Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng cải bắp tại thái nguyên - Pdf 14

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
CT : Công thức
ĐC : Đối chứng
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
MPNN : Màng phủ nông nghiệp
TGST : Thời gian sinh trưởng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
SBP : Sau bón phân
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian cách ly bón phân đạm đến dư
lượng NO
3
-
và năng suất rau cải bắp KK Cross tại Thái Nguyên
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các giai đoạn sinh
trưởng của cải bắp KK Cross
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số lá ngoài của rau
cải Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến đường kính tán lá
rau cải bắp KK Cross
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu bắp
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu hại
chủ yếu trên cây cải bắp
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của cải bắp KK Cross
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến kết quả phân tích
dư lượng NO
3
-

58
59
61
ii
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của màng phủ đến một số chỉ tiêu bắp
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của màng phủ đến tình hình sâu hại chủ
yếu trên cây cải bắp KK Cross
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của màng phủ đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của cải bắp KK Cross
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của màng phủ đến kết quả phân tích dư
lượng NO
3
-

trên cải bắp
Bảng 3.21. Hiệu quả kinh tế
63
64
65
67
68
iii
DANH MỤC HÌNH
Đồ thị 3.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tốc độ ra lá ngoài
của cải bắp KK CROSS vụ sớm
Đồ thị 3.2: của Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tốc độ ra lá
ngoài của cải bắp KK CROSS vụ chính
Đồ thị 3.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng
trưởng đường kính tán của cải bắp KK CROSS vụ sớm
Đồ thị 3.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng

60
62
62
66
66
iv
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rau là loại thực phẩm rất cần thiết trong đời sống hàng ngày và không
thể thay thế được, vì rau có vị trí quan trọng đối với sức khoẻ con người. Nó
là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất của rau gấp 2 - 3 lần
so với cây lúa. Bên cạnh đó, rau còn có chu kỳ sinh trưởng ngắn, có thể gieo
trồng nhiều vụ trong một năm. Với nhu cầu sản xuất rau tăng nhanh, thì
những lo ngại về sự an toàn của sản phẩm rau cũng ngày càng tăng. Việc
nghiên cứu và phát triển sản xuất rau an toàn ở nước ta được phát động quan
tâm thực hiện từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên cho đến nay
kết quả vẫn còn hạn chế. Theo số liệu của Cục Trồng trọt (2010), năm 2009
diện tích rau trồng theo quy trình an toàn mới đạt 2% trung bình cả nước. Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song việc sử dụng hóa chất bảo
vệ thực vật và phân bón hóa học thiếu kiểm soát trong canh tác rau là yếu tố
quyết định [23].
An toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng cho sức khoẻ con
người. Trung tâm quốc gia kiểm soát bệnh tật (National Centres for Diseas
Control) của Hoa Kỳ đã từng báo cáo vào năm 1999, đã có 76 triệu người ở
Hoa kỳ đã bị ngộ độc vì thức ăn, trong đó có 325.000 người nhập viện và
5.000 tử vong. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế (2006), trong khoảng
thời gian từ 2001 - 2005, đã có gần 23.000 người Việt Nam bị ngộ độc thức
ăn. Riêng năm 2005, đã có 144 vụ ngộ độc với 4.304 người nhập viện và 53
ca tử vong. Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của ngộ độc phần lớn do vi
sinh vật (51,4%), có độc trong thức ăn (27,1%), hoá chất (8,3%) và 13,2%

