Tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý tại trung tâm viễn thông điện lực điện biên - Pdf 11

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Phần mở đầu
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng
và lãnh đạo, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta
trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện mục tiêu trên con người luôn là nhân tố
hàng đầu, nhân tố quan trọng nhất quyết định nhất. Con người vừa là mục tiêu vừa là
động lực của sự nghiệp cách mạng nói chung và của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước nói riêng.
Hiện nay, chúng ta tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
một lực lượng lao động đông đảo có đủ kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp, có phẩm chất
đạo đức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế trong xu hướng cạnh tranh
và hoà nhập đang là đòi hỏi cấp thiết.
Lý luận cũng như thực tiễn chứng minh rõ, một trong những yếu tố quan trọng quyết
định chất lượng và trình độ của lực lượng lao động đặc biệt là các hoạt động tổ chức của doanh
nghiệp đó là trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý. Công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước yêu cầu đội ngũ cán bộ phải đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới cách
thức quản lý sao cho phù hợp tình hình thực tế và đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của công
cuộc hoà nhập kinh tế khu vực, kinh tế thế giới cũng như của địa phương, của đất nước.
Xuất phát từ thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh
nghiệp trong những năm qua của Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên, trong tình
hình đổi mới đất nước với áp lực môi trường Viễn thông cạnh tranh ngày càng gay gắt
và công cuộc mở cửa hội nhập kinh tế toàn cầu cho thấy: Đa số cán bộ quản lý của
Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên chưa được đào tạo có hệ thống về quản lý,
làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân là chính, tính chuyên nghiệp chưa cao. Năng lực
điều hành quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý còn bất cập. Công tác tham mưu, xây
dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực thi công vụ còn nhiều khó khăn.
Kiến thức và pháp luật về tổ chức bộ máy, về quản lý nhân sự nhất là về quản lý tài
chính còn nhiều hạn chế, dẫn đến lúng túng trong thực thi trách nhiệm và thẩm quyền,
đặc biệt khi được nhà nước phân quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm. Phần lớn cán bộ
quản lý của Trung tâm còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng công nghệ

Chương 1 - Một số vấn đề chung về cán bộ quản lý và công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp
Chương 2 – Tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý tại Trung tâm
Viễn Thông Điện lực Điện Biên
Chương 3 - Một số biện pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản
lý tại Trung Tâm Viễn Thông Điện lực Điện Biên
Phạm Văn Lanh – Lớp TCB207ĐL1
2
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Một số vấn đề chung về cán bộ quản lý
và công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý doanh nghiệp
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
1.1 ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm về cán bộ quản lý doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế đều có cán bộ quản lý doanh nghiệp, phần
lớn cán bộ quản lý doanh nghiệp ở nước ta đều là những cán bộ giỏi, có kinh nghiệm
chuyên môn, nghiệp vụ, có uy tín với đồng nghiệp, được tín nhiệm và bổ nhiệm làm
công tác quản lý. Cán bộ quản lý các cấp ở doanh nghiệp đã phát huy được vai trò quản
lý, chỉ đạo góp phần ổn định và phát triển các doanh nghiệp đồng thời tham mưu tích
cực có hiệu quả nhằm phát triển kinh tế đất nước.
Như vậy cán bộ quản lý doanh nghiệp chính là những cán bộ chỉ đạo và quản lý
trong doanh nghiệp nhất định, họ cùng chung mục đích tập hợp những biện pháp (tổ
chức, cán bộ, kế hoạch hoá, chỉ đạo sản xuất). Nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường
của doanh nghiệp, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống doanh nghiệp cả
số và chất lượng, họ làm theo kế hoạch và gắn bó với nhau về lợi ích vật chất và tinh
thần. Họ quyết định sự thành bại của một tổ chức, cơ quan trong hệ thống doanh
nghiệp.
1.1.2 Khái niệm về đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp

