Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam - Pdf 32

LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư ra nước ngoài là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế của các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài nguyên,
nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá, tránh được chế độ giấy
phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của nước sở tại để mở
rộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý
và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc
vào nhu cầu và điều kiện của mỗi nước mà đầu tư ra nước ngoài cân bằng và đồng
hành với đầu tư nước ngoài.
Đối với Việt Nam, song song với mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trong nước đã mở hướng làm ăn ra
bên ngoài lãnh thổ, với số lượng dự án cùng vốn đầu tư tăng dần từng năm. Xu
hướng đầu tư ra nước ngoài đang trở nên khá sôi động, ngày càng có thêm nhiều
doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt
động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa đầu tư ra nước ngoài đã và đang chuyển từ
những dự án có quy mô nhỏ, đầu tư vào các ngành nghề đơn giản sang các dự án có
quy mô lớn với các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao hơn. Việc đầu tư ra
nước ngoài đã trở thành một xu hướng phát triển mới của các doanh nghiệp Việt
Nam, đã có những doanh nghiệp xem đây như một chiến lược phát triển trọng tâm
của mình.
Mặc dù những năm gần đây, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc, nhưng kết quả còn khá khiêm tốn.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2007, Việt Nam chỉ có
265 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư khoảng 2
tỷ USD. Nếu so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ( hơn 98 tỷ )
thì đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn rất nhỏ bé, chỉ bằng 2,04 % tổng vốn đăng
ký của các dự án FDI vào Việt Nam. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư ra nước

1
ngoài đạt khoảng 65 triệu USD, quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 10,3 triệu USD/dự

tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất
( nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ ( tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản
xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này
nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt
đời sống của xã hội.

3
2. Đặc điểm của đầu tư phát triển
2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát
triển thường rất lớn
Đầu tư phát triển đòi hỏi một khối lượng vốn lớn để đáp ứng các yêu cầu của
quá trình tạo ra những điều kiện vật chất, kỹ thuật cho giai đoạn khai thác, sử dụng
sau này: xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, vật kiến trúc, mua sắm lắp đặt máy móc
thiết bị, tiến hành các công tác cơ bản… Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng trong suốt quá
trình thực hiện đầu tư. Qui mô vốn vật tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy
động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn,
quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư
trọng tâm trọng điểm.
Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng
điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ
một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo
tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do
vấn đề “ hậu dự án ” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư…
2.2. Thời kỳ đầu tư kéo dài
Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành
và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài
hang chục năm. Quá trình hoạt động đầu tư diễn ra càng dài, việc bỏ vốn đầu tư càng
gặp nhiều khó khăn do không dự kiến được những yếu tố bất lợi tác động tới lợi ích
của dự án. Hơn nữa, do vốn đầu tư lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực

Qui mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả
đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao.
Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía các
nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu…có nguyên
nhân khách quan như giá nguyên vật liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản

5
xuất không đạt công suất thiết kế…Do đó, để quản lý hoạt động đầu tư phát triển
hiệu quả, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro: Nhận diện rủi ro, đánh giá
mức độ rủi ro và xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro.
3. Phân loại đầu tư phát triển theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
3.1. Đầu tư gián tiếp: Người bỏ vốn không trực tiếp tham gia điều hành,
quản lý quá trình thực hiện, vận hành các kết quả đầu tư.
Người có vốn thông qua các tổ chức tài chính trung gian để đầu tư phát triển.
Đó là việc các chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không hoàn lại hoặc có
hoàn lại với lãi suất thấp cho các chính phủ các nước khác vay để phát triển kinh tế
xã hội; các cá nhân, các tổ chức mua các chứng chỉ có giá như: cổ phiếu, trái phiếu…
để hưởng lợi tức.
Đầu tư gián tiếp là phương thức huy động vốn cho đầu tư phát triển.
3.2. Đầu tư trực tiếp: Người bỏ vốn trực tiếp tham gia điều hành, quản lý
quá trình thực hiện, vận hành các kết quả đầu tư.
Loại đầu tư này tạo nên những năng lực sản xuất phục vụ mới cả về lượng và
chất .
II. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1. Khái niệm
1.1. Đầu tư nước ngoài: là việc nhà đầu tư đưa vốn, tiền tệ, các hình thức giá trị
khác vào sử dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ với mục đích thu lợi
nhuận hoặc đạt được các kết quả xã hội
Đầu tư nước ngoài gồm: Đầu tư gián tiếp và Đầu tư trực tiếp
1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI-Foreign Direct Investment )

