Những tư tưởng chủ yếu của Nho giáo về con người và ảnh hưởng của nó trong việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay - Pdf 25

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
* * *
NHỮNG Tư TƯỞNG CHỦ YẾU CỦA NHO GIÁO
VỂ CON NGƯỜI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRONG VIỆC
XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

oOo


MÃ SỐ: QX 9607
Chã trì đề tài : Nguyễn Thanh Iỉình
Cán bộ phối liọp nghiên cứu:
1. TS Hồ Trọng Hoài
2. TS Nguyễn Thị Nga
Tp í ỉ ỉ 0 T •
N;
ì > : ;n ,' T ' \ !'•
ữT/OOOĨb
Hà N ội, Iigày 20 tháng 5 năm 2000
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU: 2
NỘI DUNG.
CHƯƠNG I: Sự tác động của Nho giáo đến con người Việt Nam
trong lịch sử : 7
1.1. Sự du nhập và tác động của Nho giáo vào xã hội phong kiến
Việt N am : 7
1.2. Con người Việt Nam dưới tác động của Nho g iáo : 23
1.3. Tầng lớp Nho sĩ Việt Nam và vai trò của họ trong xã hội
phong k iế n: 31

cấp địa chủ phong kiến để bước lên vũ đài chính trị không chỉ được biểu
hiện ở chỗ nó tạo ra được lực lượng sản xuất mới cao hơn lực lượng sản xuất
của xã hội phong kiến mà căn bản là đã tạo ra được một mô hình con người
hiện đại hơn bởi chính những con người đó là một trong những chủ thể sáng
tạo ra lực lượng sản xuất mới. Tương tự như vậy, ta có thể nói, giai cấp vô
sản chỉ thắng lợi khi đủ sức tạo ra mẫu nhân cách của giai cấp hiện đại hơn
hoàn thiện hơn, tiến bộ hơn nhân cách tư sản. Trên cơ sở đó, chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng đinh: “Muốn xây dựng CNXH thì trước hết cần phải có
những con người XHCN”.
Đến đây vấn để còn lại được đặt ra là: làm thế nào để có được những
con người XHCN như Hồ Chí Minh mong muốn ?
3
Bài học lịch sử cũng như những chỉ đãn về mặt lý luận và sự trải
nghiệm của cách mạng cho ta thấy, không thể có con người XHCN nêu như
không hợp chiếu những tác động tích cực, cùng chiều của các nhân tô
truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế để nuôi dưỡng cho đến độ hoàn
thiện những con người có những phẩm chất mới. Suy nghĩ như vậy bởi con
người đồng thời phải chịu những tác động của hoàn cảnh từ phía thời đại họ
sống cũng như các nhân tố của truyền thống lịch sử. Rõ ràng con người vừa
chịu tác động theo chiều ngang - các nhân tố thời đại, và chịu tác động theo
chiểu dọc - các nhân tố truyền thống. Vì lẽ ấy nếu chỉ họp chiếu với những
nhân tố của thời đại tất yếu sẽ sản sinh ra những con người vong thân, vong
bản. Đó là những quái vật.
Để bù đắp vào những hẫng hụt và lo toan của nhân loại hiện nay,
không thể bỏ qua những nhân tô truyén thống trong quá trình xây dựng con
người. Điều này có nghĩa, phải quan tâm hơn đến việc hợp chiếu với các
nhân tố truyền thống. Kết luận này được rút ra khi nghiên cứu con người
phương Tây hiện nay cũng như con người Nhật Bản hiện đại - một quốc gia
phát triển ở gần Việt Nam. Mặt khác kết luận đó là hệ quả của sự thấm
nhuần chân lý: sự phát triển phải bắt đầu từ một nền tảng nhất định. Nền