Lại có định nghĩa như sau: Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức
và kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu trong một cấp học, bậc học và trường học xác nhận
bằng một chứng chỉ.
Trong doanh nghiệp việc bồi dưỡng là rất cần thiết cho đội ngũ cán bộ nói chung
và đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng, một số đã có nhiều năm công tác, kinh nghiệm
quản lý nhiều nhưng kiến thức mới cần bổ xung lại rất thiếu, phần thiếu phải được tiếp
tục tích luỹ, đó là điều kiện bắt buộc để tránh khỏi tụt hậu. Vì vậy người quản lý cao
nhất doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược, phải coi trọng việc đầu tư trí tuệ cho đội
ngũ cán bộ quản lý, phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ bản chất giữa dùng người và
Bồi dưỡng người
Trong xu thế hiện nay, chúng ta đang hướng tới xã hội học tập, học tập suốt đời
thì việc bồi dưỡng lại càng vô cùng cần thiết, nó trở thành nhu cầu cần thiết của mỗi cá
nhân và nhất là đối với cán bộ quản lý của doanh nghiệp.
1.2 CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ YÊU CẦU CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÔNG
TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Đại hội VII giữa nhiệm kỳ và đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động của
sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện
và phương pháp tiên tiến dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học
công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Chỉ có công nghiệp hoá, hiện đại hoá
mới có thể xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chế độ mới . Công nghiệp hoá, hiện
Phạm Văn Lanh – Lớp TCB207ĐL1
4
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Một số vấn đề chung về cán bộ quản lý
và công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý doanh nghiệp
đại hoá là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước xung quanh,
giữ được ổn định chính trị, xã hội bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng phát
triển XHCN.

giao cho. Ở đâu có đội ngũ cán bộ có trình độ, tư tưởng chính trị và năng lực vững
vàng thì ở đó mọi đường lối chủ trương của Đảng đều đạt được hiệu quả cao nhất. Nói
Phạm Văn Lanh – Lớp TCB207ĐL1
5
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Một số vấn đề chung về cán bộ quản lý
và công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý doanh nghiệp
về người cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Lê-nin đã khẳng định họ như Ngọn đèn
pha soi sáng đường đi cho quần chúng.
Lãnh tụ là một người lãnh đạo chủ chốt của Đảng và đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động, điều này đã được Lê nin chỉ rõ: Trong lịch sử chưa có một giai cấp nào giành
được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những
lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong
trào.
Qua thực tiễn đấu tranh cách mạng giành chính quyền và trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu không có cán bộ thì đường lối chính trị dù hay mấy cũng
không trở thành hiện thực được và nếu có lực lượng cán bộ hiểu về đường lối chính trị
và có năng lực công tác thì đường lối chính trị đó sẽ được thực hiện và thành công,
điều này được I. Stalin khẳng định rằng: Muốn áp dụng vào thực tiễn một đường lối
chính trị đúng, thì phải có cán bộ, phải có những người am hiểu đường lối chính trị của
Đảng, nhìn nhận đường lối đó, bảo vệ nó, đấu tranh để thực hiện nó.
Trong bất cứ phong trào cách mạng nào, người cán bộ cũng luôn gương mẫu
trong mọi lĩnh vực. Họ luôn đi đầu trong mọi công việc, sẵn sàng hy sinh cả tình riêng
tư để hiến trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng. Nhiều phong trào cách mạng đã nẩy
sinh ra nhiều cán bộ cách mạng chuyên nghiệp, ưu tú, biến chủ trương của đảng, Nhà
nước thành hiện thực, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Chính vì vậy
mà người cán bộ và đường lối cách mạng luôn có mối quan hệ lẫn nhau, phong trào
cách mạng tạo ra những cán bộ cách mạng ưu tú và ngược lại những cán bộ ưu tú lại
làm cho phong trào ngày càng lớn mạnh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của một

