Ảnh hưởng của chế phẩm 528s đến khả năng sinh trưởng của đàn gà thịt CP707 từ 1 đến 42 ngày tuổi theo phương thức nuôi nhốt chuồng kín - Pdf 13

1
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN
1.1.1. Điều tra tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại gia cầm Việt Tiến nằm trên địa bàn thôn Hà, xã Việt Tiến, huyện Việt
Yên, tỉnh Bắc Giang.
Nằm cạnh tuyến đường quốc lộ 37, cách trung tâm thành phố 12 km về
phía nam, ranh giới của xã được xác định như sau:
Phía đông giáp với xã Tự Lạn.
Phía tây giáp với xã Hương Mai
Phía nam giáp với xã Nghĩa Trung
Phía bắc giáp với xã Ngọc Vân
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu thuỷ văn
Trại đóng trên địa bàn xã Việt Tiến thuộc phía nam của thành phố Bắc
Giang, tỉnh Bắc Giang, nằm trong vùng khí hậu chung của miền núi phía Bắc Việt
Nam, nên khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông, khí
hậu lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp. Mùa hè, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Dao động
nhiệt độ và độ ẩm bình quân các mùa trong năm tương đối cao, thể hiện rõ rệt là
mùa mưa và mùa khô.
+ Mùa mưa: kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 21 đến
36
0
C, độ ẩm từ 80 – 86 % lượng mưa biến động từ 120,6 đến 283,9 mm/ tháng
nhưng tập trung nhiều vào các tháng 6, 7 và 8. Nhìn chung khí hậu vào mùa mưa
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có những ngày nóng ẩm thất
thường nên cần chú ý đến phòng chống dịch bệnh xảy ra đối với đàn gia súc, gia
cầm, tránh gây thiệt hại cho sản xuất.
+ Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, thời gian
này khí hậu thường lạnh và khô hanh, nhiệt độ trong ngày biến động lớn, nhiệt độ

Nhà hành chính : 01 dãy
Nhà ở cho công nhân ở và trực kỹ thuật : 01 dãy
Phòng ấp trứng : 01 phòng
Chuồng cho gà con mới nở, chờ xuất : 01 chuồng
Chuồng nuôi gà thịt, hậu bị : 02 dãy
Chuồng nuôi gà sinh sản : 01 dãy
* Về trang bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất gồm có: 02 máy vi tính, 02
máy ấp trứng, 01 máy nở, máy phun thuốc sát trùng, máy bơm nước và hệ
thống giếng khoan và các trang thiết bị khác đảm bảo phục vụ chăn nuôi.
2
3
* Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu của trại được tổ chức và biên chế như sau:
Trại trưởng : 01 người.
Cán bộ kỹ thuật : 01 người.
Kế toán : 01 người.
Công nhân chính thức : 06 người.
Có thể nói đội ngũ cán bộ công nhân viên của trại là một đội ngũ trẻ có
kỹ thuật và trách nhiệm với công việc.
* Chức năng và nhiệm vụ của trại
- Chức năng
Trại gia cầm Việt Tiến là đơn vị chăn nuôi gia công nhằm cung cấp sản
phẩm con giống, thịt cho công ty chăn nuôi CP.
Trại gia cầm Việt Tiến nhận giống gà của công ty CP chăm sóc và chỉ
cung cấp sản phẩm cho công ty CP
- Nhiệm vụ
Chăm sóc, nuôi dưỡng gà đẻ để cung cấp con giống và chăm sóc, nuôi
dưỡng gà thịt từ giai đoạn sơ sinh đến khi xuất chuồng.
Áp dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi gia
cầm cho ngành chăn nuôi.