cho canh tác an toàn và bền vững.
Cải bắp là loại rau thuộc nhóm cây họ hoa thập tự có diện tích gieo
trồng lớn nhất trong vụ chính ở nước ta nói chung và Thái Nguyên. Đây là
loại cây chịu tác động của nhiều loại sâu bệnh và rất mẫn cảm với phân bón
hóa học. Biện pháp kỹ thuật để cải bắp đạt được năng suất cao và đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm thường xuyên của người sản xuất và
cả người tiêu dùng.
Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm cho cải bắp trồng tại Thái Nguyên , chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng
suất và chất lượng cải bắp tại Thái Nguyên”.
2
2. Mục đích yêu cầu của đề tài
2.1.Mục đích
- Xác định liều lượng đạm và thời gian cách ly bón phân đạm đối với
rau cải bắp tại Thái Nguyên
- Xác định được loại thuốc bảo vệ thực vật thích hợp để trừ sâu hại rau
cải bắp tại Thái Nguyên.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của màng phủ đối với rau cải bắp tại Thái
Nguyên
2.2.Yêu cầu
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển
- Đánh giá được khả năng chống chịu sâu bệnh hại
- Đánh giá được năng suất
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.Ý nghĩa khoa học
Xác định biện pháp kỹ thuật làm cơ sở để xây dựng quy trình canh tác
an toàn. Kết quả nghiên cứu góp phần làm tài liệu tham khảo cho công tác
nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất, biện pháp phòng trừ sâu bênh hại trên rau cải

học (các nguyên tố kim loại nặng, hàm lượng nitơrat). Vì vậy, việc sử dụng phân
bón hợp lý và an toàn cho cây trồng nói chung, cây rau nói riêng là một việc làm
cần thiết, phục vụ cho sức khỏe con người. Trong hoạt động sản xuất nông
4
nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với một
lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây
trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam. Theo đánh
giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng
30-35% tổng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại
hoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế,
tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sống
con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phân
bón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sản
xuất nông nghiệp và môi trường sống.
Lượng nitrat có thể tích lũy trong mỗi loại rau, phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó liều lượng phân đạm sử dụng cho cây trồng được đặc biệt quan tâm.
Sự có mặt của nitrat trong nông sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
và dư lượng nitrat trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem như
một độc chất.
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người nông dân chỉ chú trọng
đến năng suất, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi nhuận. Nên đã trồng rau theo
cách bón phân cho rau một cách bừa bãi, phun thuốc trừ sâu một cách không có
giới hạn, thậm chí là cả các loại thuốc không được phép sử dụng . Dẫn đến mỗi
năm có hàng nghìn ca ngộ độc thực phẩm, do sử dụng các sản phẩm rau tươi có
chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt xa mức độ cho phép.
Thực tế, việc hàng ngày ăn phải rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống
gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn
chức năng thận… . Thuốc bảo vệ thực vật cũng là một nhân tố gây mất ổn
định môi trường, nó gây ô nhiễm nguồn nước, đất, để lại dư lượng trên nông
sản phẩm gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng. Tuy nhiên

1.2.1.Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Theo tổ chức Nông - Lương thế giới ( FAO), trên thế giới có khoảng trên
17 triệu ha đất sử dụng cho trồng rau, bao gồm hơn 120 chủng loại rau khác nhau
với sản lượng lên tới trên 245 triệu tấn. Trong đó có 12 chủng loại chủ lực được
trồng trên 80% diện tích rau trên toàn thế giới, loại được trồng nhiều nhất là cà
chua 2,7 triệu ha, dưa hấu 1,93 ha, hành 1,91 triệu ha, cải bắp 1,7 triệu ha… Để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, ngoài việc mở rộng diện tích,
năng suất và sản lượng các loại rau cũng không ngừng tăng.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm
Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)
2004 15.937.621 14,3413 228.567.064
2005 16.478.642 14,2494 234.811.143
2006 16.882.868 14,3506 242.279.601
2007 17.022.433 14,4379 245.079.950
2008 17.110.000
14,3385 245.329.000
( Nguồn: FAO - 2010) [15].
Qua bảng trên ta thấy: Tình hình sản sản xuất rau trên thế giới từ năm
2004 trở lại đây có nhiều biến động cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
- Về diện tích: Từ năm 2004 - 2007 diện tích trồng rau trên thế giới đã
tăng nên nhanh chóng. Năm 2004 diện tích trồng rau trên thế giới chỉ có
15.937.621 ha. Nhưng đến năm 2007 đã lên tới 17.110.000 ha. Như vậy chỉ
sau 3 năm diện tích trồng rau trên thế giới đã tăng 1.172.388 ha ( trung bình
tăng 293.039 ha/năm). Qua đó ta thấy được cây rau chiếm vị trí ngày càng
quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp thế giới.
- Về năng suất: Nhìn chung trong những năm gần đây tương đối ổn
định dao động từ 14,3413 - 14,4379 tấn /ha.
7
- Về sản lượng: Từ năm 2004 trở lại đây tuy năng suất rau không tăng
nhưng do diện tích tăng qua các năm nên sản lượng rau trên thế giới đã tăng rõ

