rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông ở tỉnh đăk nông - Pdf 14

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt 3
MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG 9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
NGÔN NGỮ HÓA HỌC 9
1.1. Ngôn ngữ là phương tiện của nhận thức 9
1.1.1. Kinh nghiệm xã hội được tồn tại và truyền đạt lại cho thế hệ sau được
là nhờ ngôn ngữ 9
1.1.2. Ngôn ngữ làm cho các quá trình của nhận thức cảm tính ở người mang
một chất lượng mới 10
1.1.3. Vai trò của ngôn ngữ là không thể thiếu trong nhận thức lý tính 12
1.2. Khái niệm ngôn ngữ hóa học 14
1.2.1. Ngôn ngữ hóa học là một phương tiện nhận thức trong khoa học và
dạy học 14
1.2.2. Ngôn ngữ hóa học là một phương tiện tích cực để nhận thức hóa học15
1.2.3. Các chức năng nhận thức của ngôn ngữ hoá học 15
1.2.4. Ngôn ngữ hoá học trong chương trình hóa học trường phổ thông 16
1.2.5. Ngôn ngữ hoá học làm tối ưu hóa quá trình lĩnh hội môn hóa học, phát
triển tư duy cho học sinh 16
1.2.6. Vai trò của ngôn ngữ hoá học trong nhiệm vụ giáo dục tư tưởng đạo
đức học sinh 17
1.3. Sơ lược thực trạng phát triển ở tỉnh Đăk Nông, chất lượng giáo dục của
tỉnh Đăk Nông 17
1.4. Thực trạng của việc dạy học hoá học và sử dụng ngôn ngữ hoá học trong
dạy học tại tỉnh Đăk Nông 19

dụng ngôn ngữ hoá học cho học sinh 54
KẾT LUẬN VỀ CHƯƠNG 2 65
- 2 -
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 66
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 66
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 66
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 66
3.3.1. Lựa chọn mẫu thực nghiệm 66
3.3.2. Mẫu đối chứng 66
3.3.3. Nội dung thực nghiệm 67
3.3.4. Chuẩn bị tiến hành thực nghiệm 67
3.4. Xử lý kết quả thực nghiệm 68
3.4.1. Đã tiến hành kiểm tra đánh giá ở mỗi chương ở các mức độ 68
3.4.2. Trao đổi với một số giáo viên giàu kinh nghiệm 68
3.4.3. Vận dụng thống kê để thực nghiệm 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 75
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC
- 3 -
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt Viết đầy đủ
BT : Bài tập
CT : Công thức
CB : Cơ bản
CTCT : Công thức cấu tạo
DHHH : Dạy học hóa học
ĐC : Đối chứng
GV : Giáo viên
HS : Học sinh

thích hợp nhằm phát huy tính chủ động tự lực cho học sinh (HS) tư duy khoa học,
sáng tạo, nâng cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề.
Đối với HS trung học phổ thông (THPT), các em lĩnh hội được kiến thức và
hiểu kiến thức hóa học đó, nhưng các em thường không thể diễn đạt và trình bày một
cách logic và rành mạch cho thầy cô và các bạn hiểu vấn đề khoa học mà các em đã
lĩnh hội. Do đó cần rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học (NNHH) ở trường
phổ thông.
Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu đó là “Rèn luyện kỹ năng sử
- 5 -
dụng ngôn ngữ hóa học cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông ở tỉnh Đăk Nông”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
NNHH và sử dụng NNHH trong dạy học không phải là vấn đề hoàn toàn mới ở
Việt Nam. Nhưng, Đăk Nông - một tỉnh được tách ra từ năm 2004 - một vùng đất mà
có nhiều giáo viên (GV) trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều, cần có nhiều biện pháp để đổi
mới, thì nghiên cứu NNHH và việc sử dụng NNHH trong dạy học hoá học (DHHH)
cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
2.1. Các nhà khoa học đã có những công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ
khác nhau về nội dung của NNHH (như ngôn ngữ của một ngành khoa học cụ thể)
qua các báo cáo, công trình đăng trên các tạp chí:
- Vấn đề “Lịch sử đặt tên các nguyên tố hóa học” được tác giả Nguyễn Duy Ái
tập hợp và hệ thống lại đăng trên Tạp chí Hóa học ngày nay (số 21.12/1994; số 22 –
1/1995), tác giả Phúc Đường có bài viết “Du lịch qua tên gọi các nguyên tố hóa học
“đăng trên tạp chí Thế giới mới số 511 (trang 53 – 54) và 512 (trang 58 – 60) cung
cấp những tư liệu về nguồn gốc tên gọi của phần lớn các nguyên tố trong Hệ thống
tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Về thuật ngữ hóa học nói chung có một số tư liệu tập trung nghiên cứu về nội
dung các thuật ngữ (gắn với các khái niệm hóa học) nhằm mục đích tra cứu: từ điển
hóa học phổ thông, thí nghiệm hóa học dành cho thiếu nhi, của nhà xuất bản (NXB)
Văn hóa – Thông tin. Về thuật ngữ và tên gọi các hợp chất vô cơ được tác giả Đào
Quý Chiêu đề cập về những nguyên tắc và mối liên hệ với bản thân các chất, sự phân

