Hoạt động hướng dẫn và công tác quản lý hoạt động hướng dẫn của đội ngũ hướng dẫn viên trong Công ty TNHH du lịch Khoa Việt - Pdf 15

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................3
Nội dung..................................................................................................5
Phần I: Cơ sở lí luận về Hướng dẫn viên du lịch, hoạt động
của Hướng dẫn viên và công tác quản lí đội ngũ hướng dẫn viên du
lịch........................................................................................................... 5
1.1. Sơ lược về công ty du lịch:.....................................................................5
1.1.1. Khái niệm về công ty du lịch:..........................................................5
1.1.2. Các hoạt động của công ty du lịch:.................................................6
1.1.3. Khái niệm quản lý các hoạt động trong công ty:.............................6
1.2. Hướng dẫn viên du lịch: ........................................................................6
1.2.1. Định nghĩa về hướng dẫn viên du lịch.............................................6
1.2.2. Các hoạt động của một Hướng dẫn viên du lịch:............................7
1.2.3. Bộ phận Hướng dẫn viên du lịch trong công ty:............................11
1.2.4. Quy trình hoạt động của một Hướng dẫn viên du lịch:..................11
1.3. Các yêu cầu đối với một Hướng dẫn viên du lịch: ..............................14
1.3.1. Yêu cầu về kiến thức: ....................................................................14
1.3.2. Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp...................................................17
1.3.3. Các yêu cầu khác...........................................................................17
1.4. Vai trò của người Hướng dẫn viên du lịch ..........................................18
1.4.1. Vai trò đối với đất nước.................................................................18
1.4.2. Đối với công ty..............................................................................19
1.4.3. Đối với khách du lịch....................................................................20
Phần 2: Thực trạng của hoạt động hướng dẫn của Hướng dẫn viên
du lịch trong công ty TNHH du lịch Khoa Việt..................................22
1
2.2. Bộ phận quản lý Hướng dẫn viên trong công ty.................................29
2.2.1. Đặc điểm của các Hướng dẫn viên du lịch trong công ty..............29
2.2.2. Đặc điểm của bộ phận quản lý Hướng dẫn viên trong công ty: ....35
2.3. Hoạt động của các Hướng dẫn viên trong khi thực hiện tour:.............39

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp phân tích số liệu cùng với
bảng biểu để làm nổi bật vấn đề.
Kết cấu của đề tài: Bài viết gồm ba phần:
Phần 1: Cơ sở lí luận về hướng dẫn viên du lịch, hoạt động của Hướng dẫn
viên và công tác quản lí đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
Phần 2: Thực trạng của hoạt động hướng dẫn của Hướng dẫn viên trong công
ty TNHH du lịch Khoa Việt.
Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí hoạt động của đội
ngũ hướng dẫn viên trong công ty TNHH du lịch Khoa Việt.
Lời mở đầu:
Chúng ta đang sống ở thập niên đầu của thế kỷ XXI - thế kỷ của của khoa học,
công nghệ và nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hóa là một nhu cầu khách quan và xu
hướng tất cả các nước trên thế giới đều tham gia và quá trình này. Cùng với sự phát
triển của kinh tế, tri thức con người là nhu cầu về các mối quan hệ hòa bình, hợp tác
cùng phát triển giữa các quốc gia. Có thể nói điều này chính là tiền đề tốt cho ngành
du lịch phát triển mạnh mẽ trong những thập niên gần đây và trong tương lai du lịch
là một trong những ngành công nghiệp không khói có tiềm năng phát triển nhất trong
số các ngành công nghiệp của con người hiện đại.
3
Cuộc sống của con người và cùng với đó là các nhu cầu thiết yếu được đáp ứng
một cách đầy đủ và trở thành điều tất yếu cơ bản trong cuộc sống đương nhiên con
người sẽ hướng tới các nhu cầu cao hơn và nhu cầu đi du lịch dần trở thành nhu cầu
thiết yếu.Theo như nhận định của Tổ chức du lịch thế giới WTO thì xu thế du lịch sẽ
chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đặc biệt là khu vực Đông Nam
Á trong thế kỉ tới. Đây thực sự là một cơ hội tốt tạo đà cho du lịch Việt Nam phát
triển cộng thêm với việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO càng
thúc đẩy du lịch phát triển hơn nữa. Trên thực tế lượng khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam trong những năm qua đã tăng lên đáng kể, cụ thể là có các con số thống kê
như sau: vào năm 2006 là 3.583.486 lượt khách và sang đến năm 2007 là 4.171.564
lượt khách quốc tế tăng 16% sơ với năm 2006, năm 2008 lượng khách du lịch quốc

