đề cương cơ sở văn hóa việt nam - Pdf 14

ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Câu 1: Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn. Phân tích vị trí của nền văn hóa Đông Sơn trong tiến trình
lịch sử của văn hóa VN.
1. Đặc trưng của văn hóa Đông Sơn
Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, phản ánh một thời kỳ phát triển
văn hoá rực rỡ mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ. Nói đến Văn hoá Đông Sơn là nói đến
trống đồng, nó gần như là tuyệt đỉnh của nghệ thuật đúc đồng với kỹ thuật phát triển đạt tới đỉnh cao
của thế giới cổ đại mà cho đến nay khiến cả thế giới phải khâm phục. .
Văn hóa Đông Sơn được phát hiện từ trước cách mạng T8, cho đến nay đã tìm được trên 100 địa
điểm phân bố hầu khắp các tỉnh miền Bắc cho tới Hà Tĩnh, Quảng Bình
Các nhà văn hóa cho rằng vào TK VII TCN, các nhóm bộ lạc liên kết với nhau thành 1 cộng đồng
lớn và nhà nước sơ khai Văn Lang ra đời. Các nền văn hóa bộ lạc mất dần tính địa phương tiến tới
chỗ hòa chung vào 1 nền văn hóa thống nhất – văn hóa Đông Sơn
• Phương thức sx: sx lúa nc đóng vai trò chủ đạo
- Người Việt cổ có thể đã có những kỹ thuật trị thủy như đắp đê chống lụt.
- Sx nông nghiệp đã phát triển đạt tới trình độ cao có năng suất khá, kỹ thuật canh tác thuần thục
- Người Việt đã biết “đao canh thủy nậu”, biết sx theo mùa (2 mùa), gieo trồng nhiều loại lúa (nếp,
tẻ) và các loại cây rau quả khá đa dạng
- Cùng với sx nông nghiệp là chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà
- Chăn nuôi có vị trí quan trọng: vật nuôi dùng để kéo, ăn thịt, săn thú
- Nông cụ đa dạng với cuốc xẻng, mai, thuổng, đặc biệt là lưỡi cày đồng với các chủng loại phù
hợp với từng loại đất
- Cùng với sự phát triển của nghề nông, nghề thủ công nghiệp đã phát triển đáp ứng nhu cầu sx,
sinh hoạt và chiến đấu
- Luyện kim màu đạt đến trình độ kỹ thuật cao, tạo ra khối lượng sphẩm lớn và nhiều chủng loại
- Đồ đồng Đông Sơn phong phú, độc đáo, chủ yếu là hợp kim đồng, thiếc, chì
- Trình độ luyện kim đồng đạt đến đỉnh cao, có thể đúc đc những vật lớn, có hoa văn phong phú
- Luyện sắt và đúc sắt làm công cụ sx, chiến đấu
- Đồ gốm Đông Sơn mỗi vùng có phong cách riêng, lưu vực sông Hồng chủ yếu là gốm xám mốc,
lưu vực sông Mã gốm có màu hồng nhạt. Có sự tiến bộ về sd chất liệu (cát mịn, hạt nhỏ), kỹ
thuật tạo hình (bàn xoay), tạo dáng và trang trí (làm đẹp bề mặt – lớp áo thổ hoàng, vẽ hoa văn

- Đồ đồng gồm những thứ sang trọng như âu, bình, thố, thạp để đựng các đồ quý và đôi khi thạp
còn đc dùng đựng xương người chết
- Đồ dùng thông thường làm bằng tre, gỗ như muôi, bát và 1 số đồ dùng đựng
- Qua đồ dùng sinh hoạt  bóng dáng của sự phân hóa xh
- Phương tiện đi lại, vận chuyển chủ yếu là thuyền bè, đường vận chuyển chủ yếu là đường sông
ven biển
- Thuyền có thuyền độc mộc và thuyền ghép ván
- Đường bộ dùng voi, trâu để vận chuyển, khi lâm trận thì dùng voi để chiến đấu
• Văn hóa sinh hoạt tinh thần
 Tư duy nhận thức:
- Ở thời kỳ phát triển của văn hóa Đông Sơn, con người đã biết phân loại sự vật theo chức năng để
chế tác và sử dụng công cụ. Người ta đã biết chia thành công cụ sx, công cụ sinh hoạt và công cụ
chiến đấu
- Công cụ sx: cuốc, cày xẻng; công cụ sinh hoạt: thạp, thố, bình, dao…; công cụ chiến đấu: cung,
nỏ, ná, giáo, mác, dao găm, tấm che mặt
- Tư duy toán học đạt đến 1 trình độ nhất định: tư duy đối xứng gương, đối xứng trục, đối xứng
tịnh tiến
- Các hình trên mặt trống đồng: ngôi sao ở giữa (mặt trời), con người và các loài vật xoay quanh
ngược chiều kim đồng hồ
- Hoạt động lễ hội cho thấy thời kỳ này con người đã tri thức thiên văn học
- Tri thức kỹ thuật chủ yếu là tri thức về luyện kim đã tạo nên những sp bền đẹp như trống đồng,
kỹ thuật làm khuôn đúc, vẽ hoa văn trang trí trên các loại trống và công cụ đạt đến trình độ tinh
xảo
- Nhận thức thế giới: đã có sự nhận thức thế giới và nhận thức chính mình bằng tư duy lưỡng
phân: đàn ông – đàn bà, núi – biển, trời – đất…
- Vũ trụ theo họ là trời tròn, đất vuông, trời che chở cho con người, đất nuôi dưỡng con người
 Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng bái vật giáo, tín ngưỡng phồn thực có vai trò quan trọng trong tâm linh con người.
Hạnh Ngô PR32
- Ở thời kỳ Hùng Vương có 3 hình thái tín ngưỡng cơ bản cùng tồn tại song song: tính ngưỡng vật

