Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống hoa phong lan nhập nội (Cattleya, Dendrobium, Oncidium) cho miền Bắc Việt Nam - Pdf 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG XUÂN LAM

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
MỘT SỐ GIỐNG HOA PHONG LAN NHẬP NỘI
(CATTLEYA, DENDROBIUM, ONCIDIUM)
CHO MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


thầy hướng dẫn và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nghiên cứu thuộc Bộ môn Đột biến
và Ưu thế lai - Viện Di truyền Nông nghiệp. Các số liệu và kết quả nêu trong luận
án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận án này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Hoàng Xuân Lam ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận án này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt
của các cấp Lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lý và GS.TS Nguyễn Xuân Linh, những người đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.
Luận án được thực hiện tại Bộ môn Đột biến và ưu thế lai - Viện Di truyền
Nông nghi
ệp Việt Nam. Tại đây tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Viện

Danh mục hình xii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1 Giới thiệu chung về lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium 5
1.1.1 Nguồn gốc, vị trí phân loại, giá trị kinh tế và giá trị sử dụ
ng 5
1.1.2 Đặc điểm thực vật học của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium 6
1.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium 10
1.1.4 Cơ sở khoa học của việc nhập nội các giống lan lai 15
1.1.5 Cơ sở khoa học của việc chiếu sáng bổ sung 17
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium
trên thế giới và ở Việt Nam 18
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium,
Oncidium trên thế giới 18
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium,
Oncidium ở Việt Nam 21
1.3 Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên
thế giới và ở Việt Nam 25
1.3.1 Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên
thế giới 25

iv
1.3.2 Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium ở
Việt Nam 32
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45
2.1 Vật liệu nghiên cứu 45
2.1.1 Giống 45

2.3.4 Thí nghiệm nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển ra
hoa cho các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya,
Dendrobium, Oncidium được tuyển chọn 56
2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 58
2.5 Các điều kiện, trang thiết bị áp dụng trong thí nghiệm 60
2.6 Xử
lý số liệu 61
2.7 Địa điểm và thời gian thí nghiệm 61
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 62
3.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tuyển chọn một số
giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium. 62
3.1.1 Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội thuộc 3
chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium giai đoạn vườn ươm 62
3.1.2 Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội thuộc
3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium giai đoạn vườn sản xuất 66
3.1.3 Nghiên cứu khả năng ra hoa của các giống lan lai nhập nội thuộc
3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium 70
3.1.4 Nghiên cứu đặc điểm về chất lượng hoa của các giống lan lai
nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium 73
3.1.5 Điều tra nghiên cứu thành phần sâu, bệnh trên các giống lan lai
nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium 77
3.1.6 Một số
đặc điểm thực vật học của các giống lan nhập nội thuộc 3
chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium 81
3.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho các giống lan lai nhập
nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được tuyển
chọn ở giai đoạn vườn ươm 87

vi
3.2.1 Ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến tỷ lệ sống, khả năng sinh

hoa và chất lượng hoa giống lan Cat6 133

vii
3.4.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật cho
các giống lan 136
KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 138
Kết luận 138
Đề nghị 139
Các công trình đã công bố liên quan đến luận án 140
Tài liệu tham khảo 141

viii
DANH MỤC VIẾT TẮT

ÁS TN Ánh sáng tự nhiên
BA 6-benzyl adenine
Cs
CT
Cộng sự
Công thức
đ/c đối chứng
FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc
(Food and Agricultural Organization)
GA3 Gibberilin
IAA Indolylacetic acid
IBA Indole Butylic Acid
ITC Trung tâm phát triển xuất khẩu của Liên Hợp Quốc
KT Kinetin
MS Môi trường cơ bản của Murashige và Skoog
NAA α - naphthaleneaceticd

3.8 Một số đặc điểm thực vật học của giống lan Cattleya nhập nội 81
3.9 Một số đặc điểm thực vật học của giống lan Dendrobium nhập nội 82
3.10 Một số đặc điểm thực vật học của giống lan Oncidium nhập nội 83
3.11 Ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng
của các giống lan được tuyển chọn ở giai đoạn vườn ươm (Tháng
11/2006 - Văn Giang, Hưng Yên) 88

