của Augustinô 10
1.1.1. Bối cảnh lịch sử 10
1.1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành triết học của Augustinô 13
1.2. Đôi nét về thân thế và các tác phẩm của Augustinô 20
1.2.1. Thân thế 20
1.2.2. Tác phẩm của Augustinô 25
1.3. Tổng quan về tư tưởng triết học của Augustinô 27
Chương 2: QUAN NIỆM CỦA AUGUSTINÔ VỀ CON NGƯỜI 32
2.1. Nguồn gốc và những đam mê chi phối con người 32
2.1.1. Nguồn gốc của con người 32
2.1.2. Những đam mê chi phối con người 36

tâm của con người chính là Augustinô, thuộc hàng các triết gia trụ cột của tư
tưởng Kitô giáo và cũng là người xây dựng nền tảng cho triết học Tây Âu
trung cổ.
Augustinô chính là một trong những người đầu tiên đề cập đến con
người cá nhân. Ông cũng là một trong những người đầu tiên thăm dò cái tôi bí
ẩn của con người, coi đó là cách tìm kiếm chính mình. Đối diện với thời đại,
với xã hội đầy biến động lúc đó, Augustinô đã cho thấy những mâu thuẫn
trong nội tâm của con người. Đó là sự khủng hoảng trong lựa chọn hệ giá trị,
sự lúng túng của con người trong việc tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Do
vậy, tư tưởng sâu sắc ấy của Augustinô có sức sống kỳ lạ dù đã trải qua hàng
nghìn năm với những thăng trầm của lịch sử. Tầm ảnh hưởng sâu rộng của

2
Augustinô trong dòng chảy tư tưởng, trong văn hoá phương Tây và nhân loại
bắt nguồn từ sự sáng tạo độc đáo trong tư tưởng của ông. Augustinô đã đề cập
đến những vấn đề có tính chất vượt thời đại về con người với những suy tư
sâu sắc. Theo Augustinô, mục đích tối thượng của con người là có được hạnh
phúc và tự do thực sự. Đây cũng là mục tiêu mà cho tới nay chúng ta vẫn
đang theo đuổi.
Tư tưởng của Augustinô, do đó thực sự đã trở thành cội nguồn của
nhiều trường phái triết học sau này, trong số đó, phải kể đến chủ nghĩa hiện
sinh. Có thể dễ dàng thấy ảnh hưởng của Augustinô trực tiếp hoặc gián tiếp ở
khuynh hướng hiện sinh hữu thần, trong đó có triết học hiện sinh của Karl
Jaspers. Jaspers đã khẳng định sự phát triển thần tốc của kinh tế và khoa học
kỹ thuật không đồng nhất với sự tăng tiến tự do và hạnh phúc của con người.
Thậm chí, Jaspers còn cảnh báo, trong bối cảnh khoa học lên ngôi, con người
càng dễ đánh mất nhân cách độc đáo, bị biến thành “cái đinh ốc” trong guồng
quay của xã hội công nghiệp hiện đại. Điều đó khiến con người bị cuốn theo
những biến động nhanh chóng của xã hội. Con người chìm trong lo âu, bất an,
cô đơn và đau khổ. Theo Jaspers, mỗi con người là một nhân cách độc đáo,

tưởng nhân loại và thực tiễn lịch sử ở các quốc gia đã trải qua quá trình công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong bối cảnh như vậy, tôi lựa chọn vấn đề:
“Quan niệm của Augustinô về con người và ảnh hưởng của nó đến triết
học hiện sinh của Karl Jaspers” làm cho đề tài luận văn của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về triết học trung cổ và
triết học hiện sinh, cũng như về Augustinô và Karl Jaspers. Tuy nhiên, ở Việt
Nam chưa có công trình chuyên khảo nghiên cứu về quan niệm con người của
Augustinô và sự ảnh hưởng của nó đến triết học hiện sinh của Karl Jaspers. Từ đây, các chữ số trong ngoặc vuông được hiểu như sau: - Số thứ nhất là số thứ tự tài liệu tham khảo.
- Số thứ hai là số trang tài liệu tham khảo.

