Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang phần 1 - Pdf 11

Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động và mang tính cạnh tranh như
hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn phát triển và đứng vững trên thị
trường đòi hỏi cần phải có một đội ngũ nhân viên có trình độ, kỹ thuật, tay nghề
cao cùng với một cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại. Một doanh nghiệp nếu chỉ có con
người với kỹ thuật công nghệ thôi thì vẫn chưa đủ để cho quá trình sản xuất kinh
doanh diễn ra mà cần phải có vốn kinh doanh.
Đúng vậy, vốn rất quan trọng không những đối với mỗi doanh nghiệp mà
còn rất quan trọng trong nền kinh tế của cả thế giới. Để doanh nghiệp được hình
thành và có thể tiến hành sản xuất kinh doanh được thì bắt buộc doanh nghiệp đó
phải có vốn để hoạt động. Hơn thế nữa, một doanh nghiệp biết sử dụng nguồn vốn
của mình một cách hiệu quả nhất sẽ tồn tại, phát triển và đứng vững được trên toàn
thị trường. Những phần lợi nhuận từ việc sử dụng hiệu quả của nguồn vốn đem lại
sẽ được đầu tư, tiến hành để tái sản xuất mở rộng quy mô, đưa doanh nghiệp ngày
càng phát triển lớn mạnh hơn.
Vậy hoạt động quản trị vốn ở Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang như thế
nào? Tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty ra sao, đạt hiệu quả cao hay thấp?
Để có thể duy trì hoạt động kinh doanh đồng thời chiếm lĩnh thị trường Công ty đã
sử dụng một cách tối đa đồng vốn của mình? Cơ cấu vốn của Công ty đã hợp lý
chưa? Để giải quyết các nghi vấn này, đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn
vốn của Công ty TNHH Cơ Khí Kiên Giang” đã được chọn nghiên cứu.
Qua việc tìm hiểu tình hình biến động vốn, hiệu quả sử dụng các nguồn tài
trợ, để tìm ra được những điểm yếu, mặt hạn chế để khắc phục, đồng thời phát huy
những mặt mạnh, tích cực của việc sử dụng nguồn vốn. Từ đó, giúp Công ty đạt
được hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng nguồn vốn của mình. Bên cạnh đó, đề
tài cũng trang bị cho bạn đọc kiến thức chuyên ngành về quản trị kinh doanh nhất
là kiến thức về lĩnh vực quản trị tài chính.

động kinh doanh của công ty qua các năm để đánh giá.
Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích:
Tổng hợp báo cáo, chỉ số của các Công ty trong ngành để tiến hành phân tích và so
sánh các chỉ số tương ứng với nhau, từ đó đưa ra nhận xét về chúng.
GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT
Trang 2
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái quát về vốn kinh doanh
2.1.1. Khái niệm
Một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì điều trước
tiên là họ phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định để thực hiện những khoản đầu tư
ban đầu như: xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị, nguyên vật liệu, trả công,…để
đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của một doanh nghiệp. Người ta gọi chung các loại
vốn tiền tệ đó là vốn sản xuất kinh doanh.
Vốn sản xuất kinh doanh được coi là tiền đề cho mọi quá trình đầu tư sản
xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là tiềm lực về tài chính của một doanh
nghiệp. Và vốn sản xuất kinh doanh có rất nhiều chủng loại, các hình thái vật chất,
các thước đo khác nhau ở khắp nơi rải rác trong phạm vi hoạt động của doanh
nghiệp.
2.1.2. Đặc điểm
Trong nền kinh tế hàng hóa, vốn sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới
hai hình thức: hiện vật và giá trị, nó có những đặc điểm sau:
• Vốn biểu hiện giá trị của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm
nhất định, là lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình.
• Vốn được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy
được tác dụng. Các nhà quản lý, nhà đầu tư không chỉ khai thác mọi tiềm
năng của vốn mà còn phải cân nhắc, tính toán, tìm cách chọn nguồn huy

