Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy địa lí lớp 11 - Pdf 16

Lương Thị Thanh Thuỷ – Trường THPT Thông Nông
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy địa lí lớp 11
I, ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy giáo dục là nhiệm vụ chung của
toàn ngành, toàn xã hội. Nghị quyết của Đảng về cải cách giáo dục năm 1979 đã ghi rõ:
“ Sự nghiệp Cách mạng luôn đổi mới vì thế công tác giáo dục cũng phải đổi mới ”
Xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp giảng dạy là làm sao để giáo viên
không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người tổ chức định hướng cho học sinh
hoạt động để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân vào sự chiếm
lĩnh tri thức mới.
Vì thế việc cải tiến phương pháp giảng dạy bằng cách tạo ra nhiều hình thức học tập
là cần thiết nhằm cuốn hút học sinh say mê hào hứng, tự giác lĩnh hội tri thức, từ đó phát
huy năng lực, trí sáng tạo của mỗi học sinh.
Trong dạy địa lí hiện nay, phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ(thảo luận nhóm)
được sử dụng rộng rãi và tỏ ra có hiệu quả. Phương pháp này đều có đặc điểm chung là yêu
cầu học sinh nghĩ nhiều hơn làm nhiều hơn. Bên cạnh đó phương pháp dạy học hợp tác
nhóm nhỏ còn có thêm một đặc trưng: học sinh cùng nhau thảo luận theo định hướng của
giáo viên. Đây là mối quan hệ trò - trò được các thầy cô nhắc nhiều hơn, tác động nhiều
hơn trong những năm gần đây và được các thầy cô đánh giá là rất cần thiết trong dạy học.
Tuy nhiên khi dạy học do phương pháp hợp tác nhóm nhỏ đã nảy sinh một số vấn đề cần
khắc phục.
Chính vì thế tôi muốn trao đổi với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm khi vận dụng
phương pháp này trên một số lớp tôi đã tiến hành giảng dạy.
II, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1, Cơ sở
- Cơ sở lí luận:
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề quan tâm hàng đầu trong quá trình học để tạo
nên một giờ học đầy hứng thú và đạt hiệu quả học tập cao, đây là vấn đề được quan tâm
nghiên cứu của nhiều giáo viên
- Cơ sở thực tiễn:
+, Qua dự giờ đồng nghiệp về một số tiết dạy sử dụng phương pháp thảo luận nhóm

+ Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi.
+ Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
c. Thảo luận tổng kết trước toàn lớp.
+ Các nhóm lần lượt báo cáo.
+ Thảo luận chung.
+ GV có thể kiểm tra bất kì học sinh nào của các nhóm để đánh giá làm việc học tập
hợp tác của nhóm.
+ GV tổng kết đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.
2.2. Vận dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ.
a. Điều kiện tổ chức học sinh học tập nhóm nhỏ
* Dựa vào nội dung bài học.
Tuỳ khối lượng kiến thức của tiết học, mức độ kiến thức của bài mà ta có thể tổ chức
cho học sinh học tập theo nhóm nhỏ. Một tiết có thể tổ chức cho học sinh học theo nhóm
một lần, hoặc 2 lần, hoặc không có lần nào. Ta không nên câu lệ cứ tiết nào cũng tổ chức
nhóm, có tiết tổ chức nhóm đôi khi lại làm phản tác dụng. Nhiều bài học có khối lượng
kíên thức dài nếu ta lạm dụng việc học theo nhóm nhỏ đôi khi dẫn tới nội dung bài không
đảm bảo, một số học sinh yếu, trung bình gặp khó khăn trong việc xác định trọng tâm của
2
Lương Thị Thanh Thuỷ – Trường THPT Thông Nông
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy địa lí lớp 11
bài, không biết ghi chép những gì vào vở cho nên việc học ở nhà của những học sinh đó
càng gặp khó khăn hơn. Nhưng dù sao ta cũng xác định được những phần, những bài thích
hợp để tổ chức học sinh học theo nhóm.
* Căn cứ vào thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phòng học.
+ Thiết bị rất thích hợp hiện nay là: máy chiếu, bút dạ, giấy trong. Máy chiếu dùng
để giao nhiệm vụ, kiểm tra quá trình làm của học sinh. Bút dạ và giấy trong là phần học
sinh trình bày lời giải, kết quả.
+ Nếu không có thiết bị trên thì giáo viên dùng bảng phụ để giao nhiệm vụ, học sinh
dùng bảng nhóm để trình bày kết quả. Các bảng đó bằng chất liệu nhựa có tác dụng như
giấy dầu, có thể cuộn lại dễ dàng.