Theo Điều 9- Nghị định 108/2006/ NĐ-CP của chính phủ: Hợp đồng hợp tác
kinh doanh là hợp đồng do một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài ký kết với một
hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước để tiến hành đầu tư, kinh doanh; trong đó có quy
định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh mà không thành lập
pháp nhân.

7
Như vậy có thể hiểu đây là hình thức đầu tư mà các bên tham gia hợp đồng ký
kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước
nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách
nhiệm và phân chia các kết quả kinh doanh cho các bên tham gia. Khi hết thời gian
hiệu lực thì các bên không còn rang buộc về mặt pháp lý.
Hình thức này thường không đòi hỏi vốn lớn và thời hạn hợp đồng thường
ngắn, cũng chính vì vậy mà ít thu hút được những nhà đầu tư nước ngoài có tiềm
năng.
* Doanh nghiệp liên doanh ( hay công ty liên doanh )
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước nhận đầu tư (
nước chủ nhà ) giữa các bên nước ngoài và nước chủ nhà. Trong đó, các bên cùng
đóng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyền lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ góp
vốn.
Với hình thức này, các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi
nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.
* Doanh nghiệp cổ phần FDI ( hay công ty cổ phần )
Doanh nghiệp cổ phần FDI là doanh nghiệp có các cổ đông nước ngoài và trong
nước ( cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức ) nhưng cổ đông nắm quyền chi phối
có quốc tịch nước ngoài, đây là hình thức doanh nghiệp hiện đại.
- DN 100% vốn FDI
Đây là loại hình doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước
chủ nhà và họ tự quản lý, chịu trách nhiệm hoàn toàn về các kết quả sản xuất kinh
doanh.

Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị
đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các
hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy
nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.

9
3. Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư
- Dựa trên lý thuyết xuất khẩu tư bản của lenin, thì đầu tư ra nước ngoài là yếu
tố sống còn của Chủ nghĩa tư bản, do đó mục đích tiến hành đầu tư ra nước ngoài
nhằm:
+ Mục đích kinh tế là tìm kiếm lợi nhuận:
Bằng cách thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để sử dụng nguồn lao động
rẻ. Mặt khác đối với những công nghệ đã cũ, khi trong nước không còn điều kiện để
phát triển thì họ có thể mang đi đầu tư ở những nước có trình độ công nghệ thấp hơn
để kéo dài chu kỳ sống cho sản phẩm và công nghệ, nhờ vậy mà tạo thêm được lợi
nhuận.
+ Tạo ra nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới:
Thông thường, những nước có trình độ công nghệ thấp chưa khai thác được hết
những nguồn nguyên vật liệu, tài nguyên phong phú của mình. Do đó, đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài một phần cũng là để khai thác tài nguyên nước ngoài, bảo vệ tài
nguyên nước mình.
+ Trong trường hợp các nước phát triển đầu tư sang nhau thì một mục đích rất
rõ rệt là hợp tác và liên kết cùng với nhau để cùng phát triển, hạn chế bớt sự cạnh
tranh không cần thiết.
- Đối với các nước đang phát triển, lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho nước đầu tư sử dụng có hiệu quả nguồn
lực “dư thừa” trong nước, nâng cao tỷ suất lợi nhuận đầu tư; đồng thời khai thác có
hiệu quả lợi thế quốc gia trên trường quốc tế.
Các quốc gia đều phát triển nền kinh tế với những lợi thế riêng có của mình,

+ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn giúp cho các nhà đầu tư mở rộng được thị
trường tiêu thụ sản phẩm.
Việc mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước là một
việc làm thường xuyên và rất quan trọng với doanh nghiệp. Nhưng việc thâm nhập
thị trường nước ngoài cũng có ý nghĩa cực kỳ to lớn, đặc biệt trong xu thế chung, các

11
quốc gia trên thế giới đều muốn lấy xuất khẩu hàng hoá làm động lực phát triển nền
kinh tế trong nước.
Thâm nhập thị trường nước ngoài cũng có nghĩa là thị trường tiêu thụ sản phẩm
của quốc gia được mở rộng, doanh thu của các doanh nghiệp tăng lên, sản phẩm của
các doanh nghiệp của quốc gia đó sẽ được nhiều người sử dụng hơn, từ đó nâng cao
được khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đồng thời uy tín của các doanh
nghiệp của quốc gia đó sẽ được nâng cao và được nhiều người biết đến, khả năng
phát triển của các doanh nghiệp ngày càng cao. Đặc biệt vị thế của quốc gia đó trên
trường quốc tế nói chung và trong thương mại quốc tế nói riêng sẽ được nâng cao.
+ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp cho các nước đầu tư tránh được hàng rào
thuế quan và hàng rào bảo hộ phi thuế quan của nước nhận đầu tư.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt ra các hàng rào bảo hộ khác nhau nhằm bảo
hộ ngành sản xuất trong nước. Các hàng rào đó có thể là thuế quan, giấy phép nhập
khẩu, hạn ngạch nhập khẩu… Ngày nay, do xu thế chung của các quốc gia, đặc biệt
của các nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, các hàng rào bảo hộ phi
thuế quan như giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu… được nhiều nước bãi bỏ
cùng với việc hạ thấp dần hàng rào thuế quan.
Tuy nhiên, ở một số quốc gia, kể cả các nước phát triển và các nước đang phát
triển, chủ nghĩa bảo hộ vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức: các yêu cầu về vệ sinh môi
trường, vệ sinh sản xuất, về điều kiện làm việc của người sản xuất hàng hoá, về tiêu
chuẩn chất lượng, kỹ thuật của hàng hoá…
Đầu tư quốc tế là biện pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp tránh hàng rào bảo
hộ thương mại và dễ dàng hơn trong việc đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường

4.1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất
cân biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên
thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng
này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa
hoá lợi nhuận.

13
4.2. Chu kỳ sản phẩm
Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và sản
xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước
nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên,
nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khấu này bằng
cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản
phẩm mới trên thị trường trong nước bão hoà, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện
tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai
đoạn chuẩn hoá trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này
có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh
giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt
giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyên sản xuất sản phẩm
sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
4.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981),
Rugman A.A (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có
những lợi thế đặc thù ( chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những
trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sang đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi
chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện
( lao động, đất đai, chính trị ) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên.
4.4. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại

hiện
1 1989 1 563,380 -
2 1990 1 - -
3 1991 3 4,000,000 2,000,000
4 1992 3 5,282,051 1,300,000
5 1993 5 690,831 -
6 1994 3 1,306,811 -
7 1998 2 1,850,000 1,500,000
8 1999 10 12,337,793 138,752
9 2000 15 7,165,370 1,231,142
10 2001 13 7,696,452 2,622,000
11 2002 15 191,459,576 37,618,572
12 2003 24 62,390,970 8,743,252
13 2004 17 12,463,114 4,761,752
14 2005 37 437,905,179 4,853,946
15 2006 36 349,106,156 -
16 2007 80 911,819,885 110,000
Tổng số 265 2,006,037,568 64,879,416
( Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

16
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2007, qua 16 năm thực hiện đầu
tư ra nước ngoài, Việt Nam có 265 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hiệu lực
với tổng vốn đầu tư 2,006 triệu USD, vốn thực hiện đạt khoảng 800 triệu USD,
chiếm 40% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 7,5
triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn, quy mô vốn đầu tư đã tăng dần, điều này cho
thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như sự tích cực tham gia vào hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, trong
đó phải nói tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