4
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về
Augustinô và Jaspers còn hạn chế, đặc biệt là những công trình chuyên khảo.
Những quan điểm về Augustinô hay Jaspers hầu hết chỉ mới được đề cập
trong một số giáo trình lịch sử triết học liên quan tới thời trung cổ, hay triết
học phương Tây hoặc triết học phương Tây hiện đại nhưng cũng còn khá
khiêm tốn. Trong số các công trình này, có thể kể đến các công trình dưới
đây.
1. Trần Thái Đỉnh (1967): Triết học hiện sinh
Đây là công trình nghiên cứu tương đối sớm ở Việt Nam về triết học
hiện sinh nói chung và tư tưởng của Karl Jaspers nói riêng. Tác giả đã đề cập
đến những nội dung cơ bản và khái quát về triết học hiện sinh của Jaspers và
trình bày tư tưởng triết học của Jaspers theo hệ thống nhất định, trong đó
những nội dung và các khái niệm trong triết học hiện sinh của Jaspers đã được
đề cập và phân tích khá công phu. Tuy nhiên, ngôn từ trong tác phẩm còn

đã trình bày bức tranh tổng quan về triết học hiện sinh: từ bối cảnh ra đời đến
tư tưởng của các triết gia tiêu biểu, trong đó có triết gia Karl Jaspers. Các tác
giả đã đề cập đến những nội dung quan trọng trong tư tưởng triết học hiện
sinh của Jaspers, đặc biệt là các khái niệm trong triết học hiện sinh của
Jaspers được trình bày rất hệ thống. Các khái niệm này đã được các tác giả
phân tích khá sâu sắc. Tác phẩm này được xem là công trình tương đối tổng
quát về tư tưởng của Jaspers.

6
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài:
Augustinô và Jaspers là hai triết gia tiêu biểu ở phương Tây trong
những giai đoạn lịch sử khác nhau. Do đó, các học giả ở nhiều quốc gia đã
nghiên cứu về tư tưởng của hai ông với những công trình có giá trị. Tuy
nhiên, do nhiều hạn chế, luận văn không thể lược khảo tình hình nghiên cứu ở
nước ngoài về Augustinô và Jaspers một cách hệ thống. Luận văn chỉ tập
trung vào một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã được
dịch sang tiếng Việt.
1. Lưu Phóng Đồng (1994): Triết học phương Tây hiện đại, tập 3,
(người dịch: Phạm Đình Cầu)
Công trình đã đề cập đến những nội dung cơ bản và khái quát về triết
học hiện sinh của Jaspers. Đặc biệt, tác giả trình bày tư tưởng triết học của
Jaspers theo hệ thống nhất định, trong đó những nội dung và các khái niệm
trong triết học hiện sinh của Jaspers đã được đề cập và phân tích khá công
phu. Tuy nhiên, ngôn từ trong tác phẩm còn mang nhiều hàm nghĩa.
2. Crane Brinton (2007): Con người và tư tưởng phương Tây, (người
dịch: Nguyễn Kiên Trường)
Tác phẩm nghiên cứu tư tưởng phương Tây theo dòng chảy của lịch sử

chính là một trong những nguồn tư liệu tin cậy trong việc tìm hiểu quan niệm
của Augustinô về con người.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ quan niệm của Augustinô về con
người và phân tích ảnh hưởng của quan niệm này đến triết học hiện sinh của
Karl Jaspers. 8
Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích bối cảnh ra đời tư tưởng triết học của Augustinô
- Phân tích những nội dung cơ bản, giá trị và hạn chế của quan niệm
của Augustinô về con người.
- Phân tích những ảnh hưởng tư tưởng của Augustinô trong dòng chảy
tư tưởng phương Tây, như một trong những tiền đề tư tưởng sâu xa của chủ
nghĩa hiện sinh nói chung và triết học hiện sinh của Karl Jaspers nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quan niệm của Augustinô về con người
và sự ảnh hưởng của nó đối với triết học hiện sinh của Karl Jaspers.
Phạm vi nghiên cứu
Cả hai triết gia Augustinô và Jaspers để lại cho chúng ta hàng chục tác
phẩm. Tuy nhiên, luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng của Augustinô
thông qua hai tác phẩm: Tự thuật
*
(Confessiones) và Thành đô của Chúa (De
civitate Dei); Đối với tư tưởng triết học hiện sinh của Karl Jaspers chủ yếu
thông qua tác phẩm Nhập môn triết học (Einfűhrung in die philosophie) và tác

