Nguyên tắc kết hợp giữa quản lí ngành với quản lý lãnh thổ - Pdf 17

A. Mở đề
Nguyên tắc hành chính nhà nước là những quy tắc, những tư tưởng chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi
đòi hỏi các chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ trong tổ chức hoạt động hành chinh nhà nước.
Nó mang tính khách quan, bắt buộc tuân thủ đối với các chủ thể hành chính nhà nước đồng thời mang tính ổn
định tương đối.
Yêu cầu đối với nguyên tắc hành chính nhà nước là phải phản ánh được các yêu cầu của các quy luật vận động
khách quan của xã hội,phù hợp với mục tiêu của hành chính nhà nước, phản ánh đúng tính chất, các quan hệ của
hành chính nhà nước, đảm bảo tính hệ thống nhất quán và tuân thủ. Đồng thời đảm bảo tuân thủ bằng tính cưỡng
chế.
Nội dung các nguyên tắc hành chính nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa bao gồm:
1. Đảng lãnh đạo đối với hành chính Nhà Nước
2. Nhân dân tham gia giám sát hoạt động Hành Chính Nhà Nước
3. Tập trung dân chủ
4. Kết hợp giữa quản lí theo ngành với lãnh thổ
5. Phân định giữa quản lí nhà Nước về kinh tế với quản lí kinh doanh của doanh nghiệp Nhà Nước
6. Pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa
7. Công khai, minh bạch
Trong 7 nguyên tắc trên, nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành với lãnh thổ là một trong những nguyên tắc quan
trọng cần phải được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, nghiêm túc thực hiện.
B. Nguyên tắc Kết hợp giữa quản lí theo ngành với lãnh thổ
I. Cơ sở nguyên tắc
1. Cơ sở pháp lý
Theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quôc lần thứ VI (15-18/12/1986) nêu ra:
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ VI Thực hiện một
cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy của các cơ quan Nhà nước, theo phương hướng: xây dựng và thực hiện một
cơ chế quản lý nhà nước thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động ở tất cả các cấp. Tăng cường bộ
máy của nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ thống thống nhất, có sự phân định rành
mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp theo theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân biệt chức năng
quản lý hành chính – kinh tế với quản lý sản xuất – kinh doanh, kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa
phương và vùng lãnh thổ, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội”.
2. Cơ sở khoa học

thụ…); các mối liên hệ về việc hỗ trợ và hợp tác (như hỗ trợ và hợp tác trong việc sử dụng lao động; trang bị máy
móc thiết bị; ứng dụng công nghệ - kỹ thuật; áp dụng kinh nghiệm quản lý…)
1.3 Nội dung quản lý Nhà nước theo ngành
Quản lý Nhà nước theo ngành bao gồm các nội dung quản lý sau đây:
- Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế toàn ngành.
- Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoach, kế hoạch và các dự án phát triển kinh tế
toàn ngành.
- Trong việc xây dựng và triển khai các chính sách, biện pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn
nguyên liệu và khoa học công nghệ….cho toàn ngành.
- Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các quan hệ tài chính giữa các đơn vị kinh tế trong ngành với Ngân
sách Nhà nước.
- Thống nhất trong toàn ngành và liên ngành về việc tiêu chuẩn hóa quy cách, chất lượng sản phẩm. Hình thành
tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm.
- Trong việc thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chung cho
toàn ngành và thực hiện sự bảo hộ sản xuất của ngành nội địa trong những trường hợp cần thiết.
- Trong việc áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất khoa học và hợp lý các đơn vị sản xuất kinh doanh trong toàn
ngành.
- Trong việc thanh tra và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế trong ngành. Định hướng
đầu tư xây dựng lực lượng của ngành, chống sự mất cân đối trong cơ cấu ngành và vị trí ngành trong cơ cấu
chung của nền kinh tế quốc dân.
- Thực hiện các chính sách, các biện pháp phát triển thị trường chung cho toàn ngành, bảo hộ sản xuất ngành nội
địa.
- Thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa quy cách, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, hình thành hệ thống tiêu chuẩn quốc
gia về chất lượng sản phẩm để cơ quan có thẩm quyền ban bố.
- Thực hiện các biện pháp, các chính sách quốc gia trong phát triển nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, nguồn trí
tuệ khoa học và công nghệ chung cho toàn ngành.
- Tham gia xây dựng các dự án Luật, pháp lệnh, pháp quy, thể chế kinh tế theo chuyên môn của mình để cùng các
cơ quan chức năng chuyên môn khác hình thành hệ thống văn bản pháp luật quản lý ngành.
2 Quản lí theo lãnh thổ.
2.1 Khái niệm lãnh thổ