3.12 Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống Cat6 được tuyển chọn
trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên) 91

3.13 Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống Den5 được tuyển chọn
trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên) 92

3.14 Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của giống On1 được tuyển chọn
trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang, Hưng Yên) 93

3.15 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan Cat6 được
tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang,
Hưng Yên) 95x
3.16 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan Den5 được
tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang,
Hưng Yên) 96

3.17 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của giống lan On1 được
tuyển chọn trong giai đoạn vườn ươm (Tháng 12/2006 - Văn Giang,
Hưng Yên) 97



3.28 Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của
lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên) 119xi
3.29 Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến chất lượng hoa giống
lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên) 121

3.30 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến sinh trưởng
của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên) 123

3.31 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa
của giống lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên) 125

3.32 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến chất lượng hoa
giống lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, Hưng Yên) 127

3.33 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến
khả năng hoa của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, HY) 130

3.34 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến
chất lượng hoa của lan Den5 và On1 (Tháng 3/2011 - Văn Giang, HY) 131

3.35 Ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến khả năng ra hoa giống lan Cat6
(Tháng 3/2011 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) 134

3.36 Ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến chất lượng hoa giống lan
Cat6 (Tháng 3/2011 - Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) 135


u của
giống lan On1 109
3.12 Ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến tỷ lệ ra hoa của lan
Den5 và On1 120

xiii
3.13 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến tỷ lệ ra hoa của
lan Den5 và On1 126
3.14 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến độ bền tự
nhiên của giống lan Den5 và On1 128
3.15 Ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp với che
nilon đến tỷ lệ ra hoa của giống lan Den5 và On1 132 1
MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoa đóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người. Hoa là một loại
sản phẩm đặc biệt, vừa mang giá trị kinh tế lại vừa mang giá trị tinh thần. Khi xã
hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người ngày một được nâng cao thì nhu cầu
về hoa đòi hỏi ngày càng nhiều. Trong quá trình lịch sử phát triển, hoa - cây cảnh
luôn gắn liền với tình cảm con người, tập quán và bản sắc dân t
ộc.
Trong các loại hoa được trồng phổ biến, hoa lan được biết đến như một loài
hoa không chỉ ở vẻ đẹp, hương thơm, màu sắc đa dạng mà còn có giá trị kinh tế cao.
Đến nay loài người đã biết được trên 750 chi với 35000 loài lan tự nhiên và 75000

sản xuất những loài lan trên ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Lan Cattleya,
Dendrobium, Oncidium rất phù hợp với khí hậu khu vực phía Nam do thời tiết
quanh năm ấm áp, cường độ ánh sáng lớn và độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây
sinh trưởng phát triển, còn khu vực phía Bắc điều kiện khí h
ậu không được thuận
lợi, do mùa hè nhiệt độ cao (33 - 38
0
C), độ ẩm lớn và cường độ ánh sáng mạnh đã
ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây, làm cây dễ bị cháy lá, tỷ lệ nhiễm
bệnh thối nhũn cao. Về mùa đông nhiệt độ lại quá thấp, cường độ ánh sáng yếu, thời
gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên cũng không thuận lợi cây cho sinh trưởng,
phát triển và ra hoa. Mặt khác, do thiếu giống tốt, kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa có
quy trình ch
ăm sóc phù hợp… nên việc sản xuất chưa mang lại hiệu quả cao, số
lượng và chất lượng hoa lan chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, trong khi
nhu cầu sử dụng các loài lan trên là rất cao. Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này,
tạo điều kiện cho cây hoa lan nói chung và lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium nói
riêng phát triển có hiệu quả, đề tài đã tiến hành: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng,
phát triển và biện pháp kỹ
thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống hoa phong
lan nhập nội (Cattleya, Dendrobium, Oncidium) cho miền Bắc Việt Nam”.
2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống lan lai nhập
nội thuộc chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium nhằm tuyển chọn được những giống
lan lai mới có triển vọng, phù hợ
p với khu vực đồng bằng Bắc Bộ và các vùng phụ
cận có điều kiện sinh thái tương tự.

3

Cattleya, Dendrobium, Oncidium thích nghi với điều kiện sinh thái khu vực đồng
bằng Bắc Bộ, có tính ổn định, sinh trưởng, phát triển tốt đáp ứng yêu cầu tuyển
chọn những giống lan mới cho sản xuất.