giải thích được các sự vật hiện tượng địa lí.
+ Hoạt động của học sinh: Các học sinh tích cực hoạt động theo sự phân công của
trưởng nhóm.
+ Vai trò của giáo viên: Triển khai nhiệm vụ khẩn trương, xử lí kết qủa nhanh gọn
.Giáo viên phải lấy được nhận xét kết quả hoạt động từ các nhóm. Trong quá trình học sinh
trao đổi giáo viên phải đánh giá được mức làm việc của các em, nếu nhiều nhóm bế tắc thì
giáo viên có thể nêu các câu hỏi gọi ý. Giáo viên không nên sa vào các phần chi tiết mà
chủ yếu lấy các nhận xét, kết quả. Như vậy, giáo viên phải có khả năng bao quát lớp, tổng
hợp nhanh để ứng biến trong mọi tình huống.
- Dạng 2: Hoạt động nhóm rèn luyện kĩ năng trong tiết thực hành.
+ Mục đích : Thông qua thảo lụận nhóm giúp học sinh nắm chắc kiến thức vừa học và
rèn luyện các kỹ năng cần thiết như kỹ năng vẽ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu; kỹ năng
đọc bản đồ, lược đồ …
+ Hoạt động của học sinh: Học sinh phải tự nghĩ nhiều, tự làm nhiều rồi mới trao đổi.
Mỗi nhóm cần có 1 thư ký ghi lại phần trả lời câu hỏi mà các thành viên vừa hoàn thành
hoặc thu thập kết quả của các thành viên, học sinh tranh luận một dạng biểu đồ hoặc học
sinh cùng phân tích một bảng số liệu.
+ Vai trò của giáo viên: Có thể chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 2 học sinh
liền kề, có tác dụng trao đổi được nhanh chóng và nhiều thông tin VD: bàn 1. A-B-C-D
cho AB vào một nhóm, CD vào một nhóm. Phần lớn kết quả được trả lời thông qua giơ tay
để khẳng định đúng hoặc sai. Trên cơ sở bao quát chung cả lớp, giáo viên lựa chọn một số
nhóm để chữa, nhóm đó có thể có lời giải mắc sai lầm điển hình, hoặc có lời giải rõ chính
xác sạch đẹp để khen ngợi, hay nhóm có cách giải hay.
c. Một số cách chia nhóm thông dụng hiện nay:
- Chia nhóm từ 8- 10 người theo bàn
- Chia theo tổ
- Chia thành nhiều nhóm nhỏ chỉ từ 4- 6 người
d. Một số chú ý khi dạy học theo phương phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
- Đôi khi thời gian vượt so với dự kiến, trong trường hợp này ta xử lí câu trả lời, kết quả
của một nhóm trên màn hình hay bảng phụ, các nhóm còn lại cho kiểm tra chéo nhau thì

các nhóm nước,
cuộc CNKHCN
hiện đại
II, Sự tương phản về
trình độ KTXH giữa
các nhóm nước
10’
2 3: Một số vấn đề
mang tính toàn
cầu
II, Môi trường 20’
3 5: Một số vấn đề
của Châu Phi
II, Dân cư, xã hội 10’
5
Lương Thị Thanh Thuỷ – Trường THPT Thông Nông
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy địa lí lớp 11
4 5:Một số vấn đề
của khu vực Tây
Nam Á và Trung
Á
I, Khu vực Tây nam á
II, Khu vực Trung á
25’
5 6: Hoa Kì (tiết 1) II, Điều kiện tự nhiên 20’
6 6: Hoa Kì (tiết 2) II, Công nghiệp
III, Nông nghiệp
25’
7 6: Hoa Kì ( tiết
3)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
6
Lương Thị Thanh Thuỷ – Trường THPT Thông Nông
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy địa lí lớp 11
1, Ổn định
2, Bài mới
Kiểm tra bài cũ :(3’) Toàn cầu hoá kinh tế là gì ? Biểu hiện và hệ quả của nó ?
Thời
gian
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
7’
8’
- Gv: yêu cầu hs hoạt động theo
nhóm 2 người, quan sát bảng 3.1
trong SGK cùng thảo luận trả lời câu
hỏi
Hãy so sánh tỉ suất gia tăng dân
số tự nhiên của nhóm nước đang
phát triển với nhóm nước phát
triển và toàn thế giới?
- Hs: cùng thảo luận,sau đó một vài
nhóm trả lời,các nhóm khác góp ý,
bổ sung
- Gv: nhận xét, phân tích lại bảng số
liệu để hs thấy được sự bùng nổ dân
số chủ yếu diễn ra ở các nước đang
phát triển
Dân số tăng nhanh dẫn tới những
hậu quả gì?
- Hs: trả lời