quốc gia.
- Quản lý, kiểm soát việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia trên địa bàn lãnh thổ.
- Quản lý, kiểm soát việc xử lí chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn lãnh thổ.
3. Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.
3.1 Khái niệm
Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa quản
lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế. Cả hai chiều quản lý đều phải có trách
nhiệm chung trong việc thực hiện mục tiêu của ngành cũng như của lãnh thổ. Sự kết hợp này sẽ tránh được tư
tưởng bản vị của bộ, ngành, trung ương và tư tưởng cục bộ địa phương của chính quyền địa phương. Theo đó, Bộ
chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế do mình thành lập và Ủy ban nhân dân địa phương chỉ quan tâm
đến lợi ích của các đơn vị kinh tế của địa phương. Từ đó, dẫn đến tình trạng tranh chấp, không có sự liên kết giữa
các đơn vị kinh tế trên cùng một địa bàn lãnh thổ, do đó hiệu quả thấp.
3.2 Nội dung kết hợp
Sự kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ được thực hiện như sau:
- Thực hiện quản lý đồng thời cả hai chiều: Quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Có nghĩa là,
các đơn vị đó phải chịu sự quản lý của ngành (Bộ) đồng thời nó cũng phải chịu sự quản lý theo lãnh thổ của chính
quyền địa phương trong một số nội dung theo chế độ quy định.
- Có sự phân công quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, không trùng
lặp, không bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
- Các cơ quan quản lý nhà nước theo mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý theo thẩm
quyền của mình trên cơ sở đồng quản hiệp quản, tham quản với cơ quan nhà nước thuộc chiều kia, theo quy định
cụ thể của Nhà nước. Đồng quản là cùng có quyền và cùng nhau ra quyết định quản lý theo thể thức liên tịch.
Hiệp quản là cùng nhau ra quyết định quản lý theo thẩm quyền, theo vấn đề thuộc tuyến của mình nhưng có sự
thương lượng, trao đổi, bàn bạc để hai loại quyết định của mỗi bên tương đắc với nhau. Tham quản là việc quản
lý , ra quyết định của mỗi bên phải trên cơ sở được lấy ý kiến của bên kia.
3.3 Sự cần thiết phải kết hợp quản lí theo nghành với lãnh thổ
Nhằm đảm bảo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trong nền kinh tế quốc dân. Các đơn vị thuộc các ngành kinh tế -
kĩ thuật nằm trên các địa bàn lãnh thổ khác nhau cũng đều chịu sự quản lí nhà nước theo ngành của các bộ (trung
ương) và của các cơ sở chuyên môn (ở địa phương). Trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của luật pháp,
quản lí theo ngành bảo đảm cơ cấu ngành phát triển hợp lí trong phạm vi cả nước và có hiệu quả nhất. Các đơn vị

ngành và địa phương. Áp dụng quy định của Nhà nước thì hiện nay đã có nhiều cơ quan ngành và cơ quan chính
quyền địa phương thực hiện nghiêm chỉnh, nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất, có lợi cho cả 2 bên:
+, Quản lý ngành sẽ hoạch định sự phát triển cho doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đó.
+, Còn quản lý lãnh thổ tạo điều kiện pháp lý, được pháp luật bảo vệ, cung cấp nguồn nhân lực, nguyên vật liệu
cho các doanh nghiệp kinh tế.
Từ đó ta có thể nhận thấy sự tác động qua lại, hỗ trợ nhau giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ. Cho thấy sự kết
hợp này làm tăng tính hiệu quả, đạt mức phát triển tối đa tránh những khó khăn, rủi ro.
Các doanh nghiệp kinh doanh cùng với cơ quan địa phương hiện nay ngày càng có sự phổi hợp quản lý rất chặt
chẽ, ví dụ như:
Khu công nghiệp Bình Dương thuôc tỉnh Bình Dương của vùng Đông Nam Bộ. Có các ban quản lý do thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập, là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Bình Dương, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ
chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh. Chịu sự chỉ đạo, hướng
dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, Ngành, lĩnh vực có liên quan, có trách nhiệm phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp.
Khu công nghiệp Bình Dương đã thể hiện rất rõ sự kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ, thể hiện được
sự hỗ trợ, phối hợp, đem lại sự phát triển không chỉ đối với khu công nghiệp mà còn đưa tỉnh Bình Dương trở
thành một trong những tỉnh phát triển hàng đầu của Đông Nam Bộ.
4
Từ đó chúng ta có thể thấy việc tuân thủ và áp dụng nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ
của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp. Có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tuân thủ pháp luật và dưới sự bảo
vệ của pháp luật.
Tuy nhiên việc thực hiện nguyên tắc vẫn còn nhiều thiếu sót và hạn chế:
Thứ nhất: đó là việc ” xé rào” trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm của địa phương trái với quy định của
cơ quan quản lý ngành, chức năng. Có một số cơ quan địa phương vì lợi ích nhất thời mà bỏ qua văn bản thủ tục
hành chính mà pháp luật đã quy định, để cấp giấy phép hoạt động đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung
của đất nước.
Thứ hai: là sự phối hợp không chặt chẽ trong việc tổ chức, thực hiện các quy định của ngành ở địa phương.
Thứ ba: đó là việc bất cập trong hoạt động kiểm tra giám sát thực hiện các quy định của ngành tại địa phương.
Điều đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước, các ban ngành phải không ngừng nâng cao việc kết hợp chặt chẽ giữa quản
lý ngành với quản lý lãnh thổ, để khắc phục những hạn chế, nhằm phát triển kinh tế địa phương và của đất nước.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status