H thng chung nuụi c m bo thụng thoỏng v mựa hố, m ỏp
v mựa ụng. Mựa hố cú h thng lm mỏt bng qut v vũi phun, mựa ụng
cú h thng chn giú Tri cú hng ro chn xõy bao xung quanh m bo
ngn cỏch, bit lp vi bờn ngoi, cng ra vo cú h sỏt trựng, khu vc chn
nuụi cú hng ro barie v h vụi sỏt trựng. Hng ngy, chung tri, mỏng n,
mỏng ung, dng c cho n c quột dn, c ra sch s trc khi cho g
n. Quy trỡnh tiờm phũng cho n gia cm c thc hin nghiờm tỳc vi cỏc
loi vaccine nh: Cỳm gia cm, Gumboro, Newcastle, phú thng hn, t
huyt trựng, 0V4. Chung tri thng xuyờn thay cht n chung v nh k
tng v sinh ton b khu vc tri. Hng ngy, cỏn b k thut theo dừi, phỏt
hin gia cm nhim bnh v tin hnh iu tr hoc loi thi kp thi.
4
5
1.1.4. Đánh giá chung
Qua kết quả tìm hiểu và điều tra thực tế tại trại gia cầm Việt Tiến chúng
tôi rút ra những nhận xét chung như sau:
1.1.4.1. Thuận lợi
Trại luôn được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm giống vật nuôi, Chi cục thú y tỉnh
Bắc Giang và các cơ quan ban ngành liên quan.
Ban lãnh đạo trại thường xuyên quan tâm, chú ý đến phát triển sản xuất
và nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên của trại.
Trại có đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, nhiệt tình, năng động sáng tạo,
sẵn sàng tiếp nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt luôn có sự
đoàn kết thống nhất cao.
Trại gần quốc lộ 37, có vị trí gần các trung tâm khoa học kỹ thuật và trục
đường giao thông là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tiếp nhận và chuyển
giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
1.1.4.2. Khó khăn
Trại được xây dựng gần trường học, đường giao thông: Không có khu

vành đai.
Tham gia tích cực vào công tác tiêm phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh
cho gia cầm.
Tham gia công tác chuyển giao công nghệ và kỹ thuật cho các hộ sản xuất.
Luôn luôn chấp hành đúng và tham gia các hoạt động của cơ sở, tiếp
thu ý kiến của cán bộ lãnh đạo, của thầy giáo hướng dẫn, tranh thủ thời gian
tiếp xúc với thực tế để nâng cao tay nghề, nắm vững kiến thức chuyên ngành
hơn nữa.
Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới mà bản thân tôi đã được
học và tìm hiểu vào thực tiễn sản xuất.
1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Trong quá trình thực tập tại trại gia cầm Việt Tiến được sự giúp đỡ tận
tình của thầy giáo hướng dẫn và cán bộ, công nhân viên của trại kết hợp với sự
6
7
nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm quý báu
trong thực tiễn sản xuất và đã đạt được một số kết quả sau:
1.2.3.1. Công tác chăn nuôi
* Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà
Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống từ 10-15 ngày,
được quét dọn sạch bên trong và bên ngoài, lối đi, hệ thống cống rãnh thoát
nước, nền chuồng, tường nhà và vách ngăn được quét vôi, sau đó tiến hành
phun thuốc sát trùng bằng dung dịch haniodin, nồng độ 0,5 – 1 %.
Tất cả các dụng cụ như: Khay ăn, máng uống, chụp sưởi, đèn sưởi
đều được cọ rửa sạch sẽ và phun thuốc sát trùng, phơi nắng trước khi đưa
vào chuồng nuôi.
* Công tác chọn giống
Công tác chọn giống là một phần hết sức quan trọng quyết định đến
hiệu quả chăn nuôi. Qua quá trình chăn nuôi tại cơ sở chúng tôi đã tiến hành
công tác chọn giống gà ở các giai đoạn phát triển khác nhau, đáp ứng theo yêu

* Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của gà và tuỳ từng loại gà mà ta áp
dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp.
- Giai đoạn úm gà con: Khi chuyển từ khu ấp trứng về chúng tôi tiến
hành cho gà con vào quây và cho gà uống nước ngay, nước cho gà phải sạch
và pha B. complex + vitamin C + đường glucose 5 % cho gà uống hết lượt.
Sau 2 – 3 giờ mới cho gà ăn bằng khay.
Giai đoạn 1-2 ngày tuổi nhiệt độ trong quây úm là 33 – 35
0
C. Từ 3 - 6
ngày tuổi nhiệt độ cần thiết là 30
0
C, sau đó nhiệt độ giảm dần theo ngày tuổi.
Thường xuyên theo dõi đàn gà. Nếu gà tập trung đông, tụ đống dưới
chụp sưởi là hiện tượng gà thiếu nhiệt cần hạ thấp chụp sưởi, hoặc tăng bóng
điện. Còn gà tách ra xa chụp sưởi là nhiệt độ nóng quá phải giảm nhiệt cho
phù hợp. Chỉ khi nào thấy gà tản đều ra trong quây thì khi đó là nhiệt độ trong
quây phù hợp. Quây gà, máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo
tuổi gà (độ lớn của gà) ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường.
8
9
- Giai đoạn nuôi thịt: Trước khi chuyển gà sang chuồng nuôi, chuồng
trại, dụng cụ phải được cọ rửa, sát trùng kỹ lưỡng trước khi cho gà vào
chuồng ít nhất là 21 giờ, gà trống được nuôi tách với gà mái. Hàng ngày, vào
các buổi sáng sớm và đầu giờ chiều chúng tôi tiến hành cọ rửa máng uống
đảm bảo luôn sạch. Qua quá trình chăm sóc và theo dõi, chúng tôi thấy rằng
nhu cầu nước uống, thức ăn cho gà tăng dần theo lứa tuổi. Lượng thức ăn còn
thay đổi theo thời tiết. Sau khi cho gà uống nước khoảng 15 phút, chúng tôi
tiến hành cho gà ăn, ở giai đoạn này gà ăn tự do cho đến khi giết thịt.
- Giai đoạn hậu bị: Gà nuôi sinh sản từ 6 - 20 tuần tuổi, giai đoạn này