mẫu, đi đầu trong mọi công việc, không sợ khó khăn gian khổ. Đúng như I.Stalin đã
nói: cán bộ là những người không sợ khó khăn, không lẩn tránh khó khăn và cứ tiến
thẳng tới khó khăn để khắc phục và chiến thắng.
Đối với cán bộ lãnh đạo cần phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực trí
tuệ, phải đáp ứng được đòi hỏi của tổ chức đề ra, có thế thì mới thực hiện được đường
lối chủ trương của Đảng. Đồng thời khi gặp khó khăn không nản chí mà phải biết phê
bình, tự phê bình, nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Cán bộ luôn giữ vai trò quan trọng mọi tổ chức, thành công hay thất bại của bất
cứ công việc nào, trong đó người cán bộ cũng đóng góp một phần của yếu tố đó.
Bởi vậy dù ở trong bất cứ một hoàn cảnh nào, người cán bộ cũng luôn trau dồi
cho mình những kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật, về trình độ lý luận chính trị.
Học tập và nâng cao trình độ là không thể thiếu được của người cán bộ, việc học tập
không phải chỉ diễn ra ở lớp học mà còn là cả quá trình tự rèn luyện, tu dưỡng trong
thực tế. Lê nin vẫn thường dạy chúng ta là: Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi
hiện nay là học tập, học tập nữa, học tập mãi.
Quan điểm của Lê nin là: Người cán bộ phải có lập trường giai cấp, bản lĩnh
chính trị vững vàng, có tinh thần cách mạng triệt để, đồng thời là người có hiểu biết, có
học thức. Để có được những yếu tố trên, đòi hỏi người cán bộ phải trang bị cho mình lý
luận Mác - Lê nin, đây chính là vũ khí sắc bén, kim chỉ nam cho mọi hành động. Bên
cạnh đó việc nâng cao kiến thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ là điều rất cần thiết
cho mỗi cán bộ. Có như vậy cán bộ mới thực sự trở thành nòng cốt trong bộ máy tổ
Phạm Văn Lanh – Lớp TCB207ĐL1
7
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Một số vấn đề chung về cán bộ quản lý
và công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý doanh nghiệp
chức của Đảng và Nhà Nước, xứng đáng với niềm tin của nhân dân. Đúng như Lê nin
nói, nếu chúng ta không học tập từ đầu chúng ta không giải quyết được vấn đề kinh tế.
1.3.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và
công tác đào tạo cán bộ trong sự nghiệp cách mạng

Phạm Văn Lanh – Lớp TCB207ĐL1
8
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Một số vấn đề chung về cán bộ quản lý
và công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý doanh nghiệp
Trong quá trình thực hiện đường lối và nhiệm vụ chính trị của đảng thì người cán
bộ thường xuyên được kiểm tra, giúp đỡ bồi dưỡng cán bộ ngày càng phát huy năng lực
của mình hơn.
 Công tác cán bộ với tổ chức và phong trào cách mạng quần chúng
Cán bộ là nhân tố quan trọng của tổ chức, cán bộ là người lập ra tổ chức và điều
hành tổ chức. Mục tiêu của tổ chức xuất phát và phù hợp với nhiệm vụ chính trị của
Đảng và Nhà Nước trong giai đoạn đó. Muốn có cán bộ tốt cần gắn cán bộ với công tác
tổ chức, chăm lo xây dựng tổ chức. Trên cơ sở xây dựng tổ chức, xác định cần bao
nhiêu cán bộ, tiêu chuẩn ra sao. Từ đó có thể đề ra những căn cứ để lựa chọn, bố trí cán
bộ cho phù hợp. Để làm sao tuyển chọn cán bộ phải đúng người đúng việc, làm cho cán
bộ luôn gắn bó với tổ chức. Tránh tình trạng không đúng ảnh hưởng đến tổ chức, đến
công việc.
Thông qua phong trào cách mạng rèn luyện và đào tạo cán bộ tốt, Những cán bộ
này được nâng cao trình độ và kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực. Họ nắm chắc
tâm tư nguyện vọng của quần chúng, đồng thời những cán bộ này cũng được quần
chúng theo dõi, giám sát, kiểm tra và đánh giá xem có thực sự là cán bộ tốt không. Vì
vậy giữa cán bộ và phong trào quần chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu cán
bộ tốt thì phong trào sẽ mạnh, sôi nổi. Nếu cán bộ yếu kém về năng lực thì phong trào
yếu, đơn vị đi xuống. Nếu cán bộ yếu về phẩm chất thì sẽ phá hoại phong trào của đơn
vị. Cần lựa chọn cán bộ trưởng thành từ phong trào cách mạng quần chúng để đào tạo,
bồi dưỡng, đề bạt vào các chức danh của tổ chức đó.
 Quan điểm đổi mới của Đảng về công tác cán bộ
Quan điểm đổi mới về công tác cán bộ, trước hết là việc kiện toàn cơ quan làm tổ
chức cán bộ. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ được tiến hành đồng thời với việc củng cố
tổ chức Đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các đơn vị sản xuất kinh doanh,