phê phán Nho giáo. Quyết liệt nhất, không phải ở nơi khác mà là ở ngay
Trung Hoa. Theo chúng tôi sự phê phán này là tất yếu vì 2 lẽ: một là, theo
quy luật, khi một hệ tư tưởng nào đó muốn tồn tại, chiến thắng tất phải phê
phán hệ tư tưởng khác và hai là, tự bản thân nó, Nho giáo không phải là hệ
tư tưởng hoàn hảo.
Khi Nhật Bản, sau đại chiến II, vươn lên thành một cường quốc và đặc
biệt khi một số nước Đông Nam Á khác cất cánh thành công thì sự tập trung
5
chú ý của giới nghiên cứu lại là ở chỗ, tìm cách chứng minh cho sự liên hệ
giữa Nho giáo với phát triển.
Ở Việt Nam, trước ngày đổi mới, nhiều nhà nghiên cứu cũng phê
phán Nho giáo. Trong số đó có người khá cực đoan, mong muốn “quét
sạch” tàn dư Nho giáo một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, có một nhân vật
lỗi lạc, ngay từ những năm 1927 đã nhận thấy rằng, Nho giáo có nhiều điểm
hạn chế, vì đó là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến đã lạc hậu song cũng
có nhiểu điểm hiện vẫn có ý nghĩa nhất là về phương diện đạo đức. Nhân vật
đó, không ai khác chính là Hồ Chí Minh.
Từ ngày nước ta đổi mới, trong không khí dân chủ, cởi mở, nhiều
công trình nghiên cứu của các tác giả như Trần Văn Giàu, Vũ Khiêu, Quang
Đạm, Nguyễn Tài Thư, Phan Đại Doãn, Lê Văn Quán bên cạnh việc
khẳng định Nho giáo có nhiều hạn chế còn thừa nhận nó có nhiều yếu tô
hiện vẫn còn giá trị. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất phức tạp, cần phải nghiên
cứu thêm và công trình của chúng tôi là một cố gắng theo hướng đó.
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
3.1. Mục tiêu: trình bày, phân tích và đánh giá những tư tưởng chủ
yếu nhất của Nho giáo về con người và đào tạo con người, từ đó phân tích
những ảnh hưởng của Nho giáo đối với việc xây dựng con người Việt Nam
trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
3.2. Nội dung nghiên cứu.
Đề tài có 2 chương:

Chiến Quốc. Giai đoạn sau kể từ thời nhà Hán, chính quyển phong kiến đã
sử dụng Nho giáo vào việc củng cố địa vị của giai cấp mình. Nho giáo được
sử dụng như một vũ khí tư tưởng đắc lực cho giai cấp phong kiến. Nho giáo
đã được thần bí hoá kết hợp chặt chẽ giữa thần quyền, quân quyền, phụ
quyền nhằm phục vụ cho nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở giai
đoạn sau. Thời kỳ này Nho giáo trở nên hà khắc hơn, nghiệt ngã hơn về mặt
chính trị xã hội, thần bí, duy tâm hơn về phương diện triết học.
Tư tưởng Nho giáo trong quá trình phát triển có nhiều thay đổi tùy
theo từng thời kỳ song nhìn chung nó vẫn xoay quanh việc tìm ra các giải
pháp nhằm ổn định trật tự xã hội phong kiến. Vì vậy có thể nói, Nho giáo
không phải là một tôn giáo như Đạo Phật, Đạo Lão, nó cũng không phải là
8
học thuyết triết học thuần túy mà còn là học thuyết chính trị - đạo đức. về
cơ bản, Nho chủ trương dùng “nhân trị”, “đức trị” để quản lý xã hội. Ngay
từ đầu, Khổng Tử đã đưa ra chủ trương này. Ông nói: “Dùng đạo đức làm
chính trị thì như là sao Bắc cực ở một chỗ nhất định mà các sao khác đều
vây quanh” (Tử viết: Vi chính đĩ đức, thế như Bắc thần, cư kỳ sở nhi chúng
tinh củng chi). Chỗ khác ông nói: “Lấy đức hạnh để dẫn dắt người ta, lấy lễ
giáo để chỉnh đốn người ta thì họ không những có lòng liêm sỉ mà còn quy
phục nữa”. [Đại chi đĩ đức, đề chi đĩ lễ, hữu sở thả cách].
Để thực hiện đường lối “Đức trị”, Nho giáo đã xây dựng những
nguyên tắc đạo đức như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đó cũng là những
chuẩn mực, quy phạm đạo đức để giáo hoá điều chỉnh hành vi con người,
hướng họ tới mẫu người thích nghi với xã hội phong kiến. Mặc dù ở Nho
Khổng Mạnh đã nêu lên xã hội lý tưởng là xã hội đại đồng, một xã hội
“Thiên hạ là của chung, tuyển chọn người hiền và cử người tài năng, nói
điểu tín và tu sửa điều hoà mục, cho nên người ta không chỉ tôn kính cha mẹ
mình, không chỉ yêu thương con cái mình khiến cho người già được sống
trọn đời, người trai tráng được sử dụng, người không vợ, người không
chồng, trẻ mồ côi, người không con tất cả đều được chăm sóc Song

