Tài liệu NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỖN HỢP NGUYÊN LIỆU GỖ TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI) VÀ GỖ KEO LAI (ACACIA HYBRID) ĐỂ SẢN XUẤT VÁN DĂM - Pdf 10



NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG HỖN HỢP NGUYÊN LIỆU GỖ TRÀM (MELALEUCA
CAJUPUTI) VÀ GỖ KEO LAI (ACACIA HYBRID) ĐỂ SẢN XUẤT VÁN DĂM
Bùi Duy Ngọc
Phòng Nghiên cứu Chế biến Lâm sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT
Nhu cầu sử dụng ván dăm ở Việt Nam ngày càng tăng. Gỗ Tràm (Melaleuca cajuputi)
là nguồn nguyên liệu tiềm năng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể đáp ứng một phần
nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất ván dăm. Ván dăm được làm từ 100%
nguyên liệu gỗ Tràm có chất lượng chưa cao nhưng cũng đáp ứng yêu cầu ván dăm thông dụng
sử dụng ở điều kiện khô (theo TCVN – P1.2007). Ván dăm được sản xuất từ hỗn hợp dăm gỗ
tràm (M. cajuputi) và keo lai (A. hybryd) theo tỷ lệ khối lượng 60/40 có chất lượng đáp ứng
yêu cầu sản phẩm ván dăm không chịu tải sử dụng trong điều kiện ẩm (theo TCVN - P3.2007).
Từ khóa: Ván dăm, gỗ Tràm, gỗ Keo lai.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu đối với sản phẩm ván nhân tạo nói chung và ván dăm nói riêng ở Việt Nam
không ngừng nâng cao. Theo số liệu của FAOSTAT DATABASE – 2006 thì nhu cầu của xã
hội đối với sản phẩm ván dăm ở nước ta như sau:
Bảng 1. Nhu cầu của xã hội đối với sản phẩm ván dăm ở Việt Nam
Năm Sản lượng hàng năm (m
3
) Ghi chú
Sản xuất
trong nước
Nhập khẩu
nước ngoài
Nhập khẩu chủ yếu từ các nước: Nga, Đài Loan,
Indonexia, Malaysia, Newzeland.

Cây Keo lai (Acacia hybrid) là một trong những cây trồng chính của chương trình trồng
mới 5 triệu ha rừng. Gỗ Keo lai sau khi khai thác đang được sử dụng rộng rãi trong ngành chế
biến lâm sản. Sản phẩm đồ mộc từ gỗ Keo lai (đồ mộc nan, đồ mộc ván ghép thanh) được
người sử dụng rất ưa chuộng. Trong lĩnh vực sản xuất ván dăm, theo kết quả nghiên cứu của
tác giả Nguyễn Trọng Nhân cũng như tác giả Nguyễn Hồng Nhiên và tác giả Ngô Anh Sơn đều
có chung một kết luận đó là: nguyên liệu gỗ Keo lai sử dụng tốt để làm ván dăm [3] [5] [6].
Từ tình hình thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp
nguyên liệu gỗ Tràm (Melaleuca cajuputi) và gỗ Keo lai (Acacia hybrid) để sản xuất ván dăm
thông dụng”.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu và thiết bị
Nguyên liệu gỗ
- Gỗ tràm (Melaleuca cajuputi) 10 tuổi được khai thác tại Thạnh Hóa, Long An.
- Gỗ keo lai (Acacia hybrid) 7 tuổi được khai thác tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
Hóa chất: Sử dụng Keo Ure – Formaldehyde của hãng Dynorit
Thiết bị
Thiết bị thí nghiệm bao gồm: Máy băm dăm, máy sấy dăm, máy sàng dăm, máy phun trộn keo,
máy ép nhiệt, máy cưa cắt mẫu, máy thử tính chất ván tổng hợp, cân điện tử, thước kẹp chiều
dày tự ghi v.v.
Phương pháp nghiên cứu
Xác định một số thành phần hóa học của gỗ Tràm theo phương pháp Kiursher – Hofft;
TAPPI T222om – 98; TAPPI T223om – 84; TAPPI T211om – 93 và TAPPI T244 cm - 99.
Tiến hành thực nghiệm đơn yếu tố, đó là thay đổi tỷ lệ pha trộn giữa dăm gỗ Tràm với
dăm gỗ Keo lai. Tỷ lệ pha trộn giữa gỗ Tràm với gỗ Keo lai như sau: Dăm gỗ Tràm/dăm gỗ
Keo lai = 60/40; 70/30 và 80/20 (%).
Số thí nghiệm lặp lại n = 3.
Xác định các chỉ tiêu cơ lý của tấm ván dăm dựa vào tiêu chuẩn của Việt Nam đó là:
TCVN 7756 – (3; 5; 6; 7; 8) : 2007.
Thiết bị sử dụng để xác định các tính chất cơ lý của ván: máy thử tính chất tổng hợp
STM 50KN United State.