 Chính sách đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ, đầu tư thích đáng cho việc đào tạo
những người ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt, ưu tiên các đối tượng thuộc các
gia đình chính sách, những người có công với cách mạng.
 Chính sách sử dụng và quản lý cán bộ: Việc bố trí sử dụng cán bộ đúng tiêu
chuẩn phù hợp sở trường. Mạnh dạn đề bạt những cán bộ có năng lực, triển
vọng vào các cương vị lãnh đạo quản lý. Chú ý đề bạt cán bộ đúng lúc, đúng
người, đúng việc. Trong tình hình hiện nay, bên cạnh những cán bộ vững vàng
về chính trị, dày dạn kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, cần sử dụng cán bộ có
tư duy mới, có phong cách làm mới mang lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Có chế độ quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ. Các cấp uỷ, thủ trưởng các cơ quan
nắm chắc từng cán bộ, cả về đức, tài và tình trạng sức khoẻ. Trên cơ sở đó có kế hoạch
sử dụng và đề bạt, khen thưởng và kỷ luật.
 Chính sách về đảm bảo vật chất và động viên tinh thần
Trên cơ sở tính toán khoa học, thực hiện tinh giảm biên chế, nâng cao năng suất
lao động, chống tham nhũng và lãng phí, mở rộng bảo hiểm xã hội, tăng tỷ lệ, động viên
thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước. Đổi mới cơ bản chính sách đảm bảo lợi ích
vật chất cho từng cán bộ, trước hết là chế độ tiền lương, nhà ở và phương tiện đi lại.
Tiền lương phải thực sự trở thành bộ phận cơ bản trong thu nhập của người cán bộ, đảm
bảo tái sản xuất sức lao động. Thực hiện tiếp việc tiền tệ hoá tiền lương, biểu dương
Phạm Văn Lanh – Lớp TCB207ĐL1
10
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Một số vấn đề chung về cán bộ quản lý
và công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý doanh nghiệp
khen thưởng kịp thời những người có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, trong
phát minh sáng chế khoa học và công nghệ, trong quản lý và công tác. Đi đôi với việc
khuyến khích vật chất, chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng cho cán bộ. Mục tiêu lý
tưởng cách mạng là động lực lớn nhất để thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của từng cán
bộ.
Đổi mới tư duy người làm công tác cán bộ. Người làm công tác cán bộ về mặt

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Một số vấn đề chung về cán bộ quản lý
và công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý doanh nghiệp
Qua thực tế cho thấy với một doanh nghiệp mới thành lập như Trung tâm viễn
thông Điện lực Điện Biên thì nhu cầu đào tạo nhân viên là một nhiệm vụ quan trọng và
cấp bách nhất bởi vì người lao động không được đào tạo không có trình độ thì dù hệ
thống máy móc và thiết bị có tinh vi hiện đại đến đâu đi nữa cũng trở thành vô nghĩa ,để
có được điều này thì đội ngũ cán bộ quản lý là những người tiên phong ,là những đầu
tầu về kiến thức do vậy họ phải được đào tạo ,bồi dưỡng kiến thức thật cơ bản và sâu
rộng để đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Một số quan niệm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ở Trung tâm viễn thông
Điện lực Điện Biên.
- Trình độ lành nghề của cán bộ quản lý trong Trung tâm viễn thông Điện lực
được thể hiện ở mặt chất lượng sức lao động của người đó ,tức là nắm vững lý thuyết kỹ
thuật cũng như kỹ năng thực hành để hoàn thành những công việc có mức độ phức tạp
nhất định thuộc về tay nghề hay một chuyên môn nào đó .Trình độ lành nghề của CBQL
của Trung tâm viễn thông Điện lực có liên quan chặt chẽ với mức độ lao động phức
tạp,Lao động phức tạp thì trình độ lành nghề càng cao,trình độ lành nghề biểu hiện ở
tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ quản lý.
Để người CBQL Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên nói riêng và nguồn
nhân lực nói chung đạt tới một trình độ nhất định, trước hết phải bồi dưỡng nâng cao
trình độ lành nghề cho họ.
Đào tạo CBQL Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên nói chung là tổng hợp
những hoạt động nhằm nâng cao trình độ học vấn trình độ nghề nghiệp và chuyên môn
cho CBQL, Bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề cho CBQL Trung tâm viễn thông là
hoàn thiện những hiểu biết và những kỹ năng cao hơn ,làm việc có hiệu suất và chất
lượng hơn.
3. Ý nghĩa của đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho CBQ Trung tâm viễn thông
Điện lực Điện Biên.
Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người CBQL là một tất yếu khách

