Tập phân tích SWOT cho ngành Dược Việt Nam khi hội nhập AFTA và WTO - Pdf 11

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế dược là một môn học nghiệp vụ hay và khó đối với sinh viên. Với
đặc thù của ngành Dược là một ngành kinh tế - kỹ thuật nên đòi hỏi người dược
sỹ không những phải có đầy đủ kiến thức về chuyên môn dược được cung cấp
bởi các bộ môn: Dược lý, Hoá dược, Dược lâm sàng, Dược liệu, Bào chế … mà
còn phải có đầy đủ các kiến thức tối thiểu của khoa học quản lý. Chính vì vậy
môn kinh tế Dược đã trang bị cho sinh viên chúng em một số những kiến thức
cơ bản, cốt lõi nhất để chúng em có thể tiếp cận được với những tri thức trong
nghiệp vụ quản lý kinh tế của ngành Dược. Môn học hay vì đã đem lại cho
chúng em những kiến thức thật bổ ích mà qua đó chúng em có thể phát huy
những khả năng về tư duy chiến lược và quản lý kinh tế, và khó vì giữa những
kiến thức từ bài giảng lý thuyết đến việc áp dụng vào thực tế là cả một khoảng
cách rất xa, đòi hỏi sinh viên chúng em luôn phải tư duy, học hỏi những kiến
thức bên ngoài xã hội và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình học tập hiện nay
cũng như quá trình công tác sau này. Sau khi học xong lý thuyết về quản trị, em
thấy rất thích phần hoạch định chiến lược của các nhà quản trị, đặc biệt là quá
trình phân tích SWOT để từ đó đưa ra được các chiến lược phát triển cho doanh
nghiệp. Và để làm rõ hơn cho những lý thuyết đã học về phương pháp phân tích
SWOT đã được học trên lớp, em đã chọn làm bài tiểu luận : Tập phân tích
SWOT cho ngành Dược Việt Nam khi hội nhập AFTA và WTO với mục
tiêu :
1. Tìm hiểu, phân tích, đánh giá về ngành Dược Việt Nam trước thềm hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới
2. Mở rộng tầm nhìn về vấn đề này.
1
PHẦN 1 : TỔNG QUAN
1.Các kiến thức cơ bản về phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT là một trong những phương pháp phân tích hiện đại của
quản trị học, được áp dụng trong việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức cho các tổ chức, cá nhân, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm cạnh
tranh…

- SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị
trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh.
- WOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, nên được sử dụng
trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ
cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ…
- Phân tích theo mô hình SWOT là việc đánh giá các giữ liệu theo một trật tự
logic giúp người đọc hiểu được cũng như có thể trình bày và thảo luận để đi
đến việc ra quyết định dễ dàng hơn. Các mẫu phân tích SWOT cho phép kích
thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản
năng.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm, đó là:
- Mô hình phân tích SWOT chỉ đưa ra những phác hoạ có tính chất định
hướng và chỉ là công đoạn đầu tiên trong quá trình hình thành chiến lược của
doanh nghiệp.
- Phụ thuộc nhiều vào quá trình đánh giá, trình độ tư duy và chủ quan của
người đánh giá. Do đó nếu người đánh giá không có tầm nhìn và tư duy tốt
thì có thể sẽ đưa ra hướng đi sai lầm cho doanh nghiệp.
- Nhiều đề mục có thể bị trung hoà hay nhầm lẫn giữa hai thái cực S – W và
O - T do quan điểm của nhà phân tích.
- SWOT khi sắp xếp các thông tin với xu hướng giản lược làm nhiều thông
tin có thể bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất của vấn đề.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về phương pháp phân tích SWOT. Đó
cũng là phương pháp hay được áp dụng nhất trong quá trình hoạch định của
doanh nghiệp.
2.Một số thông tin cơ bản về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế
2.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
3
Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế: là quá trình chủ động gắn kết nền
kinh tế và thị trường của từng nước với nền kinh tế khu vực và thế giới thông
qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương

