TÀI LIỆU THAM KHẢO KINH tế CHÍNH TRỊ tập bài GIẢNG về NHỮNG vấn đề KINH tế CHÍNH TRỊ ở VIỆT NAM - Pdf 43

1
Chuyên đề 1
Quan điểm của C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh
về kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ
* * *

1. Mô tả chuyên đề:
Đây là chuyên đề nghiên cứu những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ.
Các bậc học dưới chưa có điều kiện nghiên cứu lịch sử hoàn cảnh xuất hiện
các quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về kinh tế xã hội
chủ nghĩa và thời kỳ quá độ.
2. Mục đích :
Giới thiệu có hệ thống những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin,
Hồ Chí Minh về kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ.
Sử dụng những nội dung có liên quan được đề cập trong các văn kiện của
Đảng để phân tích làm sáng tỏ tính cách mạng khoa học của các quan điểm Mác Lênin, Hồ Chí Minh về vấn đề này.
3. Yêu cầu:
Nắm vững quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí
Minh về kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ.
Vận dụng và phát triển các quan điểm trên trong thực tiễn đổi mới kinh tế trên
con đường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đấu tranh chống các luận điểm chưa đúng
xung quanh vấn đề này.
4. Nội dung chuyên đề:
I. Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăng Ghen về kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ


2
quá độ
II. Quan điểm của V.I.Lênin về kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ
III. Quan điểm Hồ Chí Minh về kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ

- Đĩa CD - ROM Hồ Chí Minh toàn tập, chuyên đề kinh tế.
8. Kế hoạch tư vấn, giúp đỡ học viên học tập, nghiên cứu chuyên đề
Tham khảo tốt nhất là giáo trình của Nxb CTQG dùng cho khối chuyên kinh tế.
Cần thiết phải tăng cường trao đổi học viên với học viên và giảng viên.
* * *


4
Nội dung Bài giảng

I. QUAN ĐIểM của c.Mác, ph.Ăng Ghen về kinh tế xã hội chủ nghĩa và
thời kỳ quá độ
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Chủ nghĩa tư bản đang phát triển, tình thế cách mạng vô sản chưa đặt ra trực
tiếp nên những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội nói chung và những vấn đề về
thời kỳ quá độ nói riêng chưa phải là mục đích nghiên cứu trực tiếp của Mác và
Ăngghen.
- Những tư tưởng đưa ra mới chỉ ở dạng phác thảo, 3 - 1895 trong lời tựa cuốn
sách: “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” (tập 22 - 1995, tr. 761) dựa trên sự phát triển có
tính chất lôgíc quá trình vận động của chủ nghĩa tư bản chứ chưa phải phân tích
những vấn đề chủ nghĩa xã hội hiện thực.
- Hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời kỳ lịch sử này gắn liền với luận điểm của
Mác - Ăngghen về cách mạng vô sản nổ ra và thắng lợi đồng thời ở các nước tư
bản phát triển nhất.
Nhưng lịch sử lại không diễn ra như vậy (theo luận điểm của Lênin thì chỉ có
thể nổ ra và giành thắng lợi ở một nước hoặc một số nước).
2. Những quan điểm về kinh tế XHCN
a. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa - kết quả tất yếu của sự phát triển
hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, là quá trình lịch sử tự nhiên.
- Dựa trên thế giới quan duy vật về lịch sử, Mác và Ăngghen khẳng định mọi

sở kinh tế hoàn toàn không phải kinh tế là nguyên nhân duy nhất chủ động.
b. Những đặc trưng cơ bản của xã hội tương lai
1