-  Trống đồng chính là một linh vật của người Việt cổ được sử dụng trong các lễ hội, nó còn là
một bộ sử bằng hình ảnh khi chữ viết chưa phát triển. Trống đồng Đông Sơn có quy mô đồ sộ,
hình dáng cân đối, thể hiện trình độ cao về kỹ năng và nghệ thuật. Trống đồng thể hiện tín
ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ. Có hai loại hoa văn không thể thiếu trên mặt tất
cả các trống đồng Đông Sơn là hình Mặt Trời với số cánh chẵn 12, 14, 16 hoặc 18 cánh và Chim
Lạc (xuất phát từ việc cư dân Việt cổ gắn với văn minh lúa nước do đó thờ thần mặt trời và
những loài chim gắn bó với đồng ruộng). Điều đó giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống vật chất
và tâm linh của dân cư bản địa thời Đông Sơn.
Văn hoá Đông Sơn - rực rỡ nền văn minh Việt cổ tiềm ẩn nhiều vấn đề chưa được khám phá, cần phải
được dày công nghiên cứu và đầu tư kinh phí hơn nữa để giải mã. Văn hoá Đông Sơn, nền văn hoá cuội
nguồn, thể hiện sức mạnh trường tồn và mang dấu ấn đặc sắc của văn hoá dân tộc mà cha ông xưa đã tạo
dựng nên. Nền văn hoá ấy đã đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật, về tinh thần chống xâm lược, tinh thần hoà
Hạnh Ngô PR32
mục, cởi mở và đổi mới. Những giá trị của nền Văn hoá Đông Sơn mãi là nền tảng của tinh thần, là động
lực để đưa dân tộc ta không ngừng đổi mới phát triển, xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu
đẹp, văn minh và hạnh phúc.
2. Vị trí của nền văn hóa Đông Sơn trong tiến trình lịch sử của văn hóa VN
Văn hoá Đông Sơn có vị trí và vai trò đặc biệt trong tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam. Qua 80 năm
phát hiện và nghiên cứu, Văn hoá Đông Sơn được biết đến như là cơ sở vật chất cho sự ra đời của nhà
nước Văn Lang của các vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc của vua An Dương Vương. Với nền văn
hoá Đông Sơn, kỹ thuật chế tác đồ đồng đã vươn lên trình độ khácao so với trình độ thế giới lúc đương
thời. Sản phẩm đồng thời cũng là biểu tượng của văn hoá Đông Sơn là trống đồng Đông Sơn. Quá trình
hình thành và phát triển của văn hoá Đông Sơn/văn minh sông Hồng ở miền Bắc là một quá trình hình
thành nên cái cốt lõi của người Việt cổ và nhà nước đầu tiên của họ. Đây là một nền văn hoá thống nhất
mà chủ nhân của nền văn hoá đó là một cộng đồng cư dân gồm nhiều thành phần tộc người gần gũi nhau
về nhân chủng và văn hoá. Văn hoá Đông Sơn là một điển hình của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước.
Câu 2: Trình bày tóm tắt những cuộc giao lưu và tiếp biến của văn hóa VN trong lịch sử. Phân tích
cuộc giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt – Hán
1. Những cuộc giao lưu và tiếp biến của văn hóa VN trong lịch sử
• Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn

nhà sư Ấn Độ đến Việt Nam với mục đích thương mại, truyền bá văn hóa, tôn giáo  mang những
dấu ấn, đặc điểm khác với giao lưu và tiếp biến với văn hóa Trung Hoa
- Giao lưu với văn hóa Ấn Độ ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, không gian văn hóa khác nhau
thì nội dung giao lưu cũng khác nhau
- Người Việt đã tiếp nhận văn hóa Ấn Độ và đặc biệt là đạo Phật trên tinh thần cơ bản là hỗn dung
tôn giáo.
- Tiếp nhận văn hóa Ấn Độ ở thời kỳ Bắc thuộc có thể xem là 1 đối trọng với ảnh hưởng của văn
hóa Hán, thể hiện tinh thần chống đồng hóa văn hóa của người Việt
• Giao lưu và tiếp biến với văn hóa phương Tây
- Giao lưu và tiếp biến văn hóa phương Tây đặc biệt ở nửa sau của TK XIX đã tạo bước chuyển có
tính chất bước ngoặt trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam
- Diễn ra rất sớm tỏng lịch sử. Qua nghiên cứu văn hóa khảo cổ, trong văn hóa Óc Eo có nhiều di
vật của các cư dân La Mã cổ đại
- TK XVI, các linh mục phương Tây đã vào truyền giáo ở vùng Hải Hậu – NĐ và chúa Trịnh vua
Lê ở Đàng Ngoài cũng như các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi nhà Tây Sơn đều có quan hệ với
phương Tây. Tuy nhiên, giao lưu văn hóa toàn diện thực sự diễn ra khi Pháp xâm lược Việt Nam
- Quá trình tiếp xúc toàn diện với văn hóa phương Tây giai đoạn 1858 – 1945 đã khiến người Việt
cấu trúc lại nền văn hóa của mình, đi vào vòng quay của văn minh công nghiệp phương Tây. Diện
mạo văn hóa Việt Nam thay đổi trên các phương diện: chữ quốc ngữ, sự xuất hiện của các phương
tiện văn hóa như nhà in, máy in; sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản; thể loại, loại hình văn nghệ
mới như tiểu thuyết, thơ mới, điện ảnh, kịch nói, hội họa…
 Với lối ứng xử thông minh, mềm dẻo, qua mỗi chặng đường thử thách, văn hóa dân tộc lại
trưởng thành và phát triển lên 1 bước mới. Cuộc hội nhập thứ nhất, tiếp biến với văn hóa Ấn Độ
và văn hóa Hán đã làm giàu cho văn hóa Việt Nam, khiến cho dân tộc đủ mạnh, tạo cơ sở cho sự
phát triển trong kỷ nguyên Đại Việt. Hội nhập lần thứ 2, tiếp biến với văn hóa phương Tây đã
góp phần hiện đại hóa văn hóa dân tộc trên mọi phương diện
2. Cuộc giao lưu tiếp biến văn hóa Việt - Hán
- Giao lưu và tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao lưu, tiếp biến liên
tục qua nhiều thời kỳ của lịch sử
- Trung Hoa là 1 trong những trung tâm văn hóa lớn ở phương Đông, có nền văn hóa lâu đời và

