Đề tài: XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH SINH THÁI GẮN LIỀN VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG TẠI CÁC XÃ VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO THUỘC HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN potx - Pdf 15



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ LOAN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ,
KHU DU LỊCH SINH THÁI GẮN LIỀN VỚI
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG TẠI CÁC XÃ
VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO THUỘC
HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60-31-10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ GẤM


iii
LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân:
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường
đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Khoa Sau đại học đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS Nguyễn Thị Gấm,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ, nhân viên Phòng Kế hoạch và Đầu tư,
Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Thống kê huyện Đại Từ, UBND, các cơ sở,
hộ sản xuất ở các xã Văn Yên, Quân Chu, La Bằng, Hoàng Nông, Phú Xuyên đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Tác giả

Nguyễn Thị Loan
1.1.2.3. Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở tỉnh Thái Nguyên 24
1.2. Phương pháp nghiên cứu 26
1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 26
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
1.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
1.2.2.2. Phương pháp phân tích 28
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 29
Chƣơng II. HIỆN TRẠNG LÀNG NGHỀ, KHU DU LỊCH VÀ XÂY
DỰNG MÔ HÌNH LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN
ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN 30
2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển KT- XH huyện Đại Từ 30
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 30
2.1.1.1. Vị trí địa lý 30
2.1.1.2. Địa hình 30
2.1.1.3. Khí hậu thuỷ văn 31
2.1.1.4. Tài nguyên đất đai, khoáng sản 32
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 32
2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế năm 2005 35
2.1.2.2. Nguồn nhân lực 38
2.1.2.3. Kết cấu hạ tầng của huyện 39
2.1.2.4. Tình hình đầu tư phát triển 41
2.2. Đặc điểm của các xã vùng đệm VQG tam đảo có ảnh hưởng tới sự
hình thành và phát triển làng nghề 43
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý 43
2.2.2. Trình độ phát triển kinh tế 44
2.2.3. Điều kiện văn hoá xã hội 47

2.5.3. Những vấn đề còn tồn tại và thách thức 83
Chƣơng III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG MÔ HÌNH
LÀNG NGHỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH
THÁI NGUYÊN 84
3.1. Những định hướng, quan điểm, phương hướng phát triển làng nghề,
du lịch 84
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam 84
3.1.2. Quan điểm phát triển làng nghề, du lịch 85
3.1.2.1. Quan điểm của nhà nước phát triển làng nghề, du lịch 85
3.1.2.2. Quan điểm của huyện Đại Từ về phát triển làng nghề, du lịch 86
3.1.3. Phương hướng, mục tiêu xây dựng làng nghề, du lịch 86
3.1.3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch của
chính phủ 86 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
3.1.3.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển làng nghề, du lịch, du
lịch sinh thái của Đảng bộ, chính quyền huyện Đại Từ 89
3.2. Các giải pháp chủ yếu xây dựng làng nghề khu du lịch sinh thái các xã
vùng đệm VQG Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên 91
3.2.1. Các giải pháp phát triển làng nghề 91
3.2.1.1. Giải pháp về đào tạo kỹ thuật 91
3.2.1.2. Giải pháp về thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm 91
3.2.1.3. Giải pháp về huy động vốn đầu tư 94
3.2.1.4. Giải pháp phát triển đồng bộ và rộng khắp các thành phần
kinh tế 94
3.2.2. Các giải pháp phát triển du lịch 96
3.2.2.1. Đầu tư các cơ sở hạ tầng khu du lịch 96
3.2.2.2. Giải pháp về tuyên truyền quảng bá các sản phẩm du lịch 96

