xây dựng chuẩn đầu ra nhằm nâng cao chất lượng chương trình đào tạo kỹ thuật cơ khí tại đại học thái nguyên - Pdf 13

Chương trình được thực hiện tại:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC TỔNG HỢP NAM LUZON
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hòa Philippin


Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp đại học
họp tại:
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014

Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện quốc gia
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên
- Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế
- Thư viện trường đại học tổng hợp Southern Luzon, Philippin.

3

Chương I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Trong những năm gần đây, quy mô phát triển của giáo dục
Việt Nam đã tăng đáng kể. Việc cung cấp dữ liệu giải trình và các
thông tin cho các bên liên quan về chất lượng giảng dạy và học tập
trở thành áp lực ngày càng tăng đối với các trường đại học.
Đại học Thái Nguyên đã nhận thức được tầm quan trọng của
việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Từ năm
2008, Đại học đã tổ chức đào tạo về xây dựng chuẩn đầu ra cho đơn
vị thành viên. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, sự tham gia của
các nhà tuyển dụng lao động và cựu sinh viên cũng như các bên liên
quan khác chưa được quan tâm, do vậy chuẩn đầu ra được xây dựng

hành và thích ứng với điều kiện làm việc mới chưa cao. Thứ hai, liên
quan đến nội dung, chương trình còn nhiều bất cập do tính logic của
các học phần chưa cao - có thể bỏ đi một số học phần mà không ảnh
hưởng đến các học phần khác, trong khi những học phần này không
có tác động trực tiếp đến kết quả đầu ra. Thời lượng và đề cương chi
tiết của nhiều học phần chưa phù hợp, đặc biệt là những học phần đòi
hỏi các kỹ năng của người học. Chưa xác định đúng và phù hợp được
mục tiêu cụ thể (chuẩn đầu ra) của học phần để từ đó xây dựng đề
cương chi tiết phù hợp.
Sử dụng thuyết hiện đại về xây dựng chương trình đào tạo,
các chương trình cần bắt đầu từ việc xây dựng chuẩn đầu ra dựa trên
nhu cầu của xã hội, có sự tham gia của nhà tuyển dụng lao động, cựu
sinh viên và các bên liên quan khác của chương trình. Đó chính là lý
do chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí cần được
xây dựng lại để bắt đầu cho việc cải thiện nâng cao chất lượng
chương trình.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Xác định tầm quan trọng của các tuyên bố chuẩn đầu ra dự
kiến của chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí theo các chủ đề:
1.1. Kiến thức và Lập luận kỹ thuật
1.2. Kỹ năng chuyên môn – Tố chất cá nhân
1.3. Các kỹ năng làm việc nhóm và Giao tiếp
1.4. Áp dụng kiến thức phục vụ cho xã hội
2. Đánh giá mức độ đạt được hiện tại và mức độ mong muốn
đối với các tuyên bố đầu ra dự kiến của các bên liên quan:
2.1. Cựu sinh viên
2.2. Giảng viên
2.3. Sinh viên năm cuối
2.4. Nhà tuyển dụng.
3. Xây dựng lại chuẩn đầu ra cho chương trình Kỹ thuật Cơ

và tiêu chuẩn kỹ sư của một số tổ chức trên thế giới.
Chuẩn đầu ra
“Mô tả những gì một người học biết, hiểu và có thể thể hiện
sau khi hoàn thành tốt quá trình học tập. Chuẩn đầu ra là các tuyên
bố cụ thể và có thể kiểm chứng được về cách thức những năng lực đã
được lên kế hoạch, bao gồm cấp độ kiến thức cần thiết được phát
triển hoặc đạt được”3.
Các dạng thức chuẩn đầu ra
Liên quan đến chuẩn đầu ra, các tác giả khác nhau có cách

