đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo- tỉnh vĩnh phúc - Pdf 24


Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƢU VĂN SINH
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI VÙNG ĐỆM VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO
HUYỆN TAM ĐẢO - TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số ngành: 60.80.01.03
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm học liệu - Đại học Thái Nguyên
- Thƣ viện trƣờng đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/


iv
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được nội dung này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ
rất tận tình của TS. Nguyễn Đức Nhuận, sự giúp đỡ, động viên của các thầy
cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường, Khoa Sau đại học. Nhân dịp
này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS.
Nguyễn Đức Nhuận và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo
trong khoa Tài nguyên và Môi trường, khoa Sau Đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ Ủy ban nhân dân huyện, phòng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường,
phòng Thống kê, chính quyền các xã cùng nhân dân huyện Tam Đảo đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp động viên,
giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn
Lưu Văn Sinh Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

1.3.2.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 22
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đất nông nghiệp 23
1.3.3.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên 23
1.3.3.2. Nhóm các yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội 23
1.3.3.3. Nhóm các yếu tố về kỹ thuật canh tác 24
1.3.3.4. Nhóm các yếu tố kinh tế - tổ chức 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 26
26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 26
2.2. Nội dung nghiên cứu 26
2.2.1. Điều tra đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng đệm
VQG Tam Đảo có ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp 26
2.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của vùng đệm VQG Tam Đảo 27
2.2.3. Đánh giá hiện trạng cây trồng và các loại hình sử dụng đất 27
2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại vùng đệm VQG Tam
Đảo, huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc 27
2.2.5. Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 27
2.3.2. Phương pháp điều tra 28
2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá và so sánh 29
2.3.4. Phương pháp minh họa bằng bảng, biểu đồ 29
2.3.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 29
2.3.6. Một số phương pháp khác 31 Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.3. Mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính 54

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii
3.4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất chính của Vùng đệm VQG
Tam Đảo, thuộc huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc. 57
3.4.1. Hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp 57
3.4.1.1. Đất trồng cây hàng năm 57
3.4.1.2. Đất trồng cây lâu năm và cây lâm nghiệp 66
3.4.2. Hiệu quả xã hội 68
3.4.2.1. Đối với cây trồng hàng năm 69
3.4.2.2. Đối với cây trồng lâu năm và cây lâm nghiệp 73
3.4.3. Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp 74
3.4.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp triển vọng 79
3.4.4.1. Nguyên tắc lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 79
3.4.4.2. Các loại hình sử dụng đất được lựa chọn 79
3.5. Định hướng và giải pháp chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp tại vùng đệm
VQG Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020. 82
3.5.1. Quan điểm phát triển 82
3.5.2. Tiềm năng sản xuất nông nghiệp 83
3.5.2.1. Tiềm năng về đất đai 83
3.5.2.2. Tiềm năng về khí hậu, thủy văn 84
3.5.2.3. Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội 84
3.5.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 85
3.5.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp 90
3.5.4.1. Về quy hoạch 90
3.5.4.2. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản 90

1
BVTV
Bảo vệ thực vật
2
CPTG
Chi phí trung gian
3
DT
Diện tích
4
ĐVT
Đơn vị tính
5
FAO
Tổ chức nông lương thế giới
6
GTGT
Giá trị gia tăng
7
GTSX
Giá trị sản xuất
8

Lao động
9
LUT
Loại hình sử dụng đất
10
LX - LM
Lúa xuân - lúa mùa

Bảng 3.6: Hiện trạng đất sản xuất nông nghiệp của vùng đệm VQG 45
Bảng 3.7: Hiện trang sử dụng đất lâm nghiệp của vùng đệm VQG 46
Bảng 3.8: Hiện trạng hệ thống cây trồng chính của vùng đệm VQG Tam Đảo
qua một số năm 49
Bảng 3.9: Diện tích theo giống lúa của khu vực qua một số năm 50
Bảng 3.10: Hiện trạng các loại hình sử dụng đất và hệ thống cây trồng chính
tại khu vực Vùng đệm VQG Tam Đảo năm 2012 53
Bảng 3.11a: Hiệu quả kinh tế các cây trồng hàng năm tiểu vùng 1 58
Bảng 3.11b: Hiệu quả kinh tế các cây trồng tiểu vùng 2 59
Bảng 3.11c: Hiệu quả kinh tế các cây trồng hàng năm tiểu vùng 3 60
Bảng 3.12a: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 60
Bảng 3.12b: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 62
Bảng 3.12c: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tiểu vùng 3 64
Bảng 3.12d: Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các LUT trên các vùng 64
Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế LUT cây ăn quả 67
Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế LUT rừng trồng 68
Bảng 3.15a: Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao
động của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1 tính trên 1 ha 69
Bảng 3.15b: Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao
động của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 2 tính trên 1 ha 70