C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995, t.1, tr.616


6
Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta (1875), Mác đã trình bày quan
điểm của mình về hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản: giai đoạn trước là “giai
đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản
chủ nghĩa ra, sau những cơn đau để kéo dài” và giai đoạn sau là “xã hội cộng sản
chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó” hay là “giai đoạn cao hơn.”2
* Mác và Ăngghen căn cứ vào tiến trình phát triển đã dự báo ban đầu về đặc
trưng của xã hội cộng sản chủ nghĩa:
Một là, lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao.
Lực lượng sản xuất của chủ nghĩa cộng sản phát triển ở trình độ cao, cao hơn
nhiều so với chủ nghĩa tư bản. Đó là lực lượng sản xuất của nền sản xuất lớn về qui
mô, hiện đại về khoa học - công nghệ, có môi trường sinh thái bảo đảm cho sự phát
triển ổn định, bền vững. Lực lượng sản xuất phát triển cao là điều kiện kinh tế vật chất
cho sự phát triển tự do của mỗi thành viên trong xã hội.
Hai là, chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người
bóc lột người bị thủ tiêu.
Xã hội cộng sản chủ nghĩa là xã hội dựa trên chế độ sở hữu xã hội về tư liệu
sản xuất, là xã hội giải phóng một cách hiện thực những điều kiện vật chất, cho
phép xóa bỏ tình trạng dùng tư liệu sản xuất làm phương tiện để nô dịch bóc lột
lao động.
Người lao động quan hệ hợp tác với nhau và có cơ hội phát triển như nhau. “(tất
cả các thành viên trong xã hội quan hệ với nhau như những người sở hữu chung các tư
liệu sản xuất ) nghĩa là việc xã hội hóa tư liệu sản xuất trên qui mô toàn bộ nền kinh tế

cạnh tranh với nhau nữa, mà do toàn thể xã hội quản lý các ngành sản xuất theo
một kế hoạch chung với sự tham gia của mọi thành viên trong xã hội, cạnh tranh
được thay bằng hợp tác và thi đua sáng tạo.
Như vậy: Xã hội nắm tư liệu sản xuất thì thực hiện phát triển kinh tế theo kế


8
hoạch được. Kế hoạch hoá là do PCLĐXH, còn chế độ công hữu là nhân tố bảo
đảm tính hiện thực của kế hoạch. (trong phê phán cương lĩnh Ecphuya: Ăngghen
cho rằng không nên xem kinh tế tư bản chủ nghĩa giai đoạn độc quyền vẫn là tự
phát vô chính phủ, mà nó có thể kế hoạch được).
Vấn đề thị trường:
Mác và Ăngghen cho rằng, trong nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa tương lai, tính
chất hàng hóa đối với người sản xuất sẽ không còn. Mác viết: “Trong một trật tự xã
hội cộng sản chủ nghĩa được xây dựng trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,
những người sản xuất không trao đổi sản phẩm của họ; ở đây lao động đã nhập vào
trong sản phẩm cũng vậy, không còn biểu hiện như là giá trị của những sản phẩm ấy,
không còn biểu hiện như một tính chất thật sự mà những sản phẩm ấy vốn có, vì từ
nay, trái với điều xảy ra trong xã hội tư bản, lao động của cá nhân trở thành bộ phận
khăng khít của lao động của công xã không phải bằng con đường quanh co, mà bằng
con đường trực tiếp” ( Mác - Ăngghen, Phê phán cương lĩnh Gô ta và Ecphuya, Nxb
Sự thật, H.1957, tr. 24).
Theo Ăngghen thì: Một khi xã hội nắm trong tay các tư liệu sản xuất và sử
dụng tư liệu sản xuất đó để sản xuất dưới hình thức trực tiếp xã hội hóa, thì lao
động của mỗi người, dù tính chất đặc thù của lao động có khác nhau đến đâu chăng
nữa, ngay từ đầu và trực tiếp cũng trở thành lao động xã hội. Khi ấy người ta
không cần dùng đường vòng để xác định số lượng lao động xã hội xã hội nằm
trong một sản phẩm. Nguyên lý về tính chất xã hội trực tiếp của lao động sản xuất
đã khiến cho sự thủ tiêu quan hệ giá trị trở thành một tất yếu kinh tế là đặc trưng
của xã hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên cơ sở của chính nó.

Hai là, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất tồn tại dưới hai hình thức sở hữu
chủ yếu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.