vật phẩm mang dấu ấn Trung Hoa trong các di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam
- Trong nền văn hóa Đông Sơn, người ta nhận thấy khá nhiều di vật của văn hóa phương Bắc nằm
cạnh những hiện vật của văn hóa Đông Sơn như đồng tiền thời Tần Hán, tiền Ngũ thù đời Hán,
các dụng cụ sinh hoạt của quý tộc Hán như gương đồng, ấm đồng…
-  những sản phẩm ấy là kết quả của sự trao đổi, thông thương giữa 2 nước
• Ở thời kỳ độc lập tự chủ, nhà nước quân chủ Đại Việt được mô phỏng theo mô hình nhà
nước phong kiến Trung Hoa. Nhà Lý, Trần về tổ chức chính trị xã hội lấy cơ chế Nho giáo
làm gốc tuy vẫn chịu ảnh hưởng rất đậm của Phật giáo. Đến nhà Lê đã hoàn toàn tự nguyện
và chịu ảnh hưởng của Nho giáo sâu sắc
• Ngay cả trong giao lưu cưỡng bức, người Việt luôn ý thức chống lại sự đồng hóa về phương
diện văn hóa, chuyển thế bị động thành thế chủ động bằng cách bản địa hóa văn hóa Hán để
tự làm giàu cho bản thân mình mà không bị đồng hóa về phương diện văn hóa
• Cả 2 dạng thức của giao lưu tiếp biến đều là nhân tố cho sự vận động của văn hóa Việt Nam
trong tiến trình lịch sử. Người Việt luôn có ý thức vươn lên, thâu hóa những giá trị văn hóa
Trung Hoa để làm giàu cho văn hóa dân tộc và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong
giao lưu tiếp biến với văn hóa Trung Hoa
• Về văn hóa vật thể: Người Việt tiếp nhận 1 số kỹ thuật trong sản xuất như:
- Rèn đúc sắt gang để làm ra công cụ sản xuất và sinh hoạt
Hạnh Ngô PR32
- Dùng phân tăng độ màu mỡ cho đất gọi là “phân Bắc”
- Xây cất nơi ở bằng gạch ngói
- Kinh nghiệm dùn đá đắp đê ngăn sóng biển
- Cải tiến kỹ thuật làm đồ gốm (gốm tráng men)
• Về văn hóa phi vật thể: Việt Nam tiếp nhận ngôn ngữ của người Trung Hoa (cả từ vựng và chữ
viết), tiếp thu hệ tư tưởng Trung Hoa cổ đại (Nho gia, Đạo gia) trên tinh thần hỗn dung, hòa hợp
với itns ngưỡng bản địa và các hệ tư tưởng khác, mô phỏng hệ thống giáo dục theo tinh thần Nho
giáo, tiếp nhận 1 số phong tục lễ Tết, lễ hội…
Câu 3: Phân tích ảnh hướng của tôn giáo Ấn Độ đối với VN
Ảnh hưởng có thể coi là rõ rệt nhất, đậm nét nhất của văn hóa Ấn Độ vào Việt Nam là việc phổ biến
đạo Phật và đạo Bàlamôn (sau này là đạo Hindu). Các tôn giáo này, đặc biệt là đạo Phật, có một ảnh

đời, thân quyến phải đến chùa thỉnh chư tăng về nhà để giúp đỡ phần tang lễ với những nghi lễ
hết sức phức tạp như nhập liệm, phát tang, cúng cơm, kì siêu, cáo Triều tổ, di quan hạ huyệt…
Hạnh Ngô PR32
Đối với những gia đình không theo đạo Phật thì họ chỉ thỉnh chư tăng, ni đến tụng kinh cầu siêu
cho hương linh và tổ chức tang lễ giống như các tín đồ Phật giáo.
c. Về ngôn ngữ: trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học Việt Nam, ta thấy có nhiều
từ ngữ chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được những từ ngữ đó
xuất phát từ Phật Giáo. Ví dụ như “tội nghiệp quá”. “hằng hà sa số” “om sòm bát nhã” “chúng
bay là đồ lục lặc” “từ bi, hỉ xã, giác ngộ, sám hối ”
d. Về các loại hình nghệ thuật:
+ Về văn học dân gian: những tư tưởng giáo điều tốt đẹp của Phật giáo đã được người dân
chọn lọc tiếp nhận, phù hợp với nhân sinh quan của cả nhân dân, tạo nên một kho tàng văn học
dân gian mang giá trị nhân văn sâu sắc. Trong truyện cổ tích, nhân vật Bụt xuất hiện khá nhiều.
Ngoài ra, đạo Phật còn ảnh hưởng đến các thể loại khác của văn học dân gian như truyện cười,
truyện ngụ ngôn…
+Về múa hát dân gian: Về múa hát dân gian, đáng chú ý là loại dân ca nghi l, hát bội, hát
chèo trong đó chèo Chải chùa Keo (Vũ Tiên, Thái Bình), chùa Hành Thiện (Xuân Trường, Nam
Ðịnh) liên quan đến việc thờ sư Minh Không là sinh hoạt l nghi dân gian có từ đời Lý - Trần, khi
mà Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. "Kể hạnh" và "hát kệ" gắn với Phật giáo
cũng khá phát triển trong thòi Lý Trần. Hiện nay ta còn giữ được bài "Thiền tông bản hạnh"
(Thiền tông truyền tông chỉ nam quốc ngủ hành) đời Trần, hoặc chèo "Quan Âm Thị Kính".
Hình ảnh và những tư tưởng Phật giáo trong kho tàng ca dao lại càng phong phú hơn nữa.
e. Về nghệ thuật tạo hình
+Về kiến trúc: khi Phật giáo vào Việt Nam đã mang theo những công trình kiến trúc chùa
tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình kiến trúc Ấn Độ. Tuy nhiên theo thời gian, với sự kết
hợp của lối tư duy tổng hợp của dân tộc Việt Nam đã tạo ra một mô hình kiến trúc rất riêng cho
Phật giáo Việt Nam.
+Về điêu khắc: nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày trong viện bảo tàng
lớn của Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào của văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết
chứng minh sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với điêu khắc nước ta.