một nguồn gốc tư tưởng sâu xa của triết học hiện sinh nói chung và tiêu biểu
là tư tưởng triết học hiện sinh của Karl Jaspers.
Luận văn phân tích giá trị và hạn chế lịch sử của Augustinô và Jaspers
về vấn đề con người.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy những nội dung có liên quan đến tư tưởng triết học của Augustinô, triết
học của Karl Jaspers nói riêng, triết học thời trung cổ và triết học hiện sinh
nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn có 3 chương và 8 tiết.
10
Chương 1
BỐI CẢNH VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
CỦA AUGUSTINÔ

1.1. Tiền đề hình thành tư tưởng triết học của Augustinô
1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời của triết học của Augustinô gắn liền với
giai đoạn đế chế La Mã đang suy tàn và sự hình thành chế độ phong kiến
trung cổ ở Tây Âu. Trong bối cảnh lịch sử đầy biến động và khủng hoảng,
Augustinô đã đề cập đến vấn đề con người và khát vọng tìm kiếm hạnh phúc
cho con người. Đây cũng chính là một vấn đề trọng tâm trong triết học của
ông.

“quá độ”, thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn Hi - La cổ đại sang giai đoạn trung
cổ. Do đó, tất cả mọi mặt của điều kiện kinh tế - xã hội đều có những bước
chuyển mình. Đây là thời kỳ diễn ra sự biến động và khủng hoảng sâu sắc về
xã hội và tư tưởng, trong đó nổi bật là khủng hoảng về hệ giá trị. Hệ giá trị
của Hi - La cổ đại mất dần vị thế. Hàng loạt giáo thuyết, học thuyết xuất hiện
nhằm tạo ra một hệ giá trị mới thay thế cho sự suy tàn của hệ giá trị cũ. Trong
số những học thuyết lúc đó, nổi bật là Kitô giáo.
Sự suy tàn của đế chế La Mã lại trở thành một trong những điều kiện
mở đường cho sự thắng lợi của Kitô giáo. Vào thế kỷ IV, Kitô giáo đã chinh
phục toàn bộ Địa Trung Hải, đặc biệt với “chỉ dụ Milan” của hoàng đế
Constantine năm 313, Kitô giáo đã mở rộng sang đế chế La Mã. Cuối thế kỷ
IV, dường như đa số dân cư phần phía đông của đế chế La Mã đã được Kitô
hoá. Đó chính là khởi đầu của vương quốc Kitô giáo. Tuy nhiên, sự dễ dàng

12
của niềm tin tôn giáo ấy đã khiến cho Kitô giáo đối diện với nguy cơ đức tin
bị sao nhãng và sự cạnh tranh của các học thuyết khác. Lúc này, mặc dù Kitô
giáo đang dần khẳng định được vị thế của mình nhờ sự nhiệt huyết của những
vị thánh đầu tiên của giáo hội. Tuy nhiên, để chống lại giáo lý của những học
thuyết khác vẫn cần có sự luận chứng cho Kitô giáo một cách hệ thống.
Từ bối cảnh lịch sử như vậy đã xuất hiện những giáo phụ học đầu tiên
đặt nền móng cho Kitô giáo như: Phaolo, Origien, Tectulieng, Justin,
Ambrosio, Augustinô … Trong đó, Augustinô được xem là một trong những
nhà giáo phụ học vĩ đại nhất, là một trong những trụ cột của Kitô giáo và tư
tưởng phương Tây. Các giáo phụ còn được xem như những người xây dựng
nền tảng cho triết học và thần học trung cổ. Họ cũng đồng thời đóng vai trò là
chiếc cầu nối triết học cổ đại và triết học trung cổ.
Thời kỳ giáo phụ học là giai đoạn đầu của thời kỳ trung cổ. Các nhà
giáo phụ là những người đặt nền móng và cũng là những người có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của Kitô giáo cũng như Giáo hội. Các giáo phụ được