giảm tỷ lệ đẻ và giảm khối lượng trứng. Nền chuồng luôn khô, độ dày của
đệm lót đảm bảo đạt 10 - 15 cm, ổ đẻ được đưa vào chuồng nuôi trước tuổi đẻ
bói dự kiến khoảng 2 tuần để gà mái làm quen. Thường xuyên bổ sung thêm
đệm lót mới và vệ sinh sạch sẽ, hạn chế gà đẻ xuống nền.
Thường xuyên kiểm tra, loại thải mái đẻ kém, không đẻ. Căn cứ vào tỷ
lệ đẻ, khối lượng trứng hàng tuần, điều chỉnh khối lượng thức ăn cho phù hợp,
ghi chép tất cả các số liệu vào sổ sách theo biểu mẫu để theo dõi. Trứng được
thu nhặt 2 lần /ngày để hạn chế bảo đảm trứng không bị dập vỡ. Thức ăn
trong khẩu phần ăn của gà đẻ có thành phần dinh dưỡng: Protein 17 %; Xơ thô
6 %; Độ ẩm 14 %; Ca 3,5- 4 %; P 0,6 %. Năng lượng trao đổi 2.675 Kcal/kg,
NaCl 0,3 - 0,5 %.
1.2.3.2. Công tác thú y
* Công tác phòng bệnh cho đàn gà
Trong chăn nuôi, công tác đề phòng dịch bệnh rất quan trọng, là yếu tố
quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Do vậy, trong quá trình chăn nuôi,
chúng tôi cùng với cán bộ kỹ thuật công nhân của trại thường xuyên quét dọn
vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát
trùng, tẩy uế máng ăn, máng uống. Trước khi vào chuồng cho gà ăn, uống
phải thay bằng quần áo lao động đã được giặt sạch. Gà nuôi ở trại được sử
dụng thuốc phòng bệnh theo lịch trình sau.
- Phòng bệnh bằng vaccine
Tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm có miễn dịch chủ động đảm bảo
an toàn dịch bệnh. Trước ngày sử dụng vaccine không pha thuốc kháng sinh
vào nước uống trong vòng 8 - 12 h, pha vaccine vào lọ trực tiếp hoặc tiêm.
Tính toán phải đủ để mỗi con nhận được một giọt vaccine chứa 01 liều
10
11
vaccine tinh khiết không có thuốc sát trùng hoặc xà phòng, nhiệt độ đảm bảo
từ 20 - 25
0

không điều trị kịp thời.
Cầu trùng ruột non:
Một số gà ủ rũ, xù lông, cánh sã, chậm chạp, ỉa chảy, phân màu đen
như bùn, đôi khi lẫn máu. Gà gầy, chậm lớn, chết rải rác kéo dài.
+ Bệnh tích:
Qua mổ khám những con bị bệnh nặng và chết chúng tôi thấy: Ruột
non sưng phồng, bên trong có chứa dịch nhầy lẫn máu và fibrin, bề mặt niêm
mạc có những đốm trắng xám.
+ Điều trị:
Dùng Rigercoccine - WS. Liều 1g pha với 4-6 lít nước, liều điều trị
1g/ 2lít nước. Esb 30 % liều 0,5-1 g/lít nước, Hancooc liều 1,5-2 ml/lít nước,
cho uống trong 3-5 ngày và để chống chảy máu có thể kết hợp tiêm bắp
vitamin K, vitamin C liều 0,5 - 1 ml/con để tăng sức đề kháng cho gà.
- Bệnh bạch lỵ gà
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gram âm Salmonella gallinarum và
Salmonella pullorum gây ra.
+ Triệu chứng:
Bệnh ở gà con: Gà yếu, bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, tụ tập thành
từng đám, kêu xáo xác, ủ rũ, lông xù, ỉa chảy, phân trắng, lông đít bết đầy
phân, chết 2-3 ngày sau khi phát bệnh.
Bệnh ở gà lớn: Gà biểu hiện gầy yếu, ủ rũ, xù lông, niêm mạc mào tich
nhợt nhạt. Gà mái bụng trương to, gà trống ỉa chảy kéo dài, có thể chết đột ngột.
+ Phòng bệnh:
• Dùng vaccine keo phèn vô hoạt 1-2 ml/ con.
• Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng cho gà.
• Giữ vệ sinh chuồng trại để làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
• Tích cực diệt chuột và các vật chủ trung gian.
12
13
• Dùng dung dịch formol 3 % để sát trùng toàn bộ khu chuồng nuôi và