hướng dẫn viên tại công ty TNHH du lịch Khoa Việt làm đề tài trong chuyên đề
nghiên cứu thực tập tốt nghiệp của Em.Cơ cấu bài viết gồm có ba phần:
Phần 1: Cơ sở lí luận về Hướng dẫn viên du lịch, hoạt động của Hướng dẫn
viên và công tác quản lí đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
Phần 2: Thực trạng của hoạt động hướng dẫn của Hướng dẫn viên trong công
ty TNHH du lịch Khoa Việt.
Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí hoạt động của đội
ngũ hướng dẫn viên trong công ty TNHH du lịch Khoa Việt.
Em xin chân thành cảm ơn công ty TNHH du lịch Khoa Việt và các thầy cô
trong khoa QTKD Du lịch và Khách sạn, đặc biệt là thạc sĩ Lê Trung Kiên đã tạo
điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập và chuyên đề thực tập này. Do thời
gian nghiên cứu và trình độ còn nhiều hạn chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót mong
các thầy cô thông cảm và góp ý cho bài viết này được hoàn thiện hơn.
Nội dung
Phần I: Cơ sở lí luận về Hướng dẫn viên du lịch, hoạt động
của Hướng dẫn viên và công tác quản lí đội ngũ hướng dẫn
viên du lịch.
1.1. Sơ lược về công ty du lịch:
1.1.1. Khái niệm về công ty du lịch:
Công ty du lịch là một tập hợp của nhiều người cùng hoạt động với mục
đích chung là kinh doanh du lịch, lữ hành.
5
1.1.2. Các hoạt động của công ty du lịch:
Một công ty du lịch thường hoạt động vì mục đích kinh doanh trong lĩnh vực du
lịch khách sạn. Các công ty có thể kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải
trí, kinh doanh tại các địa điểm du lịch, kinh doanh lữ hành,…
Ngoài ra cũng có nhiều hình thức kinh doanh khác như kinh doanh vận chuyển
trong du lịch, cung cấp hướng dẫn viên du lịch, cung cấp các trang thiết bị đặc thù
phục vụ cho ngành du lịch,…
1.1.3. Khái niệm quản lý các hoạt động trong công ty:

dẫn viên du lịch. Điều này nhằm xác định rõ tư cách pháp lí của người Hướng dẫn
viên du lịch trong công việc.
Ngoài các định nghĩa trên còn có các định nghĩa khác về Hướng dẫn viên du
lịch phân loại Hướng dẫn viên, các Hướng dẫn viên du lịch được phân thành những
nhóm tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức của bộ phận hướng dẫn trong công ty. Cách phân
loại hướng dẫn viên phổ biến hiện nay là theo nhóm theo ngôn ngữ . Ngoài ra căn cứ
vào phạm vi hoạt động của hướng dẫn viên, có thể chia Hướng dẫn viên thành hai
loại sau đây:
Hướng dẫn viên theo chặng(step-on guide).Thực hiện hướng dẫn chương trình
du lịch và thuyết minh trong một khu vực nhất định, hay một đoạn của hành trình du
lịch. Đây là hình thức được áp dụng ở công ty có phạm vi hoạt động hẹp, hoặc trong
trường hợp các điểm tham quan ở cách nhau quá xa,dẫn đến việc đi lại của hướng
dẫn viên có phí quá lớn.
Hướng dẫn viên du lịch toàn tuyến( long distance guide, tour director): Là
người đi kèm với khách du lịch trong suốt cuộc hành trình du lịch, đảm bảo việc thực
hiện toàn bộ chương trình.Thông thường đây là các hướng dẫn viên giàu kinh
nghiệm, đòi hỏi phải có trình độ kiến thức sâu rộng và khả năng giao tiếp tốt vì họ
thường phải đảm nhận các chương trình du lịch dài ngày.Khi thời gian và mức độ và
thời gian tiếp xúc với khách là khá căng thẳng. Một vấn đề cần được chú ý là phân
biệt sự khác biệt giữa khái niệm hướng dẫn viên với thuyết trình viên tại các điểm
tham quan du lịch, giữa hướng dẫn viên địa phương với trưởng đoàn.
1.2.2. Các hoạt động của một Hướng dẫn viên du lịch:
Theo giáo trình Hướng dẫn du lịch của PGS.TS Nguyễn Văn Đính và Th.s Phạm
Hồng Chương thì người Hướng dẫn viên du lịch có các hoạt động chính như sau:
7
Thứ nhất là các hoạt động tổ chức: là các hoạt động nhằm tổ chức, xắp xếp và bố
trí các hoạt động như hoạt động vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan của khách
để thực hiện chương trình du lịch. Hoạt động này bao gồm các nội dung: tổ chức đua
đón khách du lịch; xắp xếp, bố trí lưu trú và ăn uống cho khách; tổ chức các chuyến
tham quan theo chương trình cho khách; tổ chức các chương trình vui chơi giải trí

