Đánh giá tác động môi trường giai đoạn thi công và giai đoạn khai thác của dự án đầu tư xây dựng - Pdf 14

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG
VÀ GIAI ĐOẠN KHAI THÁC CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
QUỐC LỘ 14C – ĐOẠN TỪ KM 397 + 500 ĐẾN
CỬA KHẨU BUPRĂNG TỈNH ĐĂKNÔNG

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Trần Thị Dung Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh
Lớp: K44 - KTTNMT
Niên khóa: 2010-2014
Huế, tháng 5 năm 2014
Lời Cảm Ơn
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới cán bộ giảng viên Trường Đại học Kinh tế- Đại
học Huế nói chung, Khoa kinh tế và phát triển nói riêng đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý
kiến cho tôi trong quá trình học tập 4 năm cũng như hoàn thành đề tài khóa luận này. Thực
sự, đó là những ý kiến đóng góp hết sức quý báu. Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn chân thành
và sâu sắc nhất đến Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong
quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài.
Để hoàn thành được đề tài luận văn tốt nghiệp này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và ủng hộ của các anh chị nhân viên tại Phòng tài nguyên
môi trường huyện Tuy Đức tỉnh Đăknông cùng toàn thể cán bộ công nhân viên thuộc đơn
vị thi công Công ty 36 – Bộ Quốc phòng. Vì vậy, tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến tất cả mọi
người.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, người thân- những người luôn đứng đằng
sau tôi để cổ vũ, động viên, và tạo điều kiện để cho tôi có thể hoàn thành nghiên cứu
này một cách tốt nhất có thể.
Cuối cùng, mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết mình của bản thân trong việc thực hiện

Bảng 18 : Mức độ và phạm vi ô nhiễm TSP và khí độc phát sinh 37 v
Bảng 19. Mức suy giảm ồn theo khoảng cách trong giai đoạn xây dựng 38 v
Bảng 20: Mức rung suy giảm theo khoảng cách từ các thiết bị thi công 39 v
Bảng 21: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
tính cho một đơn vị thi công 30 người 44 v
Bảng 22: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 45 v
Bảng 23: Tóm lược các nguồn gây tác động phát sinh trong giai vận hành 47 vi
Bảng 24: Dự báo phân bố chất ô nhiễm từ hoạt động dòng xe năm 2020 49 vi
Bảng 25: Kết quả dự báo mức suy giảm ồn theo khoảng cách (dBA) 49 vi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
Bảng 26: Kết quả dự báo mức suy giảm rung theo khoảng cách (dB) 49 vi
Bảng 27: Các tác động môi trường chính trong giai đoạn xây dựng hành theo báo cáo DTM đã
thực hiện trước khi dự án khởi công 53 vi
Bảng 28: Các tác động môi trường chính trong giai đoạn vận hành theo 54 vi
báo cáo DTM đã thực hiện trước khi dự án khởi công 54 vi
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
1.1.1. Sự cần thiết của việc đánh giá tác động môi trường của dự án 4
1.1.2. Khái niệm đánh giá tác động môi trường 5
1.1.3. Mục đích của đánh giá tác động môi trường 5
1.1.4. Ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường 6
1.1.5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tác động môi trường 6
1.2.1. Khái niệm tài nguyên và phân loại tài nguyên 9
1.2.2. Các khái niệm về môi trường 9
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN 10
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN 12
2.1.1. Tên dự án 12
2.1.2. Chủ Dự án 12
2.1.4. Mục tiêu của Dự án 12
2.1.8. Vốn đầu tư 15

2. Kiến nghị đối với chủ đầu tư và nhà thầu thi công 61
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy hóa
BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
COD Nhu cầu oxy hóa học
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
GHCP Giới hạn cho phép
KK Không khí
KT-XH Kinh tế - xã hội
NĐ Nghị định
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QĐ Quyết định
QL Quốc lộ
Sở TN&MT Sở Tài nguyên và Môi trường
TCKT Tiêu chuẩn kỹ thuật
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TVN Thực vật nổi
TSP Bụi tổng số
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
TT Thông tư
UBND Ủy ban nhân dân
PM10 Bụi có kích thước nhỏ hơn 10mm
BGTVT Bộ giao thông vận tải
KHĐT Kế hoạch đầu tư
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 : Phương tiện, máy móc thiết bị thi công chủ yếu của Dự án 14
Bảng 2 : Tiến độ thực hiện Dự án 14
Bảng 3: Tổng mức đầu tư của Dự án 15