Dương - Khóa học 2004 - 2008, TS.Trịnh Đình Chính hướng dẫn.
Phân loại và đại cương danh pháp hợp chất hữu cơ – Nghiên cứu và đề xuất
hướng giải quyết các vấn đề khó và mới trong hóa học hữu cơ trong SGK thí điểm
(ban khoa học tự nhiên) ở THPT – SV: Lê Thị Mỹ Huyền – Khóa học 2003 - 2007,
TS. Trịnh Đình Chính hướng dẫn.
2.4. Vấn đề sử dụng NNHH trong DHHH nói chung và DHHH ở miền núi nói
riêng chưa có các công trình nào nghiên cứu và công bố kết quả cụ thể ở Việt Nam.
3. Mục đích chọn đề tài
Đi thực tế, khảo sát thực trạng việc dạy học ở tỉnh Đăk Nông ở lĩnh vực:
- Sử dụng NNHH trong DHHH để giảng dạy cho HS trên địa bàn tỉnh miền
núi.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng NNHH cho HS trong các vấn đề diễn đạt ngôn
ngữ, viết phương trình hóa học, đọc tên chất hóa học. Từ đó giúp cho các em giải bài
tập (BT) hóa học, nhằm nâng cao chất lượng học tập.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: GV, HS tỉnh Đăk Nông.
- 7 -
- Đối tượng nguyên cứu: Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong
DHHH trong mỗi tiết dạy.
5. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học (QTDH), người GV phải rèn luyện kỹ năng sử dụng
tốt NNHH cho HS, sẽ giúp các em trao đổi kiến thức lẫn nhau “giữa thầy và trò, giữa
trò và trò”, là chìa khóa để tiếp cận tri thức, mở rộng tri thức, phát huy được tính tích
cực, tự lực, tự nghiên cứu sáng tạo của HS. Đó là một trong những vấn đề quan trọng
giúp HS phát triển năng lực nhận thức cao hơn nhằm nâng cao chất lượng DHHH ở
các trường THPT ở tỉnh Đăk Nông.
6. Nhiệm vụ của đề tài
- Tổng quan và tìm hiểu việc sử dụng NNHH của GV và HS ở tỉnh Đăk Nông.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng NNHH cho HS qua các giờ giảng bài hóa học ở trên
lớp, chủ yếu là rèn luyện kỹ năng sử dụng danh pháp hóa học cho HS lớp 11 THPT.

Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt dùng làm phương tiện giao tiếp và
công cụ tư duy. Ngôn ngữ là phương tiện hình thành, giữ gìn và chuyển giao thông tin
từ thế hệ này sang thế hệ khác, là phương tiện giao tiếp giữa mọi người, là hiện tượng
xã hội đặc biệt. Ngôn ngữ là hình thức vật chất của các quy luật và hình thức tư duy,
là hệ thống thông tin ký hiệu đặc biệt đảm bảo chức năng hình thành, giữ gìn và
chuyển giao thông tin.
Ngôn ngữ là một hiện tượng bao hàm nhiều mặt, nhiều nhân tố không thể
tách rời nhau, mà trước khi xuất hiện học thuyết về chủ nghĩa duy vật biện chứng,
nhà ngôn ngữ học F. De Sausure đã quan niệm “là bộ phận xã hội của hoạt động
ngôn ngữ, tồn tại bên ngoài cá nhân”, nó là một sản phẩm xã hội lưu trữ trong óc
mỗi người.
Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Tuy ngôn ngữ không phải là tư duy
nhưng tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không có tư duy.
Những tư tưởng và những sự trừu tượng hóa không thể tồn tại độc lập được và chúng
nhất thiết phải được vật chất hóa ra dưới dạng các âm thanh (ngôn ngữ nói) hay các ký
hiệu chữ viết (ngôn ngữ viết). Mác cho rằng ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư
tưởng, tư tưởng chỉ có thể thể hiện một cách hiện thực trong ngôn ngữ.
Tư duy trừu tượng gián tiếp, khái quát, không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ,
nó phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện cho mình. Nếu không có ngôn ngữ thì bản
thân quá trình tư duy không diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy cũng
- 9 -
không được chủ thể và người khác tiếp nhận. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư
duy và nhờ đó làm khách quan hóa chúng cho người khác và cho cả bản thân chủ thể
tư duy.
Ngôn ngữ được chia thành ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nhân tạo. Ngôn ngữ
tự nhiên – hệ thống thông tin ký hiệu âm thanh đặc biệt và chữ viết – được hình thành
trong lịch sử xã hội, biểu thị các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Ngôn ngữ
nhân tạo là hệ thống ký hiệu hỗ trợ được tạo ra bằng cách riêng trên cơ sở của ngôn
ngữ tự nhiên nhằm chuyển giao chính xác và kinh tế các thông tin khoa học và thông
tin khác. Ngôn ngữ nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong khoa học và kỹ thuật hiện

nghĩa trong tri giác của con người là một chất lượng mới làm cho tri giác người khác
xa tri giác của con vật. Chất lượng mới này chỉ được hình thành và được biểu đạt
thông qua ngôn ngữ.
Biểu tượng là hình ảnh của sự vật được giữ lại trong trí nhớ. Sự tiếp xúc trực
tiếp nhiều lần với sự vật sẽ để lại trong chúng ta những ấn tượng, những hình ảnh về
sự vật đó. Những ấn tượng, hình ảnh này đậm nét và sâu sắc đến mức có thể hiện lên
trong ký ức của chúng ta ngay cả khi sự vật không còn ở trước mắt. Trong biểu tượng
chỉ lưu giữ lại những nét chủ yếu, nổi bật nhất của sự vật do cảm giác, tri giác đem lại
trước đó. Biểu tượng thường được hiện ra khi có những tác nhân tác động, kích thích
đến trí nhớ con người. Hình thức cao nhất của biểu tượng là sự tưởng tượng, sự tưởng
tượng đã mang tính chủ động sáng tạo. Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong hoạt động
sáng tạo khoa học.
Ngôn ngữ cũng giữ một vai trò to lớn trong tưởng tượng. Nó là những phương
tiện để hình thành biểu đạt và duy trì các hình ảnh của tưởng tượng. Ngôn ngữ giúp ta
làm chính xác hóa các hình ảnh của tưởng tượng đang nảy sinh, tách ra trong chúng
những mặt cơ bản nhất, gắn chúng lại với nhau, cố định chúng lại bằng từ và lưu giữ
chúng trong trí nhớ. Ngôn ngữ làm cho tưởng tượng trở thành một quá trình ý thức,
được điều khiển tích cực, có kết quả và chất lượng cao.
Ngôn ngữ cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với trí nhớ của con người. Nó
tham gia tích cực vào các quá trình trí nhớ, gắn chặt với các quá trình đó. Việc ghi
nhớ sẽ dễ dàng và có kết quả tốt hơn nếu ta nói lên thành lời điều cần ghi nhớ.
Không có ngôn ngữ thì không thể thực hiện sự ghi nhớ có chủ định, sự ghi nhớ có
ý nghĩa và kể cả sự ghi nhớ máy móc (học thuộc lòng)… ngôn ngữ là một phương
tiện để ghi nhớ, là một hình thức để lưu giữ những kết quả cần nhớ. Nhờ ngôn ngữ
- 11 -
con người có thể chuyển hẳn những thông tin cần nhớ ra bên ngoài đầu óc con
người. Chính bằng cách này con người lưu giữ và truyền đạt được kinh nghiệm của
loài người cho thế hệ sau.
1.1.3. Vai trò của ngôn ngữ là không thể thiếu trong nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn tiếp theo và