- WTO gồm những quy định pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế: WTO
tạo ra một hệ thống pháp lý chung làm căn cứ để mỗi thành viên hoạch định và
thực thi chính sách nhằm mở rộng thương mại, tạo them việc làm, tăng thu nhập
và nâng cao mức sống nhân dân các nước thành viên.
- WTO giúp các nước giải quyết tranh chấp: Các hoạt động của WTO nhằm
giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên
theo quy định đã thoả thuận, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của công pháp
quốc tế và luật lệ của WTO.
Mục tiêu cuối cùng của WTO là nhằm nâng cao mức sống, tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho người dân, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
Chức năng của WTO
- WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý, điều hành và các
mục tiêu khác của Hiệp định thành lập WTO, các hiệp định đa bên của WTO,
cũng như cung cấp một khuôn khổ để thực thi, quản lý và điều hành việc thực
hiện các hiệp định nhiều bên.
- WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên về
những quan hệ thương mại đa biên trong khuôn khổ những quy định của WTO,
đồng thời là một thiết chế để thực thi các kết quả từ việc đàm phán đó hoặc thực
thi các quyết định do Hội nghị Bộ trưởng đề ra.
- WTO sẽ thi hành thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc
giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
- WTO sẽ thi hành cơ chế rà soát chính sách thương mại.
- Để đạt tới sự thống nhất cao hơn về quan điểm trong việc tạo lập các chính
sách kinh tế toàn cầu, khi cần thiết, WTO sẽ hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng thế giới và các cơ quan trực thuộc của nó.
Những nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO
WTO hoạt động dựa trên một số nguyên tắc làm nền tảng cơ bản cho hệ
thống thương mại thế giới là:
5
- Thương mại không phân biệt đối xử (thông qua nguyên tắc tối huệ quốc và

nhập khẩu Dược phẩm.
Về quyền phân phối trực tiếp:
- Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh Doanh
nghiệp nước ngoài tại Việt Nam sẽ không được tham gia phân phối trực tiếp
Dược phẩm tại Việt Nam.
- Các thuốc do Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh
Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhập khẩu trực tiếp sẽ được bán lại cho
các doanh nghiệp trong nước có chức năng phân phối (kể từ 1/1/2009).
3. Một số phương pháp có thể ứng dụng để phân tích vấn đề Việt Nam ra
nhập WTO và AFTA
- Phương pháp phân tích 3C: Phân tích về 3 yếu tố là Khách hàng
(Customer); Công ty (Company) và Đối thủ cạnh tranh (Competitor).
Phương pháp này luôn đi kèm với SWOT, SMART.
- Phương pháp phân tích PEST: Phân tích sự tác động của 4 yếu tố Chính
trị luật pháp (Political); Kinh tế (Economic); Văn hoá – Xã hội (Social –
Culture); Khoa học - Kỹ thuật ( Technical).
- Phương pháp phân tích 7S: Phân tích sự phù hợp, tính logic giữa 7 yếu
tố trong đó lấy mục tiêu của tổ chức làm trọng tâm, tạo nên sự đồng bộ,
nhất quán, đưa doanh nghiệp phát triển. Bảy yếu tố đó là Chiến lược
(Strategy); Cấu trúc (Structure); Hệ thống ( System); Nhân viên (Staff);
Phong cách quản lý ( Style); Kỹ năng (Skill).
- Phương pháp phân tích SWOT.
Phương pháp phân tích SWOT với những ưu điểm là có trật tự logic dễ
hiểu, dễ trình bày và thảo luận để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn, nên đã
được chọn làm phương pháp phân tích của em trong bài tiểu luận này.
7
PHẦN 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
Trong phần này, em xin trình bày các kết quả phân tích SWOT cho ngành
Dược Việt Nam khi hội nhập WTO và AFTA, đồng thời nêu ra các đánh giá,
phân tích và đề ra một số giải pháp cho Ngành khi hội nhập.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status