trào lưu tư tưởng trước công nguyên và đầu công nguyên. Hầu hết các giáo
phụ đều chịu ảnh hưởng sâu sắc và kế thừa những tư tưởng của các triết gia
Hi Lạp, như là tiền đề để xây dựng học thuyết của mình. Các triết gia Hi Lạp
có sự ảnh hưởng sâu sắc đối với tư tưởng thời kỳ các giáo phụ cũng như tư
tưởng thời kỳ trung cổ, tiêu biểu là: Platon, phái Platon mới, Aristole, Pitagor,
phái Khắc Kỷ, Philon… “Triết học cổ đại đã chuyển tải một di sản tinh thần
mà hiện nay vẫn sống động trong tư tưởng phương Tây… Triết học cổ đại
không bao giờ lỗi thời… tư tưởng của Platon, Aristole, phái Platon mới, triết
học của phái Khắc Kỷ… đều là nền tảng tư tưởng của thế giới quan trung cổ”
[33, tr.3].

14
Đối với Augustinô, những học thuyết ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình
thành triết học của ông cần phải kể đến: Tư tưởng của Platon, phái Platon mới
(đặc biệt là tư tưởng của Plotin), những bức thư của thánh Phaolo, tư tưởng
của thánh Ambrosio, tư tưởng triết học trong Kinh thánh…
Thomas Aquinô đã nhận xét về Augustinô trong tác phẩm Tổng luận
thần học như sau: “Augustinô hoàn toàn tiếp thu tư tưởng của phái Platon.
Những gì ông tìm thấy, ông đều tiếp nhận nó phù hợp với đức tin. Nếu thấy
chỗ nào chưa thật phù hợp với đức tin thì ông cải biến hoàn thiện chúng”
[Dẫn theo 34, tr.21].
Chính bản thân Augustinô cũng nhận định có sự gần gũi giữa những
người phái Platon mới với triết học thời kỳ ông. Sự ảnh hưởng của phái
Platon mới và Kinh thánh đối với Augustinô mạnh mẽ đến mức người ta gọi
ông là người đã “Kitô hoá” triết học của Platon.
Thứ nhất, về tư tưởng của phái Platon mới, đặc biệt là tư tưởng của
Plotin
Phái Platon mới được xem là những triết gia thực hiện sứ mệnh tái sinh
tư tưởng của Platon trên quy mô lớn. Các nhà tư tưởng phái Platon mới cũng
tự nhận mình là những người kế thừa Platon. Các khái niệm, thậm chí ngôn từ

hưởng của Plotin với ông: “Trong sách đó con đã đọc… mọi vật đều nhờ Ngài
mà thành sự, và không Ngài thì không có gì thành sự được…” [1, tr.433 -
434]. Những tư tưởng của Plotin đã soi sáng tạo nên một bước ngoặt trong
việc tìm hiểu về Thiên Chúa và Kitô giáo. Augustinô đã viết: “Sau khi đọc
các sách của phái Platon, con thấy mình được thúc giục phải tìm chân lý vô
hình và con đã thấy những sự vô hình về Chúa được trí khôn hiểu biết qua
những việc Chúa làm … lúc đó con biết rằng: Chúa hiện hữu, Chúa vô cùng,
mà không tràn lan qua không gian hữu hạn hay vô hạn, Chúa thật là Đấng tự

16
hữu, bao giờ cũng vốn là một, không khi nào trở thành ai khác, hay sống cách
khác, do sự phân chia hay sự biến đổi nào hết” [1, tr.450 - 451].
Tư tưởng của Plotin đã mở đường cho Augustinô tìm hiểu Kinh thánh
và cũng là tư tưởng nền tảng để Augustinô hiểu bản chất của sự vật hiện
tượng, hiểu về thiện ác … Đó là những tư tưởng mở đường “hoán cải” cuộc
sống và tư tưởng của Augustinô. Đó là cơ sở nền tảng lý luận để Augustinô
xây dựng học thuyết của mình.
Thứ hai, những bức thư của Phaolo đóng một vai trò to lớn đối với
Augustinô
Augustinô đã viết: “Con rất ham mê cầm giữ sách đáng kính của Thần
Linh Chúa, và nhất là sách của Tông đồ Phaolo. Và con thấy tan biến mọi
thắc mắc, mà trước đây, đã làm cho con thấy như ngài tự phản lại mình và lời
nói của ngài như không hợp với các chứng cứ lề luật và các tiên tri … Con đã
bắt đầu làm việc và nhận thấy là tất cả những gì chân thật, mà con đã đọc
được ở sách của Platon, đều được trình bày trong sách này …” [1, tr.453].
Những bức thư của thánh Phaolo đã mở đường cho Augustinô đến với Kinh
thánh và Kitô giáo.
Phaolo là một trường hợp đặc biệt trong số những người có ảnh hưởng
lớn đối với Kitô giáo. Ông cũng là người bị tranh cãi nhiều giữa người Do
Thái và Kitô giáo. Những bức thư của Phaolo được ghi trong Kinh thánh

