Công tác thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống Kho bạc Nhà nước - Pdf 13

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ............................................................................................ 4
Chương 1-Thực trạng công tác thanh toán VĐT xây dựng cơ bản tại KBNN ............................ 6
1.1Tổng quan Kho bạc Nhà nước ............................................................................................... 6
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................................................. 6
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của KBNN ........................................................... 8
1.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của KBNN ..................................................................................... 8
1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức, tóm tắt chức năng của các bộ phận ................................................... 9
1.2.1 Nội dung kiểm soát thanh toán VĐT xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN ......... 13
1.2.1.1 Tính tất yếu trong kiểm soát thanh toán VĐT xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn
NSNN ........................................................................................................................................ 13
1.2.1.2 Nội dung kiểm soát, thanh toán VĐT xây dựng cơ bản thuộc NSNN ......................... 16
1.2.2 Vai trò của KBNN trong công tác quản lý vốn thông qua kiểm soát thanh toán VĐT
xây dựng cơ bản thuộc NSNN ............................................................................................... 20
1.2.2.1 Góp phần nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn .......................................... 21
1.2.2.2 Góp phần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước ............................... 22
1.2.3 Công tác kiểm soát thanh toán VĐT xây dựng cơ bản tại KBNN ................................. 23
1.2.3.1 Quy trình phân bổ VĐT xây dựng cơ bản ................................................................... 23
1.2.3.2 Quy trình kiểm soát thanh toán VĐT xây dựng cơ bản ............................................... 28
1.2.4 Thực trạng công tác kiểm soát thanh toán VĐT ........................................................... 39
1.2.4.1 Số vốn đầu tư đã qua kiểm soát thanh toán ............................................................... 39
1.2.4.2 Số vốn đầu tư từ chối chi thông qua công tác kiểm soát thanh toán VĐT ................. 43
1.2.5 Đánh giá tình hình thực hiện công tác kiểm soát thanh toán VĐT .............................. 45
1.2.5.1 Kết quả trong công tác kiểm soát thanh toán VĐT ...................................................... 45
1.2.5.2 Nguyên nhân và hạn chế trong công tác kiểm soát thanh toán VĐT ........................... 48
Chương 2-Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán VĐT xây dựng
cơ bản thông qua KBNN ............................................................................................................... 57
2.1 Định hướng, chiến lược phát triển KBNN ......................................................................... 57
2.1.1 Quan điểm chiến lược phát triển KBNN nói chung ....................................................... 57
2.1.2 Định hướng phát triển công tác kiểm soát, thanh toán VĐT ......................................... 58
Sinh viên: Đỗ Thanh Thủy Lớp Đầu tư 47A

TTVĐT : Thanh toán vốn đầu tư
NSNN : Ngân sách Nhà nước
QLDA : Quản lý dự án
ĐTKB/LAN: Chương trình đầu tư Kho bạc chạy trên mạng LAN
ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
TABMIS : Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân Sách và Kho bạc
Sinh viên: Đỗ Thanh Thủy Lớp Đầu tư 47A
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức KBNN…………………………………………….……11
Sơ đồ 1.2:Sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN…...12
Sơ đồ 1.3: Quy trình phân bổ vốn đầu tư………………………………………......27
Sơ đồ 1.4: Đường luân chuyển chứng từ trong kiểm soát, thanh toán VĐT…..…..38
Sơ đồ 1.5: Đường luân chuyển chứng từ đề xuất………………………………..…67
Bảng 1.1 : Vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2003-2008…………………....14
Bảng 1.2: Kế hoạch VĐT thông báo sang KBNN giai đoạn 2003-2008……...…..39
Bảng 1.3: VĐT đã qua kiểm soát thanh toán giai đoạn 2003-2007………….........41
Bảng 1.4: Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm soát thanh toán VĐT xây dựng cơ bản
của KBNN giai đoạn 2003-2008……………………………………………...…....42
Bảng 1.5 : Số vốn từ chối chi thông qua công tác kiểm soát thanh toán VĐT xây dựng
cơ bản của NSNN qua KBNN…………………………………………..…...44
Bảng 1.6: Kết quả giải ngân VĐT XDCB qua KBNN giai đoạn 2005-2007……45
Bảng 1.7 : Cơ cấu cán bộ trên toàn hệ thống KBNN ……………………..………46