6

phân loại chuẩn đầu ra khác nhau. Tuy nhiên hai dạng cơ bản nhất là
chuẩn đầu ra nhận thức: “đề cập từ việc nhớ lại hoặc nhận biết các
kiến thức đến việc phát triển các trí năng và kỹ năng” (Posner, 1992).
Theo nghĩa rộng, chuẩn đầu ra nhận thức “có phạm vi trải từ kiến
thức chuyên môn tới các kỹ năng chung nhất là lý luận và giải quyết
vấn đề” (Shavelson and Huang, 2003, tr.13) và chuẩn đầu ra phi
nhận thức: niềm tin hoặc các giá trị cụ thể (Ewell, 2005).
CHUẨN ĐẦU RA VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DỰA TRÊN
KẾT QUẢ
Chuẩn đầu ra và phương pháp tiếp cận dựa trên kết quả có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thiết kế chương trình, hoạt động giảng
dạy, học tập và đánh giá cũng như đảm bảo chất lượng. Chúng hợp
thành một phần quan trọng trong tiếp cận hiện đại của nền giáo dục
đại học và việc xem xét lại những vấn đề quan trọng như chúng ta
dạy và đánh giá cái gì, đối tượng nào, như thế nào, ở đâu và khi nào.
Vai trò của chuẩn đầu ra trong việc xây dựng và cải thiện
chương trình đào tạo
Các chuẩn đầu ra nhằm thiết lập các lộ trình của hoạt động

yêu cầu năng lực đối với kỹ sư (Boeing, 1996) bao gồm sự hiểu biết
các kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật, về quy trình thiết kế và
chế tạo, có tầm nhìn hệ thống và đa ngành, hiểu biết cơ bản về bối
cảnh thực tiễn kỹ thuật, có kỹ năng giao tiếp tốt, tiêu chuẩn đạo đức
cao, năng lực suy luận một cách phê phán và sáng tạo, linh hoạt, ham
tìm hiểu và mong muốn học hỏi suốt đời, hiểu rõ tầm quan trọng của
làm việc theo nhóm.
Đề xướng CDIO
Đề xướng CDIO được hình thành từ năm 2000 nhằm cải
cách giáo dục kỹ thuật. Đề cương CDIO – một danh sách các chuẩn
đầu ra – để trả lời câu hỏi kỹ sư cần những kỹ năng, kiến thức và thái
độ gì và Bộ tiêu chuẩn CDIO gồm 12 tiêu chuẩn sẽ giúp trả lời câu
hỏi chúng ta có thể làm gì hơn để có thể đảm bảo sinh viên tốt
nghiệp có thể đạt được những kỹ năng, kiến thức và thái độ đó. 8

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Khảo sát dự thảo chuẩn
đầu ra cấp độ 3
Dự thảo chuẩn đầu ra cấp
độ 3
Hoàn thiện chuẩn đầu ra
- Xử lý dữ liệu
-
Hoàn thi
ện

Các bên liên quan:
- Nhà tuyển dụng lao động
- Cựu sinh viên
- Giảng viên
- Sinh viên
Dự thảo chuẩn đầu ra cấp
độ 2

9

Nghiên cứu được triển khai tại các tổ chức sản xuất, nhà máy
nơi cựu sinh viên của chương trình đang làm việc tại Thái Nguyên.
Phiếu hỏi được phát cho đại diện lãnh đạo đơn vị và cựu sinh viên.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, tác giả xác định các dự thảo
chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Kỹ thuật Cơ khí sau đó triển khai
khảo sát để đánh giá tầm quan trọng của các tuyên bố chuẩn đầu ra,
thực trạng về chuẩn đầu ra hiện tại và những mong muốn của các bên
liên quan về chất lượng đầu ra của sinh viên tốt nghiệp. Dựa vào kết
quả khảo sát, giảng viên và nhà quản lý giáo dục họp, thảo luận và