- Đối với Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên: Cải thiện được kiến thức
nghề nghiệp và kỹ năng của nguồn nhân lực doanh nghiệp,từ đó họ sẽ phấn khởi vì
được phát triển ,có điều kiện nhận thức tốt hơn mục tiêu của doanh nghiệp ,có khả năng
thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình cũng như của doanh nghiệp (Giảm được chi phí
sản xuất) nâng cao năng suất lao đông và nâng cao hiệu quả kinh doanh...Cải thiện được
mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, xóa bỏ được sự thiếu hiểu biết nhau,sự tranh
chấp ,ngăn chặn sự căng thẳng mâu thuẫn tạo bầu không khí tâm lý tốt,đoàn kết ,thân ái
cùng phấn đấu và phát triển...
- Đối với cán bộ quản lý TTVT Điện lực Điện Biên: Nhờ nâng cao trình độ nên
CBQL tự tin hơn,ra quyết định tốt hơn,làm việc hiệu quả hơn:Người CBQL tăng sự thỏa
mãn đối với công việc,phát triển trí tuệ và trình độ của mình,thích ứng được với kỹ
thuật mới,bớt lo lắng khi nhận việc mới.
- Đối với mối quan hệ con người và xã hội: Có thêm các kiến thức mới,hiểu biết
thêm về luật pháp và cơ hội,bình đẳng về lao động,tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau như
phát triển và hợp tác ,cải thiện được thông tin giữa các nhóm và cá nhân trong Trung
Phạm Văn Lanh – Lớp TCB207ĐL1
13
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 1: Một số vấn đề chung về cán bộ quản lý
và công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ quản lý doanh nghiệp
tâm viễn thông Điện lực Điện Biên cũng như trong xã hội,làm cho TTVT có vị thế tốt
hơn trong xã hội.
4. Mục tiêu của đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý của Trung tâm viễn thông Điện
lực Điện Biên.
Dựa vào nhu cầu về quản lý dự kiến nguồn nhân lực, và các nhu cầu đào tạo từ
những mong muốn của các nhân viên trong Trung tâm viễn thông Điện lực Điện
Biên.Người phụ trách đào tạo và các lãnh đạo của Trung tâm cần xác định các mục tiêu
cần đạt tới theo các mức độ sau đây:
a- Có hiểu biết (savoir): Ở mức độ này người CBQL có một sự tổng hợp các kiến
thức lý thuyết thuyết và khả năng làm chủ về ngôn ngữ của một khoa học - kỹ thuật nào

Luôngfabang của Lào, 360km tiếp giáp với huyện Giang Thành và tỉnh Vân Nam Trung
Quốc, 38,5km địa hình hiểm trở.
Tỉnh Điện Biên có hai đường quốc lộ chạy qua, trục đường quốc lộ 6 Hà Nội -
Sơn La - Điện Biên cách Hà Nội 550km, trục đường quốc lộ 12 Lào Cai - Lai Châu -
Điện Biên cách Lai Châu 203km. Là một tỉnh nằm sâu trong nội địa, có cửa khẩu Quốc
gia với nước bạn Lào (Tây Trang) vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có ý nghĩa chính trị. Điện
Biên có độ cao trung bình 650-750m so với mặt nước biển, địa hình chia cắt sâu và
mạnh.
Điện Biên có 9 đơn vị hành chính thuộc tỉnh gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 7
huyện, 13 phường thị trấn, dân số 450.030 người với 21 dân tộc anh em sinh sống. Dân
cư phân bố không đều, tại thành phố Điện Biên Phủ mật độ khoảng 1.200 người/km2,
huyện Mường Nhé chỉ khoảng 10 người/km2. Điện Biên có 29/88 xã, phường diện tích
một xã trên 100km2, xã Mường Toong 690km
2
.
Phạm Văn Lanh – Lớp TCB207ĐL1
15
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Tình hình công tác đào tạo bồi dưỡng
cán bộ quản lý tại Trung tâm Viễn thông
Điện lực Điện Biên
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Điện Biên là một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển
ngành chăn nuôi, trồng trọt và xây dựng các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ.
Trong những năm qua, nhất là sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội IX và gần
một năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI Điện Biên đã phấn đấu
giành được nhiều thành tựu quan trọng, tạo những bước chuyển biến tích cực và sâu sắc
trên nhiều lĩnh vực trong đó có vấn đề phát triển các doanh nghiệp. Bước vào thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điện Biên có những thuận lợi cơ
bản song cũng đứng trước những khó khăn thách thức gay gắt như: trình độ dân trí còn
thấp và không đồng đều, đời sống vật chất tinh thần nhất là của đồng bào vùng cao

