skkn một vài kinh nghiệm phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp - Pdf 18

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT VÀI KINH NGHIỆM PHỐI HỢP VỚI CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN
THỂ TRONG VÀ NGOÀI NHÀ TRƯỜNG ĐỂ LÀM
TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Người thực hiện: Bùi Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc: Công tác chủ nhiệm
1
THANH HÓA NĂM 2013
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tế đổi mới giáo dục để đào tạo con người cho thời đại mới
đang đặt ra những yêu cầu mới cho người giáo viên. Đảng ta đã xác định
“để đảm bảo chất lượng giáo dục phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo”.
Như thế là giáo viên nói chung, người giáo viên chủ nhiệm nói riêng
ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Người
giáo viên chủ nhiệm không chỉ là một người bạn để học sinh trao đổi tâm
tư, nguyện vọng, tình cảm của mình, là một người cố vấn tinh thần cho
các em trong việc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong
học tập, giao tiếp và cuộc sống mà người giáo viên chủ nhiệm còn là cầu
nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà
trường, là người tổ chức phối hợp tốt các lực lượng giáo dục trong các
hoạt động xã hội mang lại hiệu quả cao nhất. Giáo viên chủ nhiệm lớp có
ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách, phương pháp học tập
và động cơ phấn đấu của học sinh trong lớp. Nhìn thầy cô chủ nhiệm sẽ
biết ngay học sinh lớp đó như thế nào, cũng như nhìn học sinh sẽ thấy
được kết quả các thầy cô chủ nhiệm rèn giũa những học sinh của mình ra
sao. Với hơn mười năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy rằng việc

- GVCN phải cùng với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục
khác chịu trách nhiệm chính trong việc hình thành nhân cách cho học
sinh.
4
- GVCN phải là người biết tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động
trong lớp.
- GVCN phải cố vấn cho tập thể học sinh và Ban chấp hành Đoàn trong
lớp.
- GVCN phải dạy và tổ chức các hoạt động trong học tập và ngoài giờ
của học sinh.
- Phải nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục lao động hướng nghiệp
của nhà trường và xã hội qua các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò.
- Cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành một đơn vị tập thể mang
tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác tự quản của học
sinh.
- Hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp và có phương pháp giáo
dục thích hợp, nhất là với những em đặc biệt hoặc có hoàn cảnh đặc biệt.
- Chủ đạo trong việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục.
- Nhận định, đánh giá chính xác học sinh.
- Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường.
Hơn nữa, trong giai đoạn mới thì :
- GVCN lớp thì phải có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, có niềm tin
nghề nghiệp.
- GVCN phải là người có chuyên môn vững vàng, có “tay nghề” cao.
- GVCN nói riêng và giáo viên nói chung phải thực sự mẫu mực, là tấm
gương tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.
5
- Người GVCN cần phải biết đối xử sư phạm khéo léo và có uy tín đối
với học sinh, phụ huynh học sinh cũng như các tổ chức đoàn thể trong