b.Hậu quả
- Thiếu lao động trong tương lai
- Chi phí phúc lợi xã hội cho người già
7
Lương Thị Thanh Thuỷ – Trường THPT Thông Nông
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy địa lí lớp 11
- Gv: nhận xét, chuẩn kiến thức
Cần phân tích rõ để hs tránh hiểu sai
cho rằng người già trở thành người
ăn bám XH
Bổ sung thêm về tình trạng thiếu
quan tâm tới người già về t/c ở các
nước phát triển
20’
- Gv: yêu cầu hs cho biết
Thế giới đang phải đối mặt với các
vấn đề môi trường nào?
- Hs: trả lời
- Gv:nhận xét, nêu lại các vấn đề
môi trường đang được quan tâm,
hướng dẫn hs thảo luận hoàn thành
nội dung phiếu học tập
- Hs: chia nhóm theo sự phân công
của gv, dựa vào nội dung SGK, tiến
hành thảo luận hoàn thành bài tập
Sau đó đại diện các nhóm trình bày
câu trả lời, các nhóm khác góp ý,bổ
sung
- Gv: nhận xét, chuẩn nội dung kiến
thức bằng bảng phụ đã chuẩn bị sẵn,

- Mực nước
Cắt giảm
lượng CO2,
8
Lương Thị Thanh Thuỷ – Trường THPT Thông Nông
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy địa lí lớp 11
hậu
toàn
cầu
- Mưa axit khí quyển->hiệu
ứng nhà kính
- Chủ yếu từ
ngành sx điện và
ngành CN sử dụng
than đốt
biển dâng-
>ngập lụt vùng
đất thấp
- ảnh hưởng tới
sức khoẻ và sx
SO2, NO2,
CH4 trong sx
và sinh hoạt
Suy
giảm
tầng
ôzôn
Tầng ôzôn bị
thủng và lỗ
thủng ngày

và các sản phẩm
từ dầu mỏ
- thiếu nguồn
nước sạch cho
sinh hoạt và sx
- ảnh hưởng
đến sức khoẻ
và sinh vật
thuỷ sinh
- xây dựng các
nhà máy xử lí
chất thải
- đảm bảo an
toàn hàng hải
Suy
giảm
đa
dạng
sinh
học
Nhiều loài sv
bị tuyệt chủng
hoặc đứng
trước nguy cơ
tuyệt chủng
Khai thác thiên
nhiên quá mức
- mất đi nhiều
loài sv, thực
phẩm, nguồn

- Sử dụng bản đồ các nước trên TG để phân tích ý nghĩa, vị trí địa lí của khu vực Tây nam
á và Trung á
- Khai thác kiến thức từ lược đồ
- Phân tích bảng số liệu
- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ báo chí, tin tức thời sự…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ thế giới
- Bản đồ tự nhiên châu á
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1, Ổn định
2, Bài mới
Kiểm tra bài cũ : ( 3’) hãy nêu các vấn đề dân cư xã hội của Mĩ la tinh?
Thời
gian
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
25’
- Gv: hướng dẫn hs tìm hiểu về hai khu
vực theo phương pháp thảo luận nhóm
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ
+, nhóm số lẻ: quan sát hình 5.4 và bản
đồ tự nhiên châu á hoàn thành phiếu
học tập 1
+, nhóm có số chẵn: quan sát hình 5.6
và bản đồ tự nhiên châu á hoàn thành
phiếu học tập 2
- Hs: quan sát hình và bản đồ,thảo luận
hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
Sau đó đại diện các nhóm trình
bày,các nhóm cùng nội dung góp ý bổ
sung