8
9
Luồng thông tin số ba giữa các nhà cung cấp với công ty lữ hành. Các thông tin
chủ yếu là thông tin thỏa thuần, truyền đạt (các yêu cầu) và thông tin kiểm tra trong
đó phía các công ty lữ hành là người chủ động trong việc thực hiện các hoạt động
thông tin.
Luồng thông tin số tám giữa Hướng dẫn viên du lịch và khách du lịch. Đây là
luồng thông tin chủ yếu và quan trọng nhất trong hoạt động hướng dẫn. hoạt động
thông tin chủ yếu là việc cung cấp thông tin về các đối tượng tham quan của Hướng
dẫn viên cho khách du lịch nhằm đảm bảo giúp khách nắm được thủ tục, chương
trình,…đến hiểu biết về các giá trị văn hóa, tinh thần. điều đáng chú ý ở đây là các
thông tin đó không chỉ được thực hiện thông qua bà thuyểt trình mà còn được thực
hiện thông qia các câu hỏi mà khách sẽ hỏi bất cứ lúc nào và Hướng dẫn viên cần hết
sức cân nhắc trong lời nói và hành động của mình để tránh các hiểu lầm không cần
thiết và đem lại sự thỏa mãn cao cho khách.
Các luồng thông tin khác cũng đóng vai trò không nhỏ trong hoạt động thông
tin của hoạt động hướng dẫn, nếu các thông tin không được chính xác và kịp thời thì
có thể gây khó khăn thậm chí là tổn thất đối với các bên có liên quan, vì vậy người
nhận và gửi thông tin cần có sự cân nhắc và phân tích kỹ trước khi trao đổi thông tin
và yếu tố kịp thời cũng cần phải quan tầm tới.
Thứ ba là hoạt động kiểm tra: trước khi thực hiện chương trình du lịch, các
công ty lữ hành cần thực hiện việc kiểm tra sự sẵn sàng đón tiếp phục vụ của các cơ
sở cung cấp để đảm bảo không có vẫn đề gì thay đổi khi khách tới. Hướng dẫn viên
du lịch là người đại diện trực tiếp cho công ty lữ hành, du lịch thường xuyên theo dõi
tình hình và kiểm tra các cơ sở, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ cho khách trong
quá trình tiêu dùng dịch vụ đảm bảo không có thiếu sót hoặc sai lệch về chất lượng.
Đảm bảo cho khách du lịch nhận được những gì tốt nhất.
Ngoài ra Hướng viên còn cần phải quan dát tình hình của đoàn khách (trạng thái
tâm lý của đoàn) để qua đó phát hiện và rút ra những điểm cần chú ý trong chương
trình, về các cơ sở phục vụ. để có các biện pháp bổ xung sửa đổi kịp thời và ngăn

