Đề tài nghiên cứu "Vấn đề tự học" pot - Pdf 12

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
VẤN ĐỀ TỰ HỌC
1
MỤC LỤC
Trang
Ký hiệu và viết tắt …………………………………………………………… 2
Lời nói đầu………………………………………………………………… …
Phần I. Mở đầu 2
Phần II. Cơ sở lý luận.
2.1. Một số khái niệm trong đề tài ………………………………………… 3
2.2. Cơ sở lý luận về vấn đề tự học ………………………………………… 5
2.2.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề tự học………………………………………. 5
2.2.1.1. Vấn đề tự học trên thế giới………………………………………………. 5
2.2.1.2. Vấn đề tự học ở Việt Nam………………………………………………. 6
2.2.2. Các quan niệm về vấn đề tự học…………………………………………. 7
2.2.3. Một số đặc điểm của hoạt động tự học trong phương thức đào tạo tín chỉ 8
2.2.4. Định nghĩa, nguyên tắc, điều kiện và cách tự học 9
2.2.5. Đặc điểm tự học ở trường Đại học. 11
Phần III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………. 12
3.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 12
Phần IV. Kết quả nghiên cứu.
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học của sinh viên ……………… 13
4.2. Thực trạng vấn đề tự học của sinh viên…………………………………. 16
4.2.1. Nhận thức của sinh viên về vấn đề tự học………………………………
4.2.2. Các hình thức tự học của sinh viên …………………………………….
4.2.3. Những khó khăn trong quá trình tự học ……………………………….
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tự học …………………………………….
4.3.1. Về phía giảng viên …………………………………………………….
4.3.2. Về phía sinh viên ……………………………………………………….
4.3.3. Các điều kiện phục vụ tự học khác. …………………………………….

nghiệp đào tạo của nhà trường. Đề tài nghiên cứu tập trung tìm hiểu về nhận thức cũng
như các khó khăn gặp phải của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong
quá trình tự hoc theo học chế tín chỉ, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao
hiệu quả của việc tự học cho sinh viên theo học chế tín chỉ.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: Mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một mô hình còn khá
mới mẻ với Việt Nam. Trước mắt nó đang là một thách thức lớn đòi hỏi các trường Đại
học Việt Nam nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng phải vượt
qua, thách thức trước hết ở yêu cầu ngày càng cao của xã hội, sức ỳ của thói quen, trong
khi các phương tiện và thiết bị hỗ trợ học tập còn hạn chế. Hơn nữa, với sinh viên, đặc
biệt là sinh viên năm thứ nhất khi còn chưa quen với môi trường sống cũng như cách
giảng dạy ở trường Đại học - một môi trường khác hoàn toàn với môi trường ở phổ thông
của các em thì việc làm quen với mô hình này lại càng khó khăn hơn. Một số sinh viên
còn chưa ý thức cũng như chưa xác định được rõ ràng con đường đi của mình, chưa có
một phương pháp học hợp lý, trong khi yêu cầu về tính chủ động trong học tập là rất cao.
Để nắm bắt toàn diện những kiến thức chuyên môn ở bậc Đại học đòi hỏi sinh viên phải
có nhiều nỗ lực trong hoạt động học tập, đặc biệt phải dành nhiều thời gian cho việc tự
học và tự nghiên cứu và cần có một phương pháp học đúng đắn, phù hợp và hiệu quả.
Trong đó phương pháp tự học đóng một vai trò vô cũng quan trọng.
Tự học có vai trò ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà cả trong cuộc
sống. Trong nhà trường bản chất của sự học là tự học, cốt lõi của dạy học là dạy việc học,
kết quả của người học tỉ lệ thuận với năng lực tự học của người học. Ngoài việc nâng cao
kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình thành và rèn luyện khả năng hoạt động độc
lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạo điều kiện và cơ hội học tập suốt đời.
4
Tự học là nhu cầu, một năng lực cần có của mọi người trong thời đại ngày nay, do đó mục
tiêu quan trọng nhất của nhà trường không phải trang bị cho người học tri thức mà là
phương pháp tự học.
Trên thực tế hiện nay, hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó nhiều sinh viên chưa dành nhiều thời gian cho