Sinh viên: Đỗ Thanh Thủy Lớp Đầu tư 47A
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong tiến trình phát triển của xã hội, đầu tư là một hoạt động không
thể thiếu và đang càng ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Trong đó quan trọng nhất là đầu
tư xây dựng cơ bản, hoạt động này góp phần tạo ra các công trình tồn tại và phát huy

Chính phủ, quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý một số tài sản quý của Nhà
nước bằng hiện vật như vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Nhiệm vụ chủ yếu của Nha
Ngân khố: Quản lý, giám sát các khoản thu về thuế, các khoản cấp phát theo dự toán.
Tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam, thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu,
chi, quyết toán.
 Giai đoạn 1951 – 1963:
Ngày 6-5-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 15/SL thành lập Ngân
hàng Quốc gia Việt Nam qua đó giải thể Nha Ngân khố. Nhiệm vụ chính của Ngân
hàng Quốc gia là quản lý ngân sách, tổ chức huy động vốn, quản lý ngoại tệ, thanh
toán các khoản giao dịch với nước ngoài, quản lý kim cương, vàng bạc và các chứng
từ có giá. Do yêu cầu cần cụ thể hóa hơn về chức năng và nhiệm vụ của cơ quan
đứng ra quản lý ngân sách nên chỉ hai tháng sau khi thành lập ra Ngân hàng Quốc
gia, ngày 20-7-1951, Kho bạc Nhà nước đã được thành lập đặt trong quyền quản trị
của Bộ Tài Chính với nhiệm vụ chính là quản lý thu chi ngân sách nhà nước. Ở cấp
TW cao nhất là Kho bạc TW. Tại Liên khu tương ứng có Kho bạc Liên khu, tại các
tỉnh (thành phố) sẽ có Kho bạc tỉnh, thành phố. Công việc của Kho bạc cấp nào do
Ngân hàng Quốc gia cấp đó phụ trách. Ở những nơi chưa được thành lập Chi nhành
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam vẫn có thể được thành lập Kho bạc.
Sinh viên: Đỗ Thanh Thủy Lớp Đầu tư 47A
 Giai đoạn 1964-1989:
Ngày 27-7-1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/CP
thành lập Vụ Quản lý quỹ ngân sách nhà nước thuộc Ngân hàng nhà nước, thay thế
cơ quan Kho bạc Nhà nước đặt tại Ngân hàng quốc gia. Trong những năm 1976-
1980, Vụ Quản lý quỹ ngân sách nhà nước ở TW phụ trách hệ thống thu, chi tài chính
cấp tổng dự toán TW.
 Giai đoạn 1990-nay:
Quan điểm thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính để
quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước và tài sản quốc gia đã được Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) quyết định tại Nghị định số 155/HĐBT ngày 15/10/1988 về chức
năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Thực hiện nghị định của Hội

dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các văn
bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyền của Kho bạc Nhà nước theo
quy định của pháp luật.
-Hướng dẫn nghiệp vụ công tác thu nộp, chi trả, thanh toán, quyết toán quỹ
ngân sách nhà nước, nghiệp vụ hoạt động khác có liên quan và chỉ đạo việc tổ chức
thực hiện nghiệp vụ thống nhất trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.
-Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý
của Kho bạc Nhà nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
-Kho bạc Nhà nước có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân
để nộp Ngân sách Nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho
Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật; có quyền từ chối thanh toán, chi trả
các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và
phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Sinh viên: Đỗ Thanh Thủy Lớp Đầu tư 47A
-Tổ chức hạch toán kế toán ngân sách nhà nước; hạch toán kế toán các quỹ và
tài sản của Nhà nước được giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý; định kỳ báo cáo việc
thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ
quan Nhà nước liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
-Tổ chức thực hiện công tác thống kê Kho bạc Nhà nước và chế độ báo cáo tài
chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân Kho bạc Nhà nước
-Tổ chức huy động vốn trong nước và ngoài nước cho Ngân sách Nhà nước và
cho đầu tư phát triển thông qua phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp
luật.
-Thực hiện một số dịch vụ tín dụng nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền hoặc ủy thác của các đơn vị.
-Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn
vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
-Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước theo

