các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam sang các nước ASEAN - Pdf 12

Chuyên đề tốt nghiệp
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU
TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
1 CNH Công nghiệp hóa
2 CNXH Chủ nghĩa xã hội
3 UBND Ủy Ban Nhân Dân
4 HĐH Hiện đại hóa
5 HĐND Hội đồng nhân dân
6 KCN Khu công nghiệp
7 KCX Khu chế xuất
8 KCNC Khu công nghệ cao
9 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
10 GPMB Giải phóng mặt bằng
11 KKT Khu Kinh Tế
Nguyễn Minh Thắng Lớp: Kinh tế Phát triển K47A_QN
Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng Tên bảng Trang
1 Quy hoạch sử dụng đất KCN Nam Cấm 31
2 Quy hoạch sử dụng đất (giai đoạn 1) KCN Bắc Vinh 32
3 Quy hoạch sử dụng đất KCN Hoàng Mai. 33
4 Tổng hợp tình hình các Dự án đăng ký được cấp giấy
Chứng nhận đầu tư vào các KKT Đông Nam & KCN (tính
đến tháng 12/2008)
39
Phụ
lục
Thống kê các dự án đầu tư trong các KCN Nghệ An đang
còn hiệu lực (tính đến hết tháng 3 năm 2009)
77

hỗ trợ hạ tầng trong và ngoài hàng rào dự án, đào tạo lao động... đã có tác dụng rất
lớn thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước, ngoài nước đầu tư vào các KCN, góp
phần vào phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, làm thay đổi hẳn cơ cấu kinh tế. Tuy
nhiên kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế
mạnh của Tỉnh, chưa xứng đáng với sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và chưa đáp
ứng được mong muốn của Đảng bộ và nhân dân Nghệ An. Để sớm trở thành Tỉnh
Nguyễn Minh Thắng Lớp: Kinh tế Phát triển A K47QN
1
Chuyên đề tốt nghiệp
công nghiệp, cùng cả nước vững bước tiến lên trong thời kỳ CNH, HĐH. Nghệ An
cần phải xem xét lại toàn bộ công tác phát triển và thu hút đầu tư vào các KCN trong
thời gian qua, tìm ra những nguyên nhân yếu kém, trên cơ sở đó có những giải pháp
phù hợp nhằm làm tốt hơn nữa công tác phát triển và thu hút đầu tư vào các KCN.
Xuất phát từ những nhận như trên, tôi chọn đề tài "Giải pháp tăng cường thu hút
đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An" làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển và thu hút đầu tư vào các
KCN, phân tích những nguyên nhân của những tồn tại cũng như chỉ ra các vấn đề cần
giải quyết để hoàn thiện và phát triển các KCN, tăng cường hiệu quả của công tác thu
hút đầu tư vào các KCN ở tỉnh Nghệ An.
Đưa ra các quan điểm, phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện
và phát triển các KCN và nâng cao khả năng thu hút đầu tư vào các KCN Nghệ An.
3. Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có tham chiếu, so sánh
với một số địa phương điển hình, vùng Bắc Trung bộ và cả nước.
 Thời gian: Giai đoạn 2001 - 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, xử lý số liệu,
kết hợp lôgíc với lịch sử, phương pháp so sánh để khái quát thành những luận điểm
có căn cứ lý luận và thực tiễn.

 Trong KCN có doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN, có trách nhiệm đảm
bảo hạ tầng kỹ thuật và xã hội của cả khu trong suốt thời gian tồn tại KCN.
1.3. Các loại hình Khu công nghiệp
 Phân loại KCN theo quy mô:
• KCN tập trung.
• KCN vừa và nhỏ.
 Phân theo chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN:
• KCN do doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài làm chủ đầu tư.
• KCN do liên doanh giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh
nghiệp trong nước.
• KCN do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư.
 Phân theo mục đích phát triển KCN :
• KCN nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.
• KCN nhằm di dời các cơ sở công nghiệp trong các thành phố, đô thị lớn.
Nguyễn Minh Thắng Lớp: Kinh tế Phát triển A K47QN
3
Chuyên đề tốt nghiệp
• KCN gắn với ưu thế của địa phương.
 Phân theo đặc điểm ngành công nghiệp:
• KCN tập trung các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo.
• KCN tập trung các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng.
• KCN tập trung các ngành công nghiệp dịch vụ.
• KCN gắn với nông nghiệp, nông thôn.
 Phân theo trình độ công nghệ hoá:
• KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp và trung
bình tương đương với trình độ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp
ngoài khu.
• KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ khá so với các
ngành công nghiệp trong nước nhưng chỉ đạt mức trung bình trong khu vực.
• KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ khá so với khu