như đề xuất các ý kiến để mở rộng nội dung.
- Mind mapping (Bản đồ tâm trí) là một sơ đồ được sử dụng để phác thảo thông tin trực
quan. Một bản đồ tâm trí thường được tạo ra xung quanh một từ hoặc một văn bản, đặt ở
trung tâm, mà những ý tưởng, lời nói và các khái niệm liên quan được thêm vào. Từ khóa,
hoặc ý chính được tỏa ra từ một nút trung tâm, các ý phụ sẽ được phát triển và trở thành
nhánh nhỏ của các ý chính và thể hiện những vấn đề cần chú ý và ghi nhớ của ý chính
(nhiệm vụ, yêu cầu, ý nghĩa ).
5
Mindmaps (tức mind mapping) có thể được vẽ bằng tay, hoặc như là "ghi chú thô" trong
một bài giảng hay hội họp, hoặc có thể sử dụng chất lượng hình ảnh cao hơn khi có nhiều
thời gian hơn.
- SQR3 (Survey Question Read Recite Review) là một kĩ thuật vô cùng hữu ích cho việc
tiếp thu đầy đủ thông tin trong văn bản. Nó giúp bạn hình thành một dàn ý thích hợp để
bạn có thể sắp xếp các dữ liệu vào đó một cách chính xác, giúp bạn thiết lập được các mục
tiêu nghiên cứu, học tập của mình. SQR3 còn nhắc nhở bạn dung các kĩ thuật duyệt lại
nhằm khắc sâu kiến thức vào tâm trí của bạn. Sử dụng SQR3 sẽ giúp bạn đọc tài liệu hiệu
quả hơn, bạn có thể tận dụng được tối đa hiệu quả từ thời gian học của mình
2.2. Cơ sở lý luận về vấn đề tự học
2.2.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề tự học:
2.2.1.1. Vấn đề tự học trên thế giới.
Tự học đã được con người thực hiện từ rất sớm, ngay từ khi GD chưa trở thành một
nghành khoa học thực sự. Ở thời kỳ đó, người ta đã biết quan tâm đến việc làm sao cho
người học chăm chỉ, tích cực ghi nhớ được những giáo huấn của thầy và hành động theo
những điều ghi nhớ đó.
Montaigne từng khuyên rằng: “Tốt hơn là ông thầy để cho học trò tự học, tự đi lên phía
trước, nhận xét bước đi của họ, đồng thời giảm bớt tốc độ của thầy cho phù hợp với sức
học của trò”.
Từ thế kỷ XVII, các nhà giáo dục như: J.A Comensky (1592-1670); G.Brousseau (1712-
1778); J.H. Pestalozzi (1746-1872); A.Disterweg (1790-1866) trong các công trình nghiên
cứu của mình đều rất quan tâm đến sự phát triển trí tuệ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của

sinh là trung tâm trong quá trình dạy học nói riêng và giáo dục nói chung đòi hỏi có sự
phối hợp của nhiều phương pháp, trong đó “phương pháp tích cực” là chủ đạo mang tính
nguyên tắc. Đây chính là cơ sở để đưa ra những biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho
học sinh, sinh viên.
Đồng tình với quan điểm trên, các nhà giáo dục Xô Viết đã khẳng định vai trò tiềm năng
to lớn của hoạt động tự học trong giáo dục nhà trường. Đặc biệt, nhiều tác giả còn nghiên
cứu sâu sắc cách thức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của người học , trong đó
nêu lên những biện pháp tổ chức hoạt động độc lập nhận thức của học sinh trong quá trình
dạy học.
2.2.1.2. Vấn đề tự học ở Việt Nam
Vấn đề tự học ở Việt Nam cũng được chú ý từ lâu. Ngay từ thời kỳ phong kiến, giáo dục
chưa phát triển nhưng đất nước vẫn có nhiều nhân tài kiệt xuất. Những nhân tài đó, bên
cạnh yếu tố được những ông đồ tài giỏi dạy dỗ, thì yếu tố quyết định đều là tự học của bản
thân. Cũng chính vì vậy mà người ta coi trọng việc tự học, nêu cao những tấm gương tự
học thành tài. Nhưng nhìn chung, lối giáo dục còn rất hạn chế “người học tìm thấy sự bắt
chước, đúng mà không cần độc đáo, người học học thuộc lòng …”
Đến thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, mặc dù nền giáo dục Âu Mỹ rất phát triển nhưng nền
giáo dục nước ta vẫn chậm đổi mới. Vấn đề tự học không được nghiên cứu và phổ biến,
song thực tiễn lại xuất hiện nhu cầu tự học rất cao trong nhiều tầng lớp xã hội.
Vấn đề tự học thực sự được phát động nghiên cứu nghiêm túc, rộng rãi từ khi nền giáo
dục cách mạng ra đời (1945), mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người khởi xướng vừa nêu
tấm gương về tinh thần và phương pháp dạy học. Người từng nói: “còn sống thì còn phải
học”, và cho rằng: “về cách học phải lấy tự học làm cốt”. Có thể nói tự học là một tư
tưởng lớn của Hồ Chí Minh, về phương pháp học tập. Những lời chỉ dẫn quý báu và
những bài học kinh ngiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ và thành công
của Người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, tư tưởng về tự học đã được nhiều tác giả trình bày trực
tiếp và gián tiếp trong các công trình tâm lý học, giáo dục học học, phương pháp dạy học
bộ môn. Một số công trình tiêu biểu là: Nguyễn Cảnh Toàn (Nguyễn Cảnh Toàn (1995),
7

