Phân tích thực trạng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp tại VIỆT NAM đề xuất giải pháp phát triển - Pdf 12

Chương I. Những nét chung về Hệ thống nông nghiệp Việt Nam
1. Các khái niệm:
• Nông nghiệp nếu hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi
và ngành dịch vụ trong nông nghiệp. Còn nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó
còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản
• Khái niệm : Hệ thống kinh tế nông nghiệp là tổng thể quan hệ sản xuất trong nông
nghiệp, biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, những hình thức
tiêu dùng các sản phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức sản xuất, trao
đổi, phân phối và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước đối với toàn bộ nền
nông nghiệp
2. Đặc điểm và vai trò của nông nghiệp Việt nam:
2.1. Đặc điểm
• Nền nông nghiệp nhiệt đới
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát
triển một nền công nghiệp nhiệt đới
+ Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rõ rệt cho phép
đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, áp dụng các biện pháp thâm canh
tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, địa hình và đất trồng cho phép áp dụng
các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng
+ Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh,
• Nước ta khai thác ngày càng hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt
đới
- Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp với các vùng
sinh thái
- Cơ cầu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi
- Tình mùa vụ được khai thác tốt hơn
- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới
• Phát triển nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu
quả của nông nghiệp nhiệt đới
Nền nông nghiệp nước ta tồn tại song song nền công nghiệp cổ truyền và
nên công nghiệp hàng hóa

nước
Việc tiêu dùng của người nông dân và mạng dân cư nông thôn đối với hàng
hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa tư liệu sản xuất là tiêu biểu
cho sự đóng góp về mặt thị trường của ngành nông nghiệp đối với quá trình
phát triển kinh tế. Sự đóng góp này bao gồm cả viêc bán lương thực, thực
phẩm nông sản và nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.
3. Đặc trưng hệ thống nông nghiệp Việt Nam
3.1. Hệ thống đa sở hữu: Rất đa dạng với nhiều hình thức sở hữu
• Sở hữu Nhà nước: Vai trò nòng cốt và chỉ đạo, dẫn dắt định hướng phát
triển ngành nông nghiệp.
- Các doanh nghiệp nhà nước nằm trong các vùng trọng yếu, vùng sâu giữ
vai trò hạt nhân phát triển.
- Cổ phần nhà nước trong các doanh nghiệp
• Sở hữu tập thể
- Về giá trị: Vốn thuộc sở hữu tập thể hợp tác xã hay của các hình thức
hợp tác gồm vốn cổ phần sáng lập, cổ phần vốn góp, phần lợi nhuận
kinh doanh trích lập quỹ phát triển sản xuất (nếu có)….
- Về hiện vật: Tài sản thuộc sở hữu tập thể cũng đa dạng gồm công trình
tưới tiêu của tập thể, các trang thiết bị và trụ sở làm việc, các máy móc
hay tài sản cố định mua sắm
• Sở hữu cá thể cá nhân
Hiện nay cả nước chỉ có 5% do doanh nghiệp Nhà nước đảm nhận kinh
doanh số còn lại do dân làm dưới hình thức kinh tế hộ và kinh tế trang trại.
• Sở hữu liên kết
Đồng sở hữu (cùng đấu thầu diện tích mặt nước, diện tích đất trống đồi trọc
và cùng góp vốn kinh doanh)
- Nền tảng sở hữu Nhà nước (Nhà nước đầu tư cải tạo, khai hoang, xây
dựng cơ sở hạ tầng rồi khoán hoặc cho hộ gia đình, trang trại thuê để kinh
doanh.
- Sở hữu của công ty cổ phần nông nghiệp