và có được những hoạt động thực tế và lý luận.
Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng vận dụng các khái niệm để khẳng
định hoặc phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan.
Phán đoán là hình thức liên hệ giữa những khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các
sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người. Tuy nhiên, phán đoán không phải là
tổng số giản đơn của những khái niệm tạo thành mà là quá trình biện chứng trong đó
các khái niệm có sự liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Phán đoán được biểu hiện dưới
hình thức ngôn ngữ là các mệnh đề theo những quy tắc văn phạm nhất định.
Suy lý là một hình thức của tư duy trừu tượng trong đó xuất phát từ một hay
nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận. Suy lý là sự liên hệ
giữa các phán đoán, là công cụ hùng mạnh của tư duy trừu tượng thể hiện quá trình
vận động của tư duy đi từ những cái đã biết đến nhận thức những cái chưa biết một
cách gián tiếp. Có thể nói, toàn bộ các khoa học được xây dựng trên hệ thống suy lý
và nhờ suy lý mà con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn hiện thực
khách quan.
Ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với tư duy con người. Ngôn ngữ và tư duy không
có mối quan hệ song song. Ngôn ngữ không phải là tư duy và ngược lại tư duy cũng
không phải là ngôn ngữ. Mối quan hệ chặt chẽ giữa ngôn ngữ với tư duy là ở chỗ tư
duy dùng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ của tư duy, chính nhờ điều này tư duy
của con người khác về chất so với tư duy con vật: con người có tư duy trừu tượng.
Không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy trừu tượng và khái quát được. Mối
quan hệ không tách rời của tư duy và ngôn ngữ được thể hiện trong ý nghĩa của các
từ. Mỗi từ điều có quan hệ với một lớp sự vật, hiện tượng nhất định và gọi tên sự vật,
hiện tượng đó. Khi gọi tên các sự vật, từ tựa như thay thế chúng và nhờ đó tạo ra
những điều kiện vật chất cho những hành động hay thao tác đặc biệt đối với các vật ấy
kể cả khi vật ấy vắng mặt (tức là thao tác với các vật thay thế, với ký hiệu từ ngữ hay
là với ngôn ngữ). Tuy nhiên, từ không chỉ gọi tên sự vật, nhờ vậy, tư duy ngôn ngữ
trừu tượng hóa được những thuộc tính, những bản chất của sự vật và khái quát hóa
được những thuộc tính bản chất của nó. Không có ngôn ngữ thì không thể có tư duy
- 13 -

- 14 -
Danh pháp hóa học: là những qui tắc gọi tên những nguyên tố, chất, những hạt
vi mô,… trong khoa học hóa học.
Biểu tượng hóa học: là những hình ảnh tượng trưng trong khoa học hóa học (ký
hiệu hóa học, công thức (CT), phương trình, hình vẽ,…) là hệ thống những quy ước
khoa học nhằm khái quát hóa các đối tượng, hiện tượng, quy luật hóa học, vạch ra một
cách tổng quan những dấu hiệu cơ bản của các hiện tượng, quá trình hóa học, chỉ ra
mối liên hệ giữa mặt định tính và định lượng của chúng. Nhờ các biểu tượng mà
NNHH có thể diễn đạt những nội dung tri thức phong phú một cách ngắn gọn, chính
xác, thể hiện mức độ khái quát cao trong việc phản ánh một cách tổng quát những
khái niệm cơ bản, những kiến thức đặc trưng của hóa học.
1.2.2. Ngôn ngữ hóa học là một phương tiện tích cực để nhận thức hóa học
Những kết quả được mô tả bằng NNHH đều thể hiện những nội dung quan
trọng, cơ bản của khoa học hóa học và mối quan hệ giữa chúng.
Thay vì phải dùng nhiều ngôn từ miêu tả các sự vật, hiện tượng, quá trình hóa
học, diễn biến các phản ứng hóa học,… NNHH biểu thị chúng một cách ngắn gọn
dưới dạng những CT, ký hiệu, phương trình, sơ đồ, phản ánh nhiều mối quan hệ khác
nhau giữa các đối tượng của hóa học bằng những ký hiệu.
Trong NNHH, đặc biệt là các biểu tượng có thể phản ánh cùng một lúc kết quả
của tri thức và con đường để nhận thức các tri thức đó.
NNHH còn sử dụng các ký hiệu của nó với ngôn ngữ của khoa học khác: ký
hiệu toán học, logic học, các đại lượng vật lý, các thuật ngữ, khái niệm khoa học nói
chung… tạo điều kiện thuận lợi cho sự mô tả các đối tượng hóa học và các quy luật
giữa chúng.
1.2.3. Các chức năng nhận thức của ngôn ngữ hoá học
Những đặc trưng của NNHH cùng với sự định hướng có tính chất PP luận
của nó cho phép NNHH thực hiện được nhiều chức năng khác nhau trong nhận
thức hóa học:
Cung cấp những thông tin về các chất và hiện tượng hóa học bằng các từ ngữ
và những dấu hiệu quy ước biểu thị các kết quả của nhận thức hóa học, hình thành các

