Tiểu luận về vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương em. - Pdf 13

TIỂU LUẬN: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Ở ĐỊA PHƯƠNG MÌNH ĐANG SINH SỐNG.
I – MỞ ĐẦU.
1 - Lời nói đầu.
Thế kỉ 21, Việt Nam ta đang từng bước phát triển thành nước công nghiệp
hóa- hiện đại hóa. Hàng loạt các khu công nghiệp, nhà máy được hình thành
quanh các bờ kênh, con sông ngoại ô thành phố. Người dân tập trung ở nhưng
khu đô thị, khu công nghiệp để sinh sống. Trong giai đọan đó, môi trường sống
của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm trầm trọng và chưa ai nhận rõ điều
này. Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã
hội cả nước hiện nay. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và
tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh
nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.Vì
thế việc điều tra sự ô nhiễm môi trường được đề ra bức thiết để hiểu rõ mức độ
ô nhiễm của môi trường để đề ra giải pháp hợp lý, giúp nước Việt Nam phát
triển vững mạnh và có một môi trường sống tốt cho người dân.
Sau đây em xin được giới thiệu sơ qua về địa phương mình đang sinh
sống. Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói
riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh
tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc
tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp
giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km). Về mặt hành chính, Thái Nguyên có 7
huyện, một thành phố và một thị xã. Các ngành kinh tế đặc thù của Thái
Nguyên: Công nghiệp gang thép; Khai thác khoáng sản; Sản xuất xi măng-Vật
liệu xây dựng; Nhiệt điện; Công nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản, vv
Trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã có các bước phát triển mạnh mẽ
trong nền kinh tế, từng bước nâng cao đời sống xã hội.
class="bi x0 y1f w1 h4"

nghiệm từ các nhóm khác.
_ Về nội dung :
+ Đi đúng chủ đề, đi sâu vào và làm rõ chủ đề tiểu luận, người làm phải nắm
được khái niệm thế nào là ô nhiễm môi trường không khí, vì sao không khí lại
bị ô nhiễm, từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết ô nhiễm.
+ Các hình ảnh, ví dụ minh họa thực tế đi kèm phải sinh động, không lặp lại
gây sự nhàm chán cho người nghe người đọc.
+ Nội dung phải phản ánh đúng thực tế, mang tính khách quan, thông tin chính
xác.
+ Bài tiểu luận phải đi sâu vào lòng của người đọc người nghe, cung cấp thêm
kiến thức về môi trường và có thể nâng cao ý thức của những người tham gia
vào buổi tiểu luận.
II – NỘI DUNG.
1 – Các khái niệm:
Ô nhiễm môi trường là gì?
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu
chuẩn môi trường".
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc
năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các
tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải),
rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng
năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu
đến con người, sinh vật và vật liệu.
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có
sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm
tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.

+ Tại các khu vực xung quanh các KCN, không khí đã bị ô nhiễm ở mức: Ô
nhiễm trung bình đến nặng.
+ Tác nhân ô nhiễm chính tại các KCN và khu vực xung quanh duy nhất là Bụi,
chưa có các vấn đề về ô nhiễm khí độc SO2, Nox ở tất cả các điểm khảo sát.
2.4 - Chất lượng không khí Khu khai thác khoáng sản.
Qua các số liệu quan trắc và phân tích có các đánh giá:
+ Không khí tại khu vực Mỏ sắt Trại Cau và Mỏ than Khánh Hòa đã bị ô nhiễm
ở mức trung bình; trong khi đó tại các vị trí mỏ được khảo sát còn lại không khí
chỉ bị ô nhiễm ở mức nhẹ.
Tác nhân ô nhiễm chủ yếu vẫn là Bụi, chưa vị trí nào bị ô nhiễm các khí độc
SO2, Nox, Pb.
+ Độ ồn ở các khu vực khai thác khoáng sản đạt mức Tiêu chuẩn cho phép (thời
điểm khảo sát không có các hoạt động nổ mìn).
2.5 - Chất lượng không khí Khu Du lịch.
Các vị trí khảo sát, đo đạc tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, Hang Phượng Hoàng và
Khu du lịch ATK Định Hóa. Kết quả cho thấy:
+ Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ các khu du lịch là hoạt động của các
phương tiện giao thông đi lại;
+ Chất lượng không khí và tiếng ồn tại các khu vực được khảo sát còn rất tốt.
Các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn.
3 – Nguyên nhân.
3.1 – Hoạt động sản xuất công nghiệp.
Các ngành công nghiệp chính của Thái Nguyên: Công nghiệp Gang thép; Xi
măng; Nhiệt điện; Chế biến kim loại màu; Khai thác khoáng sản; Giấy; May
mặc; Thực phẩm,
Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)
Năm 2012 Năm 2020
Bụi tổng
(TSP)
6.545,5 30.559