báo cáo DTM đã thực hiện trước khi dự án khởi công 53
Bảng 28: Các tác động môi trường chính trong giai đoạn vận hành theo 54
báo cáo DTM đã thực hiện trước khi dự án khởi công 54
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế đang
trong giai đoạn phát triển. Các tuyến đường giao thông được coi như là “huyết quản”
của nền kinh tế, nên muốn cho nền kinh tế phát triển thì chúng ta phải tiến hành xây
dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông để quá trình vận chuyển, lưu thông hàng
hoá được dễ dàng.
Đăknông là một tỉnh mới thành lập, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó
khăn, việc xây dựng các công trình giao thông vận tải ở đây được coi như là đòn bẩy
giúp tỉnh phát triển. Hiểu rỏ được vấn đề trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí
phân bổ bố trí vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012- 2015 cho việc xây dựng, nâng
cấp Quốc lộ 14C đoạn từ km 397 +500 đến cửa khẩu Bu Prăng, tỉnh Đắk Nông thuộc
gói thầu số 9 Dự án cải tạo, nâng cấp QL14C đoạn qua tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông
được thực hiện theo Văn bản số 5038/BGTVT-KHĐT ngày 27/7/2010 của Bộ Giao
thông Vận tải.
Tuy nhiên, việc xây dựng và khai thác bất cứ tuyến đường giao thông cũng gây
ra các tác động đối với môi trường, do đó, cần có sự suy xét, cân nhắc thật kỹ thì mới
chọn được phương án khả thi nhất để áp dụng. Vì vậy trước khi dự án đi vào thực hiện
thì chủ đầu tư dự án đã xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm nhận
diện các tác động đến môi trường để có những biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu
cực một phù hợp. Tuy nhiên báo cáo đánh giá tác động môi trường lại được thực hiện
cho cả hai gói thầu số 9 và số 8, vì vậy trên thực tế thì có những tác động tiêu cực của
dự án đến môi trường mà báo cáo đánh giá tác động môi trường không thể cụ thể hóa
cho từng gói thầu cũng như dự báo đầy đủ các tác động có thể sảy ra khi dự án được
khởi công xây dựng. Để hiểu rõ hơn về những tác động môi trường do dự án này đem
lại trong giai đoạn thi công và giai đoạn khai thác đối với gói thầu số 9, chũng tôi đã

internet, sách báo, ….
- Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua việc tiến hành điều tra nghiên cứu thực
địa ngay tại địa bàn nghiên cứu. Tổng số mẫu điều tra là 80 mẫu, các mẫu được chọn
theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp.
•Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa: Công tác khảo sát thực địa bao
gồm xác định những nguồn gây ô nhiễm chủ yếu và thứ yếu cũng như đối tượng bị tác
SVTH: Trần Thị Dung
2
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
động do hoạt động của dự án gây ra. Nhận xét định tính quy mô và mức độ tác động
của các yếu tố bị ảnh hưởng.
•Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Dùng phần mềm Excel để tổng hợp và
xử lý số liệu đã thu thập được.
•Phương pháp so sánh: Từ số liệu đã tổng hợp và phân tích ở trên so sánh, đối
chiếu với QCVN về môi trường để đánh giá chất lượng môi trường.
•Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Đây là phương pháp được sử dụng trong
quá trình điều tra nhằm thu thập thông tin, trao đổi ý kiến, tham khảo ý kiến các chuyên
gia, cán bộ chuyên môn nhằm hoàn thiện và kiểm chứng các kết quả nghiên cứu.
•Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: Để phát huy tốt vai trò của cộng đồng
trong quá trình thực hiện dự án thì cần ghi nhận ý kiến đóng góp của cộng đồng. Lấy ý
kiến từ người dân bị ảnh hưởng bởi dự án, từ cán bộ công nhân thi hành dự án, từ các
cấp lãnh đạo địa phương.
SVTH: Trần Thị Dung
3
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lý luận chung về đánh giá tác động môi trường