4
- Đã đề xuất được các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng làm tăng khả năng sinh
trưởng, phát triển, tăng tỷ lệ ra hoa cho các giống lan tuyển chọn. Các biện pháp kỹ
thuật có tính khả thi cao, có khả năng ứng dụng cho sản xuất đại trà đem lại hiệu
quả thiết thực cho người trồng lan. 5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu chung về lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium
1.1.1 Nguồn gốc, vị trí phân loại, giá trị kinh tế và giá trị sử dụng
Theo Nguyễn Tiến Bân [2], Trần Hợp [11], Koopowitz,- H [92] trong hệ
thống phân loại thực vật, cây hoa Lan (Orchidaceae) thuộc họ Phong Lan
(Orchidaceae), bộ Lan (Orchidales), phân lớp Hành (Lilidae), lớp đơn tử diệp - một
lá mầm (Monocotyledone), thuộc ngành Ngọc Lan, thực vật hạt kín
(Mangoliophyta). Họ Lan là họ có số lượ
ng loài lớn đứng thứ hai sau họ Cúc,
khoảng 25.000 - 35.000 loài phân bố từ 68
0
vĩ Bắc đến 56
0
vĩ Nam, nghĩa là từ gần
cực Bắc như Thụy Điển, Alaska xuống tận các đảo cuối cùng cực Nam ở Australia
[63], [64], [66], [72], [75], [114].

Indonesia. Một số loài thuộc chi Cattleya gi
ả hành và lá được dùng làm trà, thuốc.
Thổ dân Niu Ghinê dùng Dendrobium utile để dệt làm kiềng đeo tay như một thứ
đồ trang sức, [31]. Một số loài trong chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) như Thạch
Hộc, Ngọc Vạn Vàng còn được dùng làm thuốc chữa sốt nóng, kém ăn, khô cổ,
giảm thị lực,… vì chúng chứa nhiều alkaloid có giá trị chữa bệnh [3]. Người dân
Philippin, Indonexia còn lấy sợi trong thân của các loài thuộc giống Dendrobium để
đan rổ phục vụ
cho sinh hoạt đời sống [31].
1.1.2 Đặc điểm thực vật học của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium
1.1.2.1 Rễ
Rễ lan Cattleya thuộc loại rễ chùm, có màu trắng khi còn non và chuyển sang
màu xanh xám khi trưởng thành, có lớp sừng bóng bên ngoài giúp rễ đâm sâu vào giá
thể cứng và bảo vệ rễ khỏi các loài côn trùng cắn phá. Rễ lan Cattleya lớn hơn rễ lan
Hoàng Thảo (Dendrobium) và nhỏ hơn một số loài lan khác như lan Hồ Điệp
(Phalaenopsis), lan Đ
ai Châu (Rhynchostylis) Rễ lan Cattleya mọc từ giả hành,
bám chặt vào giá thể, có khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt, khả năng tái sinh
mạnh, khả năng phát triển chiều dài rễ ở mức trung bình [25], [28].
Rễ lan Dendrobium cũng thuộc rễ chùm, được hình thành từ các đốt thân
chính (thân ngầm), rễ có khả năng tái sinh mạnh, hút nước và dinh dưỡng tốt, ngoài

7
ra chúng còn có khả năng quang hợp. Để phù hợp với các điều kiện sống khác nhau,
rễ lan Dendrobium có sự đa dạng về hình thái và cấu trúc. Các loài Dendrobium
sống hoại thì rễ có dạng búi nhỏ dày đặc các vòi hút ngắn, hút chất dinh dưỡng từ
xác thực vật. Nhiều loài lại có rễ đan thành búi chằng chịt, đây là nơi thu gom mùn
của vỏ cây để làm nguồn dự trữ chất dinh dưỡng [11], [24].
Rễ
Oncidium thuộc loại rễ chùm, mọc ra từ giả hành. Rễ phát triển rất mạnh,