- Tầm quan trọng được đánh giá theo thang 4 mức (a-b), từ
“không quan trọng đến rất quan trọng”
- Mức đạt được hiện nay được đánh giá theo thang 6 mức từ
(0-5);
- Mức độ mong muốn được đánh giá theo thang 6 mức từ (
- );
0/. Không biết
1/. Có trải nghiệm hoặc gặp qua
2/. Có thể tham gia hoặc đóng góp vào
3/. Có thể hiểu và giải thích
4/. Có khả năng thực hành và triển khai
5/. Có thể lãnh đạo hoặc phát minh
Tác giả sử dụng thang đo 06 mức nhằm xác định những mục
tiêu học tập tương xứng với những đánh giá trình độ theo phân loại
của Bloom dựa trên sự thành thạo. Trong thực tế, không có kỹ năng
nhận thức liên quan đến mức độ thành thạo đầu tiên, "đã có trải
nghiệm hoặc gặp qua". Mức độ thứ hai, "sự tham gia", có nghĩa ít
nhất là "kiến thức", thang năng lực Bloom đầu tiên trong lĩnh vực
nhận thức. "Hiểu" theo quy định của thang Bloom, bao gồm "giải
thích". Tương tự như vậy,"Có kỹ năng trong việc thực hành" ngụ ý
khả năng" áp dụng kiến thức" và "phân tích". Cuối cùng, khả năng"
lãnh đạo và đổi mới" đòi hỏi một khả năng "tổng hợp và đánh giá".
Các năng lực tương ứng có thể được rút ra đến lĩnh vực tình cảm và
thái độ.
XỬ LÝ SỐ LIỆU
Nghiên cứu sử dụng phân tích Cronbach's Alpha để kiểm tra
độ tin cậy của công cụ đánh giá của các nhóm tham gia khảo sát: nhà
tuyển dụng, , cựu sinh viên, sinh viên và giảng viên
Các chủ đề của
chuẩn đầu ra

Trung bình trọng số được sử dụng để tính toán đánh giá của các
nhóm khảo sát.

Chương IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tầm quan trọng của dự thảo chuẩn đầu ra dưới
đánh giá của các nhóm tham gia khảo sát.
4.1.1. Tầm quan trọng của các chủ đề chuẩn đầu ra theo
đánh giá của sinh viên.
Đánh giá các chủ đề đầu ra trong phần Kiến thức và lập luận
kỹ thuật, kết quả nghiên cứu cho thấy các bên liên quan cho rằng các
chuẩn đầu ra này là quan trọng và cần đưa thành chuẩn đầu ra chính
thức của chương trình. Trong các chủ đề được khảo sát, các chủ đề
thuộc nhóm Kiến thức khoa học cơ bản được đánh giá không quan
trọng bằng các chủ đề đầu ra thuộc nhóm Kiến thức kỹ thuật cơ sở và
chuyên ngành.

12

Các chủ đề đầu ra liên quan đến Kỹ năng chuyên môn và Tố
chất cá nhân có điểm đánh giá trung bình lớn hơn 2, từ 2,11 đến 2,37,
điều này có nghĩa chúng có ý nghĩa quan trọng trong chuẩn đầu ra
của chương trình. Chủ đề duy nhất có điểm TB<2 là 2.1.4 Phân tích
các yếu tố ngẫu nhiên (1,97).
Sinh viên quan tâm đến kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp
vì nó phản ánh thực tế rằng để thành công trong công việc sinh viên

