Tỷ số giới tính khi sinh và một số yếu tố liên quan trên địa bàn Chililab huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, năm 2005 - Pdf 12

40 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tỷ số giới tính khi sinh và một số yếu tố
liên quan trên đòa bàn Chililab huyện
Chí Linh, tỉnh Hải Dương, năm 2005
BS.Hoàng Văn Huỳnh(*); ThS. Lê Thò Vui(**)
Nghiên cứu được tiến hành trên 7 xã /thò trấn thuộc hệ thống giám sát Dân số -Dòch tễ học
(CHILILAB) ở huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương từ 10/2006 đến 2/2007 nhằm xác đònh tỷ số giới tính
khi sinh (TSGTKS) năm 2005 và mô tả một số yếu tố liên quan đến TSGTKS trên đòa bàn. Nghiên
cứu sử dụng số liệu thứ cấp của hệ thống CHILILAB và phỏng vấn trực tiếp 262 bà mẹ được chọn
ngẫu nhiên từ 804 bà mẹ (BM) sinh con trong năm 2005 với bộ câu hỏi có cấu trúc, và phỏng vấn
sâu 8 phụ nữ đã nạo phá thai trong 6 tháng đầu năm 2006 tại hộ gia đình. Những kết quả chủ yếu
là: TSGTKS năm 2005 ở đòa bàn là 106,4; nhưng có sự chênh lệnh khá nhiều giữa các xã /thò trấn
và sự khác nhau theo các lần sinh, điều kiện kinh tế (ĐKKT) và nhóm tuổi. Phần lớn các cặp vợ
chồng đều mong muốn có 2 con và có cả trai lẫn gái; ở lần sinh đầu tiên, giới tính của con không
phải là điều quan trọng nhất. Nhưng từ lần sinh thứ 2 trở đi thì tỷ lệ mong con trai có sự khác biệt
lớn giữa những người đã có và chưa có con trai. Có 22,5% BM biết biện pháp sinh con theo ý muốn,
nhưng chỉ có 18,6% trong số này áp dụng. Có 84,4% biết giới tính con trước sinh, tất cả đều bằng
siêu âm (SÂ), và 91% cho rằng không có khó khăn trong việc biết giới tính con khi SÂ. Nghiên cứu
đưa ra một số khuyến nghò:1.Tiếp tục theo dõi vấn đề này trên đòa bàn. 2. Tích cực truyền thông
bình đẳng giới, tập trung vào đối tượng sinh toàn con gái và có ĐKKT khá. 3. Tăng cường giám sát
việc thực hiện nghiêm quy đònh cấm tiết lộ giới tính trẻ khi SÂ.
Từ khóa: tỉ số giới tính khi sinh, siêu âm.
Sex ratio at birth of newborn babies and
relevant factors in Chi Linh district,
Hai Duong province in 2005
This research was conducted in 7 communes/towns that belong to the Demographic- Epidemiological
Surveillance System (DESS) in Chi Linh District (CHILILAB), Hai Duong Province between October
2006 and February 2007. This research was conducted in order to clarify the sex ratio at birth of
newborn babies in Chi Linh District in 2005 and to describe factors that influence the sex ratio with-
in this area. This research involved analysis of a combination of secondary data from the CHILILAB

dao động từ 104 -110 [4].
Trường Đại học Y tế Công cộng đang vận hành
một hệ thống giám sát dân số, dòch tễ học tại huyện
Chí Linh - Hải Dương (CHILILAB) từ tháng
7/2004 đến nay trên 7 xã /thò trấn (Văn An, An Lạc,
Hoàng Tiến, Lê Lợi, Bến Tắm, Sao đỏ, Phả Lại),
với tổng số dân khoảng 64 000 người. Theo số liệu
báo cáo của CHILILAB, TSGTKS trên đòa bàn giai
đoạn từ tháng 7/2004 đến 6/2005 là 104, nhưng lại
có một số xã /thò trấn có tỉ lệ này rất cao như An
Lạc:153, Văn An:150. Theo nguồn số liệu lưu hàng
năm của Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em
(UBDSGĐ&TE) huyện thì TSGTKS trong những
năm 2003-2005 của toàn huyện là rất cao (đều trên
120). Để tìm hiểu thực trạng và xác đònh một số
yếu tố liên quan đến TSGTKS trên đòa bàn, chúng
tôi đã tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu cụ thể
là:"Xác đònh TSGTKS năm 2005, tìm hiểu quan
niệm của người dân về việc sinh con trai, con gái
và mô tả một số yếu tố liên quan đến TSGTKS trên
đòa bàn.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu (NC) được thiết kế theo phương
pháp mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp NC đònh
lượng, đònh tính và sử dụng số liệu thứ cấp. Đối
tượng là bà mẹ (BM) sinh con trong năm 2005 và
phụ nữ nạo phá thai trong 6 tháng đầu năm 2006.
Thời gian nghiên cứu từ 10/2006 đến 2/2007 trên
đòa bàn CHILILAB. Số liệu thứ cấp về 804 bà mẹ
sinh con năm 2005 được lấy từ dữ liệu của