tự loại trừ, không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần cả đến sự chất vấn
của công chúng.
- Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những điều
kiện nhất định, chẳng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình đo đạc, giám sát, lập báo
cáo hàng năm, phải có phân tích sau dự án và kiểm toán độc lập.
- Trong ĐTM phải xét đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công nghệ, địa
điếm đặt dự án phải được xem xét hết sức cấn thận.
- ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt hơn,
trợ giúp cho phát triển kinh tế.
- Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí nhà
kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy, nghĩa là chấp
nhận phát triển, tăng trưởng kinh tế.
1.1.2. Khái niệm đánh giá tác động môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ
8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và được ban hành theo Lệnh số 29/2005L-CTN
của Chủ tịch nước ngày 12 tháng 12 năm 2005 định nghĩa rằng: “ Đánh giá tác động môi
trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để
đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.
1.1.3. Mục đích của đánh giá tác động môi trường
- Xác định, mô tả tài nguyên và giá trị môi trường có khả năng bị tác động do dự
án, hành động hoặc chương trình phát triển.
- Xác định và dự báo cường độ, quy mô của tác động có thể có (tác động tiềm
tàng) của dự án, hành động hoặc chương trình phát triển đến môi trường (tự nhiên và
kinh tế -xã hội).
- Đề xuất và phân tích các phương án thay thế để giảm thiểu các tác động nhưng
vấn đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Đề xuất các biện pháp quản lý và công nghệ để giảm thiểu các tác động tiêu cực
của dự án hoặc chính sách.
SVTH: Trần Thị Dung
5

thảo các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, đối với mỗi câu hỏi đều có câu trả sẵn và ghi sau
SVTH: Trần Thị Dung
6
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
câu hỏi về các hạng mục chung như các yếu tố môi trường tự nhiên, hệ sinh thái cạn,
các yếu tố môi trường xã hội, kinh tế, văn hóa, sức khỏe cộng đồng… Ngoài phần trả
lời câu hỏi, người được phỏng vấn sẽ cho biết các thông tin về bản thân như tên, tuổi,
tôn giáo, trình độ học vấn… để các câu trả lời được đánh giá cách chính xác hơn. Để
đánh giá tác động, người được hỏi phải trả lời các câu hỏi của các hạng mục. Phụ
thuộc vào trình độ hiểu biết của từng người, nếu câu hỏi để biết rõ tác động họ có thể
chọn phương án “có” hoặc “không”, còn chưa biết rõ về tác động thì chọn phương án
“không rõ”. Đối với câu hỏi đánh giá, ước tính các tác động thì có các phương án như
“mức hại cao” hay “mức hại thấp” hoặc “không thể xác định được”.
- Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (PRA): là phương
pháp thu thập kinh nghiệm sâu, hệ thống nhưng bán chính thức thực hiện trong cộng đồng
nhằm khai thác thông tin về các tác động, các vấn đề môi trường liên quan và phát triển
dựa vào nguồn tri thức của cộng đồng kết hợp với kiểm tra thực địa và tham khảo ý kiến
của các chuyên gia. Phương pháp này là phương pháp tiếp cận thông qua những câu hỏi
mở trong cuộc nói chuyện, phỏng vấn với người dân địa phương để thu nhận những thông
tin kịp thời từ phía người dân về hiện trạng chất lượng môi truờng, về mức độ tác động
của các hoạt động của dự án, đánh giá tình hình nông thôn, khu vực xung quanh. Khi áp
dụng phương pháp này chúng tôi chủ yếu khảo sát trực tiếp và thảo luận trên thực địa, kết
hợp với các cuộc phỏng vấn bán chính thức với người dân địa phương. Kết quả thu được
là những thông tin đơn giản, sát với thực tế và mang tính chất định tính về các tác động
của các hoạt động của dự án cũng như về chất lượng môi trường đất, nước, không khí,
nông nghiệp, nhà ở… Sau khi thu được các thông tin từ cộng đồng thì người đánh giá cần
có sự lựa chọn, phân tích, xử lý tổng hợp vấn đề phù hợp với mục đích nghiên cứu, có thể
sử dụng các bảng biểu, biểu đồ, ma trận…
- Phương pháp ma trận môi trường: là phương pháp phối kết hợp liệt kê các hành
động hay tác nhân của các hoạt động phát triển với liệt kê những nhân tố môi trường