khai, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình
kiểm tra đánh giá việc học của mình”.
Trong quyển Học và dạy cách học, GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình
động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất
khác của người học, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan thế giới quan để chiếm lĩnh một
tri thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình”.
Theo Nguyễn Kỳ cho rằng: “Tự học là đặt mình vào tình huống học, vào vị trí của người
tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra: nhận biết vấn đề xử lý
thông tin, tái hiện kiến thức, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề, xử lý tình
huống…”.A
GS – TSKH Thái Duy Tuyên khẳng định: “Tự học là môt hoạt động độc lập chiếm lĩnh
tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan
8
sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh
tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân
loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học” (Chuyên đề Dạy tự học cho
sinh viên trong các nhà trường trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học)
Tóm lại, tổng hợp các quan niệm về tự học của các tác giả có thể đưa ra khái niệm về tự
học như sau: “Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các khả năng trí tuệ (quan
sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các công cụ thực hành),
cùng các phẩm chất của cá nhân như: động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan
(trung thực, không ngại khó, có ý trí, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ) để
chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của
riêng mình”.a
2.2.3. Một số đặc điểm của hoạt động tự học trong phương thức đào tạo tín chỉ.
Có thể khẳng định rằng: hoạt động tự học của sinh viên là một hoạt động không thể
thiếu và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình học tập ở bậc đại học. Tuy
nhiên, trong các phương thức đào tạo khác nhau, hoạt động này lại có những nét đặc thù
riêng. Sự khác biệt giữa hoạt động tự học trong học chế niên chế so với học chế tín chỉ
được thể hiện ở một số điểm sau:

hình thức tổ chức dạy - học khác nhau. Có những môn học chỉ có một kiểu giờ tín chỉ,
nhưng có những môn học có hai hoặc cả ba kiểu giờ tín chỉ. Trong mọi trường hợp, công
thức tính cho mỗi môn học là không đổi:1+0+2 (môn học thuần lý thuyết); 0+2+1 (môn
học thuần thực hành); 0+0+3 (môn học thuần tự học).
Cách tổ chức thực hiện một giờ tín chỉ cho chúng ta thấy một đặc điểm rất quan trọng
góp phần tạo nên sự khác biệt với phương thức đào tạo truyền thống. Nếu hoạt động tự
học trong học chế niên chế chỉ mang tính chất tự nguyện thì phương thức đào tạo theo học
chế tín chỉ coi tự học là một thành phần hợp pháp và bắt buộc phải có trong hoạt động học
tập của sinh viên. Để học được 1 giờ lý thuyết hay 2 giờ thực hành, thực tập trên lớp sinh
viên cần phải có 2 hay 1 giờ chuẩn bị ở nhà. Đó là yêu cầu bắt buộc trong cơ cấu giờ học
của sinh viên.
Thứ ba, nội dung một bài giảng trong hệ thống tín chỉ thường gồm 3 thành phần chính:
- Phần nội dung bắt buộc phải biết (N1) được giảng trực tiếp trên lớp.
- Phần nội dung nên biết (N2) có thể không được giảng trực tiếp trên lớp mà giáo viên có
trách nhiệm hướng dẫn cụ thể sinh viên tự học, tự nghiên cứu ở ngoài lớp.
- Phần nội dung có thể biết (N3) dành riêng cho tự học, chuẩn bị bài, làm bài tập, thảo
luận nhóm, làm thí nghiệm… và các hoạt động khác có liên quan đến môn học.
Như vây, kiến thức của mỗi môn học được phát triển thông qua những tìm tòi của
người học dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giảng viên. Nếu sinh viên không tự học thì họ
mới chỉ lĩnh hội được 1/3 khối lượng kiến thức của môn học và như vậy đồng nghĩa với
việc họ không đạt được yêu cầu của môn học đó.
Ngoài ra, một điểm rất quan trọng, khác biệt với học chế niên chế là trong học chế tín chỉ,
hoạt động tự học được kiểm tra, đánh giá thường xuyên thông qua các bài kiểm tra, bài
tập, các buổi thảo luận …trong suốt cả quá trình học.
Qua các phân tích trên đây, rõ ràng rằng trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, hoạt động
tự học của sinh viên trở thành hoạt động bắt buộc với các chế tài cụ thể qui định cho hình
thức học tập này.
2.2.4. Định nghĩa, nguyên tắc, điều kiện và cách tự học
2.2.4.1. Định nghĩa tự học.
Tuy đã được nghiên cứu từ lâu và rất nhiều trên thế giới nhưng ‘tự học’ (learner