các môn học trung bình hoặc yếu. Hoàn cảnh kinh tế gia đình đa số là
nông nghiệp hoặc làm muối nên bố mẹ phải lo kiếm tiền nuôi sống gia
đình, ít có thời gian quan tâm đến con cái, lại có nhiều bố mẹ phải bỏ quê
đi làm ăn xa để các em ở nhà một mình hoặc với ông bà, có nhiều gia
đình khá giả nên bố mẹ quá chiều chuộng con dẫn không ít các em có
đạo đức lối sống, lời ăn tiếng nói, ý thức chấp hành kỷ luật chưa tốt, có
nhiều em có cuộc sống tự do, buông thả không coi ai ra gì Cá biệt còn
có học sinh vi phạm kỷ luật ở trường khác chuyển đến (như học sinh
Thành lớp 11C
1
năm học 2010 – 2011)
Ngoài ra, quan niệm giáo dục của một số gia đình chưa thực sự tích
cực: Họ phó mặc việc học hành cho nhà trường, thầy cô giáo, đặc biệt là
giáo viên chủ nhiệm, có nhiều phụ huynh học sinh còn mặc cảm, ngại
ngần không dám gọi điện hay liên lạc với giáo viên chủ nhiệm.
Chính vì vậy, trong một suốt hơn mười năm làm GVCN, tôi đã chủ
động phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội, đó là:
7
+ Ban giám hiệu.
+ Đoàn thanh niên (trong trường và địa phương nơi học sinh sinh sống)
+ Các giáo viên bộ môn.
+ Gia đình học sinh, chi hội phụ huynh học sinh.
III. Các giải pháp phối hợp giáo dục cụ thể đã thực hiện
1. Đối với Ban giám hiệu
- Trước hết tôi nhận kế hoạch và triển khai hoạt động, đồng thời phản
ảnh với BGH những thuận lợi, khó khăn hoặc những vấn đề bất cập
trong kế hoạch giúp BGH kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
- Tôi thường xuyên báo cáo với BGH về kết quả giáo dục từng tuần,
từng tháng để giúp BGH thu thập được thông tin của lớp một cách kịp
thời, chính xác cũng như những thông tin liên quan đến trường lớp. Ví

kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp. Tôi đã có ý kiến với Đoàn về việc tuyên
truyền giáo dục ý thức đạo đức, tác phong đến trường cho học sinh qua
việc kiểm tra thắt chặt việc thực hiện nề nếp hoc tập, rèn luyện, cũng như
đăng ký ủng hộ những đợt quyên góp, đóng góp của Đoàn một cách
nhiệt tình, tích cực nhất. Thông qua các hoạt động tương thân tương ái
9
như đóng góp quỹ “Kế hoạch nhỏ”, “ủng hộ học sinh vùng cao”, tôi đã
động viên các em tự nguyện quyên góp ủng hộ các em nhỏ ở vùng sâu
vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Hay mỗi dịp hội người mù Hậu
Lộc về trường, tôi đã động viên các em quyên góp ủng hộ tiền hoặc mua
tăm một cách thành tâm, và nhiệt tình.
Trong mỗi năm học thì Đoàn trường thường tổ chức các hoạt động lớn
như các cuộc thi nghệ, thi học sinh thanh lịch, vẽ tranh với chủ đề an
toàn giao thông hay phòng chống HIV- AIDS hay sáng tác thơ về anh bộ
đội Cụ Hồ, về thầy cô giáo, về tình yêu quê hương đất nước. Một mặt tôi
quán triệt các em tham gia các cuộc thi đó với tinh thần trách nhiện của
người Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, một mặt tôi phân
tích để các em thấy giá trị đạo đức, tình yêu đất nước, yêu con người,
yêu lao động qua mỗi hoạt động. Với “Hội chợ hoa điểm tốt” do Đoàn
trường tổ chức hàng năm vào dịp 20/11 tôi lại có kế hoạch dài hơn từ
những tháng trước đó giúp các em chủ động thi đua học tập để có nhiều
điểm 9, 10 tức là thông qua đó để giáo dục ý thức tự giác học tập của các
em. Hoặc trong cuộc thi “Giai điệu tuổi hồng” năm học 2012 -2013 vừa
qua, tôi đã động viên khích lệ các em trong lớp tích cực tham gia, kết
quả là có 8 học sinh được BCH Đoàn trường lựa chọn, luyện tập để tham
gia cuộc thi cấp Tỉnh và đã đạt giải nhất.
Phối hợp với BCH đoàn trường tổ chức bồi dưỡng phương pháp và
năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ đoàn, cán bộ lớp mình phụ trách.
10
Bên cạnh đó thỉnh thoảng tôi cũng mượn báo Tri thức trẻ hay báo