quân 18,3%/ năm trong đó công nghiệp tăng 15,06%/năm xây dựng tăng
20,81%/năm. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng năm 2009 chiếm 29,5%.
• Các ngành dịch vụ có bước phát triển khá với sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế, nhất là ngành dịch vụ thương mại và du lịch. Tuy nhiên nhịp độ
phát triển giai đoạn từ 2001-2005 của lĩnh vực này chậm hơn so với tốc độ
tăng trưởng kinh tế nên cơ cấu GDP có xu hướng giảm. Trong năm 2004 và
năm 2005 với các hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện biên
phủ và năm du lịch Điện Biên đã tạo bước phát triển mới trong thu hút đầu
tư và phát triển du lịch, tỷ trọng dịch vụ năm 2009 đạt 34,8%.
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng khá cao so với giai đoạn
trước, trong 5 năm 2001-2005 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển đạt khoảng 4.920 tỷ
tăng gấp hơn 2 lần so với thời kỳ 5 năm trước (Tổng vốn đầu tư trên địa bàn của tỉnh
Lai Châu cũ 2.200 tỷ đồng)
Hệ số vốn đầu tư cho một đơn vị giá trị tăng trung bình trong 5 năm qua là 4,8.
Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2009 đạt 68,7% so với mức 37% trung bình toàn quốc).
Trong đó vốn do địa phương quản lý 2.896 tỷ đồng chiếm 58,87%, vốn do các bộ ngành
và doanh nghiệp trung ương đầu tư trên địa bàn 1.780 tỷ đồng chiếm 49,5%. Đáng chú ý
là bên cạnh sự tăng cường hỗ trợ đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội nguồn vốn đầu tư từ khu vực dân cư, các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh và các doanh nghiệp trung ương đầu tư trên có xu hướng tăng khá, tập trung vào
các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ góp phần quan trọng vào tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khá, đặc biệt
là các dự án về nâng cấp các tuyến quốc lộ, kiên cố hoá các phòng học tạm đã đem lại
cho hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh diện mạo mới, đáp ứng ngày càng tốt
Phạm Văn Lanh – Lớp TCB207ĐL1
17
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Tình hình công tác đào tạo bồi dưỡng
cán bộ quản lý tại Trung tâm Viễn thông
Điện lực Điện Biên
hơn yêu cầu phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh trên đại bàn tỉnh. Thu ngân sách nhà

cán bộ quản lý tại Trung tâm Viễn thông
Điện lực Điện Biên
Các loại hình đào tạo được mở rộng, các trường đã liên kết đào tạo mở các lớp
đạo tạo tại chức, đào tạo từ xa tại địa phương. Tổng số học sinh theo học các trường TH
chuyên nghiệp và CĐ hiện có 5.120 người tăng 3.163 người so với năm 2003, đã cơ bản
đáp ứng yêu cầu về giáo viên cán bộ y tế cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục, y
tế và nâng cao trình độ cán bộ cơ sở.
2.2 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, TRƯỞNG THÀNH CỦA ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN VÀ
CỦA TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC ĐIỆN BIÊN
Ngày 01/04/1990 Điện lực Lai Châu cũ (nay là Điện lực Điện Biên) được thành
lập trực thuộc công ty điện lực I quản lý và điều hành. Trên cơ sở sáp nhập xí nghiệp
điện Lai Châu với các xí nghiệp Nông cụ điện các huyện và xí nghiệp xây lắp đường
điện Thác Bay. Ngày 01/04/2004 Điện lực Điện Biên được thành lập trên cơ sở chia
tách từ Điện lực Lai Châu cũ thành hai là Điện lực Điện Biên đứng chân trên địa bàn
tỉnh Điện Biên và Điện lực Lai Châu đứng chân trên địa bàn tỉnh Lai Châu mới.
Được sự quan tâm của tỉnh ủy ,HĐND,UBND tỉnh Điện Biên cùng sự chỉ đạo
trực tiếp và đầu tư có hiệu quả của Tập đoàn Điện lực Việt Nam,Công ty Điện lực 1.
Với sự nỗ lực bền bỉ và phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCNV Điện lực Điện
Biên, 6 năm qua Điện lực Điện Biên đã kế thừa, phát huy và đã đạt được những kết quả
nhất định trong quá trình xây dựng và phát triển ngành điện,góp phần đáng kể vào sự
nghiệp xây dựng kinh tế - xã hội ổn định chính trị ,an ninh quốc phòng của tỉnh Điện
Biên.
2.2.1 Công tác phát triển lưới điện và kinh doanh điện năng
1. Công tác phát triển và vận hành an toàn lưới điện.
Nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ đã đề ra “Tập trung
đầu tư mở rộng lưới điện quốc gia, xây dựng lưới điện hạ thế tới các xã ,xây dựng thủy
điện nhỏ ở vùng sâu, vùng xa”. 6 năm qua, Điện lực Điện Biên đã có nhiều cố gắng
trong việc triển khai thực hiện các dự án đưa điện về nông thôn vùng sâu, vùng xa,và đã
đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa đặc biệt, góp phần đắc lực vào việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn,cải thiện đời sống vật chất văn hóa tinh thần