bản góp phần khởi điểm bản sắc văn hóa dân tộc.
• Đặc trưng văn hóa
 Văn hoá vật thể
- Sau khi dời đô từ Hoa Lư về thăng Long, nhà Lý cho xây dựng nước thành lũy, đền đài, cung điện.
Lớn nhất là thành Thăng long .
- Kiến trúc thời kỳ này phát triển mạnh và để lại nhiều di tích đến ngày nay như Chùa Một Cột, Tháp
Bảo Thiên Tháp Chưởng Sơn,Tháp Sùng Thiện… Đặc điểm của các kiến trúc nay là quy mô lớn, hòa
hợp với cảnh thiên nhiên xung quanh.
- Các nghề thủ công, mỹ nghệ, khá phát trển
- Nghề dệt có nhiều thành tựu: vải, lụa
- Các sản phẩm gốm với đủ màu sắc, hoạt tiết trang trí đặc sắc được những người thợ khéo tay, thông
minh đời Lý làm ra
- Nghề gốm có bước phát triển đạt ở trình độ cao
- Thời nhà Trần, nghề thủ công còn có những bước phát triển mới, hình thành làng nghề chuyên sản xuất
1 mặt hàng nhất định
- Kinh thành Thăng Long mở rộng chia thành 71 phường. Tại đây không chỉ có thợ mà còn có những
phường thủ công và phố buôn bán
 Văn hóa phi vật thể
 Hệ tư tưởng
- Văn hóa thời Lý – Trần là sự dung hòa tam giáo (Nho - Phật –Lão) cùng với các tín ngưỡng dân gian
và có cả ảnh hưởng của tôn giáo Chămpa
- Thời kỳ này Phật giáo để lại những dấu ấn sâu đậm. Từ TK X Phật giáo có những bước phát triển lớn,
chùa chiền xuất hiện nhiều. Thời kỳ này đạo Phật nhập thế. Phật giáo thời kỳ này chung sống với tín
ngưỡng bản địa để tạo ra sắc thái đạo Phật với nét riêng Việt Nam.
- Năm 1031 triều Lý cho xây dựng 950 ngôi chùa, 1129 mở hội khánh thành 84000 tòa bảo tháp
- Nhà vua và tầng lớp quý tộc rất sùng mộ đạo Phật. Các nhà sư tăng và tín đồ Phật giáo phát triển cả số
lượng và chất lượng
- Thời Lý “nhân dân quá 1 nửa làm sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa” – nhà sử học Lê Văn Hưu
- Nhà chùa chiếm hữu khá nhiều ruộng đất do đó có 1 cơ sở kinh tế nhất định cho mọi hoạt động
Hạnh Ngô PR32

giả đông đảo và lớn về số lượng tác phẩm. Lực lượng sáng tác chủ yếu là các trí thức Phật giáo, sau đó
là trí thức Nho giáo
- Thời kỳ nhà Lý nội dung thơ văn mang quan niệm và triết lý Phật giáo, tuy nhiên nhiều tác phẩm có ý
nghĩa nhân sinh và giá trị văn hóa: Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Chiếu dời đô của Lý Công
Uẩn
- Thời nhà Trần, đa số các tác giả là các nho sĩ, trong đó có 1 số tướng lĩnh hoặc đại thần như: Trần
Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Phi Khanh…
- Thơ văn chữ Hán giai đoạn này thể hiện tư tưởng xây dựng 1 quốc gia độc lập tự chủ, lòng tự hào về
dân tộc, về nền độc lập của dân tộc, tinh thần yêu nước và ý chí vươn lên của dân tộc
- Bên cạnh dòng văn học viết bằng chữ Hán, lịch sử thời kỳ này chứng kiến sự hình thành của văn học
chữ Nôm với những tên tuổi nổi bật: Trần Nhân Tông, Nguyễn Thuyên, Chu Văn An…
 Nét đặc sắc trong sự phát triển văn hóa giai đoạn này là sự xuất hiện của 1 nền văn hóa chữ viết với
cả 2 hình thức chữ Hán và chữ Nôm. Sự xuất hiện của dòng văn học bác học đánh dấu sự chuyển biến
về chất lượng trong sự phát triển của văn hóa Việt Nam
Hạnh Ngô PR32
Câu 5: Trình bày những biến đổi của văn hóa Việt Nam trong quá trình giao lưu với văn hóa Pháp
Tiến trình văn hóa Việt Nam, cho đến nay, đã trải qua nhiều biến động,nhưng do hoàn cảnh địa
lí-khí hậu và lịch sử xã hội riêng nên dù biến động tới đâu nó vẫn mang trong mình những nét
bản sắc không thể trộn lẫn được.
Năm 1858, Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam thực hiện các cuộc khai thác thuộc địa trên tất cả
các lĩnh vực. Văn hóa VN giai đoạn này vẫn phát triển trong mối quan hệ giao lưu tự nhiên với
các nền văn hóa trong khu vực ĐNA và những nền văn hóa, văn minh điển hình của phương
Đông: Trung Hoa, Ấn Độ. Vấn đề hoàn toàn mới đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam là
cuộc tiếp xúc cưỡng bức và giao thoa với văn hóa phương Tây trực tiếp thông qua văn hóa Pháp.
Cuộc tiếp xúc “trái khoáy và không thú vị” này lại dẫn đến sự đổi thay toàn diện cho văn hóa Vn
theo hướng hiện đại hóa.
• Văn hóa vật thể
 Sự phát triển của đô thị
- Ngay từ đầu người Pháp đã triển khai phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông với mục đích
rõ ràng là để khai thác thuộc địa