Xác nhận số liệu thu chi NSNN theo quy định, quyết toán hoạt động nghiệp vụ
KBNN theo phân công. Tổ chức công tác kiểm soát, đối chiếu và quyết toán thanh
toán liên kho bạc ngoại tỉnh trong hệ thống KBNN
-Ban Thanh toán vốn đầu tư
Lập kế hoạch nhu cầu thanh toán VĐT báo cáo Bộ Tài chính và chuyển VĐT
xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng cho KBNN tỉnh.
Tổng hợp quyết toán, tổng hợp báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kiểm soát
thanh toán VĐT xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng
thuộc nguồn vốn NSNN các cấp.
Sinh viên: Đỗ Thanh Thủy Lớp Đầu tư 47A
-Ban Huy động vốn
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra công tác phát hành và thanh toán công trái,
trái phiếu Chính phủ của các đơn vị trong hệ thống KBNN. Tham gia với các đơn vị
có liên quan trong việc xây dựng đề án phát hành, thanh toán các loại trái phiếu khác.
Chủ trì việc thực hiện thiết kế mẫu và đề xuất nhu cầu in ấn, phát hành các loại giấy
tờ có giá trong lĩnh vực huy động vốn.
-Ban kho quỹ
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ quản lý tiền mặt, giấy
tờ có giá, tài sản quý, đảm bảo an toàn kho quỹ của các đơn vị KBNN. Lập kế hoạch
trang thiết bị vật tư, kỹ thuật chuyên dùng, các loại công cụ hỗ trợ phục vụ công tác
bảo về và an toàn kho quỹ
-Ban kiêm tra, kiểm soát
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm tra kiểm soát, công tác tiếp dân
và giải quyết khiếu nại, tố cáo trọng hệ thống KBNN. Xây dựng kế hoạch kiểm tra,
nội dung kiểm tra kiểm soát và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát định
kỳ hoặc đột xuất đối với các đơn vị KBNN theo kế hoạch và nội dung được duyệt
-Ban tổ chức cán bộ
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn
tổ chức bộ máy công tác quản lý cán bộ, công chức, lao động tiền lương, công tác
đào tạo bồi dưỡng.

trong những khâu quan trọng của công tác quản lý VĐT xây dựng cơ bản thuộc
nguồn vốn NSNN nói chung. KBNN là cơ quan kiểm soát cuối cùng trước khi đưa
vốn ra khỏi ngân sách, do đó công tác kiểm soát thanh toán vốn tại KBNN một lần
nữa khẳng định vai trò của KBNN và tầm quan trọng của việc kiểm soát thanh toán
vốn trong công tác quản lý vốn nói chung.
1.2.1 Nội dung kiểm soát thanh toán VĐT xây dựng cơ bản thuộc nguồn
vốn NSNN
1.2.1.1 Tính tất yếu trong kiểm soát thanh toán VĐT xây dựng cơ bản thuộc
nguồn vốn NSNN
XDCB là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm của nó là những công
trình xây dựng tồn tại và phát huy hiệu quả lâu dài trong tiến trình phát triển của đất
nước. Bởi vậy, trong quá trình “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước hiện nay,
đầu tư XDCB đóng vai trò hết sức quan trọng, tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng,
phát triển kinh tế, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân của
một quốc gia. Và mục tiêu của tất cả các quốc gia là phải đầu tư sao cho có hiệu quả,
làm gia tăng quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đem lại những ích lợi trên
cả phương diện kinh tế lẫn xã hội. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt
Sinh viên: Đỗ Thanh Thủy Lớp Đầu tư 47A
KBNN huyện
- Bộ phận TTVĐT
động đầu nói chung và đầu tư XDCB nói riêng như môi trường chính trị, luật pháp,
trình độ quản lý của CĐT, năng lực của nhà thầu…và một trong những nhân tố quan
trọng nhất là vốn đầu tư. Hoạt động đầu tư chỉ có thể thực hiện khi có vốn. Hơn nữa
trong đầu tư XDCB, quy mô tiền vốn là rất lớn, vốn lại nằm khê đọng lâu trong quá
trình thực hiện đầu tư. Qui mô VĐT lớn đòi hỏi tất yếu phải có những giải pháp tạo
vốn, huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách quy hoạch kế hoạch đầu tư đúng
đắn, bố trí vốn theo đúng tiến độ…Và tính tất yếu phải quản lý VĐT XDCB được thể
hiện cụ thể qua những khía cạnh sau:
Thứ nhất, VĐT XDCB chiếm một tỷ trọng rất lớn trong NSNN. Hàng năm,
Nhà nước chi khoảng 30% ngân sách cho hoạt động đầu tư XDCB, và lượng vốn này