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng những kỹ thuật
tiên tiến trong sản xuất rau như : kỹ thuật thuỷ canh, kỹ thuật trồng rau trong
điều kiện có thiết bị che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màn, màng phủ nông
nghiệp ) và trồng ở điều kiện ngoài đồng theo qui trình sản xuất nghiêm ngặt
đối với từng loại rau và phù hợp với từng vùng sinh thái.
Nói như vậy không có nghĩa là sản xuất rau theo phát triển kỹ thuật
công nghệ cao chiếm ưu thế tuyệt đối. Cho đến nay, sản xuất rau ngoài đồng
vẫn chiếm phần lớn diện tích và sản lượng rau của thế giới và có lẽ sẽ chẳng
có gì thay thế được hình thức sản xuất này. Chẳng hạn như sản xuất rau trong
nhà kính chỉ thực sự có nghĩa trong mùa đông ở các nước xứ nước lạnh, trong
khi sản xuất rau ngoài đồng vẫn có thể cho năng suất cao với chất lượng đảm
bảo và giá thành hạ nếu được áp dụng các quy trình nghiêm ngặt. Thêm vào
đó ngày nay, với các công nghiệp bảo quản, chế biến tiên tiến người ta có thể
dự trữ và cung cấp rau ăn cho cả mùa đông.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau trong nước
1.2.2.1.Các văn bản pháp luật
Trên cơ sở thực trạng sản xuất hiện nay, yêu cầu hội nhập các sản phẩm
nông nghiệp, trong đó có rau quả của nước ta, từ kinh nghiệm quản lý an toàn vệ
sinh thực phẩm của các nước đi trước, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT
trong năm 2008 đã ban hành hàng loạt các văn bản làm cơ sở pháp lý cho hoạt
động chuyên môn và sản xuất. Nổi bật và quan trọng nhất là các văn bản sau:
Quyết định số 379/2008/QĐ-BNN ngày 28/1/2008 của Bộ NN&PTNT
về ban hành quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn ở
Việt Nam (VietGAP) [21].
Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 về việc ban hành quy
chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho
rau, quả và chè an toàn [23].
9
Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, quả

10
Chính nhờ vào các đặc trưng khí hậu này mà rau nước ta rất phong phú
và đa dạng về các chủng loại, đặc biệt là rau vụ đông. Có thể nói đây là thế
mạnh của sản xuất rau Việt Nam so với các nước trong khu vực.
Sản lượng rau trên đất nông nghiệp được hình thành từ 2 vùng sản xuất chính:
- Vùng rau chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp, chiếm 38-
40 % và 45- 50 % sản lượng [27]. Tại đây, rau sản xuất phục vụ cho tiêu dùng
của dân cư tập trung là chủ yếu. Chủng loại rau vùng này rất phong phú và
năng suất cũng cao hơn. Tuy nhiên, mức độ an toàn thực phẩm rau xanh ở đây
lại thấp hơn so với các vùng sản xuất khác.
- Vùng rau hàng hoá được luân canh với cây lương thực trong vụ đông
tại các tỉnh phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và tại tỉnh
Lâm Đồng. Sản phẩm rau tươi của vùng này ngoài cho tiêu dùng trong nước
còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu sang các nước
có mùa đông lạnh không trồng được rau. Nếu phát huy được lợi thế này,
nghành sản xuất rau sẽ có tốc độ nhảy vọt.
Ngoài ra, với gần 12 triệu hộ nông dân ở nông thôn, với diện tích trồng
rau gia đình bình quân 30m
2
/hộ (cả rau cạn và rau mặt hồ), nên tổng sản
lượng rau cả nước hiện nay khoảng 6,6 triệu tấn. Bình quân lượng rau xanh
sản xuất tính trên đầu người ở nước ta vào khoảng 84 kg/người/năm (tiêu thụ
80 kg) như kế hoạch đề ra năm 2005 chúng ta mới chỉ đạt chỉ tiêu về khối
lượng rau cho tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu.
11
Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng rau ở Việt Nam phân theo địa phương
T
T
Địa phương
2007 2008 2009