3.735,64 10,25 42.145,71 100.958,14 4.789,29
Theo thống kê (chưa đầy đủ) lượng nhiên liệu tiêu thụ cho xe máy, ôtô, tàu hỏa
ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay là 86.650 m3/năm. Khối lượng nhiên liệu sẽ tiêu
thụ vào năm 2020 ước tính lên đến 172.000 m3/năm (gấp 2 lần so với hiện
nay). Như vậy, lượng phát thải bụi và các khí độc (SO2, NOx, VOC,vv…) từ
nhiên liệu phục vụ giao thông cũng tăng tương ứng là 2 lần.
3.3 – Hoạt động xây dựng và dân sinh.
Thống kê tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)
TT Huyện, thành phố SO2 NOx CO PM10 TSP
1 Thành phố Thái
Nguyên
146,78 132,31 1181,41 53,44 811,766
2 Thị xã Sông Công 112,19 106,59 939,55 28,55 233,154
3 Huyện Đồng Hỷ 98,92 97,45 367,03 22,69 100,528
4 Huyện Phổ Yên 104,58 108,49 221,31 33,12 105,606
5 Huyện Phú Bình 96,78 92,31 181,41 43,44 111,766
6 Huyện Đại Từ 81,88 83,90 274,06 34,38 118,351
7 Huyện Phú Lương 70,51 71,22 202,19 22,86 114,541
8 Huyện Võ Nhai 55,97 77,82 120,76 22,35 117,455
9 Huyện Định Hoá 56,56 74,99 56,80 24,85 127,944
4 – Hậu quả.
4.1 - Đến sức khoẻ con người.
Sự suy thoái của chất lượng nước, không khí và những nguy hiểm khác về môi
trường đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe con người, dẫn đến sự
suy giảm sức khỏe và các bệnh tật liên quan, bao gồm cả các căn bệnh gây ra bởi
vi trùng và côn trùng do sự thay đổi của khí hậu như sốt rét, vàng da
Theo tổ chức y tế thế giới hàng năm có khoảng hơn 2 triệu người chết vì các căn
bệnh liên quan đến môi trường.
Ngày 5/12/1952 tại Luân Đôn, Anh đã xảy ra hiện tượng “ làn khói giết người”.
Người ta đo được hàm lượng khí Sunfua trong không khí đã cao tới 3,8mg/m3 -

trái đất là hậu quả tổng hợp tất yếu của các hiện tượng do ô nhiễm môi trường gây
nên. G.H Bronteman nguyên chủ tịch uỷ ban môi trường và phát triển thế giới đã
nói rằng trừ chiến tranh hạt nhân ra thì sự biến đổi của khí hậu là mối đe doạ lớn
nhất đối với con người. Nó không những đe doạ sự tồn vong của con người mà còn
uy hiếp cả tương lai của trái đất.
5 – Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
Nghiên cứu quy hoạch :
+ Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp xa khu vực dân cư.
+ Quy hoạch từng vùng sản xuất cho hợp lý.
+ Quy hoạch từng loại nhà máy xí nghiệp vào từng vùng quy định.
+ Quy hoạch các loại phương tiện giao thông hợp lý.
Dự báo mức độ ô nhiễm
+ Thường xuyên kiểm tra giám sát mức độ ô nhiễm của các nhà máy ,xí
nghiệp từ đó dự báo về khả năng và mức độ ô nhiễm .
+ Kiểm tra, kiểm soát lượng xe cộ gây ô nhiễm .
Biện pháp kỹ thuật
+ Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
+ Xử lý các chất thải một cách hợp lý không gây ô nhiễm.
+ Trong dây chuyền sản xuất luôn quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải một
cách khoa học. Ví dụ ( xây các đường ống ngầm xử lý khói độc hại.)
(dùng các hoá chất gây phản ứng loại bỏ chất độc.)
+ Hiện đại hoá quy trình sản xuất.
+ Sử dụng các nguồn năng lượng mới.
Ví dụ: năng lượng mặt trời.
+ Các phương tiện chạy bằng Gas không hại.
Hạn chế :
+ Hạn chế các nhà máy và các phương tiện gây ô nhiễm.
+ Có các biện pháp về luật bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm những nhà máy, xí
nghiệp không tuân thủ luật bảo vệ môi trường.
+ Đình chỉ hoặc cấm hẳn các nhà máy gây ô nhiễm nặng .

4.2 – Đến kinh tế.
5 – Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
III – Kết Luận.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status