vốn thống nhất từ TW đến địa phương, cần có cơ sở pháp lý làm căn cứ cho các
ngành các cấp quản lý vốn được chặt chẽ và hiệu quả.
Thứ ba , VĐT XDCB trong nguồn vốn Nhà nước hình thành từ rất nhiều
nguồn khác nhau như thu từ phí, lệ phí, thu từ dầu thô, xổ số kiến thiết trong đó có
khoản thu lớn từ các loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế
sử dụng đất...Đây là các khoản thu do nhân dân đóng góp một cách gián tiếp hay trực
tiếp, chiếm một tỷ trọng lớn trong các khoản thu ngân sách. Thuế được trích trực tiếp
từ thu nhập của nhân dân nên người dân luôn mong muốn khoản tiền do mình đóng
góp được sử dụng hiệu quả. Thêm vào đó trong tương lai thuế trực thu sẽ có xu
hướng tăng lên, tác động nhiều hơn đến quyền lợi của người dân. Nhà nước là đại
diện cho quyền lợi của nhân dân nên cần có những chiến lược kế hoạch góp phần sử
dụng khoản tiền này sao cho hiệu quả, phù hợp với những mong muốn nguyện vọng
của nhân dân.
Sinh viên: Đỗ Thanh Thủy Lớp Đầu tư 47A
Thứ tư, thực tế hiện nay cho thấy tình trạng thất thoát lãng phí VĐT đặc biệt là
VĐT từ NSNN ngày càng nhiều. Thất thoát và lãng phí trong đầu tư được hiểu là
những mất mát thiệt hại không đáng có về vốn đầu tư của nhà nước trong suốt quá
trình tư quyết định chủ trương đầu tư cho đến khi công trình hoàn thành xây dựng và
đưa vào sử dụng. Thất thoát lãng phí xảy ra ở tất cả các khâu trong quá trình thực
hiện dự án, từ khâu xác định chủ trương đầu tư, cho đến thẩm định, phê duyệt dự án
hay thực hiện đầu tư.. Như năm 2005 Thanh tra chuyên ngành xây dựng tổ chức
thanh tra 31 dự án lớn với tổng mức đầu tư là 17.300 tỷ đồng, thì cả 31 dự án đều có
sai phạm với tổng số tiền thất thoát lãng phí lên tới 2.070 tỷ đồng. Theo tính toán của
giáo sư David Dapice, Trường Đại học Havard tại Hội thảo về kinh nghiệm 20 năm
đổi mới của Việt Nam, tổ chức tại Hà Nội, tính ra lãng phí của Việt Nam mỗi năm
khoảng 2% GDP, tương đương trên 1 tỷ USD. Vốn đầu tư cho hoạt động XDCB
hàng năm thiếu đến hàng ngàn tỷ đồng, nhưng lượng vốn thất thoát lãng phí lớn gấp
nhiều lần hơn thế. NSNN liên tục phải xây dựng kế hoạch huy động vốn cho đầu tư
phát triển và bù đắp thâm hụt ngân sách. Nếu không có những biện pháp quản lý kịp
thời nhằm làm giảm hiện tượng thất thoát lãng phí, nó sẽ trở thành một trong những