không dập nát, úa, hư hỏng, không có đất bụi bao quanh, không chứa các sản
phẩm hoá học độc hại: hàm lượng nitrat, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại được hạn chế theo tiêu chuẩn an toàn.
Trong những năm gần đây, diện tích cải bắp trong cả nước đều tăng.
Tính từ 1993 đến 2005, tỷ lệ tăng trưởng diện tích này là 12,8%. Mặc dù năng
suất không tăng nhiều do chưa chủ động được nguồn giống và đầu tư về mặt
kỹ thuật nhưng sản lượng cải bắp cũng tăng không ngừng với 13% mức tăng
trưởng hàng năm.
Sau 5 năm thực hiện chương trình phát triển rau quả và hoa cây cảnh đã
đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng diện tích rau đạt
5,54 %/ năm [33].
Ngành hàng rau quả đã góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo nghị định số 09/NQ-CP ngày
12
15/06/2000 của chính phủ. Nhiều sản phẩm có chất lượng cao đã chiếm lĩnh
được thị trường của nhiều nước trên thế giới. Nhiều tiến bộ khoa học mới đã
được áp dụng trong sản xuất như khâu tạo giống mới sạch bệnh, thâm canh,
bảo vệ thực vật làm gia tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm [33].
Công tác giống : Với chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống
cây lâm nghiệp thời kỳ 2000-2005 được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Sau 5
năm, chương trình đã tạo được nhiều giống mới, nhập nội được nhiều quỹ gen
quý, nhân và cung cấp cho sản xuất một khối lượng lớn giống tiến bộ kỹ thuật
đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.
So với lúc bắt đầu chương trình giống, tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất đã gia tăng 2-3 lần. Việc ban hành Pháp lệnh về giống cây trồng là cơ sở
pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu quả quản lý giống cây trồng [33].
Trong chế biến : đã chú trọng đầu tư phát triển mới và nâng cấp nhiều cơ sở
chế biến rau quả đã được trang bị đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại tạo ra
những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đào tạo nguồn nhân lực: đã đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý vững về

lượng rau sản xuất bình quân đầu người ở Việt Nam đạt xấp xỉ 140
kg/người/năm, cao hơn trung bình toàn thế giới (128 kg/người/năm), gấp đôi
các nước ASEAN. Vấn đề quan trọng hiện nay trong sản xuất rau là chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tháng 3/2007 Hà Nội đã thông qua đề án “Sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn với mục tiêu: “Hoàn thành quy hoạch sản xuất rau an toàn, hình thành
các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng,
tăng sản lượng và chất lượng rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng thủ
đô, phấn đấu đến năm 2008 có 80% và năm 2010 có 100% diện tích sản xuất
rau của Hà Nội được sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn”[2].
14
Tỉnh Vĩnh Phúc có chương trình “Phát triển rau sạch cộng đồng” nằm
trong chương trình IPM - NNS được triển khai theo quyết định số 179/QĐ
ngày 1/2/1997 của UBND tỉnh. Nội dung cơ bản của chương trình là áp dụng
các nguyên tắc IPM trên cây rau, thực hiện 5 điều cấm trong sản xuất, ứng
dụng rộng rãi chế phẩm EM và các chế phẩm sinh học khác [18].
Tại Hưng Yên có một số mô hình sản xuất rau an toàn ở quy mô nhỏ
do Viện nghiên cứu rau quả phối hợp với địa phương thực hiện: mô hình dưa
chuột an toàn tại Kim Động (thực hiện 2004-2007), rau ăn lá tại thị xã Hưng
Yên (thực hiện 2005-2007). Thực hiện yêu cầu của Bộ NN & PTNT hiện nay,
Sở NN & PTNT xây dựng đề án sản xuất rau an toàn giai đoạn 2008 - 2010
trên địa bàn toàn tỉnh. Dự án hướng tới khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ[18].
Hiện nay chưa có một quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn thống
nhất trong cả nước. Mỗi địa phương áp dụng một quy trình sản xuất rau an
toàn khác nhau. Ở các vùng rau an toàn, phần lớn ngươi dân tự sản xuất, tự
tiêu thụ đã dẫn đến đầu ra không ổn định, chưa gây dựng được niềm tin ở
người tiêu dùng về chất lượng rau.
Như vậy việc trồng rau an toàn chưa thực sự được các tỉnh và người
dân coi trọng, sản xuất bấp bênh, tiêu thụ rất khó khăn, quản lý chất lượng
chưa được triển khai chặt chẽ.