SX Sản xuất
KTCB Kiến thiết cơ bản
ADB Ngân hàng Châu Á
LĐLĐ Liên đoàn lao động
TNCS Thanh niên cộng sản
BTXM Bê tông xi măng
SC Sửa chữa
CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
CNH Công nghiệp hoá
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
DT Diện tích
XH Xã hội
UBND Uỷ ban nhân dân
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
THPT Trung học phổ thông
KT – XH Kinh tế xã hội
ĐVT Đơn vị tính
SL Sản lượng
GT Giá trị
TSCĐ Tài sản cố định
NL Nguyên liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 01: Số hộ, vùng điều tra năm 2007 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ý tưởng về phát triển bền vững sớm hình thành trong xã hội loài người.
Nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX ý tưởng này mới được phát
triển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào của xã hội.
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong
các văn kiện của Đại hội đại bảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản
Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 đó là:
"Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường" và "Phát triển kinh tế-xã
hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi
trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học". Để
thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng,
nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển
khai thực hiện; nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được
tiến hành và thu được những kết quả bước đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát
triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong
sự phát triển của đất nước.
Thực hiện đường lối quan điểm phát triển bền vững của nhà nước, các
địa phương trong cả nước đã và đang tiến hành xây dựng, phát triển kinh tế xã
hội của địa phương mình dựa trên những lợi thế, tiềm năng của từng vùng.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên, năng xuất lao động còn thấp, công nghệ sản xuất, mô
hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều
chất thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đang là những vấn đề
gây ảnh hưởng tới phát triển bền vững của địa phương nói riêng và đất nước
nói chung.


Phân tích, làm rõ sự cần thiết xây dựng làng nghề và khu du lịch sinh thái
ở các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Phân tích hiện trạng của hoạt động du lịch, các ngành nghề, làng nghề
trên địa bàn huyện Đại Từ.
Xây dựng các mô hình làng nghề để cung cấp các sản phẩm đặc trưng
của địa phương ra ngoài tỉnh đồng thời cung cấp sản phẩm phục vụ khách du
lịch tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ nông thôn.
Xây dựng tua du lịch sinh thái lịch sử dọc phía đông dãy núi Tam Đảo
kết hợp tham quan làng nghề.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng phát
triển, đặc điểm tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, tình hình phát triển nghề
phụ, quá trình phát triển làng nghề và hoạt động du lịch tại các xã nằm trong
vùng đệm VQG Tam Đảo thuộc Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: 11 xã nằm trong vùng
đệm VQG Tam Đảo. Thời gian từ 2005 - 2007.
4. Đóng góp mới của luận văn
Việc đưa ra được mô hình phát triển kinh tế mới là mục tiêu nghiên cứu
của đề tài và mong muốn đề tài được ứng dụng vào thực tế góp phần phát
triển kinh tế xã hội Huyện Đại Từ nói chung và các xã vùng đệm VQG Tam
Đảo nói riêng.
5. Bố cục của luận văn
Phần mở đầu
Chương I: Một số vấn đề về lý luận chung
Chương II: Hiện trạng làng nghề, khu du lịch và xây dựng mô hình làng
nghề khu du lịch sinh thái huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.

rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) [13].
1.1.1.1.2. Phát triển nông thôn bền vững
Trong vòng năm thập kỷ vừa qua, thế giới đã từng trăn trở tìm tòi con
đường phát triển nông thôn. Trước hết là cuộc "cách mạng xanh", thành tựu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
của việc phát triển nông thôn gắn với phát triển nông nghiệp, hướng mọi cố
gắng vào phát triển công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sử dụng hợp
lý tài nguyên của thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Bước sang thập kỷ 70, người ta
tập trung chú ý đến việc làm và thu nhập, tăng trưởng và sự công bằng trong
suốthai thập kỷ tiếp theo. Đối với các nước đang phát triển, quan điểm phát
triển nông thôn đa chức năng nhấn mạnh vào khía cạnh phát triển bền vững,
phát triển tổng hợp cả kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, môi trường nông
thôn [29].
Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam chủ trương tăng trưởng
kinh tế gắn với nâng cao phúc lợi, giảm đói nghèo và bảo đảm công bằng xã
hội. Tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống của dân và giảm số hộ đói
nghèo. Nhưng những thành quả của tăng trưởng được phân phối như thế nào
để tránh tình trạng thiếu công bằng, một số người giàu lên, còn đa số người
khác vẫn sống trong nghèo khổ, chênh lệch giàu - nghèo gia tăng là vấn đề
đang được Đảng và nhà nước quan tâm. Đối với nông thôn, nông dân là khu
vực thụ hưởng ít nhất kết quả của đổi mới, đang còn nhiều khó khăn và là bộ
phận bị thiệt thòi nhất khi nước ta gia nhập WTO, thì nhiệm vụ phát triển
nông thôn bền vững được đặt ra lại càng cấp bách.
Nông thôn là địa bàn để người dân (chủ yếu là hộ gia đình nông dân)
sinh sống và phát triển. Nông thôn Việt Nam có chức năng chính: Sản xuất và
cung ứng nông phẩm cho xã hội; giữ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc và
đảm bảo môi trường sinh thái [28].