Chuyên đề tốt nghiệp
bazan), đất lâm nghiệp 1.195.477 ha (trong đó diện tích đất có rừng: 745.557 ha, đất
không có rừng: 490.165 ha) là tiềm năng để phát triển Nông, Lâm, Thủy sản trên quy
mô lớn, tập trung tạo vùng nguyên kiệu cho công nghiệp chế biến các loại sản phẩm
từ cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc,
gia cầm, thủy sản..
2.1.3.Dân số :
Hơn 3.1 triệu người người, mật độ dân số trung bình là 186 người/ Km
2
. Trong
đó số người trong độ tuổi lao động: 1,7 triệu người, số lao động được đào tạo chiếm
gần 30%. Hàng năm nguồn lao động được bổ sung gần 3 vạn lao động trẻ có trình độ.
Nghệ An là mảnh đất có truyền thống văn hóa, giáo dục. Con người Nghệ An nổi
tiếng bởi sự hiếu học, cần cù, trung thực, đoàn kết, gắn bó. Giá nhân công rẻ, dễ
tuyển dụng nên rất có lợi cho các nhà đầu tư.
2.1.4.Tài nguyên rừng :
Tổng diện tích đất có rừng trên 685.000 ha, trong đó rừng phòng hộ trên
320.000 ha, rừng đặc dụng gần 188.000 ha, rừng kinh tế trên 176.000 ha.Tổng trữ
lượng gỗ trên 50 triệu m
3
; nứa, mét 1.050 triệu cây. Tổng trữ lượng gỗ trên 50 triệu
m
3
; nứa, mét 1.050 triệu cây. Trong đó trữ lượng rừng gỗ kinh tế gần 8 triệu m
3
; nứa
415 triệu cây; mét 19 triệu cây. Khả năng khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm 19-20
ngàn m
3
; gỗ rừng trồng là 55-60 ngàn m

biển 4 Km có diện tích trên 100 ha, mớm nước quanh đảo có độ sâu 8-12 m,
có điều kiện xây dựng thành cảng nước sâu trong tương lai, rất thuận lợi cho
việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và các nước trong khu vực.
2.1.6.Tài nguyên khoáng sản :
Đa dạng, phong phú trong đó có nhiều loại khoáng sản quý hiếm như vàng, đá
quý rubi, thiếc, đá trắng, đá granit, đá bazan.... Loại khoáng sản có điều kiện phát
triển với quy mô lớn gắn với thị trường là:
• Đá vôi (nguyên liệu sản xuất xi măng) có trữ lượng trên 1 tỷ m
3
(Vùng Hoàng
Mai huyện Quỳnh Lưu có 340 triệu m
3
. Hiện có nhà máy sản xuất Xi măng
Hoàng Mai công suất 1,4 triệu tấn/năm; Vùng Tràng Sơn, Giang Sơn, Bài
Sơn (huyện Đô Lương) trữ lượng trên 400 triệu m
3
chưa khai thác; vùng Lèn
Kim Nhan xã Long Sơn, Phúc Sơn, Hồi Sơn (huyện Anh Sơn) đã khảo sát có
trên 250 triệu m
3
. Hiện tại có 2 nhà máy sản xuất xi măng lò đứng tổng công
suất 16 vạn tấn/năm; vùng Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp chưa được điều tra
khảo sát (ước tính trên dưới 1 tỷ m
3
).
• Tổng trữ lượng đá trắng (Quỳ Hợp) có trên 100 triệu m
3
.
• Tổng trữ lượng đá xây dựng toàn tỉnh ước trên 1 tỷ m
3