Văn bản do KBNN ban hành:
-25/QĐ-KBNN : QĐ của Tổng giám đốc ban hành quy trình kiểm soát thanh toán
VĐT ngoài nước
-297/QĐ-KBNN: QĐ của Tổng giám đốc ban hành quy trình kiểm soát thanh toán
VĐT trong nước
Các văn bản này là cơ sở pháp lý cho các cấp quản lý tiến hành các hoạt động
quản lý kiểm soát VĐT đồng thời cũng là văn bản hướng dẫn cho CĐT, ban QLDA,
nhà thầu trong công tác thực hiện dự án về hồ sơ dự án, lập dự toán, thanh toán khối
lượng hoàn thành, làm tăng tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của các đơn vị thực
hiện dự án. Các văn bản này cũng đã góp phần nâng cao kỷ luật tài chính, thực hiện
công khai, dân chủ về mặt tài chính, đồng thời từng bước ổn định tình hình tài chính
và nâng cao chất lượng quản lý vốn. Trong nội dung các văn bản cũng quy định rõ
chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của Bộ, ngành địa phương trong công tác quản
Sinh viên: Đỗ Thanh Thủy Lớp Đầu tư 47A
lý hoạt động đầu tư và xây dựng để từ đó từng Bộ, ngành địa phương xây dựng kế
hoạch, phương pháp hành động đúng với lĩnh vực, chuyên môn của mình, phối hợp
với các cơ quan chức năng khác quản lý được nhiều mặt, nhiều khía cạnh của hoạt
động đầu tư xây dựng nói chung và vốn đầu tư nói riêng.
Ngoài ra, hàng năm Nhà nước đều có kế hoạch phân bổ vốn cụ thể cho từng
dự án theo tiến độ. Kế hoạch phân bổ vốn này được xây dựng dựa trên chiến lược
phát triển của đất nước, tình hình thực tế của dự án, thực trạng của ngân sách nhà
nước…Nhờ đó vốn được phân bổ hợp lý hơn, giảm thiểu tình trạng đầu tư dàn trải,
manh mún. Đi kèm với kế hoạch phân bổ vốn là hoạt động kiểm soát, thanh toán vốn
( kiểm soát chi) . Kiểm soát chi được tiến hành thực hiện ở tất cả các khâu của hoạt
động đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho đến khi dự án hoàn thành đưa vào sử
dụng. Trong đó, KBNN là cơ quan được giao nhiệm vụ kiểm soát thanh toán VĐT,
bước kiểm soát cuối cùng trước khi vốn ra khỏi NSNN và được chuyển cho các đơn
vị thụ hưởng. Nhờ đó một lần nữa, khẳng định VĐT được chi ra hiệu quả, tiết kiệm,
giảm thiểu thất thoát lãng phí…
Thêm vào đó, từng năm Nhà nước đều tổ chức các hoạt động thanh tra tình