phong kiến.
Với những tư tưởng cơ bản trên, trong lịch sử, Nho giáo đã ảnh hưởng
rất lớn tới xã hội phong kiến Trung Quốc, đã từng được coi là hệ tư tưởng,
vũ khí tinh thần đắc lực của các triều đình phong kiến. Trong quá trình phát
triển Nho giáo đã vượt ra khỏi Trung Quốc, ảnh hưởng đến hàng loạt các
nước trong khu vực như Nhật Bản, Triều Tiên Ở Việt Nam, Nho giáo du
nhập vào từ rất sớm. Nhiều sách cho rằng, Nho giáo vào nước ta từ trước
công nguyên nhưng việc truyền bá có nền nếp là từ thế kỷ thứ I sau công
10
nguyên. Lúc đầu Nho giáo vào nước ta do những người Trung Quốc tự áp
đặt. Đất nước lúc bấy giờ là xã hội mới thoát thai từ thòi Văn Lang Âu Lạc,
dân ta chưa biết đến Nho giáo. Sách Hán Thư ghi rằng “Người Giao Chỉ
không biết đạo vợ chồng, cha con, không theo lễ giáo phong kiến”.
Những người cai trị phương Bắc truyền bá Nho học vào nước ta trước
hết nhằm tạo nên những người làm việc cho chính quyền Hán. Người theo
học là con em tầng lóp cai trị và cả những người Việt. Người Giao Châu dần
làm quen với Nho giáo.
Phải nói rằng lúc đầu con người và xã hội Việt Nam tiếp nhận Nho
giáo một cách thụ động, chậm chạp. Hầu như trong thời kỳ Bắc thuộc, Nho
giáo vẫn đứng hàng thứ yếu. Trong nhân dân, Phật giáo vẫn giữa vai trò
chính yếu. Với triết lý từ bi, hỉ xả, đầy lòng bác ái vị tha, Phật giáo trở nên
gần gũi vói lối tư duy, cách sinh hoạt của người dân Việt, cắt nghĩa về tình
hình trên có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng sở dĩ có tình
hình đó là bởi Nho giáo gắn liền với bước chân xâm lược của người phương
Bắc. Ý kiến khác lại cho rằng, nội tại sự phát triển của xã hội Việt nam chưa
thực sự cần đến một hệ tư tưởng có tính chặt chẽ hà khắc như Nho giáo.
Thực ra hai cách quan niệm trên đểu ít nhiều thấy được nguyên nhân của nó
ở những góc độ khác nhau. Người Việt vốn có truyền thống yêu nước, bất
khuất chống giặc ngoại xâm bởi nên những gì theo chân xâm lược thì không
thể chiếm được sự tin cậy ngay của người dân Việt. Mặc khác, người Việt