1,8 vạn tấn cập cảng. Hiện nay, cảng đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng công
suất để đón tàu 2 vạn tấn phục vụ xuất , nhập khẩu hàng hoá.
•Đường không: Có sân bay Vinh (cách ga Vinh 5 km), đã được nâng cấp và mở
rộng để máy bay hiện đại loại lớn có thể lên xuống dễ dàng và đang được mở
thêm tuyến bay đi các nước trong khu vực.
•Cửa khẩu: Có 2 cửa khẩu đi sang nước CHDCND Lào là Cửa khẩu quốc tế
Nậm Cắn (Kỳ Sơn) và Cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy (Thanh Chương). Hiện Bộ
Giao thông Vận tải sắp đầu tư tuyến giao thông: Thị trấn Kim Sơn (Quế Phong) đi
Thông Thụ để mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong), rất thuận lợi cho việc
giao lưu với các nước khu vực phía tây.
 Hệ thống điện:
Điện lưới Quốc gia đã phủ hết 19 huyện, thành, thị trong tỉnh. Hàng năm cung
cấp khoảng 780 – 790 triệu KW và từ 1,5 đến 1,8 tỷ KW đến năm 2010. Nhiều công
trình thủy điện đang và sắp tới sẽ khởi công xây dựng như NM thủy điện Bản Vẽ,
Khe Bố, Nậm Cắn 1 , Nậm Cắn 2, Bản Cốc, Nhạn Hạc và còn khoảng 7 – 8 Nhà máy
Nguyễn Minh Thắng Lớp: Kinh tế Phát triển A K47QN
7
Chuyên đề tốt nghiệp
thủy điện vừa và nhỏ khác trên lưu vực sông Cả, sông Hiếu, sông Giăng đang kêu gọi
đầu tư. Hiện tại nguồn điện đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt.
 Hệ thống cấp nước:
Hiện tại nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp
nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập ở Nghệ An có nhiều và lượng mưa hàng năm tương
đối cao so với cả nước. Riêng nước sinh hoạt đô thị và các KCN đều có hệ thống nhà
máy nước đảm bảo đủ cung cấp. Nhà máy nước Đông Vĩnh công suất 60.000
m
3
/ngày, hàng năm cung cấp gần 18,5 triệu m
3
nước sạch cho vùng Vinh và phụ cận,

Chuyên đề tốt nghiệp
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước
ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời
xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng Xã hội chủ nghĩa; phát huy cao
độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với
phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát
triển kinh tế - xã hội với tăng trưởng quốc phòng - an ninh."
Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam. Các KCN, KCX thực sự có
vai trò đóng góp rất quan trọng, kể từ khi hình thành và phát triển đến nay. Tuy thời
gian phát triển chưa lâu, nhưng các KCN, KCX Việt Nam bước đầu đã khẳng định
được vai trò của mình là một lực lượng công nghiệp mạnh, có đóng góp ngày càng to
lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vai trò quan trọng và
hiệu quả kinh tế của việc xây dựng và phát triển các KCN, KCX đã được Đảng và
Nhà nước ta xác định rõ trong các Văn kiện quan trọng về đường lối phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII đã nêu rõ:
"Quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh
tế đặc biệt, khu công nghiệp tập trung". Nghị quyết Đại hội VIII đã cụ thể hóa: "Hình
thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ
cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển
mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị, ở các thành phố, thị xã, nâng cấp, cải tạo
các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra
ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân
cư". Hội nghị Trung Ương 9 (khóa X) đã xác định phương hướng phát triển KCN
trong những năm tiếp theo là: "phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các khu
công nghiệp". Đây cũng là những định hướng quan trọng của Đảng và Nhà nước về
xây dựng và phát triển các KCN, KCX nhằm thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH đất
nước. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại đại hội lần
thứ X của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010 - 2015 tiếp tục khẳng