Gỗ tràm 10 tuổi khi phân tích thu được kết quả xác định thành phần hóa học chủ yếu
ghi trong bảng 3.
Bảng 3. Thành phần hóa học của gỗ Tràm 10 tuổi
TT Tên phép thử Phương pháp thử Kết quả xác định
1 Hàm lượng Xenluylô (%) Kiursher - Hofft 48,8
2 Hàm lượng Lignin (%) TAPPI T222om - 98 29,6
3 Hàm lượng Pentozan (%) TAPPI T223om - 84 17,5
4 Hàm lượng tro (%) TAPPI T211om - 93 1,16
5 Hàm lượng Silic (%)
- So với nguyên liệu
- So với tro
TAPPI T244 cm - 99
0,30
37,2 Kết quả ở bảng 3 cho thấy gỗ Tràm có chứa hàm lượng Silic (0,3%). Ngoài ra, gỗ Tràm còn có
hàm lượng tro cao (1,16%), đây là những nhân tố sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ván
dăm từ nguyên liệu gỗ Tràm.
Chất lượng của tấm ván dăm từ hỗn hợp nguyên liệu gỗ Tràm và gỗ Keo lai
Tấm ván dăm sau khi ép để trong môi trường tự nhiên 01 tuần để ổn định ván. Ván sau khi ổn
định tiến hành cắt mẫu (theo tiêu chuẩn TCVN 7756 – (3; 5; 6; 7; 8) : 2007) để kiểm tra chất
lượng của ván.
Một số tính chất chủ yếu của ván dăm từ hỗn hợp nguyên liệu gỗ Tràm và Gỗ keo lai được ghi
trong bảng 4.
Bảng 4. Một số tính chất chủ yếu của ván dăm từ hỗn hợp nguyên liệu gỗ Tràm và gỗ Keo
lai
TT Tính chất Đơn vị tính Kết quả
TN0 TN1 TN2 TN3
1 Độ ẩm MPa 9,97 10,75 10,61 10,97


10,97

2 Độ bền uốn tĩnh MPa

≥11,5 ≥ 14
11,91

14,13

12,01

13,40
3 Độ bền kéo vuông
góc với mặt ván
MPa
≥ 0,24 ≥ 0,45
0,41

0,47

0,44

0,43

4 Độ trương nở chiều
dày sau 24h

Để có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất, nên nghiên cứu thử
nghiệm tạo tấm lớn và nghiên cứu sản xuất thử ván dăm từ nguyên liệu gỗ Tràm và ván dăm từ
hỗn hợp nguyên liệu gỗ Tràm và gỗ Keo lai.
Nghiên cứu xử lý hàm lượng tro cũng như hàm lượng Silic có trong gỗ Tràm để nâng
cao chất lượng ván dăm từ nguyên liệu gỗ Tràm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Đình Sâm, 2006. Tổng quan ngành công nghiệp chế biến lâm sản ở Việt Nam. Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
Bùi Duy Ngọc, 2008. Báo cáo sơ kết đề tài “Nghiên cứu sử dụng tổng hợp, có hiệu quả
gỗ Tràm”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Nhân, 2003. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài “Xác định tính chất
nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ công nghệ dăm, ghép thanh với keo và bạch đàn”, Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn Quang Trung, 2006. Nghiên cứu bước đầu sử dụng gỗ Tràm Melaleuca
cajyputy làm nguyên liệu sản xuất ván dăm thông dụng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội, tr 47 – 50. Nguyễn Hồng Nhiên, 2002. Nghiên cứu một số tính chất công nghệ gỗ Keo lai (Acacia
mangium Wild X Acacia auriculiformis) phục vụ cho sản xuất ván dăm, Luận văn thạc sỹ khoa
học kỹ thuật, Trường ĐH Lâm nghiệp, Hà Tây.
Ngô Anh Sơn (2004), Nghiên cứu sử dụng phế liệu gỗ Keo lai – Keo tai tượng – Keo lá
tràm để sản xuất ván dăm sử dụng trong đồ mộc, Luận văn thạc sỹ khoa học kỹ thuật, Trường
ĐH Lâm nghiệp, Hà Tây.
RESEARCHING TO PROCESS PARTICLE BOARD FROM MELALEUCA CAJUPUTI
AND ACACIA HYBRID MATERIAL

Bui Duy Ngoc
Forest Products Processing Research Division
Forest Science Institute of Vietnam


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status