mọi lĩnh vực: từ chính trị đến đạo đức, giáo dục
Mặc dù vậy, thời kỳ Lý cũng là giai đoạn khởi đầu chính quyền
phong kiến quan tâm đến Nho giáo. Do nhu cầu củng cô nhà nước và trật tự
phong kiến, triết lý cùng cách tổ chức hành chính lỏng lẻo của Phật giáo
không đáp ứng được nhu cầu củng cô' nhà nước, duy trì nền độc lập phát
12
triển đất nước. Nho giáo với hệ thống lý luận hoàn chỉnh, thống nhất, chặt
chẽ phù hợp với một thể chế chính trị phong kiến tập quyển thống nhất sẽ
đáp ứng được nhu cầu của đất nước lúc bấy giờ. Mặt khác những tư tưởng
của Nho giáo về sinh hoạt, đòi sống tâm linh đã khái quát lên từ đời sống
người dân phương Bắc cũng có những điểm tương đồng với phong tục tạp
quán người Việt. Ví như Nho giáo đề cao đạo hiếu thì từ xưa trong ý thức
người Việt cũng thường xuyên giáo dục con người phải hiếu thảo và có rất
nhiều tấm gương hiếu thảo được ngợi ca trong các câu chuyện cổ tích đã
được truyền miệng từ thế hộ này sang thế hệ khác. Hay ở Nho giáo rất đề
cao giáo dục, coi giáo dục là một phương tiện đào tạo con người mà xã hội
nào cũng cần. Tuy trước đó ở Việt Nam chưa có hệ thống giáo dục nhà
trường, song trong dân gian đã rất đề cao giáo dục qua lao động sản xuất,
qua sinh hoạt, qua các trò chơi, câu h á t
Có thể thấy vào triều Lý, mặc dầu Phật giáo vẫn giữ vai trò quốc giáo,
có địa vị trung tâm nhưng cũng ở thời kỳ này Nho giáo đã được chú trọng.
Điều đó được ghi nhận bằng một loạt các sự kiện như: Việc xây dựng Vãn
Miếu vào năm 1070, Quốc Tử Giám vào năm 1076, tổ chức kỳ thi Tam giáo.
Từ đó về sau Nho giáo càng được phát triển, phổ biến và chiếm được địa vị
độc tôn bắt đầu từ thời kỳ nhà Lê. Với tư cách là công cụ thống trị tinh thần,
Nho giáo được sự hậu thuẫn bằng các chính sách của triều đình nên ảnh
hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam ngày càng trở nên sâu nặng, đối với
nhiều tầng lớp.
Như trên đã phân tích, Nho giáo vào Việt Nam và phát triển được phải
trải qua một thời gian dài, tuy chậm trễ nhưng lại vững chắc, lặng lẽ nhưng

thời Lê (TK XIV) về sau Nho giáo thực sự đóng vai trò quan trọng trong
lĩnh vực chính trị tư tưởng, chừng mực nào đó có thể coi nó là quốc giáo.
14
Sở dĩ có sự lựa chọn này nguyên nhân trước hết nằm chính ngay trong
nội tại tư tưởng Nho giáo. Nho giáo đã đưa ra một hệ thống lý luận hoàn
chỉnh, chặt chẽ nhằm bảo vệ cho trật tự xã hội phong kiến đẳng cấp - một
kiểu xã hội mà giai cấp thống trị Việt Nam đang xây dựng và duy trì. Tư
tưởng Nho giáo bảo vệ sự liên kết gia đình, dòng họ xung quanh một triều
đình và giữ gìn sự phân chia đẳng cấp xã hội phức tạp theo danh phận. Nho
giáo biết dung hợp sự phân chia và liên kết này trên nển tảng đạo đức luân
lý và chính trị dưạ trên sự kết hợp “lễ” và “pháp”. Nó biết khai thác khéo léo
những khía cạnh tâm lý truyển thống của những cư dân nông nghiệp làm
cho những tư tưởng của nó dễ được chấp nhận trong cuộc sống. Giai cấp
thống trị đã nắm lấy, sử dụng nó trong kế sách trị nước. Đây là thế mạnh
hơn hẳn của Nho giáo so với Phật giáo. Đúng như nhận xét của các nhà
nghiên cứu về tư tưởng Việt Nam rằng: “Phật Thiền có tích cực đến mấy
cũng không thể bằng Nho giáo”. Sự lựa chọn hệ tư tưởng của nhà nước
phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam như vậy đã rõ.
Trong quá trình xây dựng, bảo vệ nhà nước phong kiến trung ương
độc lập, giai cấp phong kiến Việt Nam đã chủ động kiếm tìm một lý thuyết
làm hệ tư tưởng thống trị, làm công cụ thống trị tinh thần cho giai cấp mình.
Mặc khác, chính những tư tưởng cơ bản của Nho giáo về đạo đức, chính trị,
giáo dục đã thu hút được sự chú ý của giai cấp thống trị Việt Nam. Trên
bước đường mở rộng củng cố, xây dựng nhà nước phong kiến thì Nho giáo
tỏ ra có ưu thế trội hơn hẳn Phật giáo. Nho giáo góp phần củng cố sự thống
nhất của xã hội nông nghiệp, tạo ra một kỷ cương xã hội theo lễ và pháp.
Trong một xã hội cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp phải dựa vào quản lý
hành chính là chính như ở nước ta thì hệ tư tưởng Nho giáo có ý nghĩa hỗ
trợ tích cực nhất. Như vậy từ thực tiễn yêu cầu xây dựng nhà nước phong
kiến, chính quyển phong kiến chủ động lựa chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng

16
viện và quan ngoài địa phương đều dùng người đỗ tiến sỹ. Còn giáo sinh và
nho sinh có trúng thường chỉ bổ các chức phủ huyện” 1.
Cùng với việc xây dựng đội ngũ quan lại là Nho sĩ, chính quyền sử
dụng sức mạnh chính trị ban bô hàng loạt các chính sách xuống các địa
phương để các tư tưởng Nho giáo thấm dần tới làng xã, từng người dân mà
không chỉ dừng lại ở Nho sỹ hay bộ máy chính quyền. Có thể kể đến hàng
loạt các chính sách nổi bật sau:
Trước hết là chính sách mở rộng phát triển giáo dục Nho học - Một
nền giáo dục theo Nho giáo. Nó được coi là nền giáo dục chính thống của
nhà nước. Các sách kinh điển Nho giáo trở thành khuôn vàng thuốc ngọc
cho người đi học. Các kỳ thi đều lấy để tài trong các sách Luận ngữ, Mạnh
Tử, Xuân Thu, Trung Dung, Đại học. Mặt khác Lê Thánh Tông còn cho lập
bia tiến sỹ tại Quốc Tử Giám. Nhiều văn bia khẳng định: “Lấy trọng đạo
sùng nho làm việc trước, kén kẻ sĩ làm trước tiên trong phép trị nước”2. Như
vậy rõ ràng trong tư tưởng nhà cầm quyền đã mang nặng tư tưởng Nho giáo.
Tư tưởng Nho giáo đã thực sự chi phối các lĩnh vực khác của đời sống tinh
thần.
Cùng với giáo dục, trong các lĩnh vực khác, khen thưởng, trừng phạt
hay chính sách về văn hoá, đạo đức cũng mang nặng màu sắc Nho giáo.
Đời Lê Thánh Tông, triều đình ban hành 24 điều giáo huấn đề cập những
vấn để củng cố gia đình, tông tộc, thôn xóm, theo đạo đức Nho giáo. Hàng
năm vào dịp tết hay ngày lễ lớn, xã trưởng phải tập trung nhàn dân giảng
giải 24 huấn điều. Ngoài ra triều đình còn ra sắc dụ xuống thôn xã định rõ
24 điều đó. Sắc dụ chỉ rằng: “Thế đạo thịnh hay suy quan hệ ở phong tục,
phong tục tốt hay xấu quan hệ ở khí số. Kinh Dịch nói “Người quân tử tìm
thấy người hiền tài cho làm quan để giáo hoá phong tục cho dân được tốt.
1 Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb sử học, H 1961 T2. tr.69-70.
: Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí. Nxh sử học, H.1961 T 2 ,tr.70.
17

đuốc soi đường ở giai đoạn xã hội phong kiến phát triển cực thịnh nhưng nó
cũng trở thành mồi lửa thiêu đốt giang sơn trong những thời điểm nguy
kịch. Thật u mê và ngớ ngẩn trước cảnh thực dàn Pháp nổ súng xâm lược,
triều đình nhà Nguyễn không lo rèn binh bố trận mà lại lo giữ nhân, nghĩa
để cảm hoá giặc. Trước những biến đổi to lớn của thời đại, khoa học kỹ
thuật đã trở thành lực lượng sản xuất lón mạnh không học hỏi mà lại thu
mình vào những sách vở giáo điều cũ kỹ mà bài bác cách tân. Nho giáo đã
trở nên bất lực trước bối cảnh xã hội Việt Nam mới thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX. Sự thất bại của triều đình phong kiến Việt Nam trước sự xâm lược của
thực dân Pháp trước hết là sự thất bại của hệ tư tưởng Nho giáo cũ kỹ già
nua ít sức sống, nó cũng là thất bại của giai cấp phong kiến - giai cấp không
còn giữ được địa vị trung tâm của xã hội. Sự thay thế nó bằng một hệ tư
tưởng khác là một tất yếu lịch sử.
l.l.c . Sự tác động của Nho giáo tới các lĩnh vực khác của đời sốnẹ
tinh thần xã hội.
c.ỉ. Nho giáo với giáo dục:
Nho giáo là một học thuyết đặc biệt coi trọng vấn đề giáo dục, nó là
một bộ phận không thể thiếu làm nên chỉnh thể học thuyết chính trị - đạo
đức hoàn thiện. Trong quá trình tồn tại, Nho giáo đã phát triển qua nhiều
thập kỷ, giai đoạn khác nhau nhưng ở chúng đều có một nội dung thống
nhất là coi trọng giáo dục.
Ở Nho giáo, giáo dục được coi là phương tiện cơ bản để đưa xã hội về
với Thái bình thịnh trị. Bởi lẽ không thể nói đến học thuyết Nho giáo nếu bỏ
qua tư tưởng “Đức trị” và không thể có tư tưởng “đức trị” nếu bỏ qua tư
tưởng giáo dục. Giáo dục là một bộ phận hữu cơ trong tổng thể học thuyết
Nho giáo.
18
phong kiến. Trong lịch sử phát triển nước nhà, Nho giáo trở thành ngọn
đuốc soi đường ở giai đoạn xã hội phong kiến phát triển cực thịnh nhưng nó
cũng trở thành mồi lửa thiêu đốt giang sơn trong những thòi điểm nguy