Điều
hành
Thị
trường
Hướng
dẫn
Kế
toán
Hành
chính nhân
sự
Nhân sự
lao động
tiền lương
11
Giai đoạn 3: Sau chuyến đi.
Giai đoạn một: Chuẩn bị trước chuyến đi.
Trong giai đoạn đầu tiên này hướng dẫn viên cần phải thực hiện các công việc
sau:
Nhận kế hoạch công tác từ phòng điều hành hoặc trưởng phòng hướng dẫn gồm
gồm đầy đủ các giấy tờ có liên quan tới khách và lịch trình của họ. Khi nhận chương
trình Hướng dẫn viên cần phải nắm được các thông tin về đoàn khách(họ tên, quốc
tịch, ngày sinh, sở thích (nếu có thể), nhu cầu đặc biệt của khách…), lịch trình chi
tiết, phương tiện vận chuyển, địa điểm, thời gian đón tiễn khách, danh sách phòng
ngủ, khách sạn nhà hàng(các thông tin về số điện thoại, người cần liên hệ), chế độ ăn
ngủ thanh toán của đoàn, vé tham quan,...
Chuẩn bị tư trang cá nhân và các giấy tờ tuỳ thân. Hướng dẫn viên cần phải
chuẩn bị một số các giấy tờ phiếu điều động hướng dẫn viên hay giấy công tác, tiền
tạm ứng và các phương tiện thanh toán khác, bản coppy các xác nhận đã đặt chỗ
trước của khách sạn và nhà hàng, vé máy bay,biển hiệu và hoa(nếu cần) và các vật

cầu khách đi theo đoàn và hẹn chính xác thời gian kết thúc tham quan. Trong nhiều
trường hợp Hướng dẫn viên phải trực tiếp là thuyết minh cho chuyến tham quan do
vậy hướng dẫn viên cần phải xem lại điểm tham quan. Kết thúc thời gian tham quan
Hướng dẫn viên phải là người cuối cùng lên xe và rời khỏi điểm tham quan khi đã đủ
số người và đảm bảo mọi người đều không có vấn đề gì cần giải quyết trước khi rời
điểm tham quan.
Một số bất thường xảy ra khi có sự thay đổi từ phía khách như: không muốn
tham gia chương trình của đoàn, muốn ở lại thêm tại điểm tham quan hay là muốn
đổi địa điểm tham quan và những thay đổi bất khả kháng như thay đổi thời tiết, ùn
tắc giao thông hay tai nạn trên đường vận chuyển trong trường hợp khách bị thương
thì Hướng dẫn viên cần phải hết sức bình tĩnh và bàn bạc với trưởng đoàn để tìm ra
giải pháp tốt nhất cho mọi người và cho sự việc.
Trong quá trình tham quan Hướng dẫn viên nên tổ chức một số hoạt động vui
chơi giải trí, hoạt động thể dục thể thao nhằm cho chuyến đi của đoàn được hấp dẫn.
Giai đoạn ba: Tổ chức tiễn khách và những công việc sau chuyến đi.
Tổ chức tiễn khách. Đây là nghiệp vụ cuối cùng của Hướng dẫn viên trong quá
trình tiếp xúc với khách. Những ấn tượng cuối cùng thường là những ấn tượng sâu
sắc nhất. Để tránh những sai sót đáng tiếc hướng dẫn viên phải cần hết sức chú ý tới
13
cả những chi tiết nhỏ nhất. Trước hết Hướng dẫn viên cần thông báo cho khách giờ
xuất phát và kiểm tra vé máy bay, hộ chiếu và hoàn tất thủ tục rời khách sạn, phát và
thu các phiếu trưng cầu ý kiến của khác. Khi đến địa điểm xuất phát cần chỉ rõ các vị
trí làm thủ tục, khu vực vệ sinh cửa hàng và theo dõi việc vận chuyển hành lí và đảm
bảo an toàn cho khách, hướng dẫn khách làm các thủ tục xuất cảnh cần thiết. Một số
trường hợp bất thường có thể xảy ra như: hỏng xe vì vậy Hướng dẫn viên yêu cầu lái
xe kiểm tra lại tình trạng xe trước khi xuất phát và nên khởi hành sớm để có thời gian
chuẩn bị. Nếu bị hỏng xe thì Hướng dẫn viên phải xác nhận lại về tình trạng hỏng hóc
của xe nếu có thể khắc phục được thì cần thông báo để khách yên tâm. Nếu không
khắc phục được ngay thì thông báo cho phòng điều hành để có xe thay thế hoặc có
các phương tiện tạm thời trên đường đi.