14
- Chăm sóc gà đẻ 1000 850 85,00
2. Phòng bệnh An toàn
- Nhỏ vaccine Lasota 9600 9600 100,00
- Nhỏ vaccine Gumboro 9450 9450 100,00
3. Điều trị bệnh Khỏi
- Bệnh cầu trùng gà 335 310 92,50
- Bệnh bạch lỵ gà con 138 125 90,57
4. Công tác khác
- Sát trùng chuồng trại 1000 m
2
1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1.3.1. Bài học kinh nghiệm
Qua thời gian thực tập tại trại gia cầm Việt Tiến được sự giúp đỡ của
Ban Lãnh đạo trại, cán bộ phụ trách và thầy giáo hướng dẫn, cùng với chính
quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi bước đầu tiếp xúc với thực
tiễn sản xuất. Qua đó tôi đã vận dụng được những kiến thức đã học ở trường để
củng cố thêm kiến thức và rèn luyện thêm chuyên môn của mình.
Qua đợt thực tập này tôi thấy mình trưởng thành hơn về nhiều mặt, điều
quan trọng nhất là tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm bổi ích về chuyên môn từ
thực tiễn sản xuất như:
- Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn gà.
- Biết cách dùng một số loại vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh.
- Biết chẩn đoán một số bệnh thông thường và điều trị.
- Chuyên môn tay nghề được nâng lên rõ rệt.
Trong thời gian thực tập được tiếp xúc với thực tế sản xuất đã giúp tôi
khẳng định được tư tưởng vững vàng, rèn luyện tác phong làm việc, trau dồi,
củng cố và nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, giúp tôi yêu ngành,
yêu nghề, say mê với công việc và không ngừng cố gắng học hỏi để làm tốt hơn.
Khi ra thực tế sản xuất tôi thấy rằng việc đi thực tập là một việc rất cần thiết đối

15
16
giống gà nội: giá thành cao, sinh trưởng chậm Vì vậy, nước ta đã nhận một
số giống gà chuyên trứng cao sản như: Goldline 54, Leghorn, HylineBrown
và một số giống gà chuyên thịt như: Arbor Acres, Lohman, Meat Avian,
Isawedette Trong những giống gà chuyên thịt nhập nội vào nước ta hiện nay
có giống gà CP 707 với khả năng sinh trưởng cao, chất lượng thịt tốt đảm bảo
nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm
hoàn thiện về giống, về dinh dưỡng, trong đó có việc áp dụng một số men vi
sinh vật bổ sung vào thức ăn để đem lại lợi ích kinh tế cao cho ngành chăn
nuôi.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Ảnh hưởng
của chế phẩm 528s đến khả năng sinh trưởng của đàn gà thịt CP707 từ 1
đến 42 ngày tuổi theo phương thức nuôi nhốt chuồng kín”
* Mục đích của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm 528s tới quá trình sinh trưởng của
gà thịt CP 707.
* Mục tiêu của đề tài
Khuyến cáo đối với người chăn nuôi gia cầm trong việc sử dụng loại
chế phẩm này.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của gia cầm
Theo Lê Hồng Mận (2007) [12] sự trao đổi chất và năng lượng ở gia
cầm cao hơn so với động vật có vú và được hấp thu nhanh chính bởi quá trình
tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Khối lượng rất lớn các chất tiêu hóa
đi qua ống tiêu hóa thể hiện tốc độ và cường độ của các quá trình tiêu hóa ở
gà, vịt, ở gà còn non tốc độ là 30-39 cm/giờ; gà con lớn hơn 32-40 cm/giờ; và
gà trưởng thành 40-42 cm/giờ, chất tiêu hóa được giữ lại trong ống tiêu hóa
không vượt qúa 2-4 giờ.