đạt nhiều kết quả phát triển khả quan nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của
Đảng. Suốt từ Đại hội IV đến Đại hội X Đảng ta đã luôn xác định nông
nghiệp là lĩnh vực ưu tiên trước hết; công nghiệp hoá-hiện đại hoá trước hết là
công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Từ năm 1990, an
ninh lương thực nước ta được bảo đảm và đã bắt đầu xuất khẩu gạo, mỗi năm
một tăng từ lúc 1,5 triệu tấn/năm đến trên 4 triệu tấn/năm góp phần giải quyết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
lương thực toàn cầu, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng lương thực thế
giới năm 2008 hiện nay. GDP trong lĩnh vực nông nghiệp bình quân tăng
3,3%; thu nhập và đời sống nhân dân cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn
giảm bình quân 1,5%/năm; bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh;
trình độ văn hoá, khoa học, kỹ thuật của nhiều nông dân được nâng lên cao
hơn trước… Tuy nhiên, trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam
đang còn nhiều vấn đề nổi cộm, búc xúc kìm hãm sự phát triển [30].
Vấn đề ruộng đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa ngày
càng bị thu hẹp. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2001 đến 2007
cả nước đã bị mất 500 nghìnha đất nông nghiệp, riêng năm 2007 mất 120
nghìnha, trong đó nhiềuha đất trồng lúa màu mỡ do đô thị hoá và công nghiệp
hoá; bình quân đất nông nghiệp/1 nhân khẩu hiện nay rất thấp, có nơi chỉ trên
1sào/1 khẩu. Các vùng mất đất nông nghiệp nhiều là Đồng bằng sông Hồng,
Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Đất nông nghiệp ít nhưng lại
phân tán, chia nhỏ, manh mún càng tạo ra cho sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp phát triển chậm [30].
Đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn từ ngân sách nhà nước giảm nhanh
về tỷ trọng. Thực tế mấy năm qua, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn có tăng
về giá trị tuyệt đối nhưng lại giảm về tỷ trọng: năm 1990 là 20% đến năm
2001 chỉ còn 10%, năm 2007 còn 8%, nếu cả khu vực nông thôn 14% trong