thông đường bộ - giới hạn cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư.
SVTH: Trần Thị Dung
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
1.2. Những vấn đề chung về tài nguyên và môi trường
1.2.1. Khái niệm tài nguyên và phân loại tài nguyên
1.2.1.1. Khái niệm tài nguyên
Với nhận thức mới nhất hiện nay, theo tailieu.vn định nghĩa: “Tài nguyên là tất
cả các dạng vật chất, phi vật chất và tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất,
hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới cho con người”.
1.2.1.2. Phân loại tài nguyên
Hiện nay theo quan điểm của các nhà kinh tế học môi trường đều thống nhất
phân loại tài nguyên theo khả năng tái sinh hoặc không có khả năng tái sinh.
- Tài nguyên có khả năng tái sinh là những tài nguyên có thể tự duy trì hoặc bổ
sung một cách liên tục khi được sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hợp lý
tài nguyên này cũng có thể bị cạn kiệt và không thể tái sinh nữa. Ví dụ: các giống loài
động vật, thực vật bị giảm sút và tuyệt chủng.
- Tài nguyên không có khả năng tái sinh là những nguồn tài nguyên có một mức
độ giới hạn nhất định trên trái đất.
1.2.2. Các khái niệm về môi trường
1.2.2.1. Khái niệm môi trường
Điều 3, Luật bảo vệ môi trường 2005 định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Như vậy, môi trường là tổng hợp tất cả điều kiện xung quanh một điểm trong
không gian và thời gian, là tổng hợp tất cả các ngoại lực, ảnh hưởng, điều kiện tác
động lên đời sống, tính chất, hành vi, sự sinh trưởng, phát triển và trưởng thành của
các cơ thể sống.
1.2.2.2. Các thành phần môi trường
Có thể chia ra làm 3 thành phần môi trường chính như sau:

dân. Tuy nhiên, niềm vui mới bắt đầu thì người dân phải đối mặt với nhiều nỗi lo, nhất
là nguy cơ sạt đá do làm đường, đi kèm với nổi lo đó thì vào tháng 11/2013 hiện tượng
đá lăng xuống nhà người dân đã sảy ra làm hư hại 2 ngôi nhà và hơn 16 ngôi nhà khác
bị ảnh hưởng.
- Gần 500 nhà dân ở các xã Quang Trung, Quốc Tuấn, Mỹ Đức (huyện An Lão, Hải
Phòng) bị lún nứt do ảnh hưởng từ việc thi công đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
- Hơn 140 hộ dân ở xã Điện Thọ và Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam đã kéo ra đường ngăn chặn không cho xe tải của Tổng Công ty Xây dựng Công
SVTH: Trần Thị Dung
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
trình giao thông 4 (Cienco 4) đưa các phương tiện và máy móc vào thi công công trình
cầu Kỳ Lam và thi công gói thầu 3A thuộc dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng
Ngãi với lí do những xe tải trên đã làm hư hỏng nhà cửa, đảo lộn cuộc sống của họ.
Trên đây chỉ là một số ít các trường hợp gây tác động nghiêm trọng đến người
dân và môi trường trong quá trình thi công cầu đường. Việc phát triển là cần thiết
nhưng không thể không quan tâm tới những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Để thực hiện
mục tiêu phát triển bền vững chung của cả nước thì công tác thực hiện DTM của bất
kỳ một hoạt động phát triển kinh tế nào cũng đóng vai trò to lớn. Do đó, công tác
DTM phải đánh giá được chính xác các hoạt động gây ô nhiễm để từ đó có các biện
pháp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất.
SVTH: Trần Thị Dung
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG
VÀ GIAI ĐOẠN KHAI THÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
QUỐC LỘ 14C ĐOẠN TỪ KM 397 + 500 ĐẾN
CỬA KHẨU BUPRĂNG ĐĂKNÔNG
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN

Thúc đẩy phát triển kinh tế - chính trị - xã hội và củng cố an ninh quốc phòng,
phát huy hiệu quả kinh tế của tuyến đường QL14C đã được đầu tư xây dựng.
2.1.5. Khối lượng và quy mô các hạng mục Dự án
Dự án nghiên cứu đầu tư xây dựng:
Tuyến đường có chiều dài 8.556m và có nút giao bằng với QL14C tại
Km397+500. Tuyến đường được thiết kế theo quy mô đường cấp III miền núi với vận
tốc thiết kế 60km/h (TCVN 4054 - 2005). B
mặt
= 6m; B
nền
= 9m; trong đó:
02 làn xe cơ giới: 2 x 3m = 6,0m.
02 lề gia cố: 2 x1,0m= 2,0m
02 lề đất: 2 x 0,5m= 1,0m
- Cầu Đắk Rơn (Km4+860) được xây dựng vượt suối dài 20,8m. Cầu được xây
dựng vĩnh cửu với:
Tần suất lũ thiết kế: P4%;
Tiêu chuẩn thiết kế: 22TCN272-05;
Tải trọng thiết kế: Hoạt tải: HL-93; người đi: 3x10-3 MPa;
− Tĩnh không thông thuyền: Sông (suối) trên toàn tuyến không có nhu cầu thông
thuyền. Do đó theo tiêu chuẩn kỹ thuật công trình giao thông đường bộ, để tránh va
đập khi có cây lớn trôi và đá lăn thì tĩnh cao được thiết kế H=1.0m (tính từ mực nước
ứng với tần suất thiết kế).
Quy mô cầu: 2 làn xe cơ giới với B = 9m. Trong đó:
02 làn xe cơ giới 02 x 3m= 6,0m
02 dải an toàn cầu 02 x 1,0m= 2,0m
02 lan can cầu 02 x 0,5m= 1,0m
SVTH: Trần Thị Dung
13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

