Báo cáo nghiên cứu khoa học " ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI BÒ Ở NÔNG HỘ TẠI HAI VÙNG SINH THÁI (ĐỒNG BẰNG VÀ MIỀN NÚI) CỦA QUẢNG NGÃI " - Pdf 14



ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CHĂN NUÔI BÒ Ở NÔNG HỘ TẠI HAI VÙNG SINH THÁI
(ĐỒNG BẰNG VÀ MIỀN NÚI) CỦA QUẢNG NGÃI
Lê Đức Ngoan, Trần Thị Bích Hường
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Theo số liệu thống kê, Quảng Ngãi là một trong năm tỉnh có số lượng bò thịt
nhiều nhất và là tỉnh thứ hai có sản lượng thịt bò lớn trong cả nước. Để hiểu rõ
hiện trạng cũng như hiệu quả chăn nuôi bò thịt ở đây, chúng tôi tiến hành điều tra
trên hai xã đại diện hai vùng sinh thái của tỉnh: xã Hành Phước – vùng đồng
bằng, và xã Sơn Trung - vùng núi. Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã sử dụng
bản hỏi, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn những người kinh nghiệm và thu thập thông
tin thứ cấp. Kết quả cho thấy hơn 90% số hộ nuôi 1-4 con bò/năm và không có sự
sai khác thống kê giữa hai vùng sinh thái (p>0.05). Nông dân bán bò theo hình
thức cáp khối lượng sống cho người trung gian với giá thấp hơn giá thị trường.
Thu nhập từ chăn nuôi chiếm khoảng 44% tổng thu nhập, trong đó chăn nuôi bò
chiếm 64% từ chăn nuôi. Nuôi bò thịt có lợi nhuận cao hơn 6,4 lần so nuôi bò sinh
sản và nuôi bò sinh sản ở vùng đồng bằng có lợi nhuận cao hơn 1,9 lần ở vùng
núi. Nói tóm lạị, chăn nuôi bò ở nông hộ đóng vai trò quan trọng trong thu nhập
và trong cộng đồng xã hội ở cả hai vùng sinh thái đồng bằng và vùng núi ở tỉnh
Quảng Ngãi.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên hơn 513 ngàn ha, với hơn 160 ngàn ha rừng
và hơn 220 ngàn ha đất chưa sử dụng là tiềm năng lớn cho phát triển chăn nuôi
trâu bò. Số lượng đàn bò tăng hơn 13%/năm từ 2001 (184.200 con) đến 2006
(281.576 con) (Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi, 2007). Đây là tỉnh có số
lượng đàn bò lớn thứ 5 cả nước và sản lượng thịt bò sản xuất (7.888 tấn) đứng

hội, 2006) để điều tra.
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên phần mềm Mintab (ver 13.20).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Quy mô nuôi bò ở hộ điều tra
Quy mô chăn nuôi của các nhóm hộ và vùng sinh thái được trình bày ở bảng
1.
Bảng 1: Quy mô nuôi bò theo nhóm hộ và vùng sinh thái điều tra
Tỷ lệ nuôi (%)
Vùng sinh thái Loại hộ
Quy mô nuôi
(con)
Đồng
bằng
Miền
núi
Khá
Trung
bình
Nghèo
Tổng 1-2 60,0 43,3 5,0 31,6 15,0 51,6
3-4 33,3 46,7 10,0 18,3 11,7 40,0
5-6 6,7 6,7 1,7 5,0 0,0 6,7
>7 0,0 3,3 0,0 1,7 0,0 1,7
Tổng số hộ nuôi 30 30 10 34 16 60
Số con bình
quân/hộ

Để tìm hiểu về mức độ sử dụng thức ăn nuôi bò của nông hộ, chúng tôi đã
tiến hành điều tra tình hình sử dụng các nguồn thức ăn theo mùa, theo các vùng
sinh thái trong tỉnh, kết quả được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3: Tình hình sử dụng thức ăn cho bò tại nông hộ (%)
Vùng núi Đồng bằng Loại thức ăn
Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa

Cỏ tự nhiên 96,7 100 93,3 76,7
Cỏ trồng 20,0 20,0 100 100
Rơm lúa 63,3 36,7 100 100
Ngọn mía 56,7 46,7 10,0 6,7
Thân ngô 60,0 36,7
Dây lạc 33,3 30,0 20,0 20,0
Dây khoai 23,3
Thân chuối 43,3 76,7
Phụ phẩm từ sắn 20,0 26,7
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007 Số liệu bảng 3 cho ta thấy, trong hai mùa mưa và mùa khô, phần lớn các
nông hộ ở hai vùng đồng bằng và miền núi đều sử dụng cỏ tự nhiên làm thức ăn
cho bò. Ngoài ra, một số phụ phẩm từ trồng trọt được các hộ sử dụng làm thức ăn
trong chăn nuôi bò như rơm lúa, thân ngô, ngọn mía, thân lạc… Trong các loại
phế phụ phẩm, rơm rạ là nguồn thức ăn chính của bò. Rơm không chỉ là nguồn
thức ăn tươi mà còn rất quan trọng trong việc dự trữ thức ăn cho bò vào những
ngày mưa lũ cũng như hạn hán, thay thế cho một phần cỏ tự nhiên bị thiếu hụt.
Tuy nhiên, kết quả điều tra tại vùng núi cho thấy, tỷ lệ hộ sử dụng rơm lúa làm
thức ăn cho bò thấp so với đồng bằng.