10
Ba là, còn sản xuất hàng hóa, quan hệ giá trị còn là tất yếu kinh tế của thời
kỳ này. Việc phân phối những sản phẩm vẫn phải tuân theo nguyên tắc trao đổi
hàng hóa - vật ngang giá: một số lượng lao động dưới hình thức này được đổi lấy
cùng một số lượng lao động dưới hình thức khác. Mác viết: “Lưu thông hàng hóa
và sản xuất hàng hóa là những hoạt động thuộc nhiều phương thức sản xuất hết sức
khác nhau, tuy nhiên với mức độ và phạm vi không giống nhau”. 3 Trong thời kỳ
quá độ vẫn còn giai cấp và nhà nước, mà đó là nhà nước chuyên chính vô sản.
Bốn là, lao động vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ và còn sự khác nhau về lao
động, do đó kết quả lao động cũng khác nhau.
Năm là, thực hiện phân phối theo lao động, nghĩa là mức sống của người lao
động không thể vượt quá điều kiện kinh tế mà chế độ kinh tế đạt được, sự hưởng
thụ của cá nhân căn cứ vào lao động của họ đóng góp ở thời kỳ này. Theo đó, phân
phối ở thời kỳ này còn mang dấu vết “pháp quyền tư sản”.
2. Quan điểm của c.mác, ph.Ăngghen về những vấn đề kinh tế của thời
kỳ quá độ
a. Sự cần thiết khách quan của thời kỳ quá độ.
Thời kỳ quá độ dài:
Đây là thời kỳ cần thiết để tiến hành những cải biến cách mạng làm biến đổi
căn bản mọi lĩnh vực để chuyển từ xã hội tư bản lên xã hội cộng sản. Sự cần thiết
của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản được quyết định bởi
tính chất đặc thù của sự ra đời và hình thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Theo Mác: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là thời kỳ
cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một
thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là
nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.” 4 Ăngghen cho rằng, cần phải có

giai cấp tư sản và gắn liền với điều đó, việc thay thế nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
bằng nền sản xuất do xã hội quản lý - đó là điều kiện tiên quyết tất yếu để nâng công


12
xã Nga lên cùng một trình độ phát triển như vậy.” 5
Mác và Ăngghen là người đầu tiên nêu lên khả năng những nước còn đang trong
giai đoạn phát triển tiền tư bản chủ nghĩa có thể chuyển thẳng lên hình thái xã hội
cộng sản chủ nghĩa và khả năng phát triển rút ngắn của những nước này bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa. Còn về nội dung thời kỳ quá độ đó như thế nào và những nhiệm vụ
cụ thể gì thì Mác và Ăngghen chưa đề cập đến.
ii. quan điểm của, V.I.Lênin về kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ
1. Hoàn cảnh lịch sử
Vào những năm 90 của thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa tư bản giai đoạn tự do cạnh
tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thì cách mạng xã hội chủ nghĩa đặt
ra một cách trực tiếp, quan điểm của Lênin về chủ nghĩa xã hội đã được hình
thành. Đó là sự vận dụng và phát triển học thuyết Mác về chủ nghĩa cộng sản và về
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng sản để chỉ đạo cuộc cách mạng tháng 10 Nga
thành công và kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga. Trên cơ sở tổng
kết thực tiễn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn mới, Lê nin đã xây
dựng lý luận về chủ nghĩa đế quốc, và vạch rõ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa cực kỳ không đều. Từ đó, Lê nin đã rút ra kết
luận về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trước tiên ở một nước hoặc ở một
số nước riêng lẻ và chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi cùng một lúc trong tất cả
các nước. Sự phân tích của Lê nin về những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong
giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đã dẫn đến nhận thức mới về chủ nghĩa tư bản và thời
kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa đế quốc đã tạo ra
những tiền đề vật chất làm cơ sở hiện thực cho sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
2. Quan điểm của Lê nin về kinh tế xã hội chủ nghĩa

chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Biện pháp hợp tác hóa được thực hiện để chuyển người lao động cá thể thành