rằng mình là người tự học”. Và theo ông “tự học ở đây chỉ cái phần tích cực, chủ động,
quyết đoán của người học. Vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình học
tập là vai trò của người học, tuy vai trò của người dạy không phải không quan trọng.”
Holmes và Ramos (1991) cũng khẳng định, “để giúp người học kiểm soát được việc học
của chính mình rất quan trọng phải giúp họ trở nên có ý thức và xác định được chiến lược
mà họ đã từng sử dụng hoặc có thể sẽ sử dụng”. Và chính giáo viên sẽ là người thực hiện
vai trò này. Giáo viên trước hết phải giúp sinh viên ý thức được vai trò và tầm quan trọng
của việc tự học, tiếp đến cung cấp cho sinh viên kiến thức về cách học ngoại ngữ và
hướng dẫn họ tự học có hiệu quả.
Ngoài ra, chúng ta nên lưu ý rằng tự học là một quá trình không phải là một sản phẩm, và
sẽ phải mất rất nhiều thời gian để phát triển khả năng này. Như vậy, không thể trông
đợi người học có thể trong một thời gian ngắn chuyển sang cách học tự học mà không cần
thời gian hay không gặp một khó khăn nào.
2.2.4.3 Điều kiện và cách tự học
Dimitrios Thanasoulas cho rằng việc tự học chỉ có thể đạt được khi có
những điều kiện sau: chiến lược về nhận thức của người học; thái độ; động cơ; và kiến
thức.
Theo O’Malley và Chamot (1990), chiến lược nhận thức tác động trực tiếp lên thông tin
tiếp nhận, đồng thời điều khiển thông tin theo cách thức hỗ trợ việc học. Một số chiến
11
lược nhận thức trong việc học ngôn ngữ được đề cập là: lập lại, biên dịch, ghi chú, suy
luận, và đặt câu hỏi để hiểu rõ vấn đề. Hai thái độ quan trọng trong tự học là thái độ của
người học về vai trò của họ trong quá trình học và thái độ về khả năng học của mình. Nếu
người học cho là việc học chỉ thành công theo cách học truyền thống và giáo viên mới
là người nắm vai trò chủ đạo, hay tin rằng họ thuộc nhóm người không có khả năng học
ngoại ngữ thì người học sẽ có khuynh hướng không thay đổi theo cách học lấy người học
là trung tâm trong khi cách học mới này giúp hướng đến việc tự học, và như vậy sự thành
công trong tự học là không có cơ sở. Động cơ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến tốc độ và sự thành công khi học. Thái độ và động cơ của người học có liên
quan mật thiết với nhau. Thái độ tích cực sẽ dẫn đến động cơ học tập được nâng cao và

đồng thời phải có nhiều hiểu biết khác nữa theo yêu cầu của cuộc sống. Giờ đây, công
việc tự học của sinh viên trở nên rất quan trọng, rất nặng nề, nó trở thành một bộ phận
12
cấu thành của giáo dục đại học. Do phương pháp học tập ở trường đại học khác cơ bản
so với phương pháp học ở phổ thong, ở đại học không có sự kiểm tra hàng ngày của giáo
viên nên việc học tập của sinh viên phần lớn là tự học. Sinh viên tự đề ra kế hoạch và tự
thực hiện kế hoạch. Các bài kiểm tra chính là kết quả học tập và nghiên cứu của sinh
viên. Có nhiều sinh viên cho biết rằng 50% kiến thức là do tự học. Việc tự học của sinh
viên đại học còn có một đặc điểm; đó là hoạt động tự học diễn ra liên tục, trong một
phạm vi lớn nhằm lĩnh hội rất nhiều tri thức. Nếu như học sinh phổ thong được cô giáo
ra những bài tập nhất định về nhà thì sinh viên đại học phải tự tìm tòi tài liệu, chọn đọc
tài liệu sao cho thích hợp với môn học và phải tỏ ra thật sự khoa học trong công tác tự
học mới có kết quả tốt. Thêm vào đó, việc tự học của sinh viên đại học là sự nỗ lực cao,
tính tự giác cao hơn học sinh phổ thông; sinh viên thực sự làm chủ thời gian, phương
pháp phải quan tâm đến chất lượng tự học của bản thân để từ đó có phương hướng nâng
cao kỹ năng nghề nghiệp cho mình, chuẩn bị cho ngày mai lập nghiệp bằng sự tự tin tuyệt
đối. Tự học ở nhà - một nhân tố quan trọng đối với quá trình lĩnh hội tri thức. Tự học ở
nhà chính là lần thứ hai lĩnh hội tri thức, đó là lĩnh hội bằng sự tái tạo lại của bản
thân sinh viên. Bước tái tạo này giúp sinh viên nắm chắc hơn điều đã được học, hoàn
thành những chỗ khó, hệ thống hoá lại bài học trên lớp, nhờ đó tránh được "học vẹt",
học mà không hiểu. Trong thực tế, việc học ở nhà còn giúp sinh viên mở mang tri thức,
lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kỹ năngvận dụng tri thức vào cuộc sống để tự rút ra
kinh nghiệm cho mình nhất là theo hình thức tínchỉ. Điều quan trọng là việc tự học
còn phát triển ở sinh viên khả năng độc lập, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức và
trong hoạt động. Khi tự học, sinh viên làm quen với nhiều thuật ngữ, nhiều cách đề cập
đến một vấn đề, vì vậy họ sẽ trở nên năng động hơn, tự chủ hơn trong việc tiếp thu tri
thức. Qua đó có thể nói rằng tự học của sinh viên không chỉ là một nhân tố quan trọng
trong lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh
viên.A
Phần III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.