 Nội dung của kiểm soát thanh toán vốn trong giai đoạn thực hiện dự
án
- Kiểm soát các khoản chi cho từng hạng mục đầu tư sao cho phải phù hợp với
quyết định đầu tư, dự toán được duyệt và kế hoạch vốn được phân bổ. Đây là căn cứ
cho việc cấp vốn đúng mục đích và kế hoạch của Nhà nước,
- Kiểm soát các hợp đồng liên quan đến dự án về nội dung của hợp đồng có
đúng với thực tế thực hiện dự án hay không, thời hạn của hợp đồng có tương ứng với
thời hạn thực tế hay không, giá trị hợp đồng phải trong dự toán và kết quả đấu thầu
được duyệt
Sinh viên: Đỗ Thanh Thủy Lớp Đầu tư 47A
- Kiểm soát các nội dung liên quan đến hoạt động tạm ứng. Kiểm soát về tỉ lệ
tạm ứng, điều kiện, mức vốn tạm ứng của dự án dựa trên quy định mức vốn tạm ứng
không vượt tỷ lệ tạm ứng quy định ví dụ như gói thầu trên 50 tỷ với dự án thi công
xây dựng được tạm ứng 10% giá trị hợp đồng, các hợp đồng tư vấn được tạm ứng tối
thiểu 25%...Việc kiểm soát vốn tạm ứng là rất cần thiết vì vốn tạm ứng đóng vai trò
quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB và hoàn thành đúng tiến độ
của dự án trong khi chưa có khối lượng hoàn thành
-Kiểm soát việc cấp phát thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành của dự án.
Đây là nội dung quyết định việc cấp phát vốn có đúng mục đích, dự toán được duyệt
hay không. Nội dung gồm có xác định khối lượng XDCB được nghiệm thu có đúng
thiết kế, dự toán được duyệt hay không, sự phù hợp về định mức, đơn giá, chủng loại,
số lượng, chất lượng, đặc tính của trang thiết bị, nguyên vật liệu…Các khối lượng đã
thực hiện đều phải trình biên bản nghiệm thu và các chứng từ thanh toán có liên quan
để phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán.Các khối lượng phát sinh đều phải có
giải trình và được cấp thẩm quyền phê duyệt…
 Nội dung của kiểm soát thanh toán trong giai đoạn kết thúc đầu tư
-Xem xét toàn bộ hạng mục, nội dung công việc so với quyết định đầu tư, đảm
bảo các công việc phải nằm trong báo cáo đầu tư được duyệt. Việc kiểm tra này một
lần nữa khẳng định VĐT được sử dụng đúng đối tượng, mục đích, được cấp có thẩm
quyền phê duyệt

các CĐT phải có trách nhiệm trong công tác thực hiện dự án theo tiến độ đề ra.
Thông qua hoạt động kiểm soát, KBNN có thể xác định được tiến độ thực tế của dự
án, xem xét xem dự án được thực hiện với tiến độ nhanh hay chậm, qua đó thông cho
các Bộ ngành có thẩm quyền, UBND các cấp và chủ đầu tư để có những biện pháp
xử lý, tháo gỡ, khắc phục kịp thời các khó khăn vướng mắc gây ảnh hưởng đến tiến
độ của dự án. Những yếu tố trên đều góp phần làm giảm thiểu thời gian chậm trễ của
dự án, giảm thiểu một lượng lớn chi phí phát sinh không cần thiết do kéo dài dự án
như: chi phí nhân công, chi phí kho bãi, chi phí lãi vay…
Sinh viên: Đỗ Thanh Thủy Lớp Đầu tư 47A
Thứ ba, KBNN có vai trò quan trọng trong việc tránh thất thoát lãng phí VĐT
thông qua việc kiểm soát đơn giá, định mức nguyên vật liệu, khối lượng các hạng
mục, công trình của dự án. Tình hình hiện nay cho thấy, khối lượng VĐT bị thất
thoát ngày càng nhiều, đặc biệt với VĐT từ NSNN. Và một trong những nguyên nhân
gây thất thoát lãng phí lớn nhất là thông qua đơn giá, định mức nguyên vật liệu như
CĐT móc ngoặc với nhà thầu tăng giá, tăng khối lượng nghiệm thu thanh toán, quá
trình giám sát không chặt chẽ dẫn tới việc nhà thầu sử dụng nguyên vật liệu giá rẻ
kém chất lượng, không đúng thiết kê.. Thông qua công tác kiểm soát thanh toán sẽ
phần nào khắc phục được tình trạng trên, loại bỏ những chi phí không hợp lý khi
kiểm tra đối chiếu đơn giá, định mức nguyên vật liệu…đảm bảo vốn đầu tư được
thanh toán đúng định mức, đơn giá hiện hành của Nhà nước và phải đúng dự toán đề
ra. Trường hợp có những chi phí phát sinh ngoài dự toán, CĐT phải gửi bản xác định
khối lượng giá trị phát sinh ngoài hợp đồng đến KBNN để phục vụ cho công tác kiểm
soát. Điều này khuyến khích các CĐT tìm kiếm những nhà thầu cung cấp thiết bị, xây
lắp hay tư vấn với chi phí hợp lý và chất lượng tốt, đặc biệt trong trường hợp đấu
thầu hạn chế hay chỉ định thầu.
1.2.2.2 Góp phần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách của Nhà nước
Thông qua công tác kiểm soát thanh toán VĐT XDCB, KBNN phát hiện
những thiếu sót, vướng mắc trong quy trình thanh toán, từ đó đệ trình ý kiến lên cơ
quan cấp trên để có những cải cách, thay đổi trong hệ thống quy định, nghị định đảm
bảo cho quy trình kiểm soát thanh toán chặt chẽ, theo nghiệp vụ thống nhất nhưng