14
người lao động tập thể nhằm hình thành và phát triển sở hữu tập thể về tư liệu sản
xuất. Hợp tác hoá tuân theo nguyên tắc tự nguyện, từ thấp lên cao, có sự lãnh đạo
của đảng và sự giúp đỡ của nhà nước.
Biện pháp công nghiệp hóa mà Lênin nêu ra là nhằm xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Tiến hành cách mạng văn hoá- tư tưởng để xóa mù chữ, nâng cao trình độ dân
trí, đào tạo đội ngũ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao cho nền kinh tế. Cách
mạng tư tưởng - văn hóa nhằm xây dựng nền văn hoá mới và con người mới XHCN.
Lênin khẳng định, xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng những bước đi trung
gian, quá độ gián tiếp thông qua phát triển kinh tế hàng hóa, sử dụng cơ cấu kinh tế
nhiều thành phần, thực hiện rộng rãi các hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư
bản nhà nước. Đó chính là yêu cầu cơ bản trong chính sách kinh tế mới do Lênin
đề xuất và tổ chức thực hiện.
Sự ra đời của chính sách kinh tế mới xuất phát từ chính sách kinh tế cũ - chính
sách cộng sản thời chiến tuy đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi cuộc nội
chiến, song không còn phù hợp khi đã có hoà bình do nội dung chính sách này là
xoá bỏ quan hệ hàng hóa - tiền tệ, xoá bỏ tự do mua bán lương thực trên thị trường.
Chính sách đã trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất, làm mất
vai trò động đối với nông dân do chủ trương trưng thu lương thực thừa của họ mà
đa số họ là trung nông.
Nội dung và biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế mới là: Thay thế chế độ
trưng thu trưng mua lương thực thừa bằng thu thuế lương thực; tổ chức thị trường,
mở rộng thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hóa - tiền tệ giữa nhà nước với
nông dân, giữa thành thị với nông thôn, giữa công nghiệp với nông nghiệp và sử
dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ, phát triển

V.I. Lê nin, Toàn tập, t.39, Nxb Tiến bộ, M. 1977, tr. 309.


16
Luận điểm của Lênin về thời kỳ quá độ với một loạt những bước quá độ nhỏ
hơn là sự phát triển sáng tạo học thuyết Mác. Theo Lênin, đối với một nước tư bản
chưa phát triển, không thể thực hiện quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội được mà
phải trải qua “một loại những bước quá độ”. 7 Luận điểm này của Lênin bao gồm
những nội dung chủ yếu là: không thể quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội mà
phải qua con đường gián tiếp chứ không thể “quá vội vàng thẳng tuột, không được
chuẩn bị”.8 Những bước quá độ ấy, theo Lênin là chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ
nghĩa xã hội. Bước quá độ nhỏ từ chủ nghĩa tư bản nhà nước thể hiện trong nội
dung chính sách kinh tế mới (NEP). Khi thực hiện NEP, chúng ta có sự nhượng bộ
tạm thời và cục bộ đối với chủ nghĩa tư bản nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng
sản xuất, từng bước xã hội hóa sản xuất trên thực tế.
Theo Lênin, một nước lạc hậu có thể quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã
hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa khi có những điều kiện khách
quan và điều kiện chủ quan. Điều kiện khách quan là phải có một nước giành
được thắng lợi trong cuộc cách mạng vô sản, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nêu tấm gương và giúp đỡ các nước lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua
giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Điều kiện chủ quan là phải hình thành
được các tổ chức đảng cách mạng và cộng sản, phải giành được chính quyền về
tay nhân dân, xây dựng nhà nước của nhân dân và vì nhân dân. Lênin cho rằng,
không thể thiếu hai điều kiện khách quan và chủ quan của quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
b. Chỉ ra đặc trưng kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội.
Lênin, người có công đầu xem xét nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ
7
8

Một trong những điều kiện chủ yếu làm cho cách mạng xã hội chủ nghĩa
thắng lợi là giai cấp công nhân có ý thức về quyền thống trị của mình và sử dụng