được nội dung và phương pháp của hoạt động hướng dẫn du lịch. Việc nắm vững
phương pháp và nghệ thuật hướng dẫn được thể hiện trên các mặt sau dây:
Nắm bắt được các nguyên tắc, chỉ thị do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
hoặc có liên quan đến du lịch ban hành, các thủ tục xuất nhập cảnh. Nắm vững các tư
liệu dùng để thuyết minh theo các tuyến du lịch phù hợp với các đối tượng tham quan
du lịch. Khách đi du lịch có nhiều mục đích, trong đó có mục đích quan trọng có ở
mọi chuyến đi là tham quan tìm hiểu vì vậy nhiệm vụ của hướng dẫn viên là phải
truyền đạt cho du khách hiểu về đối tượng tham quan đó. Do vậy hướng dẫn viên cần
phải nắm chắc các kiến thức và nghệ thuật cũng như các quy luật để thoả mãn nhu
cầu của khách du lịch.
Cần nắm được các điều khoản, các chi tiết cần lưu ý có kiên quan trong toàn bộ
hành trình du lịch có trong hợp đồng được kí kết giữa các công ty lữ hành với khách
du lịch hoặc các tổ chức du lịch khác, đảm bảo mọi quyền lợi cho du khách cũng như
không gây tổn thất gì cho công ty và bản thân người Hướng dẫn viên. Người Hướng
dẫn viên cũng cần nắm đựơc chu trình của một đoàn khách từ khi kí kết mua tuor đến
khi thực hiện tuor đó để có thể thực hiện công việc của mình một cách tốt nhất.
Nắm vững phương pháp tổ chức hướng dẫn tham quan từ những công việc cụ
thể như đưa khách lên xe, vận chuyển, bảo lưu hành lý của khách,… tới nghệ thuật
xử lý tình huống.
Người Hướng dẫn viên cần có kiến thức về tâm lý học(Tâm lý xã hội học, tâm
lý du khách, tâm lý học dân tộc). Hướng dẫn viên phải nắm được tâm lý thị hiếu, sở
15
thích của đối tượng khách thì mới có thể đáp ứng được các nhu cầu của du khách
nhanh nhất và tuyệt vời nhất (biết được phong tục tập quán, nghi lễ giao tiếp, đặc
điểm tâm lí của các đối tượng khách).
Bên cạnh đó hướng dẫn viên cũng cần phải có nghệ thuật diễn đạt, trình bày
mới có thể thu hút được khách quan tâm của người nghe và làm sinh động được đối
tượng tham quan, nếu không việc thuyết minh sẽ nhàm chán và không mang lại hiệu
quả cao.
Ngoài ra hướng dẫn viên phải luôn luôn lạc quan và vui vẻ khôi hài, không lấy

khi thuyết minh. Trình độ ngoại ngữ sẽ quyết định tính sinh động và hấp dẫn không
chỉ của bài thuyết minh mà còn cả chương trình du lịch. Đối tượng tham quan cũng
trở nên kém hấp dẫn nếu như người hướng dẫn không lột tả được những giá trị của
nó trong khi diễn đạt. Ngoài ra, các giao tiếp phi ngôn ngữ cũng đóng góp phần quan
trọng tạo nên sức hấp dẫn của bài thuyết trình.
1.3.2. Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
Hướng dẫn du lịch cũng là một nghề cũng như tất cả các nghề khác, nghề hướng
dẫn viên du lịch đòi hỏi phải có lòng yêu nghề thì mới có thể có nhiệt huyết và
truyền cảm được tất cả các kiến thức cho khách du lịch để làm tốt công việc của
mình. Không chỉ có vậy người Hướng dẫn viên cần là một người bạn, người trợ giúp
cho du khách trong hành trình du lịch của họ, vì vậy cần có một lòng yêu nghề sâu
sắc mới có thể chịu đựng được những vất vả của nghề và làm tốt công việc của mình.
Bên cạnh đó do tính chất phức tạp nhưng rất tế nhị của công việc mà đòi hỏi
hướng dẫn viên phải là người có tính kiên nhẫn, tận tụy và tính trung thực. Trong
hoàn cảnh hiện nay, khi khách du lịch ngày càng có kinh nghiệm và đòi hỏi khắt khe
hơn thì yếu tố nghề nghiệp lại trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu đối với một
người Hướng dẫn viên.
1.3.3. Các yêu cầu khác
Hai yêu cầu kể trên là cơ bản nhất đối với một người Hướng dẫn viên, ngoài ra
còn có rất nhiều các yêu cầu khác đối với một Hướng dẫn viên, có thể nêu ra một số
yêu cầu như sau:
17
Thứ nhất: yêu cầu về sức khỏe. Hướng dẫn viên là người đồng hành và phục vụ
khách du lịch trong suốt cuộc hành trình, mang những trọng trách nặng nề về đảm
bảo tài sản và tính mạng cho khách, đem lại cho họ sự thoải mái cao nhất về tinh thần
và phải giúp đỡ khách khi cần thiết. Do vậy hướng dẫn viên phải là người có sức
khoẻ tốt có đủ độ dẻo dai cần thiết. Nếu không có sức khoẻ tốt thì khó có thể hoàn
thành được nhiệm vụ của mình. Một Hướng dẫn viên không thể bị say xe ô tô, máy
bay trong khi đi cùng khách hay sợ độ cao, thường xuyên bị dị ứng thời tiết,… Như
vậy, sức khỏe là một yếu tố bắt buộc đối với người muốn theo nghề Hướng dẫn viên.