Dextrin
Maltaza D
α – amylaza
17
18
* Tiêu hoá ở dạ dày.
Dạ dày chia ra: dạ dày tuyến và dạ dày cơ.
- Dạ dày tuyến:
Cấu tạo từ cơ trơn là dạng ống ngắn, có vách dày đối với dạ dày cơ
bằng eo nhỏ. Khối lượng dạ dày tuyến 3,5 -6 g.
Vách gồm màng nhầy, cơ và mô liên kết.
Dịch có chứa acid clohydric, pepsin và musin. Sự tiết dịch của dạ dày
tuyến là không ngừng, sau khi ăn càng được tăng cường.
Thức ăn không giữ lâu ở dạ dày tuyến, khi được dịch dạ dày làm ướt,
thức ăn chuyển đến dạ dày cơ nhờ nhịp co bóp đều đặn của dạ dày cơ (không
quá 1 lần/ phút).
Ở dạ dày tuyến sự thuỷ phân protein như sau:
Protein + nước + pepsin và HCl → abulmoza + pepton
- Dạ dày cơ :
Cấu tạo từ cơ vân, có dạng hình đĩa hơi bóp ở phía cạnh. Dạ dày cơ
không tiết dịch tiêu hoá mà dịch này từ dạ dày tuyến tiết ra chảy vào dạ dày
cơ. Thức ăn được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hoá dưới tác dụng
của men dịch dạ dày, enzyme và vi khuẩn. Acid clohydric tác động làm cho
các pepton và một phần thành các acid amin.
Từ dạ dày cơ, các chất dinh dưỡng được chuyển vào tá tràng có các
men của dịch ruột và tuyến tuỵ cùng tham gia, môi trường kiềm hoá tạo điều
kiện thích hợp cho sự hoạt động của các men phân giải protein và glucid. Sỏi
và các dị vật trong dạ dày làm tăng tác động nghiền của vách dạ dày. Tốt nhất
nên cho gà ăn sỏi thạch anh vì không bị phân huỷ bởi acid clohydric.
* Tiêu hoá ở ruột

tràng và van hồi manh tràng của ruột già.
Ruột già không có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào chén của màng
nhầy tiết ra dịch nhầy. Qúa trình tiêu hóa trong ruột già phụ thộc vào enzyme
của ruột non đi xuống, các enzyme này chỉ hoạt động ở phần đầu ruột già. Ở
đây cũng diễn ra quá trình tiêu hóa như ở trong ruột non: Tiêu hóa protein,
gluxit, lipid nhưng với tốc độ chậm hơn so với ruột non.
Trong ruột già còn có hệ vi sinh vật cư trú, về số lượng và chủng loại
giống như trong dạ cỏ của động vật nhai lại. Các vi sinh vật này hoạt động
chủ yếu ở manh tràng, phân giải cellulose, bột đường, protein.
19
20
Quá trình tiêu hóa trong ruột già một phần do tác dụng của enzyme ở
ruột non đi xuống còn chủ yếu nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật. Qúa trình tiêu
hóa cellulose và tiêu hóa protein tạo ra các axit béo bay hơi và các amino acid
sẽ được hấp thu ở đây.
Một số vi khuẩn lại sử dụng một số chất trong ruột già để tổng hợp nên
vitamin K, vitamin B
12
và phức hợp vitamin B. Trong ruột già còn có quá
trình viên phân, tạo phân (Hoàng Toàn Thắng và cs, 2005) [17].
2.2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng của gia cầm.
* Khái niệm sinh trưởng.
Là một sinh vật hơn nữa là một cơ thể sống hoàn chỉnh, vật nuôi có các
đặc trưng cơ bản của sự sống. Trong các đặc trưng cơ bản đó, sự sinh trưởng
là một đặc trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Theo Lê Huy Liễu (2005) [9] định nghĩa sinh trưởng là kết quả của sự
phân chia tế bào và sự tăng lên về thể tích nhằm duy trì sự sống trong cơ thể
sinh vật. Theo Lee (1898) cho rằng sinh trưởng bao giờ cũng phải có các quá
trình: Tế bào phân chia, thể tích tăng lên và hình thành các chất giữa các tế