* Phân loại
Vốn lưu động và tính chất sử dụng của nó có quan hệ với những chỉ tiêu
hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm, quản lý
tốt vốn lưu động thì đạt hiệu quả kinh tế.
Để quản lý tốt vốn lưu động, có nhiều cách để phân loại. Tùy thuộc vào tính
chất hay mục đích sử dụng, phân loại vốn lưu động: theo vai trò trong quá trình sản
xuất, theo hình thái biểu hiện hay theo nguồn hình thành. Ở đây dựa vào hình thái
biểu hiện vốn lưu động được chia thành:
•Vốn vật tư hàng hoá: nguyên vật liệu, vật liệu phụ, vốn sản phẩm đang chế
tạo, vốn thành phẩm, vốn hàng hoá mua ngoài,….Các khoản vốn này nằm trong
lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực lưu thông và luân chuyển theo một quy luật nhất định.
Có thể căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, mức tiêu hao, điều kiện sản xuất, cung tiêu
của doanh nghiệp để xác định mức dự trữ hợp lý là cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu
động cho sản xuất kinh doanh.
•Vốn tiền tệ: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn thanh toán. Các khoản
vốn này nằm trong lĩnh vực lưu thông, luôn luân chuyển biến động không theo một
quy luật nhất định, thời gian giữ tiền không lâu, càng luân chuyển càng nhanh càng
tốt.
* Kết cấu
Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động
chiếm trong tổng số và tỷ trọng trong mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn
luân chuyển để từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động. Đồng thời tìm
biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động: sản xuất, cung tiêu và
thanh toán.
* Nội dung bao gồm:
•Vốn bằng tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Xu hướng
chung vốn bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực, không nên dự trữ lượng tiền
mặt và tiền gửi ngân hàng mà phải đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay
vốn hoặc hoàn trả nợ. Mặt khác sự gia tăng vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh

tài sản đó.
Hai là: nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
Ba là: có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành( từ 10 triệu đồng trở
lên).
Bốn là: thời gian sử dụng ước tính trên một năm.
(Theo: Chuẩn mực số 03 – Thông tư số 89/2002/TT–BTC ngày 9/10/2002 –
Quyết định 206/2003/QĐ-BTC).
Tài sản cố định của doanh nghiệp còn bao gồm những tài sản không có hình
thái hiện vật và chuyển dịch vào sản phẩm mới cũng tương tự như loại tài sản có
hình thái hiện vật.
Tài sản cố định và vốn cố định có sự khác nhau. Lúc mới hoạt động, giá trị
vốn cố định bằng giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định. Về sau, giá trị vốn cố định
thường là thấp hơn giá trị nguyên thuỷ của tài sản cố định do khoản khấu hao đã
trích.
Trong quá trình hoạt động, vốn cố định một mặt được giảm dần do trích
khấu hao và thanh lý tài sản cố định, mặt khác lại tăng thêm giá trị do mua mới và
đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành.
GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT
Trang 5
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang
 Phân loại, kết cấu và nội dung vốn cố định
* Phân loại
Tài sản cố định được phân loại khác nhau theo: hình thái biểu hiện, công
dụng kinh tế, tình hình sử dụng vốn hoặc theo quyền sở hữu tuỳ theo mục đích
nghiên cứu. Dưới đây ta chọn cách phân loại theo hình thái biểu hiện. Theo cách
này, tài sản cố định được chia làm 2 loại:
•Loại tài sản cố định hữu hình: là những tài sản biểu hiện bằng hình thái hiện
vật cụ thể: nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật kiến trúc,…

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT
Trang 6
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang
Căn cứ vào nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, vốn có thể phân thành
hai loại: nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả.Và chúng ta sẽ nghiên cứu
về hai loại vốn này.
2.1.3.3. Nguồn vốn chủ sở hữu
Là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mới
được thành lập thì nguồn vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệ do chủ doanh
nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn được sử dụng để đầu tư, mua sắm các loại tài sản
của doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung
từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nguồn vốn chủ sở hữu có ý nghĩa đặc biệt quan trong đối với quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó tạo điều kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp
chủ động hoàn toàn trong sản xuất. Chủ doanh nghiệp có cơ sở để chủ động và kịp
thời đưa ra các chính sách, quyết định trong kinh doanh để đạt mục tiêu của mình
mà không phải tìm kiếm và phụ thuộc vào nguồn tài trợ.
Tuy nhiên nguồn vốn này thường bị hạn chế về quy mô nên không thể đáp
ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, mặt khác việc sử dụng nguồn vốn này
không phải chịu sức ép về chi phí sử dụng vốn và có thể thiếu sự kiểm tra, giám sát
hoặc tư vấn của các chuyên gia, các tổ chức như trong sử dụng vốn đi vay, do đó có
thể hiệu quả sử dụng vốn không cao hoặc có thể có những quyết định đầu tư không
khôn ngoan.
2.1.3.4. Các khoản nợ phải trả
Là nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác, huy động từ các chủ thể khác qua
vay nợ, thuê mua, ứng trước tiền hàng…Doanh nghiệp được quyền sử dụng tạm
thời trong một thời gian sau đó phải hoàn trả cho chủ nợ.
Theo tính chất và thời hạn thanh toán, các khoản nợ phải trả gồm:
Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ trong

vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất, đổi
mới trang thiết bị và có hướng phát triển lâu dài, bền vững trong tương lai. (Nguồn:
Lê Thị Hương Lan. 2005. Luận văn tốt nghiệp. Trường Đại học An Giang. Khoa
Kinh tế - QTKD).
Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học về hiệu quả sử dụng nguồn vốn
kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao
gồm các chỉ tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh
được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại
vốn (kể cả tổng số và phần gia tăng). Dựa vào các chỉ tiêu đó, đề ra một số giải
pháp nhằm khắc phục mặt hạn chế cũng như phát huy tính tích cực của việc sử
dụng nguồn vốn, từ đó khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
2.2.2. Đầu tư tài sản
Có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm, cơ sở vật
chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường, bổ sung hay không thể hiện
qua tình hình tăng thêm hay giảm xuống của tài sản cố định.
Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp.
Đầu tư mua sắm trang thiết bị, đầu tư chiều sâu được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ
suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện
năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư được tính bằng công thức sau:
Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, các nhà
đầu tư và các đối tượng quan tâm khác cần phải xem xét, phân tích kết cấu nguồn
vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp
cũng như sự tự chủ, chủ động trong kinh doanh đồng thời nắm được những trở ngại
mà doanh nghiệp phải đương đầu. Điều này được thể hiện thông qua việc xác định
tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất này càng cao chứng tỏ khả năng độc lập của doanh nghiệp
cao, hay doanh nghiệp có khả năng tự tài trợ tốt.
Công thức xác định tỷ suất tự tài trợ như sau:
GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT

GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT
Trang 9
Vòng quay vốn cổ phần =
Doanh thu thuần
Vốn cổ phần
Doanh thu thuần
Tỷ suất LN/DT =
Lợi nhuận ròng
* 100 %
Vốn cổ phần
Tỷ suất sinh lợi trên VCP =
Lợi nhuận ròng
* 100 %
Tổng tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên TTS =
Lợi nhuận ròng
* 100 %
Vòng quay tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Tài sản cố định
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang
• Vòng quay khoản phải thu:
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét
cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu v.v. Khi khách hàng thanh toán
tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được mộy vòng.
• Vòng quay hàng tồn kho: Là một tiêu chuẩn đánh giá Công ty sử dụng
hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.
 Nhóm tỷ số đòn bẩy

Vốn cổ phần
Tổng tài sản trên VCP =
Toàn bộ tài sản
* 100 %
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang
2.3. Mô hình nghiên cứu
Để làm rõ đề tài nghiên cứu trên, mô hình nghiên cứu được đề nghị như sau:
Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu
Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty sẽ được tập trung vào tình hình sử dụng
vốn trong 3 năm, và tập trung vào phân tích liên hoàn nhóm tỷ số hiệu quả sử dụng
vốn. Các chỉ số khác cũng được phân tích với mức ý nghĩa minh chứng cho nhóm
tỷ số trên. Cuối cùng là phân tích tổng hợp chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần
qua sơ đồ Dupont để tìm mối liên kết giữa các chỉ số tài chính. Để từ đó đưa ra
được giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty.
GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT
Hiệu quả sử
dụng vốn
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
Sơ đồ phân tích Dupont các chỉ số
tài chính
Hiệu quả sử dụng Tổng tài sản
Hiệu quả sử dụng Tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
Giải pháp nâng
cao hiệu quả sử
dụng vốn

Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm:
+ Xây lắp điện, xây dựng dân dụng, công nghiệp và giao thông.
+ Gia công và sửa chữa cơ khí, ô tô.
+ Sơn tĩnh điện.
+ Sản xuất trụ điện, cọc cừ bê tông ly tâm dự ứng lực, cấu kiện bê tông đúc sẵn.
+ Ép cọc cừ bê tông.
GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT
Trang 12
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang
+ Cầu và vận chuyển hàng hoá.
+ Kinh doanh sắt thép, xi măng, vật tư, thiết bị ngành Công nghiệp, Nông
nghiệp, Xây dựng.
3.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty
3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức
năng. Thủ Trưởng chỉ đạo và điều hành công ty thông qua các bộ phận, đơn vị trực
thuộc.
Sơ đồ 3.1. cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT
Trang 13
Giám đốc
công ty
P. GĐ p.trách
P.X.Bê tông &
Sơn tĩnh điện
P. GĐ p.trách
P.kinh doanh và TT