huống khác nhau là tiêu chuẩn không chỉ của việc nắm vững kiến thức hóa học mà
- 16 -
còn là tiêu chuẩn của sự phát triển tư duy HS. Tất cả các kỹ năng hoạt động với
NNHH đều liên quan đến hoạt động trí tuệ. Sự so sánh, khái quát hóa, trừu tượng
hóa, mã hóa bằng các ký hiệu, mô hình hóa,… đều thuộc về các trình độ nắm vững
NNHH.
Các kỹ năng về sử dụng NNHH cho phép thực hiện các hoạt động nhận thức
một cách có hiệu quả: tìm hiểu tính chất các chất, các khuynh hướng của phản ứng
hóa học, giải thích bản chất các hiện tượng, quá trình hóa học, giải các bài toán hóa
học và mô hình hóa các kết quả thu được.
Cùng với các hoạt động tự lập trong học tập, trên cơ sở nắm vững NNHH, HS
còn làm quen với hoạt động sáng tạo trong nhận thức hóa học.
1.2.6. Vai trò của ngôn ngữ hoá học trong nhiệm vụ giáo dục tư tưởng đạo đức
học sinh
NNHH chứa đựng trong nó những khả năng lớn trong việc thực hiện chức năng
giáo dục trong DHHH.
NNHH có thể sử dụng như một phương tiện hữu hiệu để hình thành thế giới
quan khoa học cho HS. Để thực hiện được nhiệm vụ này, QTDH hóa học phải đảm
bảo sự thống nhất giữa ý nghĩa về mặt nội dung và hình thức của hệ thống ký hiệu
của NNHH. Nếu không có sự thống nhất này thì những nghiên cứu TN của thế giới
vật chất và sự phát triển của nó sẽ mâu thuẫn với các nội dung trừu tượng của các khái
niệm, dẫn đến sai lệch về thế giới quan trong nhận thức của HS. NNHH được hình
thành một cách đúng đắn sẽ là phương tiện có hiệu quả, tiện lợi để khẳng định những
thuộc tính của thế giới vật chất: tính thống nhất, tính đa dạng, các quy luật vận động,
sự phát triển biện chứng,…
NNHH giúp HS nhận thức được ý nghĩa khách quan và khả năng phán đoán
của lý thuyết trong việc nhận thức thế giới khách quan. Việc vận dụng NNHH giáo
dục cho HS nhiều phẩm chất con người như: hình thành kỹ năng học tập, hình thành
hứng thú với môn học, giáo dục cho HS cách diễn đạt suy nghĩ của mình một cách
chính xác, từ đó, giúp HS hình thành nhiều tính cách tốt như có thói quen tự lực trong