Các KCN đã và đang tạo nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng công
nghiệp theo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh nguồn hàng xuất
khẩu, tạo việc làm và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra.
Chính sự phát triển các KCN cũng đã thúc đẩy việc phát triển các đô thị mới, phát
triển các cơ sở phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội
chung. Ảnh hưởng tích cực tác động của các KCN có thể xác định rõ trên một số khía
cạnh chủ yếu như:
 Tạo điều kiện mặt bằng thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp
công nghiệp mới, tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư cho sản xuất công
nghiệp (bao gồm cả vốn trong và ngoài nước, bao gồm cả vốn đầu tư mở rộng
quy mô sản xuất ...).
 Tạo điều kiện để tập trung xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thuận lợi hơn,
Nguyễn Minh Thắng Lớp: Kinh tế Phát triển A K47QN
10
Chuyên đề tốt nghiệp
hợp lý hơn, đặc biệt là đảm bảo việc hình thành một đô thị hợp lý, bền vững.
 Trên cơ sở thuận lợi về mặt bằng sản xuất, các doanh nghiệp có điều kiện
phát triển sản xuất, thu hút thêm lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho
người lao động (kể cả làm việc tại các KCN, các việc làm phụ trợ ngoài
KCN, các dịch vụ cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển KCN,...).
 Tạo điều kiện để thực hiện các liên kết, hỗ trợ kinh tế mới (hỗ trợ
vềcông nghệ, hỗ trợ về quản lý. Đặc biệt với sự phát triển của công nghệ
thông tin, hiện nay sự gắn kết hỗ trợ các ngành cơ khí, điện, điện tử với
nguyên lý điều khiển số, xử lý tri thức...).
 Trên cơ sở các kết quả nêu trên sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển
ngành công nghiệp và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tếcủa bản thân các địa phương có KCN và cả nước nói chung.
2.3.1.Vai trò kinh tế:
KCN, với việc tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và áp
dụng mô hình quản lý đặc biệt, là một mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp hiện

đô thị hoá. Phát triển các KCN là nhân tố thúc đẩy tốc độ đô thị hoá và tác động lan
toả tích cực trong việc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, KCN là ″hạt
nhân” trong chuỗi quy hoạch đô thị sẽ được hình thành trong tương lai với hệ thống
kết cấu hạ tầng ngoài KCN có chất lượng cao, gắn với sự hình thành các khu dân cư,
khu thương mại, dịch vụ và các khu phù trợ khác.
- KCN là nơi tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và học tập kinh nghiệm
quản lý các công ty tư bản nước ngoài. Để tránh bị tụt hậu về kinh tế, đặc biệt trong
sản xuất công nghiệp và tăng sức cạnh tranh hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới.
- Cơ chế quản lý ″một cửa, tại chỗ” trong KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến các thủ tục xuất, nhập khẩu
vật tư, hàng hoá cho sản xuất, thủ tục hải quan, thuế, tuyển dụng lao động... Trong
khi đó, các doanh nghiệp công nghiệp ở ngoài KCN rất vất vả khi phải giải quyết các
vấn đề nêu trên.
2.3.2.Vai trò xã hội:
Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động: Từ một nước nông nghiệp đang ở
trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, nhu cầu việc làm rất lớn. Phát triển công
nghiệp nói chung và các KCN nói riêng nhằm tạo ra nhiều việc làm, thu hút ngày
càng nhiều lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất ở
khu vực này.
Người lao động ở các KCN có nhiều cơ hội để phát triển so với việc họ thường
nghỉ dài trong mùa nông nhàn, không có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập
rất ít, bấp bênh. Họ được trực tiếp tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, phương
thức quản trị kinh doanh tiên tiến và được đào tạo kỹ năng chuyên môn để đáp ứng
yêu cầu công việc. Nhờ vậy, trình độ tay nghề và sức sáng tạo của người lao động
được nâng lên rõ rệt, đồng thời họ cũng rèn cho mình tác phong làm việc công
nghiệp, có hiệu quả và năng suất cao, góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã
Nguyễn Minh Thắng Lớp: Kinh tế Phát triển A K47QN
12
Chuyên đề tốt nghiệp
hội, tạo nên một thị trường lao động với đầy đủ yếu tố cung cấp và cạnh trạnh. Qua