13

Các chủ đề liên quan đến các kỹ năng áp dụng kiến thức để
phục vụ xã hội được đánh giá là quan trọng với ĐTB từ 2,08 đến
2,75.
Tóm lại theo đánh giá của cựu sinh viên, các chủ đề trong
chuẩn đầu ra dự kiến đều quan trọng và nên đưa vào làm chuẩn đầu
ra chính thức của chương trình.
4.1.3. Tầm quan trọng của các chủ đề chuẩn đầu ra theo
đánh giá của giảng viên.
Nghiên cứu đã phát phiếu hỏi tới 50 giảng viên và nhận được
48 phản hồi, các phiếu trả lời đáp ứng yêu cầu và được sử dụng để
phân tích số liệu.
Theo đánh giá của giảng viên, hầu hết các chủ đề chuẩn đầu
ra dự kiến đều quan trọng và rất quan trọng. Các chủ đề trong nhóm
Kỹ năng chuyên môn và Tố chất cá nhân, Kỹ năng làm việc nhóm và
giao tiếp và Kỹ năng áp dụng kiến thức để phục vụ xã hội được đánh
giá cao về tầm quan trọng. Một số chủ đề thuộc nhóm Kiến thức và
lập luận kỹ thuật không được đánh giá quan trọng như các chủ đề
thuộc các nhóm khác. Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp được
đánh giá ở mức 2,00 đến 2,48.
Nhóm kỹ năng Hình thành ý tưởng - Thiết kế - Triển khai và
Vận hành được đánh giá ở mức quan trọng. ĐTB đánh giá từ 1,77
đến 2,48 trong đó chủ đề 4.4.4 Thiết kế chuyên ngành có ĐTB cao
nhất (2,48) và chủ đề 4.1.6 Phát triển viễn cảnh toàn cầu có ĐTB
thấp nhất (1,77).
Điểm đáng chú ý là sinh viên, cựu sinh viên và giảng viên
đều có chung quan điểm về tầm quan trọng so sánh giữa các chủ đề
chuẩn đầu ra.
Nhìn chung, theo kết quả đánh giá của giảng viên, các chủ đề

ngành Cơ khí (ĐTB=1,96). Qua phỏng vấn cho thấy nhà tuyển dụng
cho rằng sinh viên có thể học trong khi làm việc.
Liên quan đến kỹ năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển
khai và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội, ĐTB mức
độ quan trọng từ 1,61 đến 2,64 trong đó chủ đề 4.4.3 Vận dụng kiến
thức trong thiết kế được đánh giá quan trọng nhất trong nhóm
(ĐTB=2,64) với 71,43% người tham gia trả lời đánh giá ở mức rất
quan trọng và chủ đề 4.1.6 Phát triển viễn cảnh toàn cầu được đánh
giá thấp nhất ở tầm quan trọng, trong đó 10,71% nhà tuyển dụng
đánh giá ở mức không quan trọng và 7,14% đánh giá ở mức rất quan
trọng và 57,14% khá quan trọng (ĐTB=1,61).
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chủ đề
chuẩn đầu ra dự kiến được nhà tuyển dụng đánh giá khá cao. Các chủ
đề này cần được đưa vào chuẩn đầu ra thực tế song cần xem xét đến
các thang năng lực nhằm xây dựng được chuẩn đầu ra phù hợp cho
chương trình.

15

4.2. Đánh giá mức độ đạt được hiện nay và mức độ mong
muốn của các chủ đề chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Kỹ
thuật Cơ khí
Trong phần này, chúng tôi muốn thảo luận chi tiết những gì
từng nhóm các bên liên quan mong đợi từ sinh viên tốt nghiệp
chương trình Kỹ thuật Cơ khí và khoảng cách giữa mức độ đạt được
hiện tại của sinh viên và mức độ các bên liên quan mong đợi. Do
nghiên cứu này đi theo hướng học tập dựa trên kết quả, tất cả các kết
quả sẽ được xem xét nhưng các kết quả từ các nhóm cựu sinh viên và
nhà tuyển dụng lao động được quan tâm nhiều hơn trong việc hình
thành chuẩn đầu ra mới.

