Báo cáo thực tập tổng hợp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Pdf 12

Báo cáo thực tập tổng hợp
Phần I: Tổng quan về Vụ Kinh tế đối ngoại
– Bộ Kế hoạch và Đầu Tư
1.1 Tổng quan về Vụ Kinh tế đối ngoại – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
1.1.1.1. Quá trình hình thành.
Lịch sử hình thành Vụ Kinh tế đối ngoại gắn liền với lịch sử hình thành của Bộ
Kế Hoạch và Đầu Tư.
Ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính phủ họp quyết định thành lập
Ủy ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là ngày thành lập Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31
tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế
hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến
thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. ủy ban gồm các ủy
viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới
sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Vì vậy, trong buổi lễ ngành Kế hoạch và Đầu tư đón nhận Huân chương Sao
Vàng được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử ngày 4 tháng 11 năm 2000, Thủ
tướng Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền
thống của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ đây ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế
hoạch và Đầu tư coi ngày 31 tháng 12 hằng năm là ngày lễ chính thức của mình.
1.1.1.2. Quá Trình phát triển.
Quá trình phát triển của Vụ Kinh tế Đối ngoại gắn liền với quá trình phát triển
của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
1.1.1.2.1. Thời kỳ 1955-1960:
Ngay sau khi được thành lập, Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia đã cùng với các Bộ,
ngành, địa phương xây dựng, tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế
sau chiến tranh (1955-1957) và kế hoạch 3 năm cải tạo phát triển kinh tế (1958-1960) ở
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B

phát triển kinh tế 1969-1980, được điều chỉnh lại thành kế hoạch khôi phục và phát
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B
Báo cáo thực tập tổng hợp
triển kinh tế 1973-1975 sau Hiệp định Paris.
1.1.1.2.4. Thời kỳ 10 năm sau thống nhất đất nước đến trước thời kỳ đổi mới
(1976 - 1985)
Tháng 12 năm 1976, Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã thông qua kế
hoạch 5 năm 1976-1980 với hai mục tiêu cơ bản là: Xây dựng một bước cơ sở vật chất
kỹ thuật của CNXH, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước trong đó
quan trọng nhất là cơ cấu công - nông nghiệp, và cải thiện một bước đời sống vật chất
và văn hóa của nhân dân.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981-1985) được xây dựng trong hoàn cảnh đất nước
ở trong tình trạng vừa có hòa bình, vừa phải luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị đối phó với
nguy cơ chiến tranh, vì vậy, kế hoạch phải đảm bảo cân đối tích cực cho hai nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
1.1.1.2.5. Thời kỳ 15 năm đổi mới (1986 - 2000)
Tháng 4 năm 1986, trước Đại hội Đảng lần thứ VI, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
đã trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng báo cáo "Tư tưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch
5 năm 1986-1990". Báo cáo xác định những nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch
5 năm 1986-1990 là: ổn định và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của
nhân dân; đồng bộ hóa sản xuất và tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật; xây
dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới XHCN, sử dụng tốt các thành phần kinh tế
khác, hình thành cơ chế quản lý mới; và bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh
trong tình hình mới.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1991-1995) được Ủy Ban Kế hoạch Nhà nước tổ chức
nghiên cứu từ đầu năm 1989. Những nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch 5 năm này là thực
hiện những biện pháp có hiệu quả để đẩy lùi lạm phát ở mức dưới 2 con số vào năm
1995; đưa nền kinh tế đi vào thế ổn định và có tốc độ tăng trưởng nhất định; tiếp tục
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa các cơ sở kinh tế,
nhất là các cơ sở làm hàng xuất khẩu; và tiếp tục đổi mới một cách đồng bộ cơ chế

Vụ Kinh tế đối ngoại
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B
Báo cáo thực tập tổng hợp
Vụ Trưởng
Các Vụ Phó
Các Phòng, ban
Trưởng phòng
Phó phòng
Nhân viên
Phòng
Tổng
hợp
Phòng
Châu Á,
Châu
Mỹ và
hội
nhập
kinh tế
quốc tế
Phòng
Nhật
Bản và
Đông
Bắc Á
Phòng
Châu
Âu và
Châu
Phi