Tổng
thu
Từ
CN

% so
với
tổng
thu
% so
với
CN
Hộ khá (n=
10)
6849,8

12965,0
14740,
0
34554,
8
9465,
0
27,4 73,0
Hộ TB (n=
34)
4867,0

8325,0 3414,7


Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
Kết quả bảng 4 cho thấy, thu nhập bình quân của hộ chủ yếu từ trồng trọt
(28,1%) và chăn nuôi (44,1%). Thu nhập từ bò chiếm một tỷ trọng khá cao (64,4%
so với chăn nuôi và 26,2% so tổng thu). Xem xét thu nhập giữa các hộ thì tổng thu
nhập của hộ khá cao hơn rất nhiều so với hộ nghèo (4,6 lần) và thu nhập từ chăn
nuôi bò cũng gấp 6,2 lần so với hộ nghèo.
3.5. Chi phí trung gian giữa nhóm hộ nuôi bò thịt và bò sinh sản (tính
trên hộ/năm)
Kết quả điều tra về chi phí trung gian giữa nhóm hộ nuôi bò thịt và nhóm hộ
nuôi bò sinh sản được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5: Chi phí trung gian giữa nhóm hộ nuôi bò thịt và bò sinh sản (1.000 VNĐ) Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
Kết quả bảng 5 cho thấy: đầu tư chi phí giống bò chiếm tỷ trọng cao trong chi
phí trung gian, cụ thể bò thịt chiếm 88% và cao hơn bò sinh sản là 69,7% . Điều
này chứng tỏ tầm quan trọng của con giống so với việc đầu tư trong chăn nuôi bò
Bò thịt Bò sinh sản
TT Chỉ tiêu
Giá trị
% so chi
phí trung
gian
Giá trị
% so chi
phí trung
gian
I Chi phí trung gian 6376,0 100 446,4 100
1 Giống 5613,0 88,0 311,3 69,7
2 Thức ăn 684,2 10,7 103,2 23,1

Hiệu quả BQ/hộ/năm 4.500,6 691,0
Hiệu quả/nhân khẩu/năm 900,1 166,9
Hiệu quả đồng vốn đầu tư /năm 0,7 (lần) 1,5 (lần)
Nguồn: Số liệu điều tra, 2007
Số liệu bảng 6 cho thấy: tổng giá trị sản xuất của hộ nuôi bò thịt lớn gấp 9,4
lần so với hộ nuôi bò sinh sản (10.939,1 so với 1.162,2 ngàn đồng). Số liệu trên
còn cho thấy, hiệu quả bình quân hộ/năm của hộ nuôi bò thịt cao gấp 6,5 lần so
với nuôi bò sinh sản (4.500.600 so với 691.000 đồng). Hiệu quả sử dụng lao động
của hộ nuôi bò thịt cũng cao hơn so với hộ nuôi bò sinh sản (cao gấp 5,4 lần).
Điều này cho thấy chăn nuôi bò thịt đạt hiệu quả kinh tế hơn nhiều so với nuôi bò
cái sinh sản. Con số này rất có ý nghĩa đối với thực tế sản xuất chăn nuôi ở nước ta
nói chung và tại vùng nghiên cứu nói riêng.
Tuy nhiên, qua bảng số liệu cho thấy ưu điểm của việc nuôi bò sinh sản đó là
đầu tư vốn cho chăn nuôi thấp trong khi đó hiệu quả sử dụng đồng vốn lại cao hơn
gấp 2,1 lần so với nuôi bò thịt. Đây có thể là lý do chính để các hộ vẫn duy trì nuôi
bò sinh sản.
3.6.2. So sánh kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò sinh sản giữa hai vùng
sinh thái Do ở miền núi, chăn nuôi bò thịt chưa được đầu tư nên chúng tôi không thu
thập được số liệu để so sánh với vùng đồng bằng. Kết quả và hiệu quả nuôi bò
sinh sản giữa hai vùng sinh thái được thể hiện ở bảng 7. Bảng 7: Hiệu quả nuôi bò sinh sản giữa hai vùng sinh thái (1.000VNĐ)
Chỉ tiêu Đồng bằng Miền núi
Tổng giá trị sản xuất/năm 2028,6 960,0
Chi phí vật chất/năm 933,0 363,4
Hiệu quả BQ/hộ/năm 1095,6 596,6

thu nhập từ chăn nuôi).
- Chăn nuôi bò là ngành sản xuất có hiệu quả, trong đó hiệu quả kinh tế chăn
nuôi bò thịt cao gấp 6,4 lần so với hiệu quả chăn nuôi bò sinh sản và hiệu quả kinh
nuôi bò sinh sản ở đồng bằng cao hơn miền núi là 1,9 lần.
Vì vậy, Quảng Ngãi cần phát triển chăn nuôi bò ở nông hộ, không những có
ý nghĩa về mặt xã hội mà còn khai thác nguồn tiềm năng sẵn có góp phần nâng cao
thu nhập, đồng thời tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và
nông thôn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. UBND xã Hành Phước. Báo cáo tình hình hoạt động kinh tế - xã hội
của xã Hành Phước huyện Nghĩa Hành (2006).
2. UBND xã Sơn Trung. Báo cáo tình hình hoạt động kinh tế - xã hội
của xã Sơn Trung huyện Sơn Hà (2006).
3. UBND tỉnh Quảng Ngãi. Báo cáo tình hình sử dụng đất tỉnh Quảng
Ngãi (2006).
4. Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi
qua các năm 2000, 2002, 2005.
5. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi. Dự án cải
tạo và phát triển đàn bò tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2002-2005.
6. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi. Báo cáo thực trạng chăn
nuôi tỉnh Quảng Ngãi năm 2006.
7. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi. Báo cáo tình hình sản
xuất nông nghiệp các năm 2005, 2006 của tỉnh Quảng Ngãi.
8. Tổng cục thống kê. Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2006, NXB
Thống kê Hà Nội (2007).
9. Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi. Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi
(2006).


Nhờ tải bản gốc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status