duyệt theo thẩm quyền.
Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết định đầu tư từ thời điểm
trước 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch, có thiết kế, dự toán và tổng dự toán được
duyệt theo quy định.
Sinh viên: Đỗ Thanh Thủy Lớp Đầu tư 47A
Trường hợp dự án được bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư nhưng chỉ
để làm công tác chuẩn bị thực hiện dự án thì phải có quyết định đầu tư và dự toán chi
phí công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt.
Đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, nếu chưa có tổng dự
toán được duyệt thì công trình, hạng mục công trình thi công trong năm kế hoạch
phải có thiết kế và dự toán được duyệt, chậm nhất là đến khi thực hiện được 30% giá
trị xây dựng trong tổng mức đầu tư phải có tổng dự toán được duyệt; nếu các dự án
quan trọng quốc gia và dự án nhóm A có các tiểu dự án hoặc dự án thành phần thì
từng tiểu dự án hoặc dự án thành phần được quản lý như một dự án độc lập.
Thời gian và vốn để bố trí kế hoạch thực hiện các dự án nhóm B không quá 4
năm, các dự án nhóm C không quá 2 năm.
 Lập kế hoạch, phân bổ và thẩm tra phân bổ vốn đầu tư năm
• Lập kế hoạch
Bước đầu, chủ đầu tư căn cứ vào định hướng chiến lược đầu tư phát triển của
Nhà nước, tình hình thực hiện dự án, đặc điểm, quy mô của dự án rồi lập kế hoạch
vốn đầu tư gửi lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền. Đối với các dự án do cấp TW
quản lý, chủ đầu tư gửi kế hoạch vốn lên các Bộ quản lý trực thuộc. Đối với các dự
án do cấp địa phương quản lý, chủ đầu tư gửi kế hoạch vốn lên Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh. Sau đó, UBNN lập dự toán ngân sách và kế hoạch VĐT trình lên thường trực
Hội đồng Nhân dân tỉnh. Sau đó các Bộ liên quan và HĐND tỉnh xem xét, tổng hợp
lập báo cáo kế hoạch gửi Bộ Kế hoạch-Đầu tư và Bộ Tài chính. Hai Bộ này nghiên
cứu, và lập kế hoạch báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Cuối
cùng chỉ tiêu kế hoạch vốn được phê duyệt phân bổ cho các Bộ và các tỉnh.
• Phân bổ vốn đầu tư
Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư thuộc TW quản lý: các Bộ phân bổ kế

VĐT được quy định theo mẫu biểu cho sẵn, áp dụng cho tất cả tỉnh, địa phương. Sau
Sinh viên: Đỗ Thanh Thủy Lớp Đầu tư 47A
Chủ đầu tư
UBND tỉnh
Bộ Kế hoạch –Đầu tư và Bộ Tài chính
Thủ tướng CP –Quốc hội

Trích đoạn Nguyên nhân và hạn chế trong công tác kiểm soát thanh toán VĐT Quan điểm chiến lược phát triển KBNN nói chung Định hướng phát triển công tác kiểm soát, thanh toán VĐT Các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động kiểm soát thanh Nâng cao chất lượng việc lập và phân bổ kế hoạch VĐT
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status