CN thực phẩm 16 26,491,080 500,000
Xây dựng 20 52,068,726 4,100,312
II
Nông nghiệp 53 285,989,569 4,302,626
Nông-Lâm nghiệp 46 274,639,569 2,302,626
Thuỷ sản 7 11,350,000 2,000,000
III
Dịch vụ 99 215,533,116 5,729,737
Dịch vụ 58 92,470,818 990,985
GTVT- Bưu điện 22 51,407,266 3,400,000
Khách sạn- Du lịch 6 13,227,793 420,000
Văn hóa- Ytế- Giáo dục 6 13,037,239 918,752
Văn phòng- Căn hộ 1 30,000,000 -
XD văn phòng- Căn hộ 6 15,390,000 -
Tổng số 265 2,006,037,568 64,879,416
( Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư )
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh
vực công nghiệp (113 dự án, với tổng vốn đầu tư là 1,5 tỷ USD) chiếm 42,6% về số
dự án và 75% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Trong đó, có một số dự án quy
mô vốn đầu tư trên 100 triệu USD, như: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện
Việt-Lào đầu tư 2 dự án: Thủy điện Xekaman 1, tổng vốn đầu tư 441,6 triệu USD và)
Thủy điện Xekaman 3, tổng vốn đầu tư 273 triệu USD. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
đầu tư 243 triệu USD thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri . Công ty Đầu tư phát

18
triển dầu khí đầu tư 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Madagascar (vốn 117,36
triệu USD) và tại I Rắc (vốn 100 triệu USD).
Tiếp theo là lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp (53 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư
ra nước ngoài là 286 triệu USD) chiếm 20% về số dự án và 14,26% tổng vốn đăng ký
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong đó, đa số là dự án đầu tư trồng cao su, cây công

10 Singapore 17 27,565,473 2,460,000
11 Cu Ba 1 18,970,000 -
12 CHLB Đức 5 11,542,372 100,000
13 Thái Lan 4 10,405,200 -
14 Indonesia 2 9,400,000 3,240,000
15 Trung Quèc 5 3,704,150 -
16 Tajikistan 2 3,465,272 2,222,000
17 Angola 4 3,432,387 -
18 Ukraina 4 3,357,286 957,286
19 Myanmar 1 2,314,760 -
20 Nhật Bản 6 2,306,050 422,885
21 Hàn Quốc 6 1,961,000 -
22 Cộng hoà Séc 2 1,935,900 912,000
23 Hồng Công 6 1,881,513 394,558
24 Ba Lan 2 1,810,000 -
25 Australia 5 1,237,200 378,100
26 Bỉ 2 1,052,000 -
27 Cô Oét 1 999,700 -
28 Nam Phi 1 950,000 -
29 British Virgin Islands 1 900,000 -
30 Braxin 1 800,000 -
31 Vương Quốc Anh 3 500,000 -
32 Đài Loan 2 468,000 -
33 Italia 1 350,000 -
34 CH Uzbekistan 2 850,000 200,000
35 Bungari 1 152,280 -
36 Ấn Độ 1 150,000 -
37 Pháp 1 - -
Tổng số 265 2,006,037,568 64,879,416
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

Amonia tại Morocco với vốn đầu tư ban đầu khoảng 600 triệu USD, hàng năm sản
xuất từ 660.000 - 1.000.000 tấn DAP, cung cấp cho thị trường Việt Nam và khu vực.
Ngoài ra, hai bên sẽ cùng nhau nghiên cứu khả năng liên doanh hợp tác xây
dựng một nhà máy sản xuất Amonia tại Việt Nam hoặc tại một quốc gia thứ ba khi có
đủ nguồn khí tự nhiên cung cấp cho dự án.