1.1.3.2.1. Nghiên cứu, tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế,
xã hội trong phạm vi cả nước, quy hoạch vùng lãnh thổ, kế hoạch 5 năm và hàng năm
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B
Báo cáo thực tập tổng hợp
về những nội dung liên quan tới lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm: kinh tế đối ngoại
tổng hợp, ODA và viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
1.1.3.2.2. Nghiên cứu, tham gia xây dựng chiến lược, kế hoạch hợp tác giữa Việt
Nam, Lào và Campuchia, hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông
Mêkông mở rộng.
1.1.3.2.3. Chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực kinh tế đối
ngoại được giao, bao gồm quản lý nhà nước về ODA, viện trợ phi chính phủ nước
ngoài và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác.
1.1.3.2.4. Làm đầu mối trong việc thu hút, điều phối, quản lý nhà nước về ODA:
a) Chủ trì soạn thảo để Bộ trình Chính phủ chiến lược, chính sách, định hướng thu
hút và sử dụng ODA;
b) Hướng dẫn các cơ quan chủ quản xây dựng Danh mục các chương trình, dự án
ưu tiên vận động ODA; tổng hợp Danh mục các chương trình, dự án ODA yêu cầu tài
trợ theo từng nhà tài trợ cụ thể, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn ODA
phù hợp với chiến lược, định hướng thu hút và sử dụng ODA ;
d) Chủ trì việc chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung
về ODA báo cáo Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; hỗ trợ
các Bộ, ngành và các địa phương chuẩn bị nội dung và theo dõi quá trình đàm phán
điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các nhà tài trợ; hỗ trợ các cơ quan chủ quản không
phải là cơ quan đề xuất ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại để
Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết các điều ước quốc tế này theo
quy định của pháp luật;
đ) Chủ trì phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các cơ quan liên quan xác định cơ
chế tài chính trong nước sử dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát
hoặc cho vay lại;

nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
1.1.3.2.7. Về hợp tác với Lào và Campuchia:
a) Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ Thường trực phân ban Việt Nam trong các
Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia, làm nhiệm vụ Thư
ký phân ban Việt Nam - Lào và Việt Nam – Campuchia. Chuẩn bị Hiệp định Chính
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B
Báo cáo thực tập tổng hợp
phủ về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và Lào, giữa Việt
Nam và Campuchia. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác giữa hai
nước trên cơ sở các Hiệp định đã được ký kết;
b) Nghiên cứu, tổng hợp cơ chế, chính sách và xây dựng kế hoạch hợp tác dài hạn,
5 năm và hàng năm về các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật với
Lào và Campuchia; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương và định
kỳ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hợp tác với Lào và với Campuchia; kiến nghị
với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp chỉ đạo nhằm quản lý thống nhất việc đầu tư
của Việt Nam vào Lào và Campuchia.
c) Làm nhiệm vụ thường trực giúp Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban điều phối Việt
Nam về Tam giác phát triển, đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp chỉ đạo, điều
hành, thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực Tam giác ba nước; soạn thảo các chương trình,
nội dung hợp tác, phối hợp hoạt động giữa ba nước Campuchia, Việt Nam, Lào.
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực
hiện các thoả thuận đã ký kết.
d) Quan hệ trực tiếp với bộ phận Tham tán kinh tế, văn hoá Việt Nam tại Lào giải
quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quan hệ hợp tác đã thoả thuận
với Lào;
1.1.3.2.8. Về hợp tác kinh tế tiểu vùng Mêkông mở rộng:
a) Thực hiện nhiệm vụ điều phối viên quốc gia về hợp tác kinh tế tiểu vùng
Mêkông mở rộng;
b) Thực hiện nhiệm vụ Thư ký thường trực quốc gia về hợp tác kinh tế tiểu vùng
Mêkông mở rộng.

hội ổn định, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, kinh
tế tiếp tục hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường thể chế, pháp
lý được cải thiện và tiệm cận với thông lệ quốc tế, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt
Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế không ngừng được củng cố và phát triển ... Việt
Nam, cũng như các quốc gia khác, không tránh khỏi những tác động tiêu cực của cuộc
khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá của các
nhà tài trợ tại Hội nghị CG giữa kỳ diễn ra vào ngày 8-9/6/2009 tại Đăk Lăk ( Buôn
Ma Thuột ), Việt Nam đang đối phó tốt với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và nền kinh
tế Việt Nam có khả năng trụ vững trong cơn bão suy thoái đó. Đánh giá trên cùng với
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B
Báo cáo thực tập tổng hợp
những tiến bộ đạt được trong công cuộc xóa đói giảm nghèo là cơ sở rất tốt để Việt
Nam tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà tài trợ trong tiến trình phát
triển của mình, đồng thời có ý nghĩa quan trọng đối với công tác vận động, thu hút vốn
ODA trong năm 2009.
1.2.1.1.2. Tình hình ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
Để hiện thực hóa số vốn 5,914 tỷ USD ODA đã cam kết tại Hội nghị thường niên
Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam ( Hội nghị CG ) năm 2008, các nhà tài trợ
đã hợp tác chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng và phê duyệt
dự án, ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA. Tổng vốn ODA đã ký từ đầu năm
đến ngày 17/11/2009 đạt 5.401,62 triệu USD ( trong đó vốn vay: 5.228,60 triệu
USD, viện trợ không hoàn lại: 173,02 triệu USD), cao hơn 36,62% so với vốn ODA
ký kết cùng kỳ năm 2008. Các nhà tài trợ có giá trị hiệp định ODA đã ký lớn là
Nhật Bản: 2.112,28 triệu USD, WB: 1.445,86 triệu USD và Ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB): 1.330,7 triệu USD.
Những chương trình, dự án có giá trị lớn được ký kết tập trung chủ yếu vào lĩnh
vực giao thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị, bao gồm: “Chương trình tín dụng
hỗ trợ giảm nghèo 8 (PRSC8) và hỗ trợ khẩn cấp nhằm kích cầu kinh tế” trị giá 568,09
triệu USD, “Thoát nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2” trị giá 299,97 triệu USD, “Cải
thiện môi trường nước thành phố Hải Phòng” trị giá 218,21 triệu USD, “Dự án phát

hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn – Xóa đói
giảm nghèo.
1.336,44 24,74
2. Giao thông vận tải 899,15 16,65
3. Cấp thoát nước và phát triển đô thị 678,63 12,56
4. Năng lượng 818,33 15,15
5. Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học
công nghệ và các ngành khác (bao gồm xây dựng thể
chế, tăng cường năng lực ...)
1.669,07 30,90
Tổng 5.401,62 100
Nguồn: Báo cáo tổng kết Vụ Kinh tế đối ngoại 2009
Tổng giá trị ODA dự kiến ký kết trong các tháng cuối năm 2009 đạt khoảng 449,54
triệu USD (vốn vay: 356,53 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 93,01 triệu USD). Các
chương trình, dự án ODA dự kiến sẽ ký kết bao gồm Chương trình phát triển nguồn
nhân lực y tế trị giá 60 triệu USD (ADB), Dự án xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trị giá 100
triệu USD (Hàn Quốc), Dự án xây dựng bệnh viện Tỉnh Bến Tre trị giá 50 triệu USD
(Hàn Quốc), ... như vậy, tổng vốn ODA ký kết cả năm 2009 dự kiến sẽ đạt ở mức
5.851,16 triệu USD (vốn vay: 5.585,13 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 266,03
triệu USD). Đây là mức ký kết ODA cao nhất từ trước đến nay.
1.2.1.2. Tình hình giải ngân vốn ODA năm 2009
Kế hoạch giải ngân vốn ODA năm 2009 được giao với tổng mức 1.900 triệu
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B
Báo cáo thực tập tổng hợp
USD (vốn vay: 1.600 triệu USD và viện trợ không hoàn lại: 300 triệu USD). Theo ước
tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mức giải ngân vốn ODA năm 2009 sẽ đạt khoảng
3.000 triệu USD (vốn vay: 2.700 triệu USD, viện trợ không hoàn lại: 300 triệu USD).
Đây là mức giải ngân cao và đầy ấn tượng so với các năm gần đây. Mức giải ngân này
đạt được nhờ những yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó có việc Việt Nam tiếp
nhận các khoản tín dụng lớn theo hình thức hỗ trợ ngân sách như PRSC8 của WB trị

phát triển năng lực, ... cũng đã đem lại cho Việt Nam nhiều kết quả rất có ý nghĩa. Một
đặc điểm nổi bật trong bức tranh ODA năm 2009 đó là ngoài việc giúp Việt Nam phát
triển kinh tế, xã hội ODA còn góp sức cùng Chính phủ thực hiện các giải pháp kích cầu
và bình ổn kinh tế vĩ mô, góp phần kích thích trực tiếp và gián tiếp đối với sản xuất,
đầu tư, tạo công ăn việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, ... đặc biệt trong giai đoạn cam
go nhất khi Việt Nam phải đối mặt với các tác động tiêu tực của công cuộc khủng
hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Khoản giải ngân nhanh đã bổ sung vốn
trực tiếp cho ngân sách Nhà nước thông qua Chương trình vay giảm nghèo (PRSC-8)
trị giá 350 triệu USD do WB và một số nhà tài trợ song phương và đa phương khác
đồng tài trợ là một trong những sự hỗ trợ kịp thời dành cho Việt Nam.
Cuối năm 2009, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có những tín hiệu tích cực,
đặc biệt các nền kinh tế trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Singapore ... đang
phục hồi mạnh mẽ, các nhà tài trợ như ADB, Nhật Bản đã có các chính sách mới và
phù hợp, đó là giúp Việt Nam phục hồi kinh tế sau khủng hoảng và lấy lại đà tăng
SV: Nguyễn Trung Thành Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B

Trích đoạn Nghiên cứu, tham gia xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ với các Vụ, ban, ngành trong việc xây dựng
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status