được thể hiện như sau:
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho 100% CBCNV, qua đó phát hiện
bệnh tật và phân loại sức khỏe của từng người để theo dõi và bố trí công việc cho phù
hợp,với kinh phí bình quân hàng năm là 32 triệu đồng.
Tổ chức mua bảo hiểm y tế bắt buộc cho 100% CBCNV
Phạm Văn Lanh – Lớp TCB207ĐL1
20
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Tình hình công tác đào tạo bồi dưỡng
cán bộ quản lý tại Trung tâm Viễn thông
Điện lực Điện Biên
Trong 5 năm qua đã tổ chức cho CBCNV đi nhỉ mát, nghỉ điều dưỡng phục hồi
sức khỏe cho trên 300 lượt người.
Để đảm bảo tốt công tác an toàn, bảo hộ lao động trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, hàng năm Điện lực Điện Biên đã tổ chức các lớp bồi huấn, kiểm tra sát hạch an
toàn đối với 100% các đơn vị trực thuộc, qua 13 lớp bồi huấn sát hạch với tổng số 514
lượt người có 100% đạt yêu cầu trong đó có 420 đạt khá giỏi/tổ chức cho 100%
CBCNV được học tập bộ luật lao động.
Phong trào thi đua an toàn phòng chống cháy nổ đã được triển khai rộng rãi trong
các đơn vị và tổ đội sản xuất ,mở 5 lớp tập nghiệp vụ PCCC cho 115 lượt người đạt kết
quả tốt, hàng năm Điện lực đều cử các đội tuyển tham gia hội thi toàn tỉnh về PCCC
thường đợt thi nào cũng đạt giải cao.Chính nhờ làm tốt các mặt công tác trên mà trong 5
năm qua Điện lực Điện Biên đã không để xẩy ra tai nạn lao động, không có vụ việc
cháy nổ gây thiệt hại về con người và thiết bị,không có CBCNV mắc bệnh nghề nghiệp.
2. Công tác kinh doanh điện năng
- Chỉ tiêu điện thương phẩm :
Năm 2005 đạt 28.774.506 Kwh đến năm 2009 48.376.141 Kwh, tăng 168% tốc
độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 13,6%
- Tỷ lệ tổn thất điện năng:
- Tỷ lệ tổn thất năm 2001 : 8,4% đến năm 2005 đạt 6,5% tỷ lệ tổn thất giảm bình
quân hàng năm 0,3%.

