Những đánh giá về công tác quản lý thuế ở Việt Nam thời gian qua - Pdf 12

ĐỀ CƯƠNG
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận về thuế và quản lý thuế trong nền kinh tế
1. Quan niệm về thuế
2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế
3. Quản lý thuế.
II. Đánh giá về công tác quản lý thuế ở Việt Nam thời gian qua
1. Thực trạng quản lý thuế qua các giai đoạn:
a, Trước năm 1990:
- Giai đoạn vừa kháng chiến vừa kiến quốc (1945-1954)
- Giai đoạn xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước (1955-1975)
- Giai đoạn cả nước đi lên CNXH (1975-1990)
b, Sau năm 1990:
- Giai đoạn cải cách bước I, II (tổ chức bộ máy theo Nghị định 281/HĐBT ngày
7/8/1990)
- Tổ chức bộ máy theo Quyết định 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003
- Chương trình cải cách và hiện đại hệ thống thuế theo Quyết định số
201/2004/QĐ-TTg.
2. Những kết quả đạt được:
- Sau 2 cuộc cải cách thuế (1986-2005)
- Sau 2 năm thực hiện Chương trình cải cách và hiện đại hệ thống thuế theo Quyết
định số 201/2004/QĐ-TTg.
3. Hạn chế về công tác quản lý thuế.
III. Giải pháp
C. KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Có ai đó đã từng nói: Trong đời có hai thứ mà bạn không thể tránh: chết và
thuế. Có những người cho rằng thuế còn tệ hơn là chết.
Vậy, “ Thuế là gì”? Thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của ngân sách Nhà

theo qui định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải
có nghĩa vụ nộp vào cho ngân sách Nhà nước.
2
Trên góc độ phân phối thu nhập: Thuế là hình thức phân phối và phân phối
lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ
tập trung lớn nhất của Nhà nước( quỹ ngân sách Nhà nước) để đáp ứng nhu cầu
chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước.
Từ các quan niệm trên ta thấy thuế có hai đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, Tính cưỡng chế và tính pháp lý cao.
Đặc điểm này được thể chế hoá trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Trong các
quốc gia, việc đóng thuế cho Nhà nước được coi là một trong những nghĩa vụ bắt
buộc của các tổ chức kinh tế và công dân cho Nhà nước. Tổ chức hoặc cá nhân
nào không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình tức là họ đã vi phạm pháp luật
cuả quốc gia đó.
Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng thuế là biện pháp tài chính mang tính
chất bắt buộc của Nhà nước, nhưng sự bắt buộc đó luôn được xác lập dựa trên
nền tảng của các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quan hệ kinh tế
thế giới.
Thứ hai, Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp:
Số tiền thuế thu được, Nhà nước sẽ sử dụng cho các chi tiêu công cộng,
phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước và mọi cá nhân trong xã hội. Mọi cá nhân,
người có nộp thuế cho Nhà nước cũng như người không nộp thuế, người nộp
nhiều cũng như người nộp ít, đều bình đẳng trong việc nhận được các phúc lợi
công cộng từ phía Nhà nước. Số thuế mà các đối tượng phải nộp cho Nhà nước,
được tính toán không dựa trên khối lượng lợi ích công cộng họ nhận được mà
dựa trên những hoạt động cụ thể và thu nhập của họ.
2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội
bộ nền kinh tế quốc dân. Từ khi ra đời Nhà nước dựa vào quyền lực chính trị của

pháp luật. Thuế góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong việc
tranh thủ vốn hợp tác của nước ngoài để phát triển kinh tế hàng hóa, không
ngừng nâng cao khả năng tích lũy, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, bảo
vệ sản xuất trong nước.
Thuế thúc đẩy mở rộng thị trường một cách lành mạnh, vừa khuyến khích
giao lưu hàng hóa, vừa đấu tranh hạn chế mua bán lòng vòng qua nhiều khâu
trung gian, đầu cơ tích trữ để hưởng chênh lệch giá.
Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế:
Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các ngành nghề, các thành phần
kinh tế, các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc đảm bảo công bằng và bình đẳng
trong làm nghĩa vụ và quyền lợi.
Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên
giống nhau (thuế suất) giữa các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
cùng hoạt động trong một lĩnh vực, bảo đảm sự công bằng và bình đẳng về quyền
lợi và nghĩa vụ với mọi công dân, không có những đặc quyền, đặc lợi cho bất cứ
đối tượng nào. Thuế kích thích mọi công dân, doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, đầu
tư vốn, đầu tư chất xám, làm ăn giỏi và có thu nhập cao một cách chính đáng.
Để đảm bảo bình đẳng, công bằng phải có biện pháp chống thất thu thuế có
hiệu quả về số đối tượng kê khai nộp thuế, về căn cứ tính thuế, về chế độ miễn
giảm thuế, về kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm.
Nhận thức đúng đắn, tự nguyện, tự giác chấp hành các nghĩa vụ khai báo,
chế độ giữ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn, nộp thuế của các chủ thể, nộp thuế
theo đúng pháp luật cũng là yếu tố quan trọng bảo đảm bình đẳng và công bằng
về thuế.
Thuế còn là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất
kinh doanh:
4
Vai trò này xuất hịên chính do quá trình tổ chức thực hiện các luật thuế trong
thực tế. Để thu được thuế và thực hiện đúng các luật thuế đã được ban hành, cơ
quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng,

cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận (phòng) quản lý theo nhóm ĐTNT. Ở một số
nước phân loại nhóm đối tượng theo qui mô. Một số nước khác phân loại nhóm
ĐTNT theo ngành nghề kinh doanh hoặc theo hình thức sở hữu. Từ đó, hình
thành các phòng quản lý thu thuế theo đối tượng (Phòng quản lý thuế các doanh
nghiệp lớn, phòng quản lý thuế các doanh nghiệp vừa, nhỏ; hoặc phòng quản lý
thuế ngành công nghiệp, phòng quản lý thuế ngành Hàng không, Điện lực… hoặc
5
phòng quản lý thuế khu vực kinh tế quốc doanh, phòng quản lý thuế khu vực kinh
tế dân doanh…)
* Mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng:
Là mô hình lấy chức năng quản lý thuế làm nguyên tắc bao trùm. Theo đó,
cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận thực hiện một hoặc một số chức năng nhất
định trong qui trình quản lý thuế như: Phòng tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT,
Phòng xử lý tờ khai và dữ liệu về thuế, Phòng cưỡng chế và quản lý thu nợ,
phòng Thanh tra thuế...)
* Mô hình kết hợp giữa các nguyên tắc quản lý thuế
Để phát huy ưu điểm và khắc phục những tồn tại của các mô hình quản lý
thuế trên, nhiều nước trên thế giới áp dụng mô hình quản lý thuế kết hợp các
nguyên tắc quản lý: theo chức năng, theo nhóm đối tượng và theo sắc thuế, trong
đó xác định một nguyên tắc bao trùm. Thông thường có một số hình thức kết hợp
sau (trong đó nguyên tắc đầu tiên là nguyên tắc bao trùm):
- Sắc thuế - Chức năng - qui mô đối tượng:
- Chức năng – Qui mô đối tượng - Sắc thuế
- Đối tượng (qui mô, ngành nghề) - Chức năng - Sắc thuế
Trong 3 hình thức kết hợp trên, hình thức thứ 2 và thứ 3 thường được áp dụng
và có ưu điểm hơn cả.
II. Đánh giá về công tác quản lý thuế ở Việt Nam thời gian qua:
1, Thực trạng quản lý thuế qua các giai đoạn:
a, Trước 1990:
* Giai đoạn vừa kháng chiến, vừa kiến quốc (từ 1945 đến 1954):

nghiệp; Vụ Tài vụ hợp tác xã và thuế nông nghiệp làm nhiệm vụ quản lý thu thuế
nông nghiệp đối với khu vực tập thể, cá thể.
Như vậy, cùng với sự phát triển của các khu vực kinh tế, đặc biệt là kinh tế
quốc doanh ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong ngân cách nhà nước, tổ
chức bộ máy quản lý thuế đối với khu vực này cũng nhiều lần được kiện toàn và
phát triển. Tháng 3/1974 Cục Thu quốc doanh được thành lập thay thế Vụ thu
quốc doanh và thuế trước đây. Ở các tỉnh, thành phố có Chi cục thu quốc doanh
hoạt động theo sự chỉ đạo của ngành dọc cấp trên.
* Giai đoạn cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội (1975 đến 1990).
Thời kỳ này, công tác thuế của Đảng đã chuyển sang phục vụ cho nhiệm vụ
khôi phục và phát triển kinh tế, khắc phục các hậu quả nặng nề của chiến tranh,
chăm lo đời sống của nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, đồng thời phục vụ
cho công cuộc xây dựng CNXH trong cả nước.
Hệ thống chính sách thu đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh bao gồm
chính sách: Thu thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp và chế độ thu từ xí
nghiệp quốc doanh, và không ngừng được bổ sung hoàn thiện. Tổ chức bộ máy
quản lý thu thuế nông nghiệp, thuế công thương nghiệp và thu quốc doanh ngày
càng được củng cố kiện toàn. Cán bộ thuế được đào tạo nâng cao trình độ nghiệp
vụ phẩm chất đạo đức theo yêu cầu thời kỳ mới.
Trong giai đoạn này, tổ chức bộ máy quản lý thu thuế đối với khu vực tập
thể, cá thể được tập trung củng cố và kiện toàn. Tháng 4/1980 Chính phủ qui định
tổ chức ngành thuế công thương nghiệp thống nhất theo 3 cấp Trung ương, tỉnh,
huyện. Nhưng các tổ chức này tại địa phương đều trực thuộc cơ quan tài chính
địa phương. Đến tháng 7/1983, Cục Thuế công thương nghiệp đã được thành lập
và hoạt động thống nhất theo hệ thống dọc
Như vậy, trước 1990, Việt nam chưa có hệ thống thuế thống nhất áp dụng
với mọi thành phần kinh tế, vì vậy, việc tổ chức quản lý và thu 03 loại thuế và thu
áp dụng đối với các thành phần kinh tế khác nhau do 3 cơ quan thu độc lập đảm
nhiệm, đó là: Cục Thu Quốc doanh thực hiện nhiệm vụ quản lý thu quốc doanh
đối với doanh nghiệp nhà nước; Cục Thuế Công thương nghiệp thực hiện nhiệm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status