1
2
1 2 3 4 5 6 7
Chuẩn bị công trường
Thi công đường
Thi công cầu
Nguồn: Công ty 36 – Bộ Quốc phòng.
SVTH: Trần Thị Dung
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
2.1.8. Vốn đầu tư
Bảng 3: Tổng mức đầu tư của Dự án
TT Hạng mục Kinh phí (đồng)
I Tổng mức đầu tư xây dựng công trình 83.521.000.000
1 Chi phí xây dựng 62.465.000.000
2 Chi phí quản lý dự án 933.000.000
3 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 5.365.000.000
4 Chi phí khác 773.000.000
5 Chi phí GPMB 3.090.000.000
6 Chi phí dự phòng 10.894.000.000
II Chi phí môi trường 765.119.000
1 Chương trình quản lý môi trường 407.550.000
2 Chương trình giám sát môi trường 100.000.000
3 Chương trình quan trắc môi trường 257.319.000
Nguồn: Ban quản lí đường bộ 5 Đà Nẳng
2.2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN
2.2.1. Điều kiện về địa lý, địa chất, thủy văn
2.2.1.1. Điều kiện về địa lý
Khu vực Dự án nằm ở phía Bắc - Đông Bắc huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông –
Một tỉnh của cao nguyên Tây Nguyên. Phía Bắc giáp Căm Pu Chia, phía Nam là trung

nước ngầm lớn tập trung ở độ sâu 60 ÷ 300m. Vào mùa khô lượng nước ngầm bị rút
xuống thấp. Nhìn chung chất lượng nước ngầm thỏa mãn tốt tất cả các nhu cầu nước
sinh hoạt.
Hiện tại nước ngầm được sử dụng cho việc tưới nước các loại cây công nghiệp…
nên mực nước ngầm đang có nguy cơ giảm mạnh, đặc biệt vào mùa khô.
2.2.2. Các đặc trưng về điều kiện khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 21,4 ÷ 24,2°C. Nhiệt độ giữa hai
mùa mưa và khô không có sự chênh lệch quá lớn. Vào mùa mưa ( tháng 4 đến tháng
11) nhiệt độ trung bình khoảng 23,8°C, mùa khô (tháng 12 đến tháng 3) nhiệt độ trung
bình khoảng 22,4°C. Tháng nóng nhất là tháng 4 (24,2°C).
- Độ ẩm trung bình năm rất cao, đạt tới 79,4 – 84,1%. Tháng ẩm nhất là các
tháng cuối mùa khô, có độ ẩm trung bình xấp xỉ 90,8%. Thời kỳ khô nhất là các tháng
đầu mùa mưa.
- Lượng mưa trung bình năm trong khu vực vào khoảng 397 ÷ 3325mm. Mùa
mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Bốn tháng mưa lớn nhất là tháng 7 đến tháng 10,
SVTH: Trần Thị Dung
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh
trung bình trên 1000mm. Tháng có lượng mưa cực đại là tháng 8. Mùa khô bắt đầu
vào tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Tháng ít mưa nhất là tháng 12 hoặc
tháng 1, lượng mưa trung bình tháng khoảng 10 ÷ 40mm. Chế độ mưa biến động rất
mạnh giữa hai mùa mưa và mùa khô.
- Hướng gió thịnh hành trong mùa khô là hướng Đông Bắc, mùa mưa là hướng
Tây Nam, tần suất tổng cộng của hai hướng đó lên tới 40 ÷ 50%. Tốc độ gió trung
bình năm khoảng 1,4 ÷ 5,1m/s.
2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRƯỚC KHI DỰ ÁN ĐI
VÀO THỰC HIỆN
2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí
Với hệ thống rừng tự nhiên và rừng trồng khá phong phú cùng với việc hiện tại

Nguồn: Ban quản lí đường bộ 5 Đà Nẳng
SVTH: Trần Thị Dung
17


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status