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng.
3.1.1.Hệ thống luật pháp:
Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN, các doanh nghiệp xây dựng và
kinh doanh hạ tầng KCN, Ban quản lý các KCN đều phải tuân thủ quy định của
Nguyễn Minh Thắng Lớp: Kinh tế Phát triển A K47QN
13
Chuyên đề tốt nghiệp
pháp luật như: Quy chế KCN, KCX, KCNC, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước
ngoài, Luật lao động, Luật đất đai, Luật môi trường... Do vậy nếu các luật này được
ban hành với nội dung cụ thể, đồng bộ và được sử dụng có hiệu lực thống nhất giữa
các cơ quan thi hành luật thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trong
KCN.
Về môi trường pháp lý cho việc thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN
thì Việt Nam còn phải tiếp tục hoàn thiện nhiều để tương đồng với các nước ASEAN.
Chúng ta phải nhanh chóng ban hành các chính sách có liên quan đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào các KCN, nhằm tạo ra một hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ cho
hoạt động đầu tư vào các KCN cũng như sự vận hành nền kinh tế nói chung. Đó là
việc ban hành các đạo luật còn thiếu và sửa đổi các đạo luật trái với thông lệ quốc tế.
3.1.2.Về thị trường:
Nghệ An là một trong những thị trường lớn của cả nước (thị trường tiềm năng).
Các nhà đầu tư cho rằng, với vị trí địa lý khá thuận tiện của Nghệ An, đầu tư vào đây
không những là đã tiếp cận được nhu cầu của một thị trường hơn 3 triệu người ở tỉnh
mà còn là địa bàn để cung cấp hàng hoá cho thị trường khu vực Bắc miền trung và
một số vùng của các nước Lào, Thái Lan.
3.1.3.Về nhân tố lao động:
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất, chất lượng lao động
và giá cả lao động cũng sẽ quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Nghệ An là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ tiên tiến. Người dân
Nghệ An cần cù, thông minh, chịu khó học hỏi, có ý thức tuân thủ kỷ cương kỷ luật
lao động, không có đình công, bãi công tự do. Trong điều kiện sản xuất như hiện nay,

chứng nhận quyền sử dụng đất, các doanh nghiệp có thể dùng nó để huy động vốn,
thế chấp khi cần vay tín dụng.
• Về quy hoạch:
Quy hoạch phải nhất quán, có tính ổn định lâu dài. Nếu thay đổi quy hoạch
thường xuyên thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp đặc biệt là các doanh
nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng trong việc tạo mặt bằng sản xuất. Do đó quá trình
quy hoạch nếu được thực hiện công khai, dân chủ và nhất quán thì thuận lợi cho quá
trình giải phóng mặt bằng và thu hút đầu tư.
• Về cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng trong KCN bao gồm cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào. Cơ sở
hạ tầng trong hàng rào bao gồm: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, hệ thống xử
lý chất thải, hệ thống thông tin... tất cả các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN. Cơ sở hạ tầng ngoài KCN liên quan
đến quá trình vận chuyển, tiêu thụ, cung cấp nguyên vật liệu... cho các doanh nghiệp
KCN.
Vấn đề đặt ra là cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào phải đồng bộ với nhau,
chất lượng phải đảm bảo, điều đó mới thúc đẩy nhanh tiến độ triển khai KCN và tạo
Nguyễn Minh Thắng Lớp: Kinh tế Phát triển A K47QN
15
Chuyên đề tốt nghiệp
thuận lợi cho doanh nghiệp cả sản xuất và tiêu thụ.
• Các dịch vụ cho KCN:
Một trong những yếu tố quan trọng làm hấp dẫn môi trường đầu tư của KCN là
điều kiện cung cấp dịch vụ ở KCN. Vị trí của các KCN hầu như ở vùng ngoại ô thành
phố, vì vậy muốn thu hút lao động (đặc biệt là các lao động tay nghề cao ở nội thành)
thì dịch vụ ở KCN phải đầy đủ như dịch vụ nhà ở, trường học, chợ, ngân hàng... Giá
các loại dịch vụ cho KCN phải hợp lý, bởi chi phí quản lý KCN và cước dịch vụ này
là một trong những yếu tố tạo nên ưu thế cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư vào các
KCN.
3.1.6.Các chính sách ưu đãi đầu tư:

một tỉnh, thành phố khác để đầu tư và thuyết phục họ mở rộng quy mô đầu tư.
Các hoạt động tạo ra đầu tư bao gồm: Tổ chức các chiến dịch vận động thông
qua thư, thư điện tử hoặc điện thoại; Tổ chức các hội thảo, diễn đàn về đầu tư cả
trong nước và nước ngoài; Xác định các nhà đầu tư tiềm năng, thu thập thông tin về
công ty và các vấn đề họ quan tâm về đầu tư; Xúc tiến đầu tư hướng tới các dự án có
nhiều tiềm năng và tìm ra các nhà đầu tư được quan tâm.
• Các hoạt động phục vụ đầu tư:
Cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư (giai đoạn trước khi được cấp giấy phép
đầu tư); Thực hiện các quy trình xin và cấp giấy phép đầu tư; Các dịch vụ sau khi
được cấp giấy phép đầu tư.
3.2.2.Cơ quan xúc tiến đầu tư:
Chủ thể xúc tiến đầu tư phát triển KCN Nghệ An là các cơ quan, tổ chức thực
hiện Marketing các yếu tố của Nghệ An tới các nhà đầu tư nhằm phát triển KCN. Các
yếu tố này có thể là hạ tầng cơ sở, con người, hình tượng và chất lượng sống và các
đặc trưng hấp dẫn của Nghệ An.
Ở Nghệ An, các cơ quan có chức năng xúc tiến đầu tư phát triển KCN bao gồm:
 Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam có chức năng, nhiệm vụ chính:
•Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào các KCN Nghệ An.
•Xúc tiến, kêu gọi và thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh; Tư vấn, hỗ
trợ và hướng dẫn các Nhà đầu tư nước ngoài và ngoại tỉnh tìm kiếm cơ hội đầu tư
vào các KCN Nghệ An, tìm hiểu các cơ chế, chính sách, quy trình và thủ tục cấp
phép đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh.
•Chủ trì làm đầu mối vận động, xúc tiến nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài
nước vào các KCN tỉnh Nghệ An.
•Tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn và cung cấp thông tin cho các Sở, Ban, ngành, các
địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tìm hiểu, lựa chon dự án,
nhà đầu tư và các thủ tục liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư phát triển KCN
Nghệ An.
•Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư như: Lập dự án đầu tư, hồ sơ xin cấp
phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, đăng ký ưu đãi đầu tư, biên dịch, phiên dịch