đề nhân quyền hoặc các vấn đè chính trị.Hướng dẫn viên cần phải bằng những lí luận
của mình xoá đi những nhìn nhận không đúng của khách du lịch về đất nước mình.
Nhiệm vụ kinh tế:
Hướng dẫn viên thực hiện tour là việc bán sản phẩm du lịch mang lại lợi ích
kinh tế cho đất nước. Hướng dẫn viên là người giới thiệu hướng dẫn cho khách tiêu
dùng các sản phẩm dịch vụ hàng hoá khác trong khi họ đi du lịch mang lại lợi ích
kinh tế cho đất nước. Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam thường rât ưa thích
mua các sản phẩm truyền thống mang tính chất đặc trưng của đất nước nơi mình đến
thăm.Trong quá trình hướng dẫn của mình hướng dẫn viên có thể giới thiệu những
sản phẩm đó và khuyến khích họ mua manh lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất
nước.
1.4.2. Đối với công ty.
Hướng dẫn viên là người thay mặt công ty thực hiện trực tiếp các hợp đồng đã
kí kết với khách du lịch,đảm bảo mang lại lợi ích về kinh tế và uy tín cho công ty.
Hướng dẫn viên sẽ là người quyết định phần lớn chất lượng của một chương trình du
lịch,do vậy nếu hướng dẫn viên hoàn thành tốt công việc của mình thì sẽ tăng thêm
uy tín cho công ty.
Qua công tác của mình với sự hướng dẫn nhiệt tình, cuốn hút có thể hướng dẫn
viên có thể tạo đựơc cho khách du lịch cảm tình muốn quay trở lại với công ty lần thứ
hai hoặc tham gia vào các chương trình khác của công ty, như vậy hướng dẫn viên đã
bán thêm được sản phẩm cho công ty.
19
1.4.3. Đối với khách du lịch.
Hướng dẫn viên là người phục vụ khách theo hợp đồng đã được kí kết, có
nhiệm vụ thực hiện một cách đầy đủ và tự giác mọi điều khoản ghi trong hợp
đồng.Hướng dẫn viên là người đại diện cho quyền lợi của khách du lịch (kiểm tra
giám sát việc thực hiện các dịch vụ của các cơ sở phục vụ), là người đại diện cho
đoàn khách để liên hệ với người dân và chính quyền địa phương và các công việc
khác khi được khách ủy quyền. Với đoàn khách đi ra nước ngoài(out bound), hướng
dẫn viên có tư cách là một trưởng đoàn chịu trách nhiệm lo cho công việc chung của

22
Giám đốc công ty Nguyễn Thế Thảo
Bản đồ hướng dẫn tìm địa chỉ của công ty
23
24
Một vài hình ảnh về Khoa Việt
Các hướng dẫn viên chính của Khoa Việt
Anh Đức
Anh Sanh
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status