phản ánh đòi sống vật chất xã hội, mặt khác sự phát triển các tư tưởng giáo
dục của Nho giáo cũng chịu sự chi phối cả chính sự vận động bên trong của
quá trình giáo dục. Vì vậy tư tưởng giáo dục Nho giáo tuy cùng mang màu
sắc chính trị, giai cấp nhưng có nhiều tư tưởng thực sự khoa học, có giá trị.
Tư tưởng giáo dục là một bộ phận trong tổng thể học thuyết Nho giáo
nên dù gần dù xa, dù gián tiếp hay trực tiếp cũng là để phục vụ cho mục tiêu
chính của giai cấp cầm quyền. Khi giai cấp phong kiến Việt Nam chủ động
tiếp nhận Nho giáo, đặc biệt khi Nho giáo trở thành công cụ thống trị tinh
thần thl Nho giáo đã tác động sâu sắc đến giáo dục cả về bề rộng lẫn bề sâu,
từ việc học hành đến thi cử. Nó thể hiện tập trung trong nền giáo dục Nho
học.
Trưóc khi phát triển nền giáo dục Nho học, Việt Nam đã có nền giáo
dục dân gian. Những triều đại đầu của chế độ phong kiến trung ương tập
quyền thì giáo dục chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo. Thời kỳ này nhà
chùa cũng là trường, thầy giáo cũng là thầy tu, học trò cũng là những Phật
tử. Nhìn chung ở những giai đoạn này hệ thống giáo dục bài bản gắn với
trường lớp chưa phát triển.
Có thể nói giáo dục phong kiến chỉ phát triển một cách hệ thống, có
sự định hướng, tổ chức của nhà nước khi nhà nước ý thức được vai trò của
giáo dục. Sự thức tỉnh ý thức này xuất phát từ 2 nguyên nhân cơ bản sau:
1. Đứng trước nhu cầu củng cố, duy trì, phát triển trật tự xã hội phong ị
kiến nhà nước phong kiến tự xác định nhu cầu phát triển giáo dục.
20
2. Nho giáo đưa ra một hệ thống lý luận giáo dục đầy đủ, hoàn chỉnh
làm kim chỉ nam cho hoạt động giáo dục trong nhà trường phong kiến.
Không chỉ ở nhà trường, Nho giáo còn có ảnh hưởng lớn đến giáo dục gia
đình, đặc biệt trong các gia đình nhà Nho.
Về nội dung của việc học, nhà trường phong kiến chịu ảnh hưởng rất
nhiều của Nho giáo. Nội dung học ở trường cơ bản là về lý luận, chính trị,
văn chương và một số kiến thức về toán học, địa lý. Hầu như các tri thức về