- Làng nghề đó phải là những làng quê mà nông nghiệp phát triển đến
một trình độ nhất định, nhưng do điều kiện ruộng đất có hạn, dân cư ngày
càng đông đúc nên số lao động dư thừa ngày càng nhiều. Nhu cầu giải quyết
việc làm để tạo ra thu nhập cho người lao động là đòi hỏi cấp bách của làng.
- Phải có ít nhất một người, một gia đình, một doanh nghiệphay một
dòng tộc làm nghề, sản xuất kinh doanh phát triển nghề đó làm hạt nhân.
- Phải tìm được nguồn nguyên liệu ổn định, đáp ứng được nhu cầu sản
xuất của làng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
- Phải có sản phẩm đã trở thành hàng hoá, giao lưu đáp ứng được nhu
cầu thị trường và công nghệ sản xuất của làng.
- Phải có thị trường tiêu thụ độc lập hoặc thị trường giao lưu qua các
doanh nghiệp thương mại.
- Phải có vốn để dự trữ nguyên vật liệu sản xuất và chuẩn bị các điều
kiện cho sản xuất.
- Phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tối thiểu thuận tiện như: đường xá,
điện, công cụ sản xuất…
- Phải có nguồn lao động trong làng ổn định và tạo ra nguồn lao động
phụ ở các địa phương lân cận để đáp ứng nhu cầu lao động khi cần thiết.
- Phải có sự quan tâm hỗ trợ về các mặt của các cấp uỷ Đảng và chính
quyền địa phương.
Làng nghề là một khái niệm mang tính tương đối, nó phụ thuộc vào chủ
trương chính sách, quy định của từng địa phương. Mỗi khu vực, địa phương
có thể có những quy định về những tiêu chí nhận dạng làng nghề khác nhau,
nó chịu ảnh hưởng bởi tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và tầm
quan trọng của các hoạt động ngành nghề nói riêng tại địa phương.
1.1.1.2.2. Phân loại làng nghề

Nhóm III: Gồm các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: làm bún,
bánh, làm đường, làm mật, chế biến nông, lâm, thuỷ sản các loại Nhìn
chung nguyên liệu cung ứng cho các làng nghề này là khá phong phú.
Nhóm IV: Các làng nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống như nề, mộc
rèn, hàn, đúc, làm cày bừa
Nhóm V: Bao gồm các nghề khác:
Việc phân loại như trên chỉ mang tính tương đối, bởi một số nghề có thể
vừa thuộc nhóm này, lại vừa thuộc nhóm khác. Một số nghề đối với địa
phương cơ sở được coi là nghề truyền thống nhưng trên phạm vi vĩ mô thì có
thể chưa được coi là làng nghề truyền thống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Ngoài ra, người ta còn thực hiện phân chia làng nghề theo số nghề có
đóng góp đáng kể trong giá trị sản xuất của địa phương thành làng một nghề,
làng đa nghề hoặc để thuận tiện cho quản lý người ta thực hiện chia theo địa
giới hành chính, tỉnh, huyện, xã.
1.1.1.2.3. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề
Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề đa dạng và phong
phú, bao gồm: Các cơ sở ngành nghề và hộ cá thể.
Hộ cá thể thường tồn tại 2 loại hộ là hộ kiêm nghề, hộ chuyên nghề.
- Hộ kiêm là những hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm ngành nghề.
- Hộ chuyên là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động trong hộ
cũng như thuê thêm lao động ngoài tham gia các ngành nghề phi nông nghiệp
và đây cũng chính là nguồn thu chủ yếu của họ. Các hộ chuyên có thể có đất
nông nghiệp song sản xuất nông nghiệp chỉ là thứ yếu.
Cơ sở chuyên ngành nghề nông thôn là những cơ sở ở nông thôn chuyên
hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động phi nông nghiệp đã được cấp
đăng ký kinh doanh theo luật định.

Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong làng nghề chủ yếu quy mô
hộ gia đình, một số ít đã phát triển thành hợp tác và doanh nghiệp tư nhân.
1.1.1.2.5. Vai trò của làng nghề trong phát triển KT-XH nông thôn
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn, làng nghề có vị trí
vai trò quan trọng đóng góp vào quá trình CNH-HĐH nông thôn.
- Các làng nghề bảo lưu và gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống
đặc sắc của nông thôn Việt Nam.
Các sản phẩm của các làng nghề là sự kết tinh, sự bảo lưu và phát triển
các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam, vừa mang nét đặc
sắc riêng biệt vừa mang nét tương đồng với những sản phẩm của các dân tộc
khác trên thế giới. Giá trị của các sản phẩm thủ công truyền thống được khách
hàng trong và ngoài nước nhìn nhận chủ yếu từ góc độ văn hoá, nghệ thuật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
dân tộc sau đó mới đến vấn đề kỹ thuật và kinh tế.… Bảo tồn và phát triển
làng nghề là tăng thêm sức mạnh cội nguồn, gieo vào lòng mỗi người Việt
Nam tình cảm dân tộc, yêu quý, trân trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hoá
Vịệt Nam. Điều đó cũng không có gì khác là giữ và phát huy một bộ phận của
nền văn hoá - văn minh nhân loại, làm tăng những giá trị văn hoá truyền
thống trong một thế giới ngày càng hiện đại.
- Hình thành loại hình sản xuất có tính chất công nghiệp ngay tại địa
bàn nông thôn, bên cạnh hoạt động nông nghiệp.
Để hoạt động có hiệu quả, bắt buộc các làng nghề phải áp dụng việc tổ
chức sản xuất một cách khoa học dựa trên sự phân công và hợp tác lao động
phù hợp với từng loại hình nghề nghiệp. Sự phân công hợp tác đó có thể là
đơn giản như nghề (mây tre đan, dệt chiếu), có thể phức tạp như (rèn, mộc,
chạm khắc), các trang thiết bị mới hiện đại thay thế dần sức lao động cũng
được ưu tiên sử dụng. Như vậy, sự phát triển của các làng nghề cũng là sự

làm cơ sở cho sự phát triển lâu dài của địa phương của tỉnh và cả nước.
1.1.1.2.6. Làng nghề và phát triển nông thôn bền vững
Phát triển làng nghề gắn với phát triển nông thôn bền vững đó là sự
phát triển kết hợp hài hoà giữa 3 tiêu chí: kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên
và môi trường
Về mặt kinh tế: tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, nâng cao hàm
lượng khoa học công nghệ trong giá trị sản phẩm, sử dụng tiết kiệm và bảo
tồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, không khí, tiếng ồn, đa
dạng sinh học ), giảm tối đa chất độc hại và khó phân huỷ, tích cực ngăn
ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp. Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng yêu cầu thị
trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về mặt xã hội: tích cực xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tạo cơ hội
bình đẳng để mọi người được tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, chính
trị, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Bảo vệ tài nguyên và môi trường: khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu
quả tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, nước Xây dựng một xã hội bền
vững về môi trường theo nguyên lý: “về lâu dài, số lượng chủng loại cây con
bị huỷ diệt không được vượt quá số chủng loại được phát triển; sự sói mòn đất
không được vượt quá mức hình thành đất đai, việc phá rừng không được vượt
quá mức tái sinh cửa rừng; lượng Cacbon sinh ra không được vượt quá lượng
cacbon tổng hợp, số lượng cá được đánh bắt không vượt quá khả năng tái sinh
của cá, số lượng trẻ em sinh ra không vượt quá số người chết đi” [6].
1.1.1.3. Du lịch, du lịch sinh thái
1.1.1.3.1. Khái niệm
- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,

“Du lịch là con đẻ của hoà bình, là phương tiện củng cố hoà bình, là
phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế ” và ”du lịch là ngành kinh
tế tổng hợp, mang nội dung văn hoá sau sắc, có tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hoá cao” [21].
- Phát triển du lịch tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, trong đó có
những công việc không đòi hỏi trình độ học vấnhay trình độ chuyên môn cao
và đa phần ở các vùng sâu, vùng xa nơi người lao động địa phương vốn rất
khó tìm được việc làm, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động trong nông thôn.
- Phát triển du lịch góp phần đáng kể vào sự gia tăng giá trị sản xuất của
các địa phương, chuyển đổi cơ cấu kinh tế tăng dần tỷ trọng ngành du lịch -
dịch vụ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như ngành công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp phát triển. Góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo và
giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế đối ngoại.

Trích đoạn Phát triển làng nghề, du lịch sinh thái ở tỉnh Thái Nguyên Giải pháp phát triển đồng bộ và rộng khắp các thành phần Quy hoạch các khu du lịch, khu vui chơi giải trí gắn với các Giải pháp về cơ chế chính sách Giải pháp về môi trường
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status