1.2. Thời kì 1946 – 1954
Chuyển dịch cơ cấu theo hướng: Kinh tế địa chủ bị suy yếu, kinh tế phú nông
chững lại, kinh tế trung nông lớn lên cả về số hộ và tiềm lực kinh tế của mỗi hộ;
đời sống của bần nông và cố nông được cải thiện.
1.3. Thời kì 1955 – 1975
• Thực hiện các kế hoạch 3 năm , 5 năm thành công dần dần chuyển dịch lao
động trong NN.
• Thi đua phát triển sản xuất
• Miền nam phát triển KT trang trại, đồn điền
1.4. Thời kì 1976 – 1986
• Nông dân và công nhân nông nghiệp mất quyền người chủ trực tiếp sản
xuất
• Quy mô HTX và nông trường lớn =>bộ máy cồng kềnh, quản lý quan liêu,
lãng phí lớn, tham ô phổ biến, tài sản thất thoát, ruộng đồng bỏ hoang.
• Năng suất và sản lượng nông nghiệp giảm sút liên tục và nghiêm trọng.
Tình trạng nợ lương công nhân trở thành phổ biến và kéo dài liên miên.
• Sản xuất lương thực chỉ tự cấp, tự túc; mức sản lượng lương thực bình
quân đầu người liên tục giảm xuống, lượng gạo nhập khẩu mỗi năm tăng
dần lên và tới trên 1 triệu tấn.
2. Thành tựu và hạn chế
Chương III. Hệ thống nông nghiệp Việt Nam sau 1986
1. Yêu cầu đổi mới của hệ thống nông nghiệp
• Thực tiễn trong quá trình phát triền kinh tế chúng ta mới nhận ra rằng: Quan
hệ sản xuất lạc hậu hoặc “tiên tiến” hơn trình độ lực lượng sản xuất một cách
giả tạo sẽ kìm hãm, hạn chế sự phát triền của lực lượng sản xuất. Như nước ta
từ năm 1975 tới 1986, chúng ta đã kéo dài cơ chế chính sách kế họach hóa tập
trung, quan liêu bao cấp với tư tưởng nôn nóng muốn đưa nước ta tiến nhanh
lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc. Bây giờ chúng ta nhận thức lại là
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội không thể vài chục năm là giải quyết xong
cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội mà phải hàng trăm năm, nhiều thế hệ.

- Sẽ tiến hành hiện đại hóa về nông nghiệp, nông thôn (tiến hành cơ khí hóa
để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điện khí hóa, thủy
lợi hóa, sinh học hóa, thị trường hóa v.v…).
- Nó tiến hành sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn mới tiêu thụ được các
sản phẩm nông dân làm ra, phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập.
- Nông dân không bị mất đất, cái mà nông dân không bao giờ muốn. Đó là
thành quả của cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân mà Đảng đã mang lại
cho nông dân.
Trước là các nông trường quốc doanh thuộc sự quản lí của nhà nước và
hiện giờ phát triển theo cơ chế thị trường như: doanh nghiệp trồng và chế biến
chè Mộc Châu, chăn nuôi và chế biến sũa Mộc Châu, Ba Vì…Phát triển chủ yếu ở
khu vực trung du và miền núi của nước ta
• Trước đổi mới:
HTX nông nghiệp quản lí toàn bộ nền sản xuất nông nghiệpở nông thôn từ
lao đông đến phân phối sản phẩm mà khi đó có rất nhiều lĩnh vực đề cập
như văn học điện ảnh đã xây dựng lên rất nhiều tác phẩm phản ánh điều
này và cũng phản ánh sự sai lầm trong chính sách nông nghiệp của VN.
• Nhưng ngày nay thì HTX chỉ đảm nhận một số khâu như thủy nông, giống
cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp…
• Thành phần kinh tế hộ gia đình sản xuấ chủ yếu dựa vào nguồn vốn, nguồn
lao động, là thành viên trong gia đình không thuê lao động và sản phẩm
chia điều cho các thành viên trong nhà và chỉ chịu một số thuế cho nhà
nước
• Kinh tế trang trại phát triển với quy mô lớn có thể thuê thêm lao đông, sản
phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chúng ta có những trang trại
trồng cây công nghiệp lâu năm, cây hàng năm, chăn nuôi nuôi trồng thủy
sản, trang trại kết hợp… Sản xuất chủ yếu theo tính chất hàng hóa trong đó
thì trang traị nuôi trổng thủy hải sản chiếm tỉ trọng cao nhất khoảng trên
30% tổng số trang trại của cả nước tập trung chủ yếu ở khu vực ĐBSCL với
46,2% tổng số trang trại của vùng.

- Đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường
- Giảm tỉ trọng thuần nông trong nông nghiệp
- Vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như Tây Nguyên, Trung du
miền núi phía bắc
Vùng chuyên canh cây lương thực- thực phẩm như vùng ĐBSH, ĐBSCL
Vùng chăn nuôi thủy hải sản như duyên hải miền trung
 Vùng chuyên môn hóa nông nghiệp
VN có nhiều sản phẩm để xuất khẩu đặc biển là sản phẩm qua chế biến
như: gạo, thủy sản đóng hộp, cà phê…
Ngoài sản xuất hàng hóa thì trong nông nnghiệp còn thực hiện đa dạng
hóa các sản phẩm
2.4. Phát triển thị trường tài chính nông thôn, tạo vốn cho phát triển nông nghiệp
nông thôn
• Chính phủ hỗ trợ mua bảo hiểm rủi ro nông sản cho nông dân: Chính phủ hỗ
trợ cho ngươi nông dân mua bảo hiểm rủi ro giá cả, mất mùa, thiên tai cho các
sản phẩm nông nghiệp, thay vì hỗ trợ người nông dân vay với lãi suất thấp.
• Một thị trường tài chính phát triển, nguồn vốn chỉ có thể phân bổ hợp lý khi
chi phí vốn gắn với cung cầu vốn trên thị trường. Do vậy, cần có lộ trình giảm
dần các khoản lãi suất ưu đãi, xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý trên địa
bàn nông thôn.
• Củng cố, phát triển thị trường tài chính cần dựa trên cơ sở tích tụ và tập trung
vốn của các chủ thể kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn một cách tự
nguyện. Do vậy, cần phát triển đa dạng các định chế tài chính, nhất là các định
chế tài chính vi mô. Khuyến khích các NHTM ở rộng các hoạt động tài chính
vi mô để bao phủ toàn bộ khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; đưa ra các
sản phẩm huy động vốn phù hợp với tâm lý và đặc điểm kinh tế nông nghiệp
nông thôn.
• Phát triển và từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin, đảm
bảo cho các hoạt động của thị trường tài chính được vận hành thông suốt, đáp
ứng được các yêu cầu về thông tin để quản lý và điều hành có hiệu quả thị