+ Phó Giám đốc trực, phụ trách Phân xưởng Bê tông và Sơn tĩnh điện:
chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành phân xưởng Bê tông và tổ sơn tĩnh điện hoạt
động an toàn, bảo đảm số lượng – chất lượng sản phẩm theo kế hoạch, nghiên cứu
thị trường, cải tiến kỹ thuật nhằm hoạt động SXKD cho phân xưởng ngày càng đạt
hiệu quả cao hơn.
+ Phó Giám đốc phụ trách phòng kinh doanh và trung tâm sửa chữa ô
tô: chỉ đạo điều hành phòng kinh doanh, cửa hàng kinh doanh thép ô tô và phân
xưởng sửa chữa ô tô.
Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Vật tư: quản lý kế hoạch: xây dựng kế hoạch
sử dụng vốn, kế hoạch sản xuất. nghiên cứu kỹ thuật, kế hoạch tháng, quý, năm và
kế hoạch dài hạn; quản lý kỹ thuật: kiểm tra, hướng dẫn các bộ phận sản xuất, xây
lắp thực hiện các mặt hàng, sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đảm bảo tiến độ,
chất lượng và an toàn lao động trong sản xuất và thi công; quản lý vật tư: tham
mưu cho Giám đốc trong việc đánh giá nhà cung cấp vật tư, cung ứng nguyên vật
liệu, vật tư kịp thời phục vụ sản xuất, gia công cơ khí, xây dựng cơ bản và sửa
chữa...
Phòng Kinh doanh: tổ chức tiếp thị, nghiên cứu thị trường nhằm đẩy mạnh
sản lượng tiêu thụ, xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn. Thu hồi
công nợ đối với khách hàng.
Phòng Tài chính – kế toán: Tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty, phân tích hoạt động kinh tế trong công ty một cách
thường xuyên, nhằm đánh giá đúng đắn tình hình, kết quả và hiệu quả kế hoạch
kinh doanh của công ty, phát hiện những lãng phí và thiệt hại đã xảy ra, để có biện
pháp khắc phục, bảo đảm kết quả hoạt động và doanh lợi ngày càng tăng.
Phòng Tổ chức – Hành chánh: chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và
nhân sự toàn công ty, tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù
hợp với yêu cầu phát triển của công ty.
Các đội thi công: thực hiện các hợp đồng kinh tế theo đúng thiết kế bản vẽ,
đúng tiến độ và bảo đảm quy trình kỹ thuật, chất lượng.
Phân xưởng bê tông: có nhiệm vụ tổ chức, quản lý bê tông khi sản xuất ra

nên được hổ trợ vốn hoàn toàn.
- Không có đối thủ cạnh tranh trong tỉnh do sản xuất mặt hàng lớn, cấu tạo
sản phẩm mang tính chất chiến lược mà các doanh nghiệp tư nhân không
thể làm.
- Đội ngũ nhân công lành nghề, có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật trẻ, có năn
lực.
3.5.2. Khó khăn:
- Nguyên liệu sản uất chính là sắt và thép nhưng giá cả trên thị trường lại
biến động rất mạnh.
- Thiết bị Cơ khí cũ đang chuẩn bị đầu tư mới.
3.5. Định hướng phát triển của công ty
Trong xu thế hội nhập chung của cả nước, Công ty tiếp tục ổn định và phát
triển với phương châm: “chủ động thị trường, phát triển sản xuất, hạ giá thành, đẩy
mạnh cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp; cố gắng duy trì các tiêu chuẩn chất
lượng mà Công ty đã đạt được”.
Trong điều kiện cạnh tranh, thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối
với sản xuất kinh doanh. Đa dạng hoá mặt hàng, khai thác mọi tiềm năng sẵn có sao
cho hiệu quả nhất nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, xây dựng các khách
GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT
Trang 15
Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên
Giang
hàng truyền thống, tăng cường năng lực sản xuất để chủ động ký hợp đồng với số
lượng lớn, lâu dài để tăng doanh thu và lợi nhuận Công ty.
Dồn sức tập trung nghiên cứu để cải tiến thiết bị sản xuất, giảm bớt chi phí
đầu vào với sự thay thế của nhiên liệu dầu bằng than nhằm hướng tới mục tiêu cao
nhất của Công ty là: giảm giá vốn hàng bán, tối đa hoá lợi nhuận, góp phần tăng thu
nhập cho công nhân viên.
Hỗ trợ và khuyến khích Cán Bộ, Công Nhân Viên tự học tập và nâng cao

3. Lợi nhuận gộp 2.388 1.566 5.032 -822 -34% 3.466 221%
4. Lợi nhuận HĐTC -148 -397 -1.224 -249 168% -827 208%
- Thu nhập HĐTC 393 263 308 -130 -33% 45 17%
- Chi phí HĐTC 541 660 1.532 119 22% 872 132%
5. Chi phí bán hàng 541 319 1.140 -222 -41% 821 257%
6. Chi phí QLDN 1.255 1.141 2.169 -114 -9% 1.0283 90%
7. Lợi nhuận từ HĐKD 444 -291 499 -735 -166% 790 271%
8. Lợi nhuận khác 56 94 35 38 68% -59 -63%
- Thu nhập khác 83 223 403 140 169% 180 81%
- Chi phí khác 27 129 368 102 378% 239 185%
9. Lợi nhuận trước thuế 500 -197 534 -697 -139% 731 371%
10. Thuế TNDN 140 94 -140 94
11. Lợi nhuận sau thuế 360 -197 440 -557 -155% 637 323%
Nguồn: Phòng Kế toán Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang
GVHD: Ths. Ngô Văn Quí
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc – DH5KT
Trang 17


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status