dụng điện lưới Quốc gia trực tiếp đưa tổng số hộ nông thôn cá điện đạt tỷ lệ 55, 79%.
3. Công tác tổ chức hoạt động xã hội
- Công tác tổ chức lao động, đào tạo, tiền lương, đời sống: Trong vài năm gần
đây Điện lực Điện Biên đã thực hiện nghiêm túc việc tiết giảm lao động từ 10 – 20%
theo quyết định của Công ty Điện lực 1, đồng thời đã không ngừng nâng cao trình độ
của cán bộ công nhân viên đơn vị đã đưa đi đào tạo:
+Đào tạo cao cấp lý luận = 6 người
+ Đào tạo kỹ sư đại học = 42 người
+ Đào tạo cao đẳng = 20 người
+ Đào tạo công nhân kỹ thuật =157 người
Phạm Văn Lanh – Lớp TCB207ĐL1
22
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Tình hình công tác đào tạo bồi dưỡng
cán bộ quản lý tại Trung tâm Viễn thông
Điện lực Điện Biên
Thường xuyên chăm lo đời sống cho CBCNV, luôn quan tâm đến cơ sở vật chất,
tạo điều kiện thuận lợi về môi trường cho người lao động và đã ổn định việc làm, đảm
bảo thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước cụ thể:
Năm 2005 đạt 1.900.000đ/tháng, năm 2009 đạt 2.500.000đ/tháng
Đơn vị đã tổ chức xây dựng quỹ tương trợ ngay từ những ngày đầu thành lập
bằng nguồn vốn tự nguyện của cán bộ công nhân viên đóng góp hàng năm, được giao
cho công đoàn cơ sở quản lý theo dõi để hỗ trợ kịp thời cho người lao động khi có hoàn
cảnh rủi ro, bệnh tật và khi nghỉ chế độ.
Song song với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh,Điện lực điện biên thường xuyên
thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của một doanh nghiệp nhà nước tại địa phương.Cụ thể
là: chỉ đạo 100% các đơn vị tổ chức phương án đảm bảo cấp điện an toàn liên tục cho
các sự kiện lớn của cả nước và địa phương diễn ra trên địa bàn .Điện lực Điện Biên đã
thường xuyên phối hợp với lực lượng công an thực hiện tốt qui chế phối hợp liên ngành
trong công tác giữ gìn an ninh trật tự và bảo vệ an toàn tài sản của ngành Điện ,trong
những năm qua đã phát hiện ngăn chặn kịp thời nhiều vụ trộm cắp ,phá hoại các công

- Quản lý phức tạp vì Viễn thông là ngành dịch vụ công cộng mục đích kinh
doanh và xã hội, liên quan đến mọi thành phần kinh tế, xã hội và mọi tầng lớp nhân dân.
Số liệu xử lý trong quản lý kinh doanh lớn liên quan đến cơ sở vật chất trải rộng khắp
các huyện thị trong tỉnh, số lượng nhân viên thực hiện nhiều để đáp ứng được số lượng
khách hàng rất lớn ngày một gia tăng.
- Sự đa dạng các dịch vụ gia tăng giá trị cũng như các loại hình dịch vụ trong
viễn thông công cộng với những qui mô khác nhau nên việc quản lý ngày càng phức tạp.
- Công tác kinh doanh phải tuân thủ pháp luật nhà nước sự chỉ đạo của
EVNTelecom, Công ty điện lực 1, của Điện lực Điện Biên và chính quyền địa phương.
2.Triển khai và định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Trung tâm
viễn thông Điện lực Điện Biên.
Công tác Viễn thông tại Điện lực Điện Biên mới chính thức triển khai từ tháng
10 năm 2006 nên việc đầu tư và khai thác còn rất mới mẻ.Là một lĩnh vực kinh doanh
“sinh sau đẻ muộn”,mọi việc đều bỡ ngỡ song Trung tâm viễn thông Điện lực Điện
Biên đã thể hiện được vị thế của mình.Thời gian đầu mọi việc vừa xây dựng nền
móng,vừa phát triển đi lên với lưng vốn còn rất hạn chế ,cung cấp thiết bị đầu cuối phân
bổ chậm,mẫu mã nghèo nàn,phụ tùng thay thế không có (như pin xạc); cơ sở hạ tầng và
chất lượng mạng còn hạn chế đầu năm 2006 chỉ xây dựng được 5 BTS tới năm 2009
phát triển được 18 BTS giai đoạn 6 chưa được đầu tư. Bên cạnh đó thường xuyên cắt
điện giảm tải, một số vùng lõm sóng yếu dẫn đến lỗi kỹ thuật ảnh hưởng việc chăm sóc
Phạm Văn Lanh – Lớp TCB207ĐL1
24
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương 2: Tình hình công tác đào tạo bồi dưỡng
cán bộ quản lý tại Trung tâm Viễn thông
Điện lực Điện Biên
khách hàng ... điều đó tất yếu dẫn đến kết quả kinh doanh viễn thông còn khiêm tốn so
với yêu cầu kế hoạch được giao.
Để tạo thế và lực, Trung tâm viễn thông Điện lực Điện Biên đã khuyến khích
CBCNV của ngành sử dụng dịch vụ EVNTelecom, lực lượng này vừa là khách hàng sử
dụng sản phẩm Viễn thông,vừa là tuyên truyền viên ,cộng tác viên tích cực.để thu hút


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status