mỏ cho TG của khu vực Tây nam á?
- Hs: tính theo sự hướng dẫn của gv,
sau đó nêu kết quả và rút ra nhận xét
về khả năng cung cấp dầu mỏ cho TG
của khu vực Tây nam á.
- Gv: nhận xét, chuẩn nội dung
- Gv: yêu cầu hs đọc nội dung SGK,
cho biết:
Khu vực Tây nam á và trung á có
những sự kiện chính trị gì đáng chú
ý?
- Hs: nêu các sự kiện vào các tờ giấy
sau đó dán lên bảng.
- Gv: nhận xét, bổ sung, khái quát lại
nội dung.
- Gv: nêu câu hỏi:
Các vấn đề xung đột sắc tộc và tôn
giáo ảnh hưởng như thế nào đối với
sự phát triển KTXH của khu vực Tây
nam á và Trung á?
- Hs: trả lời
- Gv: nhận xét, cho hs khai thác bức
1, Vai trò cung cấp dầu mỏ
- Có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế
giới( Tây nam á chiếm 50% trữ lượng
TG)
- Các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ
lớn: ả rập xê út, Iran, Irắc, Cô oét,
CTVQ ả rập thống nhất…
2, Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn

Các đặc điểm nổi
bật
Khu vực Tây nam á Khu vực Trung á
Vị trí địa lí Tây nam châu á - Trung tâm châu á
- Không giáp với đại dương
Diện tích lãnh thổ 7 triệu km2 5,6 triệu km3
Dân số 313 triệu ngươi Hơn 61 triệu người
Số quốc gia 20 6
ý nghĩa của vị trí địa

- tiếp giáp 3 châu lục
- án ngữ kênh đào Xuy-ê
=>có vị trí địa – chính trị
quan trọng
- Có vị trí chiến lược quan
trọng: tiếp giáp với các quốc gia
lớn(TQ, ÂĐ)
- khu vực đầy biến động
Nét đặc trưng về
ĐKTN
- khí hậu khô nóng
- nhiều núi, CN, hoang
mạc
- khí hậu cận nhiệt đới,ôn đới
lục địa
- thaỏ nguyên, hoang mạc
Khoáng sản Khu vực giàu dầu
mỏ(50% trữ lượng TG)
- nhiều loại khoáng sản
- có trữ lượng dầu mỏ khá lớn

được sự hứng thú và say mê hơn cho học sinh trong quá trình học tập, do đó quá trình nhận
thức của học sinh cũng trở nên dễ dàng, chủ động hơn. Có thể so sánh điều đó qua những
giờ có sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và các giờ giảng không sử dụng phương pháp
thảo luận nhóm ở một số lớp:
Lớp Tiết học sử dụng phương pháp
thảo luận nhóm
Tiết học không sử dụng phương
pháp thảo luận nhóm
Số hs
thích học
(%)
Số hs
không
thích học
(%)
Số hs nắm
nội dung
bài học
trên lớp
(%)
Số hs
thích học
(%)
Số hs
không
thích học
(%)
Số hs
nắm nội
dung bài

chính vì vậy không thể có những thiếu sót.Rất mong nhận được sự góp ý của bạn bè, đồng
nghiệp để hoàn thiện hơn, nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc giảng dạy
địa lí trong học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Thông Nông, ngày 10 tháng 10 năm 2009
Người viết

Lương Thị Thanh Thuỷ
Xác nhận của BGH nhà trường
14
Lương Thị Thanh Thuỷ – Trường THPT Thông Nông
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy địa lí lớp 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Sách giáo khoa điạ lí 11 ( Nhà xuất bản giáo dục)
2, Sách giáo viên địa lí 11 ( Nhà xuất bản giáo dục)
3, Một số vấn đề trong dạy học địa lí ở trường phổ thông
( Nguyễn Trọng Phúc – Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội)
4, Giới thiệu giáo án địa lí 11
( Nguyễn Hải Châu- Phạm Thị Sen, Nhà xuất bản Hà Nội)
5, Thiết kế bài giảng địa lí ở trường phổ thông
( Nguyễn Trọng Phúc – Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội)
6, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT
( Bộ giáo dục đào tạo, dự án phát triển giáo dục – năm 2008 )
TRƯỜNG THPT THÔNG NÔNG
TỔ VĂN - ĐỊA
15
Lương Thị Thanh Thuỷ – Trường THPT Thông Nông
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy địa lí lớp 11
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
“SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status