Khi nghiên cứu tính biệt ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm, Jull
(1923) [27] cho rằng: Sự di truyền các tính trạng khối lượng cơ thể do nhiều
gen quy định và ít nhất một cặp gen liên kết với giới tính quy định nằm trên
NST X. Vì vậy, có sự sai khác về khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng giữa
gà trống và gà mái trong cùng một giống từ 24 -32 %.
Giữa tốc độ mọc lông có tương quan tỷ lệ thuận, tốc độ mọc lông có
liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh
thường có chất lượng thịt tốt hơn. Đây cũng là tính trạng di truyền liên kết với
giới tính (Biichell và Bransdch, 1987) [25].
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của gia
cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ
giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng.
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả
năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời
gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống.
21
22
Theo Lương Thị Hồng (2005) [5] thì để phát huy được khả năng sinh
trưởng của gia cầm theo quy định của tính di truyền cần thiết phải cân bằng
nghiêm ngặt các thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần nhất là năng lượng,
protein, vitamin, khoáng.
Theo Chambers và cs (1984) [26] thì tương quan giữa tăng trọng của gà
và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5- 0,9). Để phát huy khả năng sinh
trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu
mà còn phải đảm cân bằng protein, acid amin và năng lượng. Do vậy, khẩu
phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm và đây
là một trong những vấn đề cơ bản.
- Ảnh hưởng của môi trường
Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của

và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát (TCVN 2- 40-77)
[22]. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol, gà còn non thì sẽ có sinh
trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.
2.2.1.3. Vài nét về chế phẩm sử dụng trong thí nghiệm
* Chế phẩm 528s:
Là một sản phẩm của Công ty cổ phần Đông Vương. Chế phẩm dạng
bột, màu vàng, có mùi thơm.
- Thành phần bao gồm:
- Vitamin tổng hợp: 3000UI
- Acid amin tổng hợp.
- Lactobacilius, Bacilus spp, Saccharomyces.
- Stretomyces: > 10*8 CFU/mg
- Protein tối thiểu: 25 %
- Béo tối thiểu: 0,8 %
- Photpho: 0,8 %
- Ca: 1 %
- Enzyme tiêu hoá α - mylaza và proteaza:
23
24
- Cách dùng: Trộn đều 1 kg 528s với 80 kg thức ăn hỗn hợp, cho ăn suốt
quá trình nuôi đến xuất chuồng.
- Tác dụng của thuốc:
+ Kích thích tăng khối lượng nhanh: Gia cầm chóng lớn, đẻ nhiều trứng;
gia súc cho nhiều sữa, nuôi con mau lớn.
+ Phòng và trị hội chứng tiêu chảy ở gia súc, phân xanh, phân trắng ở
gia cầm.
+ Khử mùi hôi: Giảm 80 % mùi hôi chuồng trại.
- Cơ chế tác dụng:
Chế phẩm có mùi thơm đặc biệt, dạng bột, tơi xốp, có vi sinh vật sống
tiết ra ngoại men, hiệp đồng với men tiêu hóa của vật nuôi, giúp vật nuôi hấp

Nhóm khoáng vi lượng gồm 7 nguyên tố chính: sắt, mangan, kẽm,
selen, coban và iot. Khoáng vi lượng tham gia cấu tạo hệ thống máu: tuỷ
xương, hồng cầu, sắc tố máu, thịt, da, lông (Fe, Cu, Co), cấu tạo xương, vỏ
trứng (Mn, Cu). Tham gia trao đổi chất đạm, chất béo, bột đường, điều hoà
chức năng sinh sản, bảo vệ da, lông (Zn, Se ). Tham gia duy trì hoạt động
tuyến giáp trong điều hoà sinh trưởng (I ).
- Vai trò của vi khuẩn có lợi
+ Lactobacilius: Thuộc loài vi khuẩn lactic lên men đồng dạng sống dễ
dàng trong môi trường đơn giản pH= 3,5 - 8. Vì thế chúng dễ dàng sống trong
đường ruột tạo acid lactic và một số sản phẩm có tính chất kháng sinh và
vitamin nhóm B . Có khả năng kiềm chế sự phát triển của trực khuẩn đường
ruột (E. coli, phó thương hàn, vi khuẩn gây thối) nhờ sự tạo thành acid lactic.
+ Bacilus spp: Thuộc lớp nấm men thật. Sinh sản bằng chồi hoặc vách,
hình thành bào tử nang. Có nhiều loài được phân lập từ bơ, sữa, hoặc lên men.
Khi lên men lactose tạo ra cacbonic và một ít rượu.
- Enzyme tiêu hoá α - mylaza và proteaza:
α - amylaza có ở vi khuẩn, phân giải tinh bột, glycogen thành dextrin
và một ít maltoza.
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status