phẩm cho người tiêu dùng với giá cả cạnh tranh;
• Đảm bảo khối lượng lớn nông sản cung ứng theo lịch trình thời gian
nghiêm ngặt, phù hợp với nhu cầu của công nghiệp chế biến và thị trường
tiêu thụ;
• Tổ chức kênh phân phối hợp lý, tiết kiệm và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của
thị trường, của khách hàng. Trong đó, nhiều chủ thể cùng tham gia thực
hiện và phân chia giá trị gia tăng được tạo ra trong mỗi chuỗi ngành hàng,
từ các nhà cung ứng nguồn lực đầu vào, nhà nông, đến thương lái, nhà chế
biến, bảo quản, nhà buôn bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng là người tiêu dùng. Các
chủ thể này phải liên kết với nhau vì lợi ích của mình và tôn trọng lợi ích
của các chủ thể khác trong chuỗi ngành hàng.
- Nhà nông và các hợp tác xã
Về phía nhà nông, giải pháp có thể là:
(1) Quy mô canh tác hay chăn nuôi của mỗi nông hộ gia tăng, nhờ tích tụ và tập
trung tư bản và ruộng đất
(2) Các nông hộ nhỏ liên kết trong các hợp tác xã (HTX) để tổ chức lại sản xuất
theo phương châm “liền đồng, khác chủ, cùng trà giống”.
Khi quy mô sản xuất của mỗi nông hộ (tức trang trại gia đình) và các loại
trang trại khác gia tăng thì nhu cầu hợp tác, liên kết trong khâu tiêu thụ nông sản
trở nên bức bách. Mỗi trang trại - xã viên, nên mới có thể thuê những nhà chuyên
môn có trình độ cao về quản lý và kỹ thuật, nhờ trả lương cao theo mặt hàng của
thị trường sức lao động. Vì thế, kinh doanh của HTX và của mỗi trang trại - xã viên,
mới đạt hiệu quả cao. Chỉ lúc đó, HTX đích thực mới ra đời và trở thành một lực
lượng kinh tế quan trọng của nền kinh tế nói chung và của nền nông nghiệp nói
riêng. Từ đó, một xu hướng liên kết khác xuất hiện. Đó là sự liên kết giữa các trang
trại lớn và HTX với các doanh nghiệp chế biến - bảo quản nông sản, hình thành và
phát triển.
- Nhà nông - hợp tác xã và doanh nghiệp
Cùng với quá trình này, vai trò của những thương lái thu gom sẽ giảm dần
và có thể họ nhập vào các HTX của các chủ trang trại hay trở thành đại lý mua gom

ra tổ chức sản xuất nông nghiệp và bao tiêu nông sản cho nông dân, đặc biệt không
nên thu thuế giá trị gia tăng đối với các chủ thể tham gia vào các khâu trung gian của
chuỗi giá trị ngành hàng, chỉ nên thu thuế giá trị gia tăng ở khâu cuối cùng (bán lẻ).
Như vậy, nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao mới có thể hình thành và phát
triển, mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia hợp tác, trước hết là nông dân, nhà chế
biến - tiêu thụ và người dân sử dụng nông sản.
3. Thành tựu và hạn chế
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, khu vực nông thôn việt nam đã có
sự thay đổi rõ nét.
3.1. Thành tựu
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, hoạt động dịch vụ phát triển mạnh,
hình thành và phát triển các mô hình kinh tế mới (khu công nghiệp, trang trại,
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân) hoạt động có hiệu quả thu hút
nhiều lao động nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm cho nền kinh tế.
Kết cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn có nhiều thay đổi, hệ thống điện, đường
trường trạm, cơ sở y tế, nước sạch, môi trường được quan tâm và đẩy mạnh. Công tác
xóa đói giảm nghèo đạt thành tựu đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Mặc dù việc xây
dựng và thực hiện các chương trình phát triển đối với một số ngành nông nghiệp mới
được tiến hành trong thời gian chưa lâu nhưng kết quả đã cho thấy tốc độ phát triển
nhanh, đạt hiệu quả cao và cùng lúc đạt được nhiều mục tiêu như cải thiện đời sống
nông thôn, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc v.v…
Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển khá với nhiều thành điểm đáng chú ý
như:
• Mức tăng trưởng sản xuất duy trì ở mức 4,8% liên tục trong 10 năm. Nhiều
lĩnh vực sản xuất được mở rộng về diện tích cũng như tăng trưởng về sản
lượng như gạo, cà phê, chế biến thủy hải sản, tạo ra một khối lượng hàng hóa
lớn phục vụ cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ví dụ như ngành lúa gạo, từ
một nước nhập khẩu gạo Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về
xuất khẩu gạo, sản lượng và giá trị các loại cây trồng, đặc biệt là những cây
tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu như tăng mạnh.