2,981 người/điểm phục vụ, bán kính phục vụ 3,56 km. Tổng số thuê bao cố định trên
địa bàn tỉnh là 81622 thuê bao, mật độ điện thoại cố định là 16.7 máy trên 100 dân.
Tổng số thuê bao internet là 10076, mật độ thuê bao đạt 2 thuê bao/100dân. Tóm lại:
điện, đường, trường, trạm cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn và bất cập. Các thiết bị
văn phòng và thí nghiệm còn nhiều thiếu thốn, lực lượng lao động mỏng, phần lớn lao
động trẻ vừa được tuyển dụng, thiếu kinh nghiệm xử lí trong công việc.
- 18 -
Nguyên nhân: Tỉnh Đăk Nông được tách ra từ tỉnh Đăklăk (năm 2004) trên cơ
sở 6 huyện gồm 47 xã đặc biệt khó khăn, 6 xã biên giới và 5 thị trấn, điều đáng nói là
tỷ lệ hộ nghèo rất cao, chiếm 50% tổng số hộ, cá biệt nhiều bon, buôn ở vùng sâu,
vùng xa tỷ lệ đói nghèo chiếm 90-100%.
Trước tình hình đó, muốn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, trước hết phải
nâng cao dân trí, bởi vì tình trạng lạc hậu, sự hiểu biết thấp kém, là mảnh đất màu mỡ
cho các tệ nạn xã hội, các thủ tục mê tín dị đoan nảy sinh, tiến bộ khoa học kỹ thuật
không thể có điều kiện phát triển. Muốn nâng cao dân trí, không có cách nào hơn là
phát triển giáo dục, do vậy phải đổi mới suy nghĩ và nhận thức cho HS THPT.
1.4. Thực trạng của việc dạy học hoá học và sử dụng ngôn ngữ hoá học trong dạy
học tại tỉnh Đăk Nông
1.4.1. Đã tiến hành khảo sát thực trạng việc dạy học hoá học ở phổ thông của tỉnh
Đăk Nông
- Đánh giá một cách khách quan và có cơ sở vững chắc về thực trạng DHHH ở
tỉnh Đăk Nông, chỉ ra những khó khăn mà GV và HS thường gặp khi DHHH.
- Thông qua quá trình khảo sát, phân tích các mặt ưu điểm, nhược điểm của
việc DHHH tỉnh Đăk Nông, thấy được thực trạng việc sử dụng NNHH trong DHHH
của GV và HS.
- Phân tích những nguyên nhân của thực tiễn trên, tạo cơ sở để định hướng
nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng đó. Đây cũng là hướng
nghiên cứu chính của đề tài.
1.4.2. Nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát
a) Nội dung khảo sát

trang vẽ, đồ dùng trực quan sinh động không?
+) Trường bạn có bao nhiêu GV dạy hoá? Cô giáo hay thầy giáo nào dạy có
tiếng nhất ở trường? Cô/thầy ấy có hay sử dụng thí nghiệm để dạy học không, thầy/cô
ấy có ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy không?
- Tham khảo thư viện đề kiểm tra tại các trường trên địa bàn của tỉnh nhà, thư
viện đề kiểm tra violet, thư viện BT, bài kiểm tra của các đồng nghiệp.
- Tham khảo thời khoá biểu, thời gian thực hiện công tác giảng dạy các trường
- 20 -
trong tỉnh nhà.
c) PP điều tra
- Trao đổi trực tiếp với GV trực tiếp giảng dạy, cán bộ quản lý ở các trường,
cán bộ quản lí ở Sở.
- Gửi và thu phiếu điều tra trắc nghiệm góp ý.
- Dự giờ trực tiếp một số GV giảng dạy hoá học.
- Quan sát tìm hiểu trực tiếp cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy hoá học.
1.4.3. Tiến trình và kết quả khảo sát
1.4.3.1. Tiến trình khảo sát
- Từ những ngày cuối tháng 1/2010: tiến hành khảo sát, gởi phiếu góp ý kiến
về tình hình DHHH, sử dụng PP dạy học của các GV, trao đổi với GV thực
nghiệm(TN), GV cùng bộ môn, cán bộ phụ trách ở các trường, các Sở.
- Từ ngày 20/2/2010: gửi giáo án, giáo án PowerPoint, bài kiểm tra đánh giá về
các trường để TN sư phạm.
• Đã đến 12/17 trường THPT trên địa bàn tỉnh Đăk Nông liên hệ tìm hiểu:
Trường THPT Phạm Văn Đồng, Trường THPT Trường Chinh, Trường
THPT Nguyễn Tất Thành,
• Phát hơn 200 phiếu điều tra để đánh giá tình hình học tập của HS, để
chọn mẫu TN sư phạm để thu được kết quả khả thi hơn.
• Đã xin dự giờ được 14 tiết của GV trường THPT Phạm Văn Đồng.
• Đã trao đổi với:
- Thầy Lưu Đình Tín - chuyên viên cục khảo thí tỉnh Đăk Nông.