1.375 1.448 1.337 1.166 1.423 17.140 18.286 19.349 18.460 22.480
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên tháng 05/2012)
Hiện nay, tại Thái Nguyên sản xuất rau an toàn theo VietGAP vẫn
chưa được mở rộng do kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cho nghiên
cứu khoa học, cho phân tích chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại và
quảng bá sản phẩm còn những hạn chế nhất định. Sản phẩm chưa có thương
hiệu cũng là một cản trở đến việc mở rộng diện tích sản xuất.
Tỉnh đã có chính sách đầu tư cho công tác quy hoạch, phát triển vùng
sản xuất rau an toàn
Các ban ngành của tỉnh đã quan tâm đến giải pháp đầu tư đồng bộ từ
khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, trong đó khâu sản xuất được hỗ trợ, hướng
dẫn và giám sát kỹ thuật.
1.3. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài:
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón, thời gian bón
đến sinh trưởng, phát triển của cây rau và hàm lượng nitrat trong rau
16
Phân hóa học dùng để bón vào đất cung cấp cho cây trồng và cải tạo
môi trường đất. Mặt khác phân bón còn dùng để phun qua lá bổ sung dinh
dưỡng và điều hòa sinh trưởng cho cây trồng.
Theo M. Yamaguchi (1983), A. Gupta (1987) thì đạm là yếu tố hạn chế
hàng đầu với năng suất rau. Khi cung cấp đủ đạm cây sinh trưởng phát triển
tốt, nếu thiếu đạm thì không những cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất
kém mà phẩm chất lại giảm [18].
Theo M.E. Yarvan (1980) thì khi bón lượng đạm tăng từ 30 lên 180 kg
N/ha làm tăng hàm lượng NO
3
-
trong cà rốt từ 21,7 lên 40,6 mg/kg đều vượt
ngưỡng cho phép của tổ chức y tế thế giới quy định [18].
Năm 2005 tác giả Rankop, Dimitrop và các tác giả khác cho rằng: Các

phố Hồ Chí Minh, trên 100 mẫu kiểm tra đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ
1,3 - 5 lần [ 18].
Theo số liệu điều tra của Trung tâm Tư vấn đầu tư về nitrat trong rau
nghiên cứu trên thị trường Hà Nội và một số địa phương khác cho thấy: sự
tồn tại dư lượng nitrat trong rau vượt quá tiêu chuẩn cho phép: Mẫu rau tại
chợ Ngã tư sở ( Hà Nội), cải trắng có dư lượng nitrat cao gấp 9,47 lần, cải
xanh 3,47 lần, dưa chuột là 5,08 lần, bắp cải 3,13 lần; tương tự trong các mẫu
rau cải bắp ở Hoằng Hóa - Thanh Hóa là 3,13 lần; một số mẫu củ cải ở Sóc
Sơn - Hà Nội là 8,5 lần [ 18]
Theo Vũ Thị Đào( 1999), khi nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón phân
đạm đến tích lũy nitrat trong rau ở các thí nghiệm trồng rau sạch cho thấy:
Đối với cải bao, hành khi mức bón đạm càng cao thì sự tích lũy nitrat càng
cao và đều vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể là mức bón đạm của cải bao từ 90 -
180 kg N/ha thì sự tích lũy nitrat tăng dần từ 1.240 - 2.737 mg/kg tươi; với
hành hoa mức bón đạm từ 50 - 90 kgN/ha thì dư lượng nitrat tăng từ 645-
1.050mg/kg tươi [ 11].
Bón phân hóa học, đặc biệt là bón phân đạm liều lượng quá cao sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng nông sản, trong đó được quan tâm nhiều nhất là làm
tăng hàm lượng nitrat trong rau quả. Theo Bùi Xuân Quang (1998), với cà
chua nếu bón liều lượng đạm trên 150 kgN/ha, bắp cải trên 200 kg N/ha, cải
ngọt trên 120 kgN/ha thì dễ dẫn đến hàm lượng nitrat tích lũy trong sản phẩm
vượt quá mức cho phép [ 25]. Ngoài ra, việc sử dụng phân lân, kali, phân bón
lá cũng ảnh hưởng đến sự tích lũy hàm lượng nitrat trong rau. Kết quả nghiên
18
cứu trên cải bắp khi sử dụng super lân bón với liều lượng 80 kg P
2
O
5
/ha, 80
-100 kg K