Trong mỗi nhiệm kỳ hoạt động tôi cũng thường tư vấn cho BCH chi
đoàn phát động các cuộc thi đua nhân các ngày lễ của ngoài việc tham
gia các phong trào thi đua của Đoàn trường. Ví dụ vào ngày 9/1 hằng
năm thì phát động “Điểm đẹp ngày học sinh” và trao thưởng ngay trong
ngày cho đoàn viên nào đạt điểm 9, 10.
c. Đối với chi đoàn thôn và Xã đoàn nơi học sinh sinh sống
Việc phối hợp với chi đoàn thôn và Xã đoàn nơi học sinh sinh sống thì
tôi thường thực hiện vào các dịp lễ như 22/12 hay 27/7. Trong các dịp
này tôi thường tổ chức cho học sinh lớp mình chủ nhiệm đến thắp
hương, thăm hỏi các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với
cách mạng có con là thành viên trong lớp. Thông qua BCH Đoàn trường
tôi đề nghị có thêm thành viên là đoàn viên trong BCH chi đoàn thôn
hoặc Xã đoàn.
Hoặc nếu lớp có học sinh cá biệt, tôi cũng có thể phối hợp với chi
đoàn thôn và Xã đoàn để giáo dục, đặc biệt trong thời gian nghỉ hè. Với
những học sinh cá biệt ưa nhẹ nhàng thì tôi đặt vấn đề nhờ chi đoàn thôn
12
và Xã đoàn cử người gần gũi trao đổi khuyên bảo như với em Hoàng
Văn Hưng lớp 10C
1
năm học 2009-2010 tôi đã nhờ BCH thôn Đồng
Hóp-Xã Phú Lộc vào cuộc. Còn với những em khó bảo hơn thì loa phát
thanh ở địa phương lại cũng là một biện pháp. Với những em này thường
thì tôi hay đánh vào lòng tự trọng. Trao đổi với các đồng chí trong BCH
đoàn xã để họ cho các em lựa chọn hoặc là thay đổi hoặc là sẽ được nêu
tên và “báo cáo thành tích” trên loa phát thanh vào một giờ cố định nào
đó trong một thời gian dài để toàn xã được nghe. Hầu hết các đối tượng
này đều sợ “nổi tiếng” nên hứa thay đổi, công việc tiếp theo để giúp các
em thay đổi lại do tôi trực tiếp thực hiện dựa vào sự phối hợp với các
thành phần khác.

học còn non để có thể điều chỉnh sơ đồ lớp hàng tháng tạo điều kiện cho
những em khá giúp các em yếu, để có thể ra đời “những đôi bạn cùng
tiến”.
- Tôi cũng thường xuyên lắng nghe, trao đổi góp ý cùng các giáo viên
bộ môn để từ đó có biện pháp thích hợp, kích thích các em học tập đạt
14
kết quả tốt hơn. Bên cạnh đó tôi luôn khuyến khích các em trao đổi trực
tiếp những khúc mắc, nguyện vọng của mình với giáo viên bộ môn, nếu
không được thì hãy trao đổi với tôi. Chính điều đó đã giúp học sinh lớp
tôi đạt được một số tiến bộ đáng kể.
* Phối hợp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức.
- GVCN thường xuyên thông tin một cách hai chiều với GVBM về
những học sinh chậm tiến về đạo đức, những học sinh hay vi phạm trong
giờ học và bàn phương pháp giáo dục.
- Trong quá trình đánh giá xếp loại học sinh, tôi thấy GVCN cũng cần
phối hợp tốt với GVBM để kết quả thêm chính xác, khách quan và công
bằng.
- Tôi luôn nhắc nhở các em về vai trò của các thầy cô giáo bộ môn, bảo
ban các em luôn biết kính trọng các thầy cô, biết chia sẻ những khó khăn
trong học tập với các thầy cô; đồng thời phải biết quan tâm đến những
khó khăn và hoàn cảnh của các thầy cô tạo cho các em có được một sự
đồng cảm, một tình cảm gắn bó giữa thầy và trò.
b. Với các giáo viên chủ nhiệm cùng khối
Các GVCN cùng khối là một tập thể GVCN hoạt động thống nhất
dưới sự chỉ đạo chung của BGH về nội dung , kế hoạch một cách đồng
bộ. Do đó tôi thường trao đôi bàn bạc với họ để thống nhất một số hoạt
động trước khi triển khai tới học sinh. Ví dụ như trong lần ra quân quần
loa cổ động tại địa phương trường đóng về chủ đề bảo vệ môi trường
trong năm học vừa qua chúng tôi đã trao đổi và thống nhất lớp nào làm
15