0,86. Kết quả đánh giá cho thấy sinh viên đánh giá năng lực Tiếng
Anh của họ hiện tại ở mức có thể tham gia (2,14) và mong muốn co
thể sử dụng Tiếng Anh thành thạo (3,36). Kiểm định t cho thấy có sự
khác biệt giữa năng lực hiện tại của sinh viên và mức độ mong muốn
đạt được (t= -8,75, p=0,000).
Liên quan đến kỹ năng áp dụng kiến thức để mang lại lợi ích
cho xã hội: Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong
các bối cảnh doanh nghiệp, xã hội và môi trường, sinh viên đánh giá
kỹ năng hiện tại ở mức khá thấp, dao động từ 1,80-2,20. Điều đó có
nghĩa là một số các sinh viên bây giờ đã có kinh nghiệm hoặc đã tiếp
xúc với thực hành và một số có thể tham gia và đóng góp vào việc
thiết kế, triển khai và vận hành trong các doanh nghiệp, bối cảnh xã
hội và môi trường, rất ít trong số họ có khả năng hiểu biết và giải
thích. Các năng lực mong muốn đối với các chủ đề trong nhóm dao
động từ 2,62 đến 3,15 và khoảng cách giữa năng lực hiện tại và năng
lực mong muốn dao động từ 0,7 đến 1,12.
Đánh giá về năng lực hiện tại và năng lực mong muốn của
sinh viên tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật Cơ khí, nghiên cứu phát hiện sự
khác biệt giữa hai mức độ và đã được kiểm chứng qua kiểm định t.
4.2.2. Giảng viên
Liên quan đến năng lực của sinh viên tốt nghiệp chương
trình Kỹ thuật Cơ khí, kết quả khảo sát cho thấy mức độ năng lực
hiện tại của không đáp ứng được yêu cầu của các giảng viên của
chương trình.
Đánh giá các chủ đề trong nhóm Kiến thức và lập luận kỹ
thuật, giảng viên cho rằng năng lực của sinh viên tốt nghiệp còn thấp,
dao động từ 1,73 đến 2,92. Chủ yếu tập trung ở việc biết hoặc đã
thấy và mức có thể tham gia thực hiện, một số chủ đề giảng viên
đánh giá sinh viên có thể hiểu và giải thích (trung bình ở mức 3).
Trên cơ sở những khả năng hiện tại đó, mức độ năng lực giảng viên

hiện tại và mong muốn theo từng nhóm chủ đề lần lượt là Kiến thức
và lập luận kỹ thuật (2,29 và 3,20), Kỹ năng chuyên môn và Tố chất
cá nhân (2,16 và 3,35), Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp (2,27 và
3,53) and Áp dụng kiến thức để mang lại lợi ích cho xã hội (2,01 và
3,21).
4.2.3. Cựu sinh viên
Các cựu sinh viên đóng một vai trò quan trọng trong việc
đánh giá trình độ của các kỹ sư vì họ đã có kinh nghiệm bản thân
trong quá trình làm việc về quan điểm về công việc và những kiến
thức cần học thêm trong quá trình làm việc. Cách nhìn nhận của họ
rất có giá trị khai thác.

18

Đối với các chủ đề chuẩn đầu ra thuộc nhóm Kiến thức và
lập luận kỹ thuật, các cựu sinh viên đánh giá trình độ hiện tại của các
sinh viên tốt nghiệp ở mức cao hơn so với đánh giá của giảng viên,
năng lực hiện tại có ĐTB từ 2 đến 3,28. Kết quả cho thấy các cựu
sinh viên hy vọng rằng tất cả các chủ đề cần cải tiến liên quan đến
kiến thức của sinh viên với mức độ mong muốn có ĐTB từ 2,92 đến
4,36.
Kết quả nghiên cứu cho thấy liên quan đến kỹ năng hoạt
động nhóm và giao tiếp, chương trình đào tạo đã không đáp ứng các
yêu cầu của xã hội về kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp. Các năng lực
ở mức hiện tại được đánh giá ở mức dưới 3 với 2,06 là thấp nhất cho
chủ đề 3.3.1 Giao tiếp bằng tiếng Anh. Các chủ đề đều có mức độ
năng lực mong đợi trên 3 với 4,00 là mức cao nhất cho chủ đề 3.1.5
Kỹ thuật làm việc nhóm. Khoảng cách giữa các mức độ thành thạo
hiện tại và mong đợi lớn hơn một (1), kiểm định t đã một lần nữa
khẳng định sự khác biệt giữa chúng.