− Với sự xuất hiện của báo chí, xã hội Việt Nam bước ra khỏi truyền thông chủ yếu là truyền
miệng sang một nền truyền thông mới mang tính chuyên nghiệp với phương tiện kỹ thuật hiện đại
− Nghề báo trở thành 1 nghề mới, đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp, những sản phẩm báo chí xuất
bản đều đặn và mang tính chất hàng hóa.
− Trước 1945, thực dân pháp bỏ tiền nâng đỡ dòng báo chí thân chính quyền, phổ biến văn minh
Pháp, xóa bỏ truyền thông văn hóa dân tộc.
− Nhưng trên thực tế, không ít tờ báo (gồm cả những tờ có sự bảo trợ của thực dân) vẫn có giá trị
văn hóa đáng kể: Lục tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí, Nam Phong, Hữu Thanh, An Nam tạp
chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dân…
− Báo chí góp phần hoàn thiện chữ quốc ngữ, hoàn thiện văn phong quốc ngữ và trở thành “bà đỡ”
cho văn học phát triển, là động lực cho sự sáng tạo của nghệ sĩ
 Văn học phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa
- Văn học quốc ngữ dần dần thay thế văn học chữ Hán, gắn với sự xuất hiện của những thể loại
văn học mới có nguồn gốc phương Tây (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ mới…), những quan điểm
nghệ thuật mới (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tả chân, phương pháp miêu tả và phân tích tâm
lý…)
- Văn xuôi bằng chữ quốc ngữ đã có bước tiến bộ vượt bậc. Sự xuất hiện của nhóm Tự lực văn
đoàn, các nhà văn hiện thực, các nhà thơ của phong trào thơ mới đã khẳng định sự chuyển mình
của văn hóa Việt Nam theo hướng hiện đại
- Cùng với những chuyển biến của văn học là sự xuất hiện của nhiều thể loại nghệ thuật mới và
cùng với chúng là những quan điểm thẩm mỹ mới: nhiếp ảnh, điện ảnh, kịch nói, hội họa, âm
nhạc phương Tây
 Với gần 100 năm đô hộ nước ta và với chính sách đồng hóa về văn hóa, thực dân Pháp đã
thực sự tạo ra môi trường văn minh phát triển và du nhập hầu hết những loại hình sinh hoạt văn
hóa phương Tây vào Việt Nam nhằm duy trì ách thống trị lâu dài của chúng
Cuộc tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã tạo ra những chuyển biến có tính chất bước ngoặt của
văn hóa Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự nhanh chóng thích ứng và nhạy bén của người Việt
Nam trong tiếp nhận văn hóa phương Tây. Trong hoàn cảnh mất nước, người Việt đã luôn có ý
thức và bản lĩnh thâu hóa, sàng lọc những giá trị mới của phương Tây, nhào nặn với giá trị văn
hóa truyền thống, tạo nền tảng sức mạnh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và phát

Một miếng giữa đường làng bằng một sàng xó bếp, Góc chiếu giữa đình…Tình trạng này cũng phản
ánh phần nào hạn chế trong sinh hoạt ăn uống của người Việt. Người Việt xưa còn rất thích hội họp
ăn uống: ngoài những lễ lớn của làng còn có những lễ của các đoàn thể nhỏ như thôn, giáp, các hội
của họ, các lệ khao của những người mua nhiêu mua ấm, những người khoa trường đỗ đạt, những
người lên lão lên bô, lệ cáo sắc phong tặng của các quan đều là những dịp cho dân quê cỗ bàn chè
chén rất tốn kém
• Có 2 loại ẩm thực: ẩm thực bình dân và cung đình
- Ẩm thực cung đình của các bậc vua chúa Việt Nam đều hướng đến những món ăn hiếm hoi, khó
kiếm được gọi là cao lương mỹ vị, sơn hào hải vị như: da tê, gân hươu, yến sào, bào ngư, hải sâm,
vây, bóng…
- Ẩm thực cung đình không đủ tư các đại diện cho nền văn hóa ẩm thực dân tộc. Vinh dự này thuộc
về ẩm thực bình dân
- Những thức ăn quê, những thức quà bình dân muôn màu muôn vẻ khắp mọi miền đất nước vừa thể
hiện sự đa dạng giàu có của sản vật nước nhà vừa thể hiện tài khéo, sự tinh tế, tấm lòng yêu quê của
người Việt
• Hàng loạt các dụng cụ dùng để chế biến, ăn uống, các nguyên liệu, các món ăn đã trở thành biểu
tượng tinh thần trong văn hóa Việt Nam với rất nhiều ý nghĩa phong phú và thú vị khác nhau
2. Vai trò – ý nghĩa đối với ngành du lịch
Ngày hôm nay, ngành du lịch Việt Nam đã biết kế thừa và phát huy những nét đặc sắc, tinh mỹ của ẩm
thực dân tộc, biến nó thành 1 trong những nguồn lợi kinh doanh quan trọng. Nếu tiến hành khéo, chẳng
những là dịp giới thiệu nét đẹp và tinh tế của văn hóa ẩm thực dân tộc cho bạn bè quốc tế mà còn góp
phần bảo tồn chính nền ẩm thực truyền thống
Câu 7: Trình bày tổng quát hệ thống tín ngưỡng VN và phân tích tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong
gia đình truyền thống
Hạnh Ngô PR32
1. Hệ thống tín ngưỡng VN
Đối với người Việt, có 1 số tín ngưỡng tiêu biểu như tục thờ một số hiện tượng tự nhiên, 1
số loài thực vật, động vật; tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ và suy tôn con người
như: Tổ tiên nhà, tổ tiên làng (Thành hoàng làng), tổ tiên nước (các vua Hùng), các hình
tượng Mẫu….

- Nó thể hiện ước nguyện chính đáng và phác thực của những cư dân nông nghiệp cổ cầu cho
mùa màng bội thu, con người và vật nuôi sinh sôi nảy nở. khỏe mạnh; tự nó mang tinh thân
nhân văn sâu sắc. thể hiện sức sống, miềm lạc quan của con người.
• Tín ngưỡng thờ Mẫu
− Đạo Mẫu xuất phát từ một tín ngưỡng phổ quát rộng hơn là thờ thần nữ. thờ tính nữ mà
mức độ cao nhất của nó là thờ tính Mẫu – tính Mẹ.
− Đạo Mẫu còn xuất phát từ nguyên lý Mẹ. Tính mẫu thể hiện ở sự sinh sôi, chở che, nuôi
dưỡng và lưu giữ. Nó chính là lòng bao dung, nhân từ, hiền hòa. Với tư cách là một dân tộc,
nó là khát vọng hòa bình, lòng độ lượng, vị tha, chăm lo cho tất cả mọi người.
− Ngày hôm nay tín ngưỡng thờ Mẫu ( Đạo Mẫu ) vẫn chưa duy trì và phát triển . Ngay cả
việc hầu bóng cũng rất cần được nghiên cứu kĩ lưỡng và quản lý có tính chuyên môn cao,
Hạnh Ngô PR32
tránh đánh đồng dễ dãi với mê tín dị đoan , song cũng tránh để xảy ra tình trạng buôn thần bán
thánh.
2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình truyền thống
Gia đình người Việt thực hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Xuất phát từ niềm tin con người có phần hồn
và phần xác, khi chết đi con người chỉ chết về phần xác còn phần hồn sống mãi. Ông bà ở nơi chín suối
nhưng vẫn thường xuyên đi về thăm hỏi con cháu, phù hộ độ trì cho còn cháu. Vì vậy, người Việt thờ
cúng tổ tiên trong gia đình.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng thiêng liêng, thể hiện tinh thần nhân bản của người VN, thể
hiện lòng biết ơn của người sống đối với người đã khuất và có ý nghĩa triết lý sâu sắc
Biểu hiện
Khác vời người phương Tây coi trọng ngày sinh, trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt Nam
coi trọng hơn cả là việc cúng giỗ vào ngày mất (kị nhật), bởi lẽ người ta tin rằng đó là ngày
con người đi vào cõi vĩnh hằng. Ngoài ngày giỗ thì việc cúng tổ tiên còn được tiến hành đều
đặn vào các ngày mồng Một, ngày Rằm; dịp lễ Tết và bất kì khi nào trong nhà có việc (dựng
vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử…). Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt ở gian giữa,
nơi trang trọng nhất. Người Việt Nam quan niệm dương sao âm vậy, cho nên cúng tổ tiên
bằng hương hoa trà rượu, và cả đò ăn lần đồ mặc, đồ dùng, tiền nong (làm bằng giấy gọi là
vàng mã). Rượu có thể có hoặc không nhưng ly nước lã thì không thể thiếu vì nước là thứ