4.1.1. Ảnh hưởng của ý thức học tập và động cơ nhận thức của bản thân sinh
viên:
Ý thức học tập và động cơ nhận thức có ý nghĩa quyết định trong quá trình hình
thành và phát triển năng lực tự học của sinh viên. Vì xét cho cùng chất lượng học tập phải
là kết quả trực tiếp của sự nỗ lực của chính bản thân người học. Nếu người học không xác
định được vai trò quyết định của mình trong sự thành bại của sự học, thì không bao giờ tự
học thành công.Chỉ khi đã xác định được mục đích và động cơ học tập đúng đắn. Sinh
viên mới có thể phát huy được “nội lực” trong học tập, từ đó kết hợp các yếu tố “ngoại
lực” khác để tổ chức các hoạt động học tập diễn ra một cách hợp lý và thu được kết quả
cao.
4.1.2. Ảnh hưởng của vốn tri thức hiện có của bản thân sinh viên:
Hầu hết các môn học đều được sắp xếp theo dạng phát triển, những tri thức sau
được xây dựng trên những cơ sở của tri thức đã có trước. Để chiếm lĩnh các tri thức khoa
học nói chung, người học cũng như người trèo thang không qua nấc thang thấp thì không
thể tiến lên nấc cao hơn. Để tự học có hiệu quả thì người học phải tự trang bị cho mình
vốn kiến thức tối thiểu để tự nghiên cứu vấn đề mình quan tâm.
4.1.3 Ảnh hưởng của năng lực trí tuệ và tư duy:
Năng lực trí tuệ: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt tri thức
khoa học nhanh hay chậm của mỗi sinh viên. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn, đôi khi là
14
quyết định đến khả năng học tập nói chung và năng lực tự học nói riêng. Những người có
năng lực trí tuệ tốt thường có khả năng tự học rất cao, khi có đủ vốn tri thức tối thiểu
nhiều khi họ có thể độc lập làm việc một mình mà không cần tới sự hướng dẫn của thầy.
Phương pháp tư duy: Khả năng vận dụng các thao tác tư duy cũng là một yếu tố có ảnh
hưởng lớn đến khả năng tự học của sinh viên.
Ngoài ra, trong quá trình học tập để tiếp thu tri thức, kết quả học tập của sinh viên tùy
thuộc phần lớn vào tính chất và cơ cấu của tư duy tích cực của sinh viên. Tri thức là kết
quả của tư duy, đồng thời lại là những điều kiện, phương tiện của tư duy. Vì vậy, tăng
cường khả năng tư duy là một yêu cầu để nâng cao chất lượng học tập và tự học.
4.1.4. Ảnh hưởng của phương pháp học tập của trò:

động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học”. Như vậy, có thể thấy
rằng: Phương pháp dạy học của thầy cũng có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến sự hình
thành và phát triển năng lực tự học của sinh viên. Cụ thể:
Trong dạy học người giáo viên không chỉ là người nêu rõ mục đích mà quan trọng
hơn là gợi động cơ học tập cho sinh viên. Điều này làm cho sinh viên ý thức được những
mục đích đặt ra và tạo được động lực bên trong giúp sinh viên học tập tự giác, tích cực
chủ động sáng tạo.
Thông qua việc dạy học của thầy, sinh viên nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,
hình thành năng lực và thế giới quan. Từ đó mà phương pháp tự học của sinh viên được
hình thành kéo theo đó là sự hình thành và phát triển năng lực tự học của sinh viên.
Hoạt động kiểm tra đánh giá của thầy ảnh hưởng đến hoạt động tự kiểm tra đánh giá
của trò. Thật vậy, trong quá trình tự tìm ra kiến thức, người học tự tạo ra một sản phẩm
ban đầu, có thể chưa chính xác, chưa khoa học. Nhưng thông qua trao đổi với bạn bè và
kiểm tra kết luận của thầy , người học tự kiểm tra để sửa sai hoặc hoàn thiện sản phẩm của
mình. Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên sẽ hình thành năng lực tự kiểm tra đánh giá
của sinh viên, làm cho năng lực tự học ngày càng phát triển.
Qua hoạt động dạy học, người giáo viên còn hướng dẫn sinh viên đọc giáo trình và
các tài liệu tham khảo làm cho năng lực tự đọc, tự nghiên cứu của học sinh ngày càng
được hình thành và phát triển. Đây cũng là con đường quan trọng để người học tiếp thu tri
thức, để người học có thể tự học suốt đời.
4.1.6. Nội dung, chương trình đào tạo.
16
Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, khối lượng tri thức ngày càng lớn,
trong khi đó, thời gian đào tạo không tăng, chương trình đào tạo còn đang thay đổi và
hoàn thiện nên đòi hỏi người học phải tăng cường tự học.
4.1.7. Ảnh hưởng của SGK, tài liệu học tập và các điều kiện khác về cơ sở vật
chất, gia đình và xã hội.
Khi đánh giá vai trò của SGK đối với quá trình tự học của học sinh, PGS.TS Bùi
Văn Nghị nhận xét: “Nếu người viết sách đặt mình vào vị trí người đọc, trình bày một vấn
đề có nguồn gốc (từ thực tiễn hoặc từ nội bộ toán học) có hướng đích gợi động cơ, gợi