mỏng trên bề mặt lá, quả, thân cây, mặt đất, mặt nước và một lớp chất lắng gọi là
dư lượng ban đầu của thuốc. Theo Cục BVTV những năm gần đây việc sử dụng
thuốc BVTV tăng cả về chủng loại thuốc, số lần phun, nồng độ, thời gian cách
19
ly. Số lượng thuốc BVTV nhập khẩu tăng 8 lần trong vòng 20 năm (1990 nhập
15.000 tấn; 1998 nhập 33.000 tấn; 2008: 71.000 tấn; 2010: 110.000 tấn) [18].
- Nhiều nông dân còn sử dụng những loại thuốc nhập lậu có độc tố cao
đã bị cấm sử dụng như Monitor, Wofatox do còn một nguyên nhân nữa là
các loại thuốc nhập lậu này giá rẻ, phổ diệt sâu rộng và hiệu quả diệt cao.
- Một nguyên nhân quan trọng khác là khoảng thời gian cách ly giữa lần
phun thuốc cuối cùng tới lúc thu hoạch không được tuân thủ nghiêm ngặt, đặc biệt
là các loại rau thu hoạch liên tục như dưa chuột, cà chua, đậu côve, mướp đắng
Tại các vùng rau tập trung chuyên canh ven thành phố như Hà Nội, Đà Lạt
- Tại các vùng sản xuất rau chuyên canh luôn tạo nguy cơ cho các loài
sâu bệnh hại liên tục phát sinh phát triển và gây hại trên diện rộng, nguy cơ
bùng phát dịch luôn luôn tiềm ẩn, do vậy người nông dân sử dụng thuốc
BVTV tăng số lần phun, tăng liều lượng và nồng độ.
- Do hệ số sử dụng ruộng đất cao, thời vụ rải đều đã tạo ra nguồn thức ăn
liên tục cho các loại sâu và tạo ra sự di chuyển của bướm ngày càng mạnh mẽ từ
ruộng sắp thu hoạch tới ruộng mới trồng, do vậy khó tránh khỏi việc sử dụng
thuốc thường xuyên. Trung bình một chu kì trồng cải bắp, người nông dân phải
phun tư 7- 15 lần với lượng thuốc từ 4 - 5 kg/ha trong một vụ từ 75 - 90 ngày [18].
Ngoài ra, nhiều nông dân còn sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu độ độc
cao (nhóm I, II) để bảo quản hạt giống các loại rau hay bị sâu, mọt như hạt
mùi, tía tô, rau dền, rau muống, húng quế
Với hiện trạng sử dụng thuốc BVTV như vậy dư lượng thuốc BVTV
thường cao hơn rất nhiều so với ngưỡng cho phép. Kiểm tra 35 mẫu rau tại
các tỉnh phía Nam, Cục BVTV phát hiện tới 54% mẫu có dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng thuốc bảo vệ
thực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng. Tại Bình Dương, kiểm


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status