người đàn ông trong làng bàn soạn. Nội dung hương ước tuy mỗi làng có những điểm khác biệt
nhưng tựu trung lại có năm nội dung sau:
• Thứ nhất, những điều khoản quy định về sản xuất, kinh tế liên quan đến ruộng đất, sức
kéo trâu bò, đường xá…
• Thứ hai, những điều khoản về phong hóa, đạo lý
• Thứ ba, những điều khoản về an ninh
• Thứ tư, những điều khoản về tế tự
• Cuối cùng, những điều khoản về học hành khoa cử
Tất cả những điều đó có thưởng phạt cụ thể. Hương ước là luật tục của mỗi làng, có ý
nghĩa điều hành cuộc sống của dân làng. Nó thể hiện những nét văn hóa riêng của mỗi
làng.
+Tính tự trị tự quản mang ý nghĩa tích cực khi nó góp phần củng cố tình cảm, sức mạnh cộng
đồng làng, tạo nên những nét văn hóa riieng của mỗi làng. Song những biểu hiện cực đoan của nó
là khó tránh khỏi: sống theo lệ mà không sống theo luật, phép vua thua lệ làng; tư tưởng cục bộ,
bản địa, địa phương chủ nghĩa, lòng tự tôn thái quá trở thành tự thị…Ngày hôm nay cái tâm lý
sống theo lệ thâm căn cố đế này
2. Phân tích đặc điểm
− Người Việt Nam luôn sẵn sàng đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, coi mọi người trong
cộng đồng như anh chị em trong nhà: “tay đứt ruột xót”, “ chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá
rách”……
− Người Việt Nam luôn có tính tập thể rất cao, gắn bó với tập thể, hòa đồng vào cuộc sống
chung của tập thể.
− Ưu điểm của tính cộng đồng là dễ quy tụ được 1 tập thể đoàn kết, gắn bó để đạt được mục
tiêu chung.
+ Tính cộng đồng là 1 trong những bản tính nguyên thủy của con người. Con người từ thời "ăn
lông ở lỗ" đã sống thành 1 cộng đồng, tập thể từ đó tạo đk thuận lợi cho việc truyền đạt các kĩ
năng sinh tồn, kích thích cho quá trình tiến hóa. Cũng từ đó mà dần dần hình thành các mô hình
xã hội từ dạng sơ khai cho đến phức tạp và phát triển cao như ngày nay.
+ Cũng nhờ tính cộng đồng mà dân tộc Việt Nam dễ tập hợp thành 1 tập thể đại đoàn kết để bảo
vệ và xây dựng đất nước từ thời kỳ các vua Hùng cho đến 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống

- Để là mẹ, người phụ nữ phải cố gắng, hy sinh rất nhiều. Vai trò làm mẹ của người phụ nữ không chỉ
thể hiện ở công lao sinh thành “chín tháng mang nặng đẻ đau” mà còn thể hiện chủ yếu ở việc nuôi dạy
con cái. Mẹ là người đầu tiên dạy con làm người, trao truyền những giá trị văn hóa cho con, sự hy sinh
hết lòng của người mẹ cho con cái cũng chỉ cốt sao cho con cái trưởng thành. Người mẹ gieo vào con
tình yêu, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với gia đình, quê hương, Tổ quốc. Bản thân người mẹ cũng luôn
có ý thức tu dưỡng tâm tính, tích thân tích thiện, ăn ở nghĩa tình với hy vọng để lại Đức cho con (“Phúc
đức tại mẫu”, “Cây xanh thì lá cũng xanh/ Cha mẹ hiền lành để đức cho con”)
- Trách nhiệm làm vợ, làm mẹ đã khiến người phụ nữ trở thành linh hồn, nơi hội tụ những tính chất tốt
đẹp nhất cho mọi thành viên trong gia đình
- Gia đình hạt nhân trong xã hội cổ truyền không tách rời gia đình lớn, người phụ nữ là cầu nối giữa các
thế hệ trong gia đình và giữa gia đình của mình với họ hàng
2. Phẩm chất
Tam tòng – tứ đức….
• Con người lao động:
Con người lao động trong người phụ nữ Việt Nam có những phẩm chất đặc sắc nhất định,
kết tinh từ trong vai trò của nó trên tiến trình của lịch sử Việt Nam. Làm nên những thuộc
tính ấy, có vai trò quan trong hàng đầu của những người phụ nữ nông dân trong hàng
nghìn năm của thời đại dựng nước và giữ nước.
“Tháng Chạp là tiết trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà.
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,
Hạnh Ngô PR32
Tháng Tư gieo mạ thuận hòa mọi nơi.
Tháng Năm gặt hái vừa rồi,
Giời đổ mưa xuống nước trôi đầy đồng. Anh ơi giữ lấy việc công,
Để em cày cấy mặc lòng em đây”.
Việc trồng lúa nước ở Việt Nam trong điều kiện thiên nhiên và kỹ thuật từ trước đến nay,
vẫn là một thứ lao động phức tạp và vất vả. Chân lấm tay bùn, giãi nắng dầm mưa, đời
này qua đời khác, người phụ nữ Việt Nam là người rất giỏi chịu đựng gian khổ, khó khăn
và hết sức cần cù, tỉ mỉ. Sống chết với quê hương làng xóm, bám chặt lấy ruộng vườn,