thiêng liêng của các đoạn văn…” [1, tr.376 - 377]. Từ đó Augustinô đã đưa ra
nhận xét: “Vì những sự con không trông thấy, con cũng muốn biết được chắc
chắn như 7 với 3 là 10. Thực ra con chưa điên để đủ hiểu rằng: sự hiểu biết
không hoàn toàn đạt tới định lý số học như vậy” [1, tr.377]. Từ sự hướng dẫn
của Ambrosio, Augustinô đã tìm được cách lý giải những tầng nghĩa sâu xa

18
của Kinh thánh làm cơ sở cho những suy tư triết học của mình. “Và con thấy
rằng uy thế của Thánh kinh càng được tôn trọng và đáng tin hơn, khi nó vừa
dễ hiểu cho mọi người muốn đọc, vừa dành vinh dự màu nhiệm cho những trí
tuệ sâu sắc hơn. Với từ ngữ rất rõ ràng, với văn thể rất đơn sơ, Thánh kinh tự
hiến cho mọi người nhưng lại khích lệ sự cố gắng của những kẻ không phải
“nhẹ dạ”. Cho nên Kinh thánh đón nhận mọi người ở công trường nhưng chỉ
để cho một thiểu số đi qua cổng nhỏ hẹp để đi tới Chúa” [1, tr.381].
Thứ tư, ảnh hưởng của Kinh thánh đối với Augustinô là không thể phủ
nhận
Có thể nói rằng Kinh thánh là một trong những nguồn mạch tư tưởng,
một trong những cơ sở cho suy tư triết học của Augustinô. Hầu hết các tác
phẩm của Augustinô đều trích dẫn Kinh thánh, nhằm mục đích luận chứng
cho Kinh thánh và giáo lý Kitô giáo.
Kinh thánh theo tiếng Hi lạp có nghĩa là “những cuốn sách”. Đó là tập
hợp những cuốn sách với những tên gọi và đặc thù khác nhau. Các cuốn sách
trong Kinh thánh được chia thành hai phần: Cựu ước và Tân ước. Cựu ước
được bắt đầu sưu tập từ năm 1300 đến năm 100 TCN. Tân ước được sưu tập
từ thế kỷ 1 đề cập tới sự hiện thân của Chúa Giêsu và những gì gắn liền với
ngài. Các văn bản Kinh thánh được viết bằng 3 thứ tiếng: Hebrơ, tức Do Thái
cổ (phần lớn Cựu ước), một phần nhỏ viết bằng tiếng Aramia và một số văn
bản Cựu ước cùng toàn bộ Tân ước được viết bằng tiếng Hi Lạp. Vào thế kỷ
thứ III, toàn bộ Kinh thánh được dịch sang tiếng Hi Lạp. Thế kỷ thứ IV, Đức
cha Jêronim đã dịch Kinh thánh sang tiếng La Tinh. Bản dịch này được coi là

Augustinô đã có sự tổng hợp hết sức tích cực để tạo nên hệ thống triết
học của mình. Đó là sự kế thừa có chọn lọc những học thuyết triết học cổ đại,
tư tưởng của các triết gia cùng thời và tư tưởng của Kinh thánh. Sự độc đáo

20
trong triết học của Augustinô là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư
tưởng với những trải nghiệm cuộc đời đầy ắp mâu thuẫn và biến cố. Điều đó
một mặt khẳng định một nhân cách vĩ đại, mặt khác tạo nên những tác phẩm
để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử tư tưởng phương Tây.