21
Theo dự kiến, dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP tại Morocco sẽ được hoàn
thành và đi vào hoạt động từ năm 2011. Đây sẽ là dự án đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
4. Tình hình thực hiện dự án
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2007, các dự án đầu tư ra nước
ngoài đã giải ngân vốn khoảng 800 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư ra nước
ngoài. Trong số các dự án đã triển khai thực hiện, lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn nhất, bằng 58,6% tổng vốn thực hiện và đạt khoảng 60% tổng vốn đăng ký
trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có một số dự án lớn đã triển khai thực hiện, cụ
thể:
- Dự án thăm dò dầu khí lô 433a & 416b tại Angiêria và lô SK305 ở Malaysia
của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam với vốn đầu tư thực hiện khoảng 150 triệu
USD. Hiện nay, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã cùng các đối tác phát hiện dầu
khí mới tại lô 433a-416b ở Angiêri (giếng MOM-2 có phát hiện dầu khí, giếng
MOM-6 bis cho dòng dầu 5.100 thùng/ngày) và lô hợp đồng SK305 ở Malaysia
(giếng DANA-1X cho dòng dầu 3.100 thùng/ngày).
- Dự án đầu tư sang Singapore của Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) đã
góp vốn thực hiện 22,7 triệu USD,
- Dự án xây dựng thủy điện Xekaman 3 tại Lào, hiện đang xây dựng các hạng
mục công trình theo tiến độ với vốn đầu tư thực hiện khoảng 100 triệu USD.
Ngoài ra còn có dự án đầu tư trong công nghiệp sản xuất hàng may mặc tại Lào
của Công ty Scavi Việt Nam (một doanh nghiệp 100% vốn của Việt kiều Pháp thành
lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) đang hoạt động rất hiệu quả.

trúc của kiến trúc sư trưởng thành phố. Dự kiến cuối năm 2008 khởi công xây dựng
sau khi được cơ quan chức năng LB Nga phê duyệt, thẩm định xong thiết kế kỹ thuật
và một số khác (phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường.v.v.).
+ Dự án đầu tư sang Campuchia của Công ty viễn thông Quân đội (Viettel) đang triển
khai theo tiến độ đề ra v.v…

23
III. Đánh giá tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Qua trên 16 năm thực hiện các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có
nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.
1. Thuận lợi và những kết quả đạt được
1.1.Thuận lợi
1.1.1. Đối với trong nước
* Về luật pháp, chính sách:
- Hệ thống luật pháp chính sách Việt Nam về hoạt động đầu tư ra nước ngoài
dần hoàn thiện tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động và quản lý hoạt động đầu tư ra
nước ngoài.
* Về quản lý nhà nước:
- Công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và quản lý các dự án đầu
tư ra nước ngoài dần đi vào nề nếp. Công tác thẩm tra cấp phép cho các dự án đầu tư
ra nước ngoài đã được cải thiện đáng kể. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành như Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cũng như với cơ
quan đại diện ngoại giao trong việc quản lý và nắm bắt thông tin về các dự án đầu tư
ra nước ngoài đã hình thành thông qua việc trao đổi thông tin và hợp tác xử lý các
vướng mắc của dự án bằng nhiều hình thức phong phú.
- Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với các doanh
nghiệp đầu tư ra nước ngoài từng bước chặt chẽ hơn.
- Xu hướng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tiếp tục sôi động, ngày
càng có thêm các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng
địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư ra nước ngoài nhằm phát huy

quốc tế và không ít doanh nghiệp đã gặt hái được thành công, tạo vị thế của mình tại
thị trường ngoài nước.
Là một nước đang phát triển, bước đầu thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
song Việt Nam đã thu được một số kết quả ban đầu đáng khích lệ. Tính đến năm
2007, tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là 265 dự án, với tổng vốn
đầu tư đăng ký hơn 2 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm 42,6% tổng số
dự án và 75% tổng vốn đăng ký. Riêng năm 2007, có 80 dự án của Việt Nam đầu tư

25

Trích đoạn Về cung cấp thông tin Chính sách hỗ trợ ưu đãi của nhà nước Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status