chăn nuôi và 35.489 trang trại nuôi trồng thủy sản, tập trung nhiều nhất ở khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã dịch vụ trong
nông nghiệp cũng là một nét mới đáng ghi nhận trong tổ chức sản xuất nông
nghiệp hiện nay.
3.2. Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cần phải thấy rằng
ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn chỉ đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển
dịch từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp sang một nền nông nghiệp hàng hóa.
Vì vậy, vẫn tồn tại nhiều yếu tố bất cập có thể kể đến như:
• Cơ cấu nông nghiệp chậm chuyển dịch, còn tồn tại nhiều yếu tố mất cân đối.
Cơ cấu nông, lâm nghiệp thủy sản năm 2000 lần lượt là 79%, 16% và 5% thì
đến năm 2009, nông nghiệp vẫn chiếm 74%, thủy sản tăng lên 23% và lâm
nghiệp giảm xuống còn 3%. Sự mất cân đối còn thể hiện trong mối quan hệ
giữa nguyên liệu sản xuất và nhà máy chế biến. Như đối với ngành hạt điều, từ
chỗ chỉ có vài chục ngàn ha với sản lượng đáp ứng tiêu dùng nội địa, đến nay
cả nước đã có trên 400.000 ha điều, tuy nhiên công suất của các nhà máy chế
biến đã vượt quá xa khả năng cung ứng nguyên liệu điều thô trong nước. Tình
trạng tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực thủy sản. Trong 3 năm trở lại đây,
năng lực chế biến của các nhà máy chế biến thủy sản tăng tới 20% trong khi
sản lượng khai thác và nuôi trồng chỉ tăng 7,6%.
• Quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động sản xuất còn manh mún.
Ví dụ như đối với ngành sản xuất cà phê, cho tới nay, cà phê thuộc các gia
đình nông dân quản lý đã chiếm trên 90% tổng diện tích cà phê cả nước, trong
đó có tới 53% chủ vườn có diện tích cà phê dưới 1 ha và 85% chủ vườn có
diện tích cà phê dưới 2ha. Diện tích cà phê của các nông trường nhà nước đã
ngày càng thu hẹp do chính sách khoán đến hộ công nhân và bán vườn cây của
các nông trường. Do quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít, điều kiện kinh tế
nhiều hộ nông dân còn nghèo nên công nghệ sau thu hoạch như phơi sấy, chế
biến và bảo quản còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp.
• Cơ cấu giống cây trồng và con vật nuôi còn nhiều điểm chưa hợp lý dẫn tới

trước, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người nông dân. Đặc biệt là đối với
trường hợp của Việt Nam, khi các mặt hàng nông sản của chúng ta chưa làm
chủ được thị trường thì sự thụ động về mặt cung cầu càng tăng lên, đồng nghĩa
với việc rủi ro về giá cả càng trở nên nghiêm trọng đối với người nông dân. Sự
khó khăn về vốn, sự yếu kém về kỹ thuật trong các khâu phơi sấy, bảo quản
dẫn đến người nông dân không làm chủ được thời điểm tiêu thụ, buộc phải
bán ngay cả vào thời điểm giá thấp. Sự bất ổn về giá còn có nguyên nhân xuất
phát từ chính người nông dân. Khi giá một loại nông sản tăng lên trong một
năm thì ngay mùa vụ sau, người nông dân lại đổ xô đi trồng hoặc chăn nuôi
loại nông sản đó, dẫn đến nguồn cung tăng đột biến, giá thành lập tức hạ
xuống.
4. Nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu mới của hội nhập kinh tế thế giới. Cơ
hội và thách thức.
Cái này các bạn xem có nên cho vào không. Phần hội nhâp WTO ấy. ^^!


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status