Email: [email protected]
** ThS. Lê Thò Vui Giảng viên Bộ môn Dân số, Trường Đại học Y tế Công cộng. 138 Giảng Võ, Ba Đình, Hà
Nội. Điện thoại: 04-2662331. Email: [email protected]
42 Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
58,8%, THPT là 19,9%, trên THPT là 15,6%. Trong
804 BM thì có 50,5% sinh con lần đầu, 41,2% sinh
lần hai và vẫn còn 8,2% sinh từ lần thứ 3 trở lên.
3.1.2. Tỷ số giới tính khi sinh
TSGTKS chung cả năm 2005 là 106,4. ở lần
sinh đầu là 120,7; lần hai là 80,4; lần ba là 214.
TSGTKS ở nhóm các BM có ĐKKT từ trung bình
trở lên là 112,1; dưới trung bình là 91,7. Nhóm BM
dưới 25 tuổi có TSGTKS là 110,5; còn từ 25 tuổi
trở lên là 103,5.
Ở phạm vi đòa bàn xã /thò trấn thì có 3 nơi rất
cao là Sao Đỏ:120, An Lạc:142, Lê Lợi:120,4.
Nhưng các đòa bàn còn lại đều dưới 100, thấp nhất
là Bến Tắm:75,9.
3.2. Kết quả nghiên cứu đònh lượng và
đònh tính
3.2.1. Quan niệm về sinh con trai, con gái
Mong muốn sinh con trai của BM ở lần sinh đầu
là 26,1%, lần sinh thứ hai tăng lên 35%, và lần sinh
thứ ba là 54%. Trong đó ở lần sinh thứ nhất tỷ lệ
mong muốn con trai của các BM có chồng là con
trưởng hay con một là 28,3% còn có chồng là con
thứ là 23,66% (OR=0,75; P>0,05). Một đối tượng
NC tâm sự "Với em khi có thai lần đầu mong muốn
quan trọng nhất của em là sinh nở được vuông tròn,

Có 51,9% BM cho là có việc nạo phá thai vì lý
do giới tính ở đòa phương. Một đối tượng NC cho
biết "Em có biết người đã làm như thế. Nhà ấy kinh
tế khá lắm, đã có 2 con gái rồi. Họ đi tận Hà Nội
để phá thai, nhưng họ đều giấu và nói rằng bò sẩy
thai thôi". Một BM khác nói "Ở đòa phương em cũng
có trường hợp như vậy. Em nghó là họ bất đắc dó
phải làm thôi, vì thai lúc đó cũng to rồi, dù sao thì
đó cũng là hòn máu của mình và đã thành hình
người rồi. Nhưng vì chưa có con trai mà lại không
được đẻ lần nữa nên họ đành phải phá đi, chắc là
họ cũng day dứt lắm khi phải làm việc này ".
2.3. Thông tin về dự đònh lần sinh tiếp
Phần lớn các bà mẹ mới có 1 con đều có ý đònh
sinh nữa (90%), vẫn còn 9,2% các bà mẹ đã có đủ
2 con rồi mà vẫn muốn sinh thêm con thứ ba.
Biểu đồ 3. Lý do mong muốn sinh con trai
Biểu đồ 2. TSGTKS theo đòa bàn xã /thò trấn
Biểu đồ 1. TSGTKS theo năm sinh, lần sinh,
ĐKKT và nhóm tuổi
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 12.2007, Số 9 (9) 43
Trong số các BM mới có một con, nếu là con gái
thì có 98,1% muốn sinh tiếp, còn nếu là trai rồi thì
chỉ có 83,6% muốn sinh thêm (OR=10,6. P<0,05).
Trong số các BM có hai con nhưng đều là gái thì
28,1% muốn sinh tiếp, còn tỷ lệ này ở các BM đã
có con trai là 5,8% (OR=6,4. P<0,001).
4. Bàn luận
4.1. Tỷ số giới tính khi sinh