viên xếp loại khá và … sinh viên xếp loại từ trung bình trở xuống.
Nhận thức về vấn đề tự học sinh viên cũng có sự khác nhau giữa các khóa, nghĩa là
có sự khác nhau giữa sinh viên năm thứ nhất (Sv năm 1), sinh viên năm thứ hai (SV năm
2) và sinh viên năm thứ ba (SV năm 3), từ đó cũng ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh
viên. Có thể xét qua việc thống kê một số yếu tố chính như sau:
Kết quả 1: Mức độ quan trọng của việc tự học đối với sinh viên:
Hình 4.2.1a: Biểu đồ biểu diễn mức độ quan trọng của việc tự học
Qua kết quả trên có thể thấy…
Kết quả 2: Kết quả thực hiện kế hoạch học tập đã đề ra.
- Với sinh viên năm thứ nhất, trong số … % sinh viên có đề ra kế hoạch học tập, có … %
thực hiện theo kế hoạch đó… và đều xếp loại…
- Với sinh viên năm thứ 2,
- Với sinh viên năm thứ 3,
Kết quả 3: Mục đích học tập cảu sinh viên
4.2.2. Các hình thức tự học của sinh viên
STT Hình thức tự học
Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
1 Học nhóm
2 Đọc bài trước khi đến lớp
3 Trao đồi bài với giảng viên và
các bạn khác
18
4 Lên thư viện học bài
5 Ghi chép bài cẩn thận
6 Tìm nơi yên tĩnh học bài
7 Sử dụng sơ đồ tư duy (mind
mapping, SQR3, đọc nhanh,
ghi nhận siêu tốc…)
8 Đọc thêm nhiều sách tham

Riêng tôi, tôi vẫn đọc mỗi ngày và không bao giờ mang công việc từ cơ quan về nhà làm
mà dành thời gian để chỉ xem và đọc. Mỗi khi muốn hiểu sâu đề tài nào, tôi tự yêu cầu
19
mình phải viết một bài về vấn đề đó. Vậy là tôi phải tìm tài liệu đọc, hỏi han, lắng nghe và
phải đào sâu, nắm vững mới viết ra mạch lạc được. Đó là chưa kể còn phải chuẩn bị các
phụ lục tài liệu cho những chỗ khúc mắc, phức tạp phòng khi cần trình bày có thể bị chất
vấn”.
Tiến sĩ Lê Ngọc Trà, dạy Đại học Sư phạm tp. HCM, một nghiên cứu sinh được bạn
bè Liên Xô cũ ở đại học Tổng hợp Lômônôxốp nể phục về trình độ cả về khoa học lẫn
ngoại ngữ, cũng là một người tự học xuất sắc, cho biết kinh nghiệm của anh: "Muốn học,
muốn hiểu sâu một chủ đề nào, điều quan trọng nhất là phải tự mình chạm tới nó trước,
phải tự mình khơi mở trước trong đầu, như gieo mầm cho việc tiếp thu, thẩm thấu của
mình. Khi người học đã tự tiếp nhận kiến thức thì vai trò người thầy (hướng dẫn, tác
động ) là không thể thiếu. Bản chất của tự học là tự làm việc với chính mình trước,
nghiên cứu tài liệu, trao đổi với bạn bè theo cách học với nhóm và được thầy khơi gợi,
hướng dẫn". Anh nói: "Tôi lưu ý tới một sơ đồ rất hay khi tham dự một hội thảo về giáo
dục của Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Anh quốc. Ở các nấc thang của hình tháp có ghi các
mức độ tiếp thu và nhớ được trong học tập:
- Nghe giảng (Lecture) 5%
- Đọc (Reading) 10%
- Nghe nhìn (Audio Visual) 20%
- Làm thí nghiệm trước mẳt s/v (Demostration) 30%
- Thảo luận nhóm (Dícussion group) 50%
- Làm bài ở nhà, ghi lại, viết lại (Practice by doing) 75%
- Dạy người khác (Teach others/immediate use of learning) 90%
Qua hình tháp này ta thấy: học mà chỉ nghe giảng, chỉ nhớ 5% những gì đã nghe.
Đọc bài: nhớ được 10%. Nghe và nhìn cùng lúc: nhớ được 20%. Được xem làm thí
nghiệm trước mắt sinh viên: nhớ được 30%. Thảo luận nhóm: nhớ được 50%. Thực hành
bằng cách làm bài, ghi lại, viết lại: nhớ được tới 75%. Và nhớ được, nắm vững nhất là
giảng giải lại cho người khác, ứng dụng những gì được học ngay sau khi học là 90% (Tài

