Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua (từ 1991 đến nay) qua các số liệu về Tốc độ tăng trưởng GDP chung của từng ngành, GDPngười, năng suất lao động, - Pdf 17

Đề tài:
Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua
(từ 1991 đến nay) qua các số liệu về: Tốc độ tăng trưởng GDP chung
của từng ngành, GDP/người, năng suất lao động,
so sánh tốc độ tăng trưởng GO và GDP đóng góp vào tăng trưởng
theo ngành, đóng góp vào tăng trưởng theo đầu vào.
Rút ra nhận xét về mô hình tăng trưởng ở Việt Nam thời gian qua
Đặt vấn đề:
I. Mục tiêu nghiên cứu:
Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là điều kiện tiên quyết của nhiều
quốc gia đang phát triển giải quyết các mục tiêu vĩ mô và đuổi kịp các quốc
gia phát triển, Việt Nam cũng nằm trong số đó. Để đạt được điều này, việc áp
dụng mô hình tăng trưởng kinh tế nào là yếu tố quan trọng nhất. Từ năm 1991
đến nay, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến, tăng trưởng GDP không
ngừng gia tăng qua các năm, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhóm 8
chúng tôi xin trình bày những nét cơ bản về kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
1991 – 2009 và mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này.
II. Giới hạn nghiên cứu:
Trên cơ sở các số liệu thống kê về tình hình kinh tế Việt Nam về tốc độ
tăng trưởng GDP chung, của từng ngành; GDP bình quân đầu người; năng
suất lao động; tốc độ tăng trưởng GO và GDP; đóng góp vào tăng trưởng theo
ngành; đóng góp vào tăng trưởng theo đầu vào (K,L, TFP), nhóm chúng tôi
thực hiện đánh giá chung nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2009,
qua đó phân tích mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này.
1
III. Kết cấu nội dung nghiên cứu:
1. Tăng trưởng trong phát triển kinh tế.
2. Đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991 – 2009.
3. Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2009 và
những kiến nghị.
2

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tăng tổng số vốn sẽ làm sản
lượng tăng.
- Lao động với tư cách là nguồn lực của sản xuất, được đánh giá bằng
tiền trên cơ sở thị trường. Lao động là nhân tố sản xuất đặc biệt, lao động
không đơn thuần chỉ là số lượng lao động hay thời gian lao động mà nó còn
bao gồm cả chất lượng lao động mà người ta gọi là vốn nhân lực. Đó là con
người bao gồm trình độ tri thức, học vấn và những kỹ năng, kinh nghiệm lao
động sản xuất nhất định. Chi phí nhằm nâng cao trình độ của lao động được
coi như đầu tư dài hạn cho đầu vào.
- Đất đai, tài nguyên: đất đai là một yếu tố đầu vào quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp. Mặc dù ngày càng có nhiều nước có nền kinh tế công
nghiệp hiện đại, nhưng cũng không thể không cần đất đai. Do diện tích đất đai
là cố định, người ta phải thường xuyên nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai
bằng cách đầu tư thêm lao động và vốn trên một đơn vị diện tích đất. Các tài
nguyên cũng là đầu vào trong quá trình sản xuất: các sản phẩm từ trong lòng
đất, từ rừng và biển, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú được
khai thác sẽ làm tăng sản lượng một cách nhanh chóng, nhất là đối với các
nước đang phát triển. Nói chung tài nguyên là khan hiếm tương đối so với
nhu cầu. Vì phần lớn tài nguyên cần thiết cho sản xuất và đời sống đều có
hạn, do đó có nguồn tài nguyên phong phú hay tiết kiệm nguồn tài nguyên
4
trong sử dụng cũng có một ý nghĩa tương đương như việc tạo ra một lượng
giá trị gia tăng so với chi phí các đầu vào khác để tạo ra để tạo ra nó.
- Những thành tựu kỹ thuật và công nghệ mới (tiến bộ công nghệ): đây là
kết quả có được nhờ sự tích lũy kinh nghiệm trong lịch sử hoặc nhờ phát minh
mới áp dụng trong kỹ thuật hiện tại. Công nghệ và kỹ thuật mới ngày càng trở
thành một trong những yếu tố sản xuất quan trọng nhất đối với tăng trưởng
kinh tế. Hiện nay, các nước phát triển đang tích cực nghiên cứu và triển khai,
nhằm áp dụng các thành tựu khoa học và kỹ thuật tiên tiến, đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, các nước đang phát triển thường chịu sự

Để đạt được sự tăng trưởng kinh tế tốt nhất là đề đạt được sự tăng trưởng
ở mức cao thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa điều hành vĩ mô và điều khiển
vi mô, kết hợp nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan, vận dụng các quy
luật kinh tế và sử dụng các công cụ đòn bẩy như thuế, tiền tệ, lãi suất, việc
làm... Trong điều kiện kinh tế thị trường toàn cầu như hiện nay, mỗi nước
không thể tự đóng khung mình lại mà phải trao đổi, giao lưu và hội nhập với
thế giới bên ngoài, mờ rộng quan hệ kinh tế quốc tế, đấy mạnh xuất - nhập
khẩu, tổ chức kinh tế theo hưởng mở có kiểm soát.
Do vậy và đương nhiên, tăng trưởng kinh tế là vấn đề cực kỳ quan trọng,
liên quan đến sự thịnh suy của một quốc gia. Bởi thế, chính phủ nước nào
cũng ưu tiên các nguồn lực của mình cho sự tăng trưởng kinh tế, coi đó là cái
gốc, là nền tảng để giải quyết mọi vấn đề khác. Trên cơ sở giải quyết vấn đề
tảng trưởng kinh tế tạo ra nhiều của cải mới, người ta mới có thể giải quyết
6
hàng loạt vấn đề khác như cân bằng ngân sách, đầu tư chiều sâu, phúc lợi xã
hội, giải quyết việc làm, chống lại các loại tội phạm, đảm bảo ngân sách cho
quốc phòng an ninh... Ngược lại nếu không đạt được sự tăng trưởng kinh tế ở
mức độ cần thiết thì trong xã hội sẽ có khả năng nảy sinh hàng loạt vấn đề rất
nan giải. Bài học của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng
(khoảng những năm 1976 - 1986) đã cho ta thấy rõ vai trò của sự tăng trưởng
kinh tế quan trọng như thế nào.
Như vậy, đối với xã hội, vấn đề mấu chốt không chỉ là phát triển mà là
sự phát triển bền vững, không chỉ nhằm tới sự giàu có của hiện tại mà là sự
phồn vinh trong tương lai. Phát triển bền vững đang là một bài toán rất khó
giải đối với nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.
Có thể hiểu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển như quan hệ
giữa phương tiện và mục đích. Tất cả các nước đều đặt ra mục tiêu phát triển,
muốn phát triển được phải dựa trên đôi cánh của tăng trưởng kinh tế. Nhưng,
tăng trưởng kinh tế không phải là đôi cánh duy nhất, mặc dù nó được coi là
quan trọng nhất cho sự phát triển. Có thể coi ý kiến của các chuyên gia kinh tế

độ
tăng
trưởng
5.8 8.69 8.07 8.83 9.54 9.34 8.15 5.76 4.77 6.78
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tốc
độ
tăng
trưởng
6.89 7.08 7.34 7.78 8.44 8.22 8.45 6.23 5.32 5,8


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status