BM dưới 25 tuổi lại cao hơn nhóm từ 25 tuổi trở lên.
Mặt khác vấn đề này còn có thể liên quan đến sự
khác nhau về tình trạng sức khoẻ và sinh lý ở hai
nhóm tuổi của các cặp vợ chồng.
4.2. Quan niệm về sinh con trai, con gái
Ở lần sinh đầu tiên mong muốn lớn nhất của các
BM là sinh nở được mẹ tròn con vuông chứ không
phải là giới tính của con, và cũng không có sự khác
biệt về mong muốn giới tính giữa các BM có chồng
là con trưởng, con một với con thứ. Nhưng từ lần
sinh thứ hai trở đi thì có sự khác biệt rõ ràng về
mong muốn sinh con trai giữa những người đã có và
chưa có con trai. Có 9,2% BM sinh con lần thứ ba
và lý do chủ yếu là muốn giải toả áp lực chưa có con
trai khá nặng nề từ phía chồng, gia đình chồng và
cũng một phần từ chính bản thân BM.
Những lý do nhiều nhất để các BM muốn sinh
con trai hơn là con gái là: có nếp có tẻ: (37,1%); có
chỗ dựa khi mắc bệnh tật hay về già (31,1%) và nối
dõi tông đường (25%). Điều này cho thấy quan niệm
phổ biến của người dân cho rằng trách nhiệm nuôi
dưỡng, chăm sóc, lo lắng công việc cha mẹ khi về
già, thờ cúng tổ tiên là của con trai. Mặt khác cũng
phản ảnh hệ thống bảo hiểm xã hội chưa đáp ứng
được nhu cầu của người cao tuổi, nên điều họ lo lắng
cho những năm tháng tuổi già và mong muốn có con
trai để có chỗ dựa cũng là điều dễ hiểu.
4.3. Một số thông tin liên quan khác
Có 22,5% BM biết BPSCTYM. Tuy chưa có cơ
sở để khẳng đònh tính khoa học của những biện pháp

nghiêm chỉnh quy đònh này. Với 62, 8 lượt BM đến
SÂ ở cơ sở tư nhân thì cho thấy cơ sở tư nhân là nơi
các BM đến SÂ khá cao ở đòa phương. Có thể điều
này xuất phát từ tính thuận tiện cũng như việc dễ
dàng biết giới tính của trẻ của cơ sở y tế tư nhân.
Đã có nhiều NC ở các nước có TSGTKS cao như
Trung Quốc, Ấn Độ khẳng đònh SÂ chẩn đoán giới
tính sớm và phá thai để lựa chọn giới tính là kỹ
thuật và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng
mất cân bằng giới tính khi sinh [3],[4]. Trong NC
của chúng tôi chưa thể loại trừ có sai sót khi thu thập
thông tin này (có thể các BM đã nhầm lẫn giữa tình
hình thực tế ở đòa phương và nhận đònh chủ quan của
bản thân), hơn nữa vì chưa có nhiều NC sâu về vấn
đề này ở Việt Nam và đây là vấn đề rất nhạy cảm.
Nên mặc dù có 51,9% BM cho rằng có việc nạo thai
vì lý do giới tính, nhưng chúng tôi chưa thể đưa ra
nhận đònh về mức độ phổ biến của tình trạng này.
Tuy vậy, kết hợp với kết quả NC đònh tính thì có thể
thấy rằng việc nạo phá thai vì lý do giới tính ở đòa
phương không phải là không có, còn về mức độ trầm
trọng như thế nào thì cần phải tìm hiểu sâu hơn để
có thể đưa ra nhận đònh chính xác.
4.4. Thông tin về dự đònh sinh tiếp
Với việc có 90% BM mới có một con muốn sinh
tiếp và trên 90% BM đã có hai con không muốn sinh
tiếp (OR=75; P<0,001), cho thấy đại đa số các BM
muốn mô hình gia đình có 2 con. Nhưng có đến
10,4% BM mới có một con không muốn sinh tiếp,
cũng cho thấy mô hình gia đình một con cũng là một

phạm vi quy mô dân số lớn hơn.
Lời cảm ơn:
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban điều hành, văn phòng
thực đòa, bộ phận quản lý dữ liệu của CHILILAB đã tạo điều
kiện cho chúng tôi thu thập, sử dụng số liệu phục vụ cho NC.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của TS Phạm Việt Cường, ThS Bùi
Thò Tú Quyên trong quá trình phân tích số liệu. Xin cảm ơn
cán bộ và nhân viên ngành y tế, dân số huyện Chí Linh cùng
các đối tượng nghiên cứu đã tạo điều kiện, giúp đỡ chúng tôi
thu thập số liệu tại cộng đồng.
Tài liệu tham khảo
1. Đoàn Minh Lộc (2006), Báo cáo tóm tắt kểt quả nghiên
cứu mất cân bằng giới tính trong 5 năm qua ở một số đòa
phươn: thực trạng và giải pháp, Viện khoa học dân số gia
đình và trẻ em.
2. Tổng cục thống kê (2001), Kết quả điều tra toàn bộ:
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, Nhà xuất bản
thống kê.
3. Tìm hiểu vể tỷ số giới tính lúc sinh của Ấn Độ,
http://www.vcpfe.gov.vn/web/khach/xuatbanpham /
dspt/2006/So2-59. Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em Việt
Nam, xuất bản phẩm. Tạp chí Dân số và phát triển năm
2006. Số 2 (59). Truy cập hồi 22 giờ ngày 26/12/2006.
4. Quỹ dân số Liên hợp quốc; Uỷ ban Dân số, Gia đình và
Trẻ em Việt Nam (2006), Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm dự
báo chính sách về giới tính khi sinh.
5. Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em tỉnh Hải Dương (2006),
Báo cáo tổng hợp số trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm
y tế.
6. Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em huyện Chí Linh (2004,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status