sức cuốn hút mạnh mẽ, hấp dẫn người ta chạy theo học sách vở thánh hiền.
Một nhà nghiên cứu nước ngoài đã từng nhận xét: “Là Nho sĩ, trở thành
quan, đó là tham vọng lớn nhất của mọi thanh niên An Nam”1.
Đặc biệt khi triều đình phong kiến sử dụng Nho giáo là hệ tư tưởng
dân tộc, vì muốn quảng bá cho Nho giáo sâu rộng vào nhân dân, triều đình
phong kiến còn sử dụng sức mạnh của hệ thống chính trị làm cho giáo dục
Nho giáo phát triển mạnh thông qua các chính sách đãi ngộ đối với người
thi đỗ cao như ghi tên bia đá, làm lễ vinh quy bái tổ, thăng quan tiến chức,
ở các làng xã còn có những hương ước khuyến khích người đi học Điều
này kích thích giáo dục phát triển, mặt khác nó càng làm cho giáo dục đi
theo hướng “từ chương” , “Khoa cử” bộc lộ nhiều những hạn chế lớn.
Trong xã hội phong kiến, người thầy dạy học chủ yếu là những nhà
nho. Với mục đích chủ yếu của người đi học bấy giờ là “Tiến vi quan, thoái
vi sư ” đã cung cấp cho xã hội một đội ngũ thày giáo đông đảo.
Đội ngũ nho sĩ đông đảo là kết quả của sự phát triển giáo dục Nho
giáo ngược lại họ cũng là lực lượng tích cực tiếp tục mở mang phát triển
giáo dục. Nhờ có học mà người được đi học trở lên đông gấp nhiều lần so
với số người đến trường lớp do nhà nước mở. Chính đội ngũ Nho sĩ đã đi
1 Trích theo N guyễn T hừa Ký - Con người Việt Nam thế ký XIX qua con mắt người nước ngoài. Bộ sách
các quan hệ truyền thống V iệt Nam hiện nay. h. 1994. tr.56.
22
đầu trong việc phát triển tư tưởng bình dân giáo dục, mở trường tư thục, khai
hoá tri thức cho người thôn quê. Như vậy ở nhà trường phong kiến không
chỉ chủ yếu theo sự định hướng của Nho giáo mà thày dạy cũng là nhà Nho.
Người học cũng chủ yếu là học đạo thánh hiền Nho giáo.
Có thể nói Nho giáo có ảnh hướng rất lớn tới việc giáo dục truyền
thống Việt Nam. Nhò chính sách coi trọng giáo dục nên xã hội Việt Nam có
nhiều ngưòti biết chữ, có truyền thống hiếu học, tôn trọng đề cao việc học
hành. Giáo dục Nho giáo góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước có nền
văn hiến phát triển. Cũng do ảnh hưởng của Nho giáo mà nội dung giáo dục

Trở về làng cũ học cày cho xong”
Tình hình này cũng là một hình thức thúc đẩy văn học nghệ thuật phát
triển.
1.2. Con người Việt Nam dưới tác động của Nho giáo.
1.2.1. Nho giáo với giá trị đạo đức con người Việt Nam.
Nho giáo là học thuyết “đức trị”. Đặc trưng này là sự khác nhau cơ
bản của Nho giáo với các học thuyết khác. Với chủ trương cai trị xã hội
bằng đạo đức, thông qua đạo đức, Nho giáo đã xây dựng một hệ thống giá
trị đạo đức hoàn thiện nhất, cô đọng nhất, gói trọn trong hai chữ “luân -
thưòng”. Ở Việt Nam do Nho giáo du nhập vào rất sớm, tồn tại suốt mấy
nghìn năm, đặc biệt có thời gian dài Nho giáo chiếm địa vị độc tôn trong hệ
tư tưởng, vì vậy đạo đức Nho giáo tác động không nhỏ tới việc hình thành
các giá trị đạo đức của người Việt. Trong chừng mực nào đó, những giá trị
đạo đức của Nho giáo cũng được khúc xạ, bản địa hoá trở thành những giá
trị đạo đức người Việt.
Đạo đức căn bản theo Nho giáo là “Luân - Thường”. Luân gồm các
quan hệ cơ bản giữa con người với con ngưòi. Trong gia đình và xã hội. Nho
giáo chú ý đến 5 quan hệ cơ bản gọi là ngũ luân, bao gồm: quan hệ cha -

Trích đoạn Con người Việt Nam dưới tác động của Nho giáo. Tầng lớp Nho sĩ Việt Nam và vai trò của họ trong xã hội phong kiến. Hổ Chí Minh về vấn đé tôn giáo Nxb khxh 996, tr. Hà Thúc Minh, Nho giáo và vãn hoá phương Đông T/C xưa và nay 0/98 tr Trần Đình Hượu, Đến hiện đại từ truyền (hống
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status