Đặc điểm tâm lý và khó khăn của HS trong học tập:
• Một vài nét về đặc điểm tâm lý của HS tỉnh Đăk Nông:
Mỗi dân tộc đều có hệ thống quan niệm, trạng thái và tinh thần lối sống riêng
mang những đặc thù rõ rệt trong phong tục tập quán, trong truyền thống, trong hành
vi ứng xử và thói quen hằng ngày. Những đặc thù về hoàn cảnh, môi trường tự
nhiên, xã hội, gia đình, điều kiện sản xuất đã tạo nên tâm lí riêng đặc trưng của HS
tỉnh Đăk Nông.
- 22 -
a) Về cảm giác và tri giác:
Các em chỉ phát hiện những dấu hiệu bên ngoài mà chưa hiểu toàn vẹn đối
tượng. Trong học tập hầu như chưa phân biệt hoá học hữu cơ-vô cơ, đại số-hình
học, hình học không gian-hình học phẳng, khó hình dung mô hình cấu tạo chất,
obitan,
Các em ít phát hiện ra bản chất các sự vật hiện tượng, chỉ thích những thứ
đơn giản, ít chịu tư duy (do vậy các em chủ yếu sau này lao động, tốn sức ít chịu
suy nghĩ). Do đó các em ít bị hấp dẫn hơn bởi cấu tạo phức tạp gắn với kiến thức
khoa học và kỹ thuật.
Ngôn ngữ sử dụng rất phong phú, HS đồng bào thì giao tiếp với nhau là ngôn
ngữ dành cho tiếng mẹ đẻ. Đối với các em là người dân tộc Kinh, chủ yếu là dân góp
nên sử dụng ngôn ngữ của nhiều vùng miền. GV phần lớn là từ các địa phương khác
đến. Do đó các em HS rất hạn chế sự hiểu biết, khó khăn khi diễn đạt ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết. Nếu em nào mạnh dạn tiếp xúc với công nghệ thông tin thì sẽ nhanh
nhạy hơn.
Phần lớn các em ít chịu giao tiếp phát biểu trong lúc học tập nên khó khăn lại
chồng chất khó khăn.
b) Về tư duy:
- Tư duy trực quan sinh động mạnh hơn tư duy trừu tượng, logic, chậm hiểu bài
nếu GV giảng nhanh, không hiểu cũng không ý kiến.
- Các em ngại trả lời vì sao, thế nào, thích trả lời theo kiểu thiên về tái hiện.
c) Về mặt tình cảm, tính cách: rất chân thật, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, tuy vậy

Trường THPT Lê Quý Đôn huyện Tuy Đức –Đăkbukso,…)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này tôi đã trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lý luận và thực
tiễn của đề tài.
1. Cơ sở PP luận của quá trình nhận thức và QTDH là phần lí luận mang tính
chất chỉ đạo về việc nghiên cứu các hoạt động dạy học với tư cách là hoạt động nhận
thức. Trong hoạt động nhận thức thì phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ.
2. Đã đưa ra cơ sở lí luận và mối quan hệ của ngôn ngữ, NNHH với hoạt
động nhận thức và DHHH, chỉ ra rằng NNHH là phương tiện tích cực trong nhận
thức hoá học.
- 24 -
3. Kết quả điều tra cho thấy trình độ HS miền núi ít theo kịp yêu cầu chung của
xã hội, trong đó phụ thuộc nhiều yếu tố.
Chương 2
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ HÓA HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐĂK NÔNG
2.1. Hệ thống về ngôn ngữ hoá học
2.1.1. Những nội dung kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học trong trường
phổ thông
NNHH là một trong những công cụ nhận thức và mô tả thế giới vật chất, mô tả
sự biến đổi của các chất và các quy luật giữa chúng. Những nội dung của NNHH tuy
không lớn, không tập trung thành từng phần nhưng rải đều trong toàn bộ chương trình
hóa học phổ thông, dung lượng vừa đủ cho việc lĩnh hội những nội dung kiến thức hóa
học. Trong thành phần của NNHH gồm những tri thức về thuật ngữ hóa học, danh
pháp, biểu tượng hóa học cùng với các kỹ năng sử dụng chúng.
a) Thuật ngữ hóa học:
Nắm vững những nội dung của thuật ngữ về mặt kiến thức tức là hiểu rõ tác
dụng và ý nghĩa của những thuật ngữ khoa học nói chung và hóa học nói riêng; mối
liên hệ của chúng với những khái niệm: sự phân tích về ý nghĩa về ngữ nghĩa của
những thuật ngữ.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status