Bảo đảm các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của KCN; nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN Việt Nam, bảo đảm chất
lượng môi trường trong nội bộ KCN.
b. Tác động lan toả tích cực của KCN đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi
trường của địa phương, khu vực có KCN. Điều này được thể hiện trên các mặt: tạo
sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế theo xu hướng công nghiệp hoá,
Nguyễn Minh Thắng Lớp: Kinh tế Phát triển A K47QN
18
Chuyên đề tốt nghiệp
hiện đại hoá và hướng về xuất khẩu; tác động tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội cho khu vực có KCN; tác động tích cực và giảm
thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm và nâng
cao thu nhập cho dân cư, giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường trong
quá trình phát triển KCN.
3.3.1.Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại KCN.
 Vị trí đặt của khu công nghiệp.
Đây là cơ sở ban đầu dẫn đến sự thành công của khu công nghiệp. Dấu hiệu này
thể hiện: khu công nghiệp đặt ở vị trí thuận lợi hay khó khăn về cơ sở hạ tầng kỹ
thuật như đường sá, cầu cống, bến cảng, nhà ga, sân bay, hệ thống viễn thông; điều
kiện về nguồn nhân lực dồi dào; tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư về vị trí và điều
kiện sinh hoạt. Những điểm trên phải được xem xét trên khía cạnh hiện tại và sự duy
trì khả năng ấy trong tương lai.
 Quy mô đất đai của khu công nghiệp.
Tiêu chí này xét trên 2 khía cạnh:
Một là, mục đích hình thành khu công nghiệp: nếu việc hình thành khu công
nghiệp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì quy mô có hiệu quả nằm trong khoảng
200-300 ha (đối với các khu công nghiệp nằm trong khu vực thành thị và vùng kinh
tế trọng điểm), còn 200-400 ha đối với khu công nghiệp nằm trên các tỉnh; với mục
tiêu di dời các cơ sở công nghiệp trong các thành phố, đô thị lớn tập trung vào thì khu
công nghiệp có quy mô nhỏ hơn 100 ha; với mục tiêu tận dụng nguồn lao động là thế

công nghiệp, tỷ lệ doanh thu từ hoạt động nghiên cứu và triển khai so với tổng quy
mô hoạt động của doanh nghiệp và của toàn khu công nghiệp.
 Hệ số chuyên môn hoá và liên kết kinh tế.
Đây là tiêu chí phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của toàn khu công
nghiệp, tính chất tiên tiến trong tổ chức sản xuất phù hợp với xu thế phát triển của
phân công lao động xã hội theo hướng hiện đại. Tiêu chí này thể hiện trên các khía
cạnh: tỷ lệ doanh thu của mặt hàng chuyên môn hoá chiếm trong tổng doanh thu; tỷ
lệ số doanh nghiệp có liên kết kinh tế với nhau trong tổng số doanh nghiệp nằm trong
khu công nghiệp; số ngành kinh tế hoạt động trong một khu công nghiệp (phản ánh
tính chất logistic trong khu công nghiệp); hệ số liên kết kinh tế của khu công nghiệp
với bên ngoài; số khu công nghiệp khác, số doanh nghiệp ở ngoài khu công nghiệp có
trao đổi kinh tế kỹ thuật với khu công nghiệp.
 Mức độ thoả mãn nhu cầu cho các nhà đầu tư.
Tiêu chí này phản ánh mức độ hấp dẫn nội bộ của khu công nghiệp đối
với các nhà đầu tư và được thể hiện cụ thể ở: mức độ bảo đảm của hệ thống cơ sở hạ
tầng kỹ thuật – xã hội của khu công nghiệp như: điện, nuớc, kho tàng, đường sá,
phương tiện vận chuyển (chủng loại, quy mô và chất lượng của hệ thống cơ sở hạ
tầng kỹ thuật – xã hội); Chủng loại, quy mô và chất lượng hoạt động của hệ thống cơ
sở hạ tầng kinh tế phục vụ hoạt động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
như: bưu chính, thông tin, tài chính, ngân hàng, v.v...
Nguyễn Minh Thắng Lớp: Kinh tế Phát triển A K47QN
20
Chuyên đề tốt nghiệp
3.3.2.Các tiêu chí đánh giá tác động lan toả.
 Tiêu chí về kinh tế kỹ thuật.
Các chỉ tiêu đo lường chính là: Thu nhập bình quân đầu người tính cho toàn khu
vực hoặc địa phương, so với mức chung của cả nước; cơ cấu kinh tế của địa phương
có khu công nghiệp, thể hiện ở tỷ trọng về doanh thu, giá trị gia tăng, vốn sản xuất,
lao động tính theo 3 lĩnh vực: ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo khu vực
thể chế; đóng góp của khu công nghiệp cho ngân sách địa phương, thể hiện