Nhìn chung, người sử dụng lao động đánh giá trình độ hiện
tại của các sinh viên tốt nghiệp thấp hơn so với đánh giá của sinh
viên, cựu sinh viên và giảng viên. Họ mong đợi nhiều hơn nữa từ các
sinh viên tốt nghiệp chương trình. Về Kiến thức và lập luận kỹ thuật
nhà tuyển dụng đánh giá mức thành thạo hiện tại là 2,26, trong khi
mức mong đợi của chủ đề là 3,22. Kỹ năng chuyên môn và Tố chất
cá nhân được đánh giá 1,93 cho hiện tại và 2,97 cho mức dự kiến. Kỹ
năng làm việc nhóm và giao tiếp có mức năng lực hiện tại là 1,81 và
mức độ mong muốn là 3,29. Chuẩn đầu ra liên quan đến kỹ năng Áp
dụng kiến thức để mang lại lợi ích cho xã hội có khoảng cách lớn
(1,18 điểm) giữa mức độ đạt được hiện tại (1,72) và mức kỳ vọng về
trình độ (2,90).
4.3. Tương quan giữa tầm quan trọng của các chủ đề
chuẩn đầu ra, mức độ đạt được hiện tại của sinh viên và mức độ
mong muốn.
Kiểm định Chi về mối quan hệ giữa biến năng lực đạt được
hiện tại và biến tầm quan trọng khẳng định một mối quan hệ chặt chẽ
giữa hai biến. Chi-squared = 30861,056 và giá trị p = 0,000 <0,05, hệ
số V Cramer = 0,766.
Kiểm định Chi về mối quan hệ giữa mức năng lực mong
muốn và biến về tầm quan trọng khẳng định một mối quan hệ chặt
chẽ giữa hai biến này. Chi-squared = 31811,283 và giá trị p = 0,000
<0,05, vì vậy có thể bác bỏ H0 và chấp nhận H1 rằng hai biến phụ
thuộc. hệ số Cramer V= 0,777.
4.4 Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra cho chương trình
Kỹ thuật Cơ khí.
Sau khi xác định mức độ mong muốn về năng lực đối với
từng chủ đề của từng đối tượng tham gia khảo sát, có thể thấy rằng
các đánh giá của các bên liên quan là tương đương và có thể lấy điểm
trung bình trung của đánh giá của các bên cho từng chủ đề để xác lập

giá kết quả; (5) được xây dựng thông qua khảo sát về mức năng lực
mong muốn của các bên liên quan chính của chương trình đối với
sinh viên tốt nghiệp.
Chuẩn đầu ra của chương trình có dạng thức như sau (trích
một số tuyên bố chuẩn đầu ra của chương trình Kỹ thuật cơ khí)

21

2.5.2. Thể hiện hành xử chuyên nghiệp, có thái độ lịch sự
chuyên nghiệp; xác định được phong tục, tập quán và chuẩn mực
quốc tế trong giao tiếp.
3.3.1 Có khả năng nói và viết Tiếng Anh ở trình độ B1
4.1.1. Về vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư với xã hội:
có khả năng khái quát được các mục tiêu và vai trò của người kỹ sư
đối với xã hội; làm sáng tỏ các trách nhiệm của kỹ sư với xã hội.
Chương V
TÓM TẮT, CÁC PHÁT HIỆN, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài
liệu để thu thập tài liệu xây dựng dự thảo chuẩn đầu ra cho chương
trình Kỹ thuật Cơ khí. Nghiên cứu đã tiến hành lấy ý kiến của sinh
viên, cựu sinh viên, giảng viên và nhà tuyển dụng về tầm quan trọng
của các chủ đề chuẩn đầu ra, mức độ đạt được hiện nay của sinh viên
đối với các chuẩn đầu ra và mức độ mong muốn đạt được.
Những phát hiện
Các kết quả của nghiên cứu cho thấy sinh viên tốt nghiệp của
chương trình Kỹ thuật Cơ khí đang thiếu rất nhiều kỹ năng và kiến
thức liên quan đến Kỹ năng chuyên môn và tố chất cá nhân. Kỹ năng
làm việc theo nhóm và giao tiếp cũng là điểm yếu của sinh viên tốt
nghiệp. Các mức năng lực liên quan đến các kỹ năng này cần được
thay đổi và điều chỉnh bằng cách sử dụng các gợi ý và đánh giá của