Ngược lại, đối với hoạt động tự học của sinh viên, giảng viên phải quan tâm hơn. Đối với
hoạt động tự học, giảng viên cần kịp thời tư vấn khi sinh viên cần.
Đa số các giảng viên đều thực hiện khá tốt việc giảng dạy cũng như cố vấn học tập cho
sinh viên trong quá trình tự học của họ. Tuy nhiên, vẫn còn 1 sô giáo viên coi nhẹ việc
nâng cao ý thức tự học của sinh viên, chưa quan tâm sát sao tới hoạt động tự học của sinh
viên. Vì vậy, trong đề tài này, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp về phía giáo
viên, để giúp sinh viên có ý thức tự học và có thể nâng cao chất lượng học tập, cũng như
chất lượng giáo dục.
Đối với hoạt động tự học của sinh viên giáo viên cần:
* Giúp sinh viên nắm được đề cương môn học:
Khi bắt đầu một môn học, giảng viên cần giới thiệu và cung cấp cho sinh viên đề
cương của môn học đó. Nội dung của đề cương bao gồm: Mục đích môn học, Mục tiêu
môn học, Nội dung chi tiết của môn học, Điều kiện tiên quyết, Hình thức tổ chức và
phương pháp dạy - học cho từng nội dung của môn học, Hình thức kiểm tra - đánh giá của
từng hoạt động học tập…Qua đó, sinh viên chủ động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu
để thực hiện được các mục tiêu của môn học. Giảng viên cần phải tuân thủ theo đúng kế
hoạch trong đề cương và yêu cầu sinh viên nghiêm túc thực hiện đề cương này.
* Xác định rõ nội dung tự học và phương tiện để thực hiện nội dung đó:
Trong đào tạo theo tín chỉ, giảng viên cần thiết kế các nhiệm vụ tự học cụ thể cho sinh
viên để họ có thể tự chiếm lĩnh được các nội dung này, đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của
từng bài học trong một khoảng thời gian định trước. Để giúp sinh viên thực hiện được
nhiệm vụ tự học của mình, giảng viên cần giới thiệu đầy đủ các tài liệu bắt buộc, tài liệu
tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lý thông tin trong tài liệu với những hướng dẫn
chi tiết, cụ thể. Bên cạnh đó, giảng viên cần tăng cường hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên xây
dựng kế hoạch tự học khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện của mình để đạt tới đích
một cách hiệu quả nhất.
21
* Kiểm tra - đánh giá hoạt động tự học của sinh viên
Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, khi hoạt động tự học là một thành phần bắt buộc
trong cơ cấu thời khóa biểu thì cần phải có các hình thức kiểm tra - đánh giá hoạt động