Chuyên đề tốt nghiệp
nhiều cam kết mền dẻo và linh hoạt nên đã thu được thành công đáng khích lệ.
Công tác giải phóng mặt bằng được triển khai rất tốt, Ban đền bù của tỉnh đã ký
hợp đồng về diện tích đất và tài sản trên đất với từng hộ dân, phương án đền bù và dự
toán đền bù được công bố công khai, trong đó nêu rõ diện tích và dự toán đền bù của
từng hộ dân và chính sách hỗ trợ nếu có. UBND tỉnh giao cho Kho bạc tỉnh trực tiếp
viết phiếu chi và trả tiền đền bù cho từng hộ dân tại địa điểm tổ chức đền bù. Bên
cạnh bàn trả tiền là bàn ký giấy giao đất cho KCN và giao lại Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất của từng hộ.
Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào KCN, tỉnh Nam Định có chính sách hỗ trợ
cụ thể để bù vào việc thiếu vốn xây dựng kết cấu hạ tầng KCN đồng thời huy động
được vốn của các doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng. Khi giao mặt bằng cho nhà
đầu tư thứ cấp, tỉnh có thoả thuận: nhà đầu tư phải trả ngay tiền đền bù mà tỉnh đã trả
trước cho các hộ dân, tỉnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp 50% số tiền đền bù đó (sau
này khi các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng xong đi vào sản xuất, tiền hỗ trợ đó
được khấu trừ dần vào các khoản phải nộp của doanh nghiệp như là khoản tái đầu
tư). Các doanh nghiệp tự san lấp mặt bằng của họ để xây dựng nhà xưởng và tỉnh hỗ
trợ 15.000 đồng/m
2
san lấp (tiền hỗ trợ đó cũng được khấu trừ trong các khoản doanh
nghiệp nộp cho tỉnh sau khi đã đi vào sản xuất). Cơ chế này có ưu điểm là:
+ Giá thực phải trả cho đền bù và san lấp mặt bằng thấp, nên thu hút được nhiều
nhà đầu tư vào KCN.
+ Huy động vốn từ các doanh nghiệp để xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Tuy
tỉnh hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp, nhưng bước đầu gần như doanh nghiệp cho tỉnh
vay vốn để xây dựng KCN. Như vậy, doanh nghiệp nào muốn đầu tư vào KCN phải
có vốn thực sự.
+ Việc tự san lấp mặt bằng đã giảm được chi phí đầu tư. Nếu doanh nghiệp phát
triển hạ tầng san lấp toàn bộ, sau này doanh nghiệp thứ cấp lại đào nên xây móng nhà
xưởng và các công trình ngầm, chi phí tốn gấp hai. mặt khác, tuỳ theo điều kiện địa

, mật độ
dân số và mật độ các điểm dân cư rất cao, giáp thủ đô Hà Nội và có hệ thống đường
giao thông Quốc gia liên hệ với các trung tâm kinh tế vùng đồng bằng Bắc bộ và cả
nước thuận lợi. Tỉnh Bắc Ninh chủ trương xây dựng các KCN không những có chức
năng hoàn hảo, tạo môi trường sạch nhất, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư tốt
nhất, mà còn phải tạo ra một không gian sống lân cận để đảm bảo cho KCN phát
triển an toàn, bởi vì những vấn đề ngoài “hàng rào KCN” như: nhà ở, dịch vụ, tổ
chức đời sống xã hội, an ninh trật tự.. đang có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
các KCN. Quan điểm đó được thể hiện trong các Nghị quyết 04/NQ/TU ngày
25/05/1998, Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04/05/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ
Tỉnh; Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 03/02/2000 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh.
Trong việc xây dựng và phát triển các KCN, Bắc Ninh luôn bình tĩnh hướng đến bền
vững; vừa tích lũy nhân tố tạo hình ảnh và diện mạo KCN hiện đại, vừa tạo nền
móng vững chắc để phát triển kinh tế đi đôi với chăm lo thực hiện chính sách xã hội,
đồng thời thiết lập nhân tố đột phá đẩy nhanh tăng trưởng và phát triển, góp phần
quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội.
Nguyễn Minh Thắng Lớp: Kinh tế Phát triển A K47QN
23

Trích đoạn Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN Ở TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN QUA Chính sách về thuế
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status