chất cá nhân (2,23 và 3,04), Các kỹ năng làm việc nhóm và Giao tiếp
(2,19 và 3,16) bvà Áp dụng kiến thức mang lại lợi ích cho xã hội
(1,99 và 2,92).
Luận án đã cho thấy giảng viên mong muốn nhiều hơn từ
sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ khí. So với mức độ mong
muốn, hiện tại kiến thức, kỹ năng và thái độ sinh viên tốt nghiệp có
được còn thiếu, khoảng cách tính theo điểm đánh giá từ 0,91 đến 1,1
điểm. Cụ thể như sau: Kiến thức và Lập luận kỹ thuật (2,29 và 3,20),
Kỹ năng chuyên môn – Tố chất cá nhân (2,16 và 3,35), Các kỹ năng
làm việc nhóm và Giao tiếp (2,27 và 3,53) và Áp dụng kiến thức
phục vụ cho xã hội (2,01 và 3,21).
Kết quả của luận án cho thấy đầu ra hiện tại của sinh viên tốt
nghiệp ngành Kỹ thuật Cơ khí không đáp ứng được yêu cầu của cựu
sinh viên. Theo đánh giá của cựu sinh viên, liên quan đến chủ điểm
Kiến thức và Lập luận kỹ thuật hiện tại sinh viên đang đạt ở mức
2,59 trong khi mong muốn của cựu sinh viên là ở mức 3,50. Đối với
chủ điểm Kỹ năng chuyên môn – Tố chất cá nhân hiện sinh viên
đang được đánh giá ở mức 2,55 và mức mong muốn là 3,60. Tương
tự như vậy ở chủ điểm Các kỹ năng làm việc nhóm và Giao tiếp, cựu
sinh viên đánh giá mức hiện tại là 2,48 và mức độ mong muốn là
3,75. Đối với chủ điểm Áp dụng kiến thức phục vụ cho xã hội, mức
độ hiện tại là 2,42 và mức độ mong muốn là 3,48.

23

Luận án đã chỉ ra chuẩn đầu ra hiện tại không đáp ứng được
yêu cầu của nhà tuyển dụng lao động. Với các mức đánh giá cho các
chủ điểm hiện tại là Kiến thức và Lập luận kỹ thuật (2,26), Kỹ năng
chuyên môn – Tố chất cá nhân (1,93), Các kỹ năng làm việc nhóm và
Giao tiếp (1,18) và Áp dụng kiến thức phục vụ cho xã hội (1,72),

sinh viên.

24

Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy bốn bên liên quan chính
của chương trình: nhà tuyển dụng lao động, cựu sinh viên, giảng viên
và sinh viên không hài lòng với năng lực hiện tại của sinh viên tốt
nghiệp và họ mong đợi nhiều hơn những gì chương trình đang cung
cấp. Các lĩnh vực cần cải thiện bao gồm Kiến thức và lập luận kỹ
thuật, kỹ năng chuyên môn và tố chất cá nhân, kỹ năng làm việc theo
nhóm và giao tiếp và kỹ năng hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai
và vận hành trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội.
Khuyến nghị
Để sinh viên tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội, đặc biệt
là đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, nội dung chương trình cần
được thay đổi theo hướng học tập dựa trên định hướng kết quả đầu
ra.
Chuẩn đầu ra được thiết kế lại của chương trình cần được sử
dụng như một phương châm để điều chỉnh nội dung chương trình
cũng như phương pháp đào tạo để đáp ứng với nhu cầu của xã hội.
Các nhà thiết kế chương trình và giáo viên của MEP cần
ngồi lại để thảo luận làm thế nào để đạt được chuẩn đầu ra đã được
thống nhất của bốn bên liên quan chính của chương trình. Các mô-
đun và các môn học của chương trình cần được xem xét lại để nâng
cao kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp của sinh viên và tạo ra nhiều cơ
hội cho sinh viên thực hành để đạt được nhiều kỹ năng hơn thông
qua các hoạt động nghiên cứu thực địa, thực tập.
Chuẩn đầu ra của MEP chỉ là bước quan trọng đầu tiên trong
việc xây dựng một chương trình có chất lượng nhằm cung cấp cho
sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status