còn non có thể có 2 - 3 lá bao lấy giả hành. Khi cây lớn các lá bao khô và chết.
Nhóm Cattleya 1 lá thường có hoa to hơn nhưng số lượng ít hơn từ 1 - 6 hoa có môi
sặc sỡ, độ b
ền cao.
- Nhóm 2 lá: Trên mỗi giả hành mang 2 lá ở đỉnh, cá biệt có giả hành mang 3
lá. Nhóm này thường có nhiều hoa hơn (hoa chùm), tuy nhiên hoa nhỏ hơn, môi nhỏ
và dày hơn, độ bền hoa cũng kém hơn nhóm Cattleya 1 lá [28].
Dendrobium cũng như hầu hết các loài phong lan đều là cây tự dưỡng, có hệ
thống lá phát triển rất đầy đủ. Lá có nhiều hình thái khác nhau như mỏng mềm, dai
cứng, mọng nước , có loại lá dẹt, lá dài hoặc hình trụ. Phiến lá thường có màu
xanh bóng, đôi khi hai mặ
t lá có màu khác nhau (thường mặt dưới lá có màu xanh
đậm hay tía), mặt trên lại khảm thêm nhiều màu sặc sỡ [11].
Lan Oncidium có 1 đến 3 lá mọc trên giả hành. Tuỳ theo giống có lá dày và
cứng như tai lừa (Onc. Mule ear) hoặc dài và mềm như nhiều giống khác. Lá có
màu xanh đậm hoặc nhạt, ngắn, to hoặc thuôn dài. Lá cũng có kích thước khác nhau
tuỳ giống, có thể ngắn vài cm đến 30 cm [60], [122].
1.1.2.4 Hoa
Hoa lan Cattleya có 3 cánh đài hầu như bằng nhau, và hai cánh bên luôn to
hơn cánh đài, có khi rất to. Môi to, 3 thuỳ với thuỳ bên rộng lớn có mép cong về trên
che kín trụ, thuỳ giữa trải ra rộng lớn, mép nhăn hay gợn sóng, đôi khi không phân
biệt được 3 thuỳ rõ rệt. Trụ khá cao, hơi cong, đầu trụ là nhị đực có nắp che. Bao
phấn gồm 2 buồng, 4 khối phấn xếp thành từng cặp, phấn khối có hình đĩa màu vàng,
mỗi cái có một vỉ phấn cong nhỏ. Môi lan Cattleya có màu sắc hết sức đa dạng và
mùi thơm quyến rũ. Tuy nhiên độ bền của lan Cattleya thường ngắn hơn nhiều loài
lan khác, từ 1 - 3 tuần tuỳ giống. Cuống hoa mọc ở đỉnh sinh trưởng (đầu mút của giả

9
hành, phía trong lá), mỗi giả hành chỉ có một cuống hoa. Mỗi cành hoa có 1 - 6 hoa
với nhóm 1 lá và 5 - 15 hoa với nhóm 2 lá. Hoa có khả năng đậu quả tốt [53].

thậm chí không nứt ra mà hạt chỉ ra khỏi vỏ khi v
ỏ này bị mục nát [2].
1.1.2.6 Hạt
Hạt lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium rất nhiều, nhỏ li ti, khối lượng toàn
bộ hạt trong một quả chỉ bằng một phần mười đến một phần nghìn milligram. Hạt
có màu trắng khi còn non và màu nâu vàng khi chín. Hạt chỉ cấu tạo bởi một khối
chưa phân hoá, trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí và không chứa
dinh dưỡng, sau 2 - 18 tháng hạt mới chín. Hạt lan rất khó nảy m
ầm trong điều kiện
tự nhiên nhưng nảy mầm tốt trong môi trường nhân tạo (môi trường invitro). Tuy
nhiên, loài lan vẫn sinh sôi và phát triển vì có một số hạt đã gặp được loài nấm cộng
sinh hỗ trợ các chất dinh dưỡng để cây lan con lớn dần đến khi bộ rễ và lá phát triển
để có thể tự nuôi sống bản thân chúng [33].
1.1.3 Yêu cầu ngoại cảnh của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium
Lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium yêu cầu một số điề
u kiện ngoại cảnh
như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, giá thể trồng, dinh dưỡng phù hợp để sinh trưởng,
phát triển. Việc nắm vững những yêu cầu điều kiện ngoại cảnh sẽ giúp người trồng
lan có cơ sở để đưa ra các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng, sản xuất lan trong điều
kiện cụ thể của từng vùng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status