sẽ được gửi về cho gia đình học sinh hàng tháng, giữa kỳ và cuối kỳ thì
có kèm theo bảng điểm của tất cả các học sinh trong lớp để phụ huynh có
thể nghiên cứu so sánh lực học của con mình với các em khác trong lớp
từ đó động viên khích lệ thậm chí “khiêu khích ” con mình cố gắng.
- Tôi cũng cung cấp cho phụ huynh tên tuổi, địa chỉ, ngày tháng năm
sinh, số điện thoại của học sinh cả lớp, số điện thoai của các giáo viên bộ
môn dạy ở lớp để phụ huynh có thể liên lạc hỏi han nếu các cháu chưa
về, về muộn hoặc có thể kiểm tra xem hôm nay có đúng là sinh nhật của
bạn A, bạn B không nếu các cháu xin phép đi sinh nhật. Làm thế gia đình
cũng có thể trực tiếp liên lạc với giáo viên bộ môn để trao đổi về tình
hình con em hay xin tham mưu về việc mua tài liệu tham khảo, thậm chí
cách định hướng cho con có phương pháp học môn học đó cho phù hợp.
- Với những học sinh nghỉ học chính, học thêm tôi yêu cầu phụ huynh
phải gọi điện trực tiếp cho tôi bằng số điện thoại mà đầu tại cuộc họp
phụ huynh đã dăng ký đồng thời học sinh phải viết giấy xin phép nghỉ.
Giấy xin phép này phải được chính phụ huynh ký tên và phải trùng với
chữ ký tại cuộc họp đầu năm. Tôi phải làm chặt chẽ như vậy bởi cũng đã
17
có không ít trường hợp học sinh đi học nhưng không vào trường, bỏ học
đi chơi rồi nhờ người viết giấp xin phép và gọi điện báo cáo. Nếu có học
sinh nghỉ học bất thường không có lý do tôi gọi điện trực tiếp cho phụ
huynh ngay trong ngày hôm đó để tìm hiểu. Nếu không liên lạc được thì
tôi thường ghi thư tay với nội dung với nội dung ngắn gọn rồi gửi học
sinh khác đem về. (Ví dụ như: Kính gửi bác …. Phụ huynh em … Hôm
nay em … nghỉ học mà không báo cáo lý do. Đề nghị gia đình chủ động
liên lạc ngay với GVCN để giải quyết).
- Trong mỗi cuộc họp phụ huynh tôi cũng gửi lại cho phụ huynh xem tờ
bản tự kiểm điểm của từng em một sau mỗi 1 học kì để phụ huynh biết
con mình đã làm gì, đang như thế nào và sẽ định ra sao ở kỳ sau, thậm
chí tôi còn cho các em viết về ước mơ trong tương lai để giúp cha mẹ

- Trước khi tiến hành cuộc họp phụ huynh học sinh tôi thường trực tiếp
trao đổi trước với Ban chấp hành Chi Hội để bàn bạc thống nhất về chủ
trương, kế hoạch giáo dục của lớp trên cơ sở thống nhất của đội ngũ cán
19
bộ lớp và cả tập thể lớp dựa vào kế hoạch chung của nhà trường (trừ
cuộc họp đầu tiên của năm lớp 10 khi chưa bầu ra BCH).
- Trong cuộc họp, tôi phổ biến chủ trương, kế hoạch giáo dục của nhà
trường, đặc biệt là mục tiêu, kế hoạch phấn đấu của tập thể lớp. Tôi
thống nhất với phụ huynh về yêu cầu, nội