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ xii
Bảng 3.15c: Mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày công lao
động của các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 3 tính trên 1 ha 70
Bảng 3.15d: Tổng hợp mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày
công lao động của các LUT trên các tiểu vùng 72
Bảng 3.16: Tổng hợp mức đầu tư lao động và thu nhập bình quân trên ngày

đệm. Đây là một trong những rừng Quốc gia lớn nhất ở Việt Nam và là vùng
tự nhiên cuối cùng ở sát Hà Nội chưa bị chuyển thành đất sử dụng cho nông
nghiệp. VQG Tam Đảo cũng được biết đến với hệ sinh thái rất phong phú và
đa dạng cả về số lượng và chủng
, đặc
biệt ở tầng thực vật thấp. Có khoảng trên 200 nghìn người dân đang sinh sống
trong khu vực vùng đệm VQG Tam Đảo. Phần lớn người dân ở đây tạo thu
nhập từ hoạt động nông nghiệp trong khi đó vẫn sử dụng tài nguyên từ VQG
Tam Đảo như một nguồn cung cấp thực phẩm, chất đốt, cây thuốc, nước
uống, nước cho sản xuất nông .

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2
Huyện Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện
tích tự nhiên toàn huyện là 23.589,9 ha, có 9 đơn vị hành chính (08 xã, 1 thị
trấn), tổng dân số là 67.235 người. Tuy nhiên Huyện có tới 07 đơn vị hành
chính (06 xã, 01 thị trấn) nằm trong vùng đệm Vườn Quốc Gia Tam Đảo. Khu
vực này có nguồn tài nguyên rất phong, tiềm năng đất lớn, đa dạng sinh học,
tiềm năng du lịch sinh thái. Nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ
yếu trong phát triển kinh tế xã hội của vùng. Trong những năm qua nhu cầu
sử dụng đất để phát triển kinh tế xã hội, du lịch sinh thái ngày càng lớn. Để có
cơ sở đề xuất sử dụng đất bền vững cho vùng đệm Vườn Quốc Gia Tam Đảo
thuộc huyện Tam Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp
tại vùng đệm VQG Tam Đảo, huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích
- Đánh giá tình hình thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở các
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng đệm VQG Tam Đảo, huyện Tam

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm Vườn Quốc Gia
Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy
định pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm
ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người. Vườn quốc gia thường được
thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc
những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động-thực vật có
nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của
con người. Các vườn quốc gia là một khu vực được bảo vệ theo quy định
của IUCN loại II [41].
Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-
TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia
là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:

du lịch phổ biến cho quần chúng. Việc quản lý các mâu thuẫn tiềm ẩn giữa
hai mục đích này có thể là một vấn đề, cụ thể là du khách sẽ đem lại thu nhập
cho vườn quốc gia và vườn quốc gia sử dụng nguồn thu nhập này để duy trì
và phát triển các dự án bảo tồn.
Các vườn quốc gia cũng là nguồn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên
có giá trị, chẳng hạn như gỗ, khoáng sản và các loại tài nguyên có giá trị khác.
Sự cân bằng giữa nhu cầu khai thác các tài nguyên này với tổn thất do việc
khai thác gây ra, thường là thách thức rất quan trọng đối với hệ thống quản lý
vườn quốc gia. Các vườn quốc gia cũng hay bị đốn hạ bất hợp pháp và các
dạng khai thác lậu khác, đôi khi là do tham nhũng. Điều này đe dọa tính
nguyên vẹn của nhiều môi trường sống có giá trị[30].

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6
1.1.2. Khái niệm Vùng đệm
- -
:
Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát
ranh giới với các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên; có tác động
ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động
trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và
bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm
săn bắn, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là
đối tượng bảo vệ.
Diện tích của vùng đệm không tính vào diện tích của khu rừng đặc dụng;
Dự án đầu tư xây dựng và phát triển vùng đệm được phê duyệt cùng với dự án
đầu tư của khu rừng đặc dụng.
Chủ đầu tư dự án vùng đệm có trách nhiệm phối hợp với ủy ban nhân

.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8
1.1.3. Vùng đệm Vườn Quốc Gia Tam Đảo
Vườn quốc gia Tam Đảo chạy dài 80 km theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam từ huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đến huyện Mê Linh -TP. Hà
Nội. Trung tâm Vườn cách Hà Nội 80 Km về phía bắc và cách thị xã Vĩnh
Yên 20 Km.
Theo kết quả thống kê năm 2009,
, cụ thể là:
: Bao gồm các xã Hồ Sơn, H , Minh Quang, Đại
Đình, Tam Quan, Đạo Trù và thị trấn Tam Đảo thuộc Huyện Tam Đảo; xã Trung
Mỹ thuộc huyện Bình Xuyên; và xã Ngọc Thanh thuộc thị xã Phúc Yên.
, Cát Nê, Ký Phú, Văn
Yên, Hoàng Nông, Phú Xuyên, La Bằng, Mỹ Yên, Khôi Kỳ, Yên Lãng và thị
trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ; xã Phúc Thuận và Thành Công thuộc
huyện Phổ Yên.