1. 2. Đôi nét về thân thế và các tác phẩm của Augustinô
1.2.1. Thân thế
Cuộc đời với nhiều biến động và khủng hoảng của Augustinô có ảnh
hưởng rất lớn đối với sự hình thành tư tưởng triết học, cũng như sự nghiệp vĩ
đại của ông. Có thể nói rằng “trong trường hợp của Augustinô, ta thấy bản
tính của con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tìm hiểu tư
tưởng của con người. Tính khí của cái dòng máu người Cacphaghen, bản lĩnh
của người La Mã và trước hết là sự vĩ đại trong trái tim của người La Mã
không phải là cái gì đó xa lạ với con người, nhưng cũng không phải ai cũng
có được” [34, tr.31 - 38].
Augustinô sinh năm 354 tại Tagate, Numidia, Bắc Phi, thuộc Roman
trong một gia đình thành thị. Cha của Augustinô là Patrice, một người ngoại
đạo. Mẹ của ông là bà Monica, một Kitô hữu nhiệt thành. Cha của Augustinô
là một người tự do, vô lo. Ngược lại, mẹ Augustinô lại là người từ tốn và
mong muốn con trai mình theo Chúa, coi Chúa là người Cha đích thực. Sự
không thuần nhất trong gia đình cùng với những cuộc tranh luận của cha mẹ
đã khiến Augustinô xem nhẹ những lời giáo huấn, trở nên bướng bỉnh, nghịch
ngợm, ghét học hành, ham chơi và không từ một trò gian dối nào.
Mặc dù cha mẹ của Augustinô có nhiều bất đồng song họ lại thống nhất
với nhau trong việc mong muốn cậu con trai của họ có một cuộc sống hạnh

một cậu con trai và Augustinô đã đặt tên là Adeodat (có nghĩa là “món quà

22
của Chúa”). Trong cuốn Tự thuật, Augustinô ít nhắc đến người phụ nữ này và
cũng không nêu tên bà, nhưng ông đã sống với bà 15 năm, sau đó hai người
đột ngột chia tay vào năm 385.
Trong khi Augustinô đang học tại Carthage, cha của ông qua đời. Sự ra
đi đột ngột của người cha, đã khiến cho cuộc đời của Augustinô rẽ sang một
hướng mới. 18 tuổi, Augustinô đã trở thành chủ gia đình thực sự. Sự nghiệp
học hành của ông một lần nữa lại dang dở. Augustinô phải bỏ học và đi dạy
môn tu từ học, nhằm đảm bảo cuộc sống cho cả gia đình. Với tài hùng biện
thiên phú và tư chất thông minh, Augustinô đã nhanh chóng vững vàng trong
nghề nghiệp. Tuy nhiên cùng với việc tạo chỗ đứng trong nghề nghiệp, những
khao khát danh vọng và tiền bạc của Augustinô cũng theo đó mà lớn lên.
Thời gian ở Carthage tuy đầy sóng gió nhưng cũng là thời điểm
Augustinô tiếp cận được sự ảnh hưởng về tư tưởng đầu tiên, khi ông đọc được
cuốn Hortensius của Cicero, bàn về các vấn đề triết học. Những cuộc tranh
luận về triết lý trong cuốn sách đã tác động mạnh đến tư tưởng của Augustinô,
khiến ông nhen nhóm tình yêu với triết học, muốn khám phá về “yêu mến sự
thông thái”. Những ấn tượng mạnh mẽ về triết học khiến Augustinô đã nhìn
lại quãng thời gian đam mê phóng túng của mình. Trong sự trào dâng những
suy tư nội tâm, Augustinô lần đầu tiên đã đọc Kinh thánh như một cứu cánh
của tâm hồn. Tuy nhiên, bản dịch La Tinh của Kinh thánh lúc đó không tốt
cùng với những tầng nghĩa ẩn dụ sâu xa của Kinh thánh khiến cho Augustinô
chán ngán. Bỏ lại Kinh thánh, Augustinô đã tìm cho mình một học thuyết
khác, đó là học thuyết của phái Mani (Manichaesm). Đây là giáo phái mang
danh Kitô giáo nhưng thực chất nó nghiêng về đa thần giáo, do một người Ba
Tư sáng lập và du nhập vào La Mã.
Sau một thời gian ở Carthage, Augustinô trở về Tagate làm giáo sư tu
từ học. Tại đây, Augustinô đã trở thành một giáo sư hùng biện có tiếng tăm.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status