18
quyền đó trong bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Theo đó,
cần phải lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế trong
thời kỳ quá độ, đó là:
Một là, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Cơ sở duy nhất và thực sự để làm tăng của cải vật chất, để xây dựng chủ
nghĩa xã hội chỉ có thể là đại công nghiệp. Do đó, phải khôi phục đại công nghiệp,
cơ sở kinh tế vững chắc trong nghành đại công nghiệp cơ khí hoá và vận dụng nó
vào nông nghiệp và vận tải, phải điện khí hoá toàn quốc. Theo Lênin, “Cơ sở vật
chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả
năng cải tạo cả nông nghiệp. Một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện
đại...đó là điện khí hoá cả nước.” 9 Nhiệm vụ công nghiệp hoá không những tăng
thêm tỷ lệ của công nghiệp, nhất là phát triển ngành sản xuất tư liệu sản xuất mà
còn phải bảo đảm sự độc lập về mặt kinh tế của đất nước. Muốn thế phải dùng
những biện pháp nhanh chóng và quan trọng để nâng cao các lực lượng sản xuất
sản xuất của nông dân; phải tăng cường trao đổi sản phẩm của đại công nghiệp lấy
các sản phẩm của nông dân; phải tích luỹ vốn, phải tiết kiệm về mọi mặt.
Hai là, cải tạo nền kinh tế theo xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện nhiệm vụ này cần phải xác định rành mạch mục đích cuối cùng
của những cải tạo và đề ra những biện pháp cải tạo phù hợp. Theo Lênin: Mục đích
cải tạo “là thiết lập một xã hội cộng sản chủ nghĩa, một xã hội không chỉ hạn chế ở
việc tước đoạt các công xưởng, nhà máy, ruộng đất và tư liệu sản xuất, không chỉ
hạn chế ở việc kiểm kê và giám sát một cách chặt chẽ việc sản xuất và phân phối
sản phẩm”.10 Các biện pháp được sử dụng là:
Biện pháp tước đoạt tài sản đối với giai cấp tư sản phản động chống lại chủ
9

quản lý Xô viết với những tiến bộ mới nhất của chủ nghĩa tư bản.
11
12

V.I.Lênin, Toàn tập, tập 33, Nxb ST, Hà Nôị 1970, tr. 689.
V.I.Lênin, Toàn tập, tập 31, Nxb ST, Hà Nôị 1969, tr. 639.


20
Để chuyển sang lối canh tác tập thể, kinh doanh tập thể trên qui mô lớn, chính
phủ công nông không thể dùng bất cứ một biện pháp cưỡng bức nào cả, và cả luật
pháp cấm điều đó. Do đó phải quản lý bằng phương pháp kinh tế và thuyết phục
nhân dân tự nguyện là chủ yếu.
Khi giai cấp công nhân, giai cấp nắm chính quyền Nhà nước trong tay...thì
mới thu hút được đông đảo quần chúng nông dân đi theo mình, một cách vững
chắc và thật sự. Theo đó, phải gắng sức xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa
và giúp dân tiếp cận với nguồn vốn sản xuất, ủng hộ .
Vấn đề cán bộ là vấn đề quyết định đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Theo đó, phải thu hút và đào tạo các kỹ thuật và chuyên gia vào công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Phải xây dựng được những cơ sở của việc tổ chức thi đua xã hội chủ nghĩa
rộng rãi với qui mô to lớn và mặt khác phải dùng những biện pháp cưỡng bách cần
thiết không để xuất hiện trạng thái nhu nhược mềm yếu của chính quyền vô sản
trong đời sống thực tiễn.
iii. Quan điểm hồ chí minh về kinh tế xã hội chủ nghĩa và thời kỳ quá độ
1. Quan điểm Hồ Chí Minh về sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa
Sau nhiều năm buôn ba, tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh là nhà yêu nước
Việt nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lênin qua Lênin và cách mạng Tháng
Mười Nga. Từ đó người đã tìm thấy con đường giải phóng cho dân tộc mình.
Người chỉ rõ: ''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào

mục đích ấy của mỗi nước phải tuỳ điều kiện cụ thể của mình mà tiến dần.
Cụ thể đối với nước ta, Người chỉ rõ: ''Tính chất thuộc địa và phong kiến của
xã hội Việt Nam khiến cách mạng Việt Nam phải chia làm hai bước. Bước thứ nhất
là đánh đế quốc, đánh phong kiến thực hiện người cày có ruộng…bước thứ hai là
tiến lên chủ nghĩa xã hội tức giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản'' (T7, Tr. 209).