.
1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo báo cáo của World Bank [43], cho đến cuối thế kỷ XX vẫn còn
1/10 dân số thế giới thiếu ăn và bị nạn đói đe dọa, hàng năm mức sản xuất so
với yêu cầu sử dụng lương thực vẫn thiếu hụt từ 150 - 200 triệu tấn, trong khi
đó vẫn có từ 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do xói mòn. Trong 1200
triệu ha đất bị thoái hóa có tới 544 triệu ha đất canh tác bị mất khả năng sản
xuất do sử dụng không hợp lý.

quả cao hơn trước. Viện lúa quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực
giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác, "Farming Japan" của Nhật
ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các
hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10
Nhà khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản
về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định
của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế xã hội.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng
đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Là sự phối hợp giữa
các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ
lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hóa
của sản phẩm.
Trung Quốc cho rằng việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết
định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc
đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu,
giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính sáng tạo
của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương "ly nông bất ly hương" đã
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới của cục cải tạo đất đai -
Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ biên soạn năm 1951. Trong phân loại này, ngoài đặc
điểm đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế định lượng cũng được xem xét. Bên cạnh
đó, khái niệm "Khả năng đất đai" cũng được mở rộng trong công tác đánh giá
đất đai ở Hoa Kỳ do Klingebiel và Montgomery đề nghị năm 1964.[44]
Bùi Quang Toản và cộng sự (1995) [24] đã cho biết Liên xô cũ và các

trong quy hoạch sử dụng đất, là một công cụ cần thiết cho phát triển bền vững.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu
thí nghiệm về nông nghiệp. Theo Nguyễn Điều với Luật đất đai 2003 thì đất
nông nghiệp bao gồm các loại đất: "đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu
năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng
thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác"[14].

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12
Việt Nam là nước nông nghiệp đang phát triển với trên 70% dân số sống ở
nông thôn và khoảng 65% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính
vì vậy, nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng về mọi mặt kinh tế, chính trị,
xã hội và môi trường sinh thái[20]. Nông nghiệp không chỉ cung cấp lương thực,
thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp, mà còn là ngành chủ
yếu tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho đa số dân cư nước ta.
Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm châu Á có nhiều thuận lợi cho phát
triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất đai có hạn, dân số lại đông
bình quân diện tích đất đai trên đầu người là 0,4ha, chỉ bằng 1/3 mức bình
quân của thế giới, xếp thứ 135/160 nước thế giới, xếp thứ 9/10 nước Đông
Nam Á. Mặt khác dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên
người lại càng giảm. Tốc độ tăng dân số là 1- 2% năm thì dân số Việt Nam sẽ
là 100,8 triệu người vào năm 2015. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới.
Từ thời phong kiến các triều đại vua chúa nước ta đã thực hiện đạc điền,
phân hạng đất theo kinh nghiệm nhằm quản lý đất đai cả về số lượng và chất
lượng. Năm 1092, nhà Lý lần đầu tiên đã tiến hành đạc điền, lập điền bạ, đánh

xuất. Từ kết quả nghiên cứu đó, Bùi Quang Toản đã đề xuất quy trình phân
hạng đất đai áp dụng cho các HTX và vùng chuyên canh gồm 4 bước, các yếu
tố chất lượng được chia ra thành yếu tố thuận và yếu tố nghịch, đất đai được
chia làm 4 hạng: rất tốt, tốt, trung và kém [24].
Năm 1983, Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành "Dự thảo phương
pháp phân hạng đất lúa nước cấp huyện". Theo phương pháp này, đất đai
được chia thành 8 hạng, chủ yếu là dựa vào năng suất cây trồng, ngoài ra còn
sử dụng một số chỉ tiêu như độ dày tầng canh tác, địa hình, thành phần cơ
giới, độ nhiễm mặn, nhiễm phèn[26].
Nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá đất đai của các tác giả như
Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1993) với "Kết quả bước đầu đánh giá tài
nguyên đất đai Việt Nam" (1994). Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status