của mình. Tần tảo là đức tính đi kèm với tinh thần đảm đam của các thế hệ phụ nữ Việt
Nam xưa, chịu thương chịu khó, sớm tối lam làm, suốt đời cần kiệm để gánh vác gia
đình. Để có thể đảm đương một khối lượng công việc lớn và phức tạp, người phụ nữ xưa
còn rất khéo léo và thông minh, có đầu óc thực tiễn và khéo chân khéo tay.
Hạnh Ngô PR32
Tính khiêm nhường, lòng vị tha, đức hy sinh và lòng yêu thương rộng lớn của người phụ
nữ tỏa ra trong các gia đình, khiến cho người phụ nữ xưa có một vị trí rất đặc biệt giữa
chồng con của họ. Người chồng gọi vợ mình là “nội tướng”. Con cái nhận rằng “phúc đức
tại mẫu”. Người ngoài khẳng định “lệnh ông không bằng cồng bà”.
• Con người chiến sĩ
Con người chiến sĩ trong người phụ nữ Việt Nam là một hiện tượng độc đáo nhất. “Giặc
đến nhà, đàn bà phải đánh”, đấy là truyền thống đặc biệt của phụ nữ Việt Nam. Chỉ tính từ
thời các vua Hùng dựng nước cho đến nay, 24 cuộc chiến tranh ái quốc với quy mô cả
nước đã nổ ra để giữ nước! Biết bao thế hệ phụ nữ đã trở thành chiến sĩ trong những lần
vận nước gặp nguy nạn. Nhưng không phải chỉ có thế. Trong cuộc đấu tranh giai cấp
thường xuyên làm nền cho sự tiến hoá của xã hội, tất cả các thế hệ phụ nữ - với đặc điểm
là “công dân chính trị” của họ, cũng đều trở thành những chiến sĩ, tham gia đấu tranh dưới
mọi hình thức. Từ những người phụ nữ đã nổi dậy dưới lá cờ Hai Bà Trưng, những vợ ba
Cai Vàng, vợ ba Đề Thám thậm chí cả những người vô danh:
“Gái goá lo việc triều đình
Lo Nam, lo Bắc việc mình không lo”
và những mẹ Đốp luôn luôn sẵn sàng tấn công bọn hào lý ở khắp nơi, cho đến những Võ
Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiêm, Út Tịch và mẹ Suốt ngày nay – hàng trăm thế hệ phụ nữ đã
truyền đi và nhân lên những thuộc tính đặc sắc của người chiến sĩ trong người phụ nữ
Việt Nam.
“Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân”.
Câu hát cổ trên cũng là một hình thức ghi nhớ của nhân dân đối với tiết bao người vợ đảm
xưa đã góp vào cuộc chiến chung, và không têm trầu “cánh phượng” nữa, mà têm trầu
“cánh kiếm”, nô nức, hồ hởi tiễn đưa người thân của mình ra đi. Đó là những con người

dần bị mai một trong một bộ phận phụ nữ. Bên cạnh đó, một bộ phận phụ nữ vẫn còn tâm lý trông chờ, ỷ
lại, ngại học hỏi, không cầu tiến, không chịu khó vươn lên, dễ bị lợi dụng, kích động đã và đang là
những rào cản lớn đối với sự phát triển của phụ nữ. Những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân: trước hết
là do nhận thức một bộ phận phụ nữ còn hạn chế, chưa chú trọng việc tu dưỡng rèn luyện phẩm chất,
đạo đức, chưa có ý thức giữ gìn, phát huy các phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ, của dân tộc Bên
cạnh đó, tình trạng thiếu việc làm, đời sống còn nhiều khó khăn, sự du nhập văn hóa nước ngoài với lối
sống đề cao sự thụ hưởng đang tác động vào các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ nữ "
C âu 1 0 : P hân tích ý nghĩa văn hóa của lễ hội truyền thống VN. L iên hệ với thực tế lễ hội VN hiện
này?
1.Ý nghĩa văn hóa của lễ hội truyền thống VN
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tất yếu nảy sinh trong xã hội loài người trên cơ sở nhiều thỏa
mãn nhu cầu tinh thần của con người khi sống thành cộng đồng. Qua thời gian và những biến thiên của
lịch sử, lễ hội đã dần lắng đọng nhiều lớp phù sa văn hóa đặc sắc mang ý nghĩa sâu sắc.
• Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp văn hóa: phong
tục, tín ngưỡng, nghệ thuật, các sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.
Lễ hội là bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt và các giá trị tinh thần của dân tộc, lễ hội có sức sống và
sức thuyết phục mạnh mẽ. Bóc tách lễ hội sẽ thấy được nhiều lớp văn hóa sống động trầm tích và được
lưu giữ trong đó qua suốt chiều dài lịch sử
• Lễ hội thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, giải trí của con người
- Thực hiện các nghi thức trong lễ hội, con người biểu hiện lòng biết ơn đối với trời đất, thần linh,
các anh hùng dân tộc đã có công giúp họ trong cuộc sống và trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước.
- Phần lễ trong lễ hội nông nghiệp thể hiện sự cầu xin và ước vọng về mưa thuận gió hòa, mùa màng
bội thu, cuộc sống yên bình hạnh phúc cho mọi người
- Đời sống văn hóa trong ngày lễ hội được nâng lên ở trình độ cao so với những ngày thường. Con
người tham gia hăng say, hết mình vào các hoạt động lễ hội: các trò chơi, hoạt động văn nghệ…
- Những sinh hoạt vui chơi trong phần hội phản ánh hiện thực và khát vọng của cư dân nông nghiệp
lúa nước, thể hiện tài năng trí tuệ, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của người VN. Cả 1 nền văn hóa trò
chơi dân gian sống động của dân tộc cũng được hình thành, lưu giữ và phát triển từ đấy
• Lễ hội mang ý nghĩa cộng đồng và cộng cảm sâu sắc