- Đảm bảo một khoảng thời gian thư giãn ngắn nhất định mỗi ngày, có thể là những
khoảng thời gian để vận động như đi bộ, tập thể dục, nghe nhạc; ngủ đủ giờ, giữ tinh thần
luôn thoải mái cũng là một cách quan trọng để nâng cao hiệu quả cho mỗi giờ học.
Điểm khác biệt lớn nhất của tín chỉ so với cách học truyền thống là ở chỗ thời lượng
sẽ dành nhiều hơn cho thảo luận, làm việc nhóm và tự đọc sách. Tuy nhiên, sinh viên phải
xác định được mình ngồi trong lớp học để làm gì, mình là chủ thể chứ không phải “người
ngoài cuộc”. Học theo chương trình tín chỉ, muốn được điểm cao và hiệu quả học tập tốt,
sinh viên không đơn giản chỉ là phải lên thư viện đọc sách từ sáng đến tối, đến kì thi học
22
thuộc bài mà quan trọng hơn là kĩ năng và sự sáng tạo của mình trong những công việc
quen thuộc ấy. Tất nhiên ý thức tự giác và nỗ lực của bản thân sinh viên đóng vai trò
quyết định.
Dưới đây là một số kỹ năng nên có và cần có của sinh viên, bao gồm:
 Kỹ năng nghe giảng và ghi chép bài giảng hợp lý:
Nghe giảng và ghi chép là những kỹ năng quan trọng của sinh viên trong quá trình
học tập. Quy trình nghe giảng gồm các khâu như ôn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình
dung các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của
giáo viên, liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung
trước. Kết quả của việc nghe giảng và ghi chép ngoài việc thể hiện năng lực nhận thức, tư
duy của người học còn thể hiện ở kỹ năng tự học của người đó.
• Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng nắm được bài ngay trên lớp không phải là một
việc đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, việc tập trung được hay không đôi khi còn phụ
thuộc vào thầy giáo, bài giảng hay các nguyên nhân chủ quan khác. Chỉ có cách bạn
phải luyện tập, tránh để bản thân bị phân tâm. Nghe giảng đồng thời phải tư duy
tích cực, khẩn trương. Liên hệ những kiến thức đang nghe với kiến thức đã học để
tìm ra mối liên hệ. Tốt nhất bạn nên chọn vị trí gần thầy cô, vừa có thể nghe rõ hơn,
vừa có khả năng ít nói chuyện. Việc phát biểu hay đặc câu hỏi cho thầy cô giáo
cũng là một cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát biểu tốt thì hãy ghi những
câu nhận xét hay phát biểu vào một tờ giấy trước khi phát biểu.
• Ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, Ghi chép bài giảng theo ý hiểu của mình, dùng

• Hướng dẫn sinh viên biết cách ghi nhớ bằng cách hệ thống hóa, khái quát hóa
những tri thức cũ. Tìm cách so sánh, xem xét tương tự kiến thức mới với kiến thức
đã học.
• Thường xuyên ôn tập củng cố cũng như lập các sơ đồ khái niệm, các nguyên lý…
theo cách hiểu của riêng mình.
 Kỹ năng làm việc với sách:
Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất nhiều. Do đó,
sinh viên cần:
• Phải xác định rõ mục đích đọc sách, chọn cách đọc phù hợp như tìm hiểu nội dung
tổng quát của quyển sách, đọc thử một vài đoạn, đọc lướt qua nhưng có trọng điểm,
đọc kĩ có phân tích, nhận xét, đánh giá. Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý, tích
cực suy nghĩ và ghi chép…
• Giáo viên cần hướng dẫn sinh viên một số quy trình đơn giản về kỹ năng đọc sách:
Bắt đầu từ việc làm quen với tên tác giả cuốn sách, tên sách, sau đó đọc mục lục,
đọc lời nói đầu, đọc lướt qua cuốn sách, rồi đọc kỹ, tóm tắt nội dung, ghi lại những
điều lý thú, nêu câu hỏi và đề xuất những ý mới trong quá trình đọc,…
• Khi đọc sách cần rút ra được những tư tưởng chính của mỗi đoạn, so sánh, phân
loại, hệ thống hóa,… đề xuất cái mới và nêu câu hỏi. Điều này rất quan trọng vì sự
sáng tạo thường nảy sinh trong quá trình đọc sách. Cần giáo dục sinh viên tái hiện
và cảm thụ. Đặc biệt, giáo viên cần giáo dục lòng tôn trọng của sinh viên đối với
sách, nhất là SGK vì đây là nguồn thông tin tập trung và có chọn lọc các giá trị cơ
bản và quan trọng của kinh nghiệm lịch sử loài người.
Có thể tham khảo thêm phương pháp đọc nhanh SQR3. Các từ SQ3R là viết tắt của 5 kĩ
thuật liên tiếp nhau mà bạn sẽ dùng để đọc 1 cuốn sách:
 Nhìn tổng quát: Nhìn tổng quát qua tài liệu: đọc lướt qua nội dung, phần giới thiệu,
giới thiệu các chương và tóm tắt các chương để nắm được thông tin cơ bản của cả
tài liệu. Cho đánh giá dù nó có giúp gì cho bạn hay không. Nếu nó không cung cấp
cho bạn thông tin mà bạn muốn thì hãy bỏ qua.
 Đặt câu hỏi: Ghi chú lại bất kì câu hỏi nào mà bạn nghĩ đến hoặc bạn quan tâm đặc
biệt đến nó sau khi đọc tổng quát. Có thể đọc lướt lại nếu bạn thấy có chỗ nào đáng

 Kỹ năng giao tiếp với thầy với bạn trong quá trình tự học:
Trong nhà trường làm việc theo nhóm là cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi, trong đó các
thành viên kết hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ của mình với những phương pháp ý
tưởng khác nhau. Qua hoạt động nhóm, học sinh rèn luyện được sự tập trung chú ý. Học
được cách đặt câu hỏi, học được kỹ năng giao tiếp với thầy với bạn,…Để có thể giao tiếp
với bạn với thấy được hiệu quả giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status