22
Như vậy cách mạng Việt nam sẽ trải qua hai giai đoạn, tức là sau khi làm
xong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thì cách mạng Việt Nam sẽ tiến thẳng
lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Tóm lại: quan điểm nhất quán xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về sự
lựa chọn con đường của cách mạng Việt Nam là con đường xã hội chủ nghĩa không
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Quan điểm đó đã được thể hiện một cách
sinh động và sáng tạo trong suốt quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam qua
các thời kỳ và đã được thực tiễn kiểm nghiệm.
2. Về bản chất của chủ nghĩa xã hội
Nắm vững học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin, xuất phát từ đặc
điểm của xã hội Việt Nam là tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc
hậu không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Hồ Chí Minh đã nêu lên
những luận điểm sáng tạo về những đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản nói chung và
về những đặc trưng phản ánh bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng.
Về đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản, Hồ Chí Minh khẳng định:'' Chủ nghĩa
cộng sản là chế độ xã hội không có chế độ tư hữu, không có giai cấp áp bức bóc
lột, là của cải đều của chung, sức sản xuất cao, nhân dân lao động hoàn toàn giải
phóng và rất tự do, sung sướng'' (T7, Tr.243)
Theo Người chủ nghĩa cộng sản có hai giai đoạn, giai đoạn thấp tức chủ nghĩa xã
hội, giai đoạn cao tức chủ nghĩa cộng sản và hai giai đoạn ấy có những điểm giống và
khác nhau. Người viết: '' Cộng sản có hai giai đoạn, giai đoạn thấp tức chủ nghĩa xã
hội , giai đoạn cao tức chủ nghĩa cộng sản. Hai giai đoạn ấy giống nhau ở nơi: sức sản

tác phẩm chuyên khảo, mà được đề cập rải rác ở nhiều bài nói và viết trong các
hoàn cảnh khác nhau. Tập hợp lại, chúng ta có thể thấy tư tưởng của Hồ Chí Minh
về những vấn đề kinh tế của thời kỳ quá độ toát lên một số vấn đề sau:
* Về đặc điểm, nhiệm vụ và độ dài của thời kỳ quá độ của nước ta.
Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định việc phải trải


24
qua thời kỳ quá độ là bước đi tất yếu của con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Người
viết:'' Con đường của chúng ta ngày nay ở miền Bắc là qua thời kỳ quá độ tiến lên
chủ nghĩa xã hội…chỉ có đi theo con đường ấy, miền Bắc nước ta mới vĩnh viễn
thoát khỏi cảnh nghèo đói lạc hậu và xây dựng cơ sở vững chắc cho sự nghiệp thống
nhất tổ quốc'' (T10, Tr. 79). Trên thực tế, ngay sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải
phóng thì chúng ta đã bước vào thời kỳ quá độ tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.
Về đặc điểm của thời kỳ quá độ ở nước ta, Bác chỉ rõ đặc điểm lớn nhất của
thời kỳ quá độ ở Việt Nam là chúng ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Bác viết: ''Đặc điểm to lớn nhất của
thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội
không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa'' ( T10, Tr. 3).
Xuất phát từ tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và từ đặc điểm
của thời kỳ quá độ ở nước ta, Hồ Chí Minh đã nêu lên những nhiệm vụ kinh tế cơ
bản của thời kỳ quá độ. Bác viết:'' Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc
biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn
toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt
để những nếp sống, thói quen… có gốc rễ từ ngàn năm, chúng ta phải thay đổi
quan hệ sản xuất cũ, xoá bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không
có áp bức bóc lột'' và ''phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội'' (T8, Tr. 493 ; T10, Tr. 3). Như vậy, theo Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội có hai nhiệm vụ kinh tế cơ bản, một là xây dựng quan hệ sản

viết: '' Về nhiệm vụ thì phải hiểu rõ trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng:
công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mật thiết với
nhau. công nghiệp và nông nghiệp như hai cái chân của con người. Hai chân có
mạnh thì đi mới vững chắc, nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp cũng
không phát triển được. Ngược lại không có công nghiệp thì nông nghiệp cũng khó



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status