- Tuy nhiên, cũng cần thấy trong lễ hội có cả yếu tố phi văn hóa, phản văn hóa. Đó là vấn đề
thương mại hóa trong lễ hội, vấn đề mê tin dị đoan… Cần loại bỏ những yếu tố trên khi kế thừa
kho tàng lễ hội cổ truyền nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc
2. Liên hệ hiện nay
Ngày nay , Lễ hội vẫn là một hình thức sinh hoạt văn hóa giàu sắc thái dân tộc và không thể thiếu vắng
trong đời sống xã hội, những càng , ngày càng lễ hội truyền thống.Ngày càng ít mà thay vào đó là những
lễ hội mang tính hiện đại hơn .Lễ hội mở ra không chỉ cho thuộc người đến tham quan ,ta ơi và cầu tin
mà có những người đến lễ hội để buôn bán,các dịch vụ ;đổi tiền lẻ,hóa vàng thuế, cúng thuế,ngày càng
nhiền,ngày này Lễ hội có truyền có sự “bột phát trở lại . Hăng năm ở nước ta có rất nhiều lễ hội ở khắp
thuộc miền đất nước,lễ hội nào cùng đồng kín người,có những người được hết lễ hội này đến lễ hội khác
có một số người được để xem cảnh,vải chơi những đa số thuộc người đều đến cầu xin và thuộc người
đều có thói mê tín chị đoạn ,khi đến lễ hội lễ hội người ta không còn cảm thấy vải tuổi,thoại mái như
xưa mà giờ đây toàn là cảnh chen chúc ngợt ngạt và vi bức kho chịu ,các quan hang hóa ,ngày một mọc
lên càng nhiều,các dịch vuj để khiếm tiền càng ngày càng nhiều làm cho lễ hội truyền thống của văn hóa
Hạnh Ngô PR32
cho đến nay không những không phát triển hơn mà còn giữ nguyên những cái hạn chế của lễ hội cổ
truyền.
Câu 11: Phân tích ý nghĩa văn hóa của lễ Tết truyền thống VN. Liên hệ với thực tế lễ Tết hiện nay ở
nước ta
1. Ý nghĩa văn hóa của Lễ Tết truyền thống
1. Tết Nguyên Đán (Mồng 1 tháng Giêng)
Theo âm Hán Việt, “Nguyên” là bắt đầu, “Đán” là buổi sáng, tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Ta,
Tết Cả để phân biệt với những Tết còn lại trong năm), là ngày đầu năm mới âm lịch. Theo phong
tục cổ truyền VN, tết Nguyên Đán trước hết là tết của gia đình. Trong ba ngày tết diễn ra ba cuộc
gặp gỡ lớn diễn ra tại mỗi nhà. Thứ nhất là cuộc gặp gỡ của những Gia Thần, đó là Tiên sư hay
Nghề sư, vị tổ đầu tiên dạy nghề mà gia định mình đang làm. Cuộc gắp gỡ thứ hai là cuộc gặp gỡ
tổ tiên ông bà, những người đã khuất. Người dân tin rằng, linh hồn của những người đã khuất sẽ
về với con cháu của họ vào dịp Tết. Cuộc gặp gỡ thứ 3 là cuộc đoàn tụ của những người thân
trong gia đình. Dịp Tết Nguyên Đán, người ta đi chúc mừng nhau, mở hội, tỏ chức các cuộc vui

rong trống mở cờ, múa lân để đón trăng lên, sau thành Tết của con trẻ.
9. Tết Trùng Cửu (mùng 9 tháng Chín)
Hạnh Ngô PR32
Từ xưa, nho sĩ VN đã làm theo lễ này nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu
cúc nên gọi là thưởng tết Trùng Dương.
10. Tết Trùng Thập (mùng 10 tháng Mười)
Là ngày hội của giới thầy thuốc. Theo sách “Dược lễ,” đến ngày 10 tháng Mười, cây thuốc mới tụ
được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt nhất.
11. Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười – tết Cơm mới)
Thường được tổ chức nhằm ngày mùng 1 hoặc ngày rằm tháng Mười, là Tết cơm mới sau khi đã
gặt hái xong mùa vụ.
12. Tết Ông Táo (23 tháng Chạp)
Là ngày Ông Táo (“Vua Bếp”) chầu trời. Theo truyền thuyết xưa có hai vợ chồng nghèo khổ vì
một chút mâu thuẫn nhỏ thành chia ly. Người vợ sau đó đi lấy chồng khác. Người chồng cũ hối
hận đã mắng vợ nên đi tìm, tiêu hết tiền bạc, thành kẻ ăn xin. Run rủi một ngày đến ăn xin nhà
người vợ cũ, hai người nhận ra nhau, người vợ thương chồng cũ đem cơm gạo và tiền bạc ra cho.
Đúng lúc người chồng mới về nhà, sợ khó giải thích, bèn nói chồng cũ núp vào đống rơm. Ai dè,
người chồng mới lại đốt rơm để lấy tro bón ruộng. Người chồng cũ bị thiêu trong đó. Người vợ
thấy vậy, chả biết làm sao, cũng lao vào đống rơm cháy để chết theo. Người chồng mới thấy vậy,
lao theo vào đống rơm cứu vợ và cả ba cùng chết trong đó.
Ba người lên tới thiên đình, Ngọc Hoàng thấy cả ba người đều có nghĩa nên phong họ làm “Vua
Bếp,” cho cai quản việc bếp núc, hàng năm đến 23 Chạp thì cưỡi cá chép lên Thiên đình để tâu
với Ngọc Hoàng việc làm bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.
 Tết Việt Nam gắn bó mật thiết với không gian gia đình, với tâm linh hướng vọng tổ tiên. Cho
nên Tết bao giờ cũng trở thành kỷ niệm thân thương và bền bỉ của mỗi đời người.
Tết là một mỹ tục của văn hóa, chứa đựng rất nhiều những nét riêng đặc sắc của dân tộc Việt
Nam, rất cần được kế thừa và phát huy theo hướng vừa lành mạnh, tiết kiệm, vừa thiêng liêng,
trang trọng, đậm đà bản sắc dân tộc và chất nhân văn cao quý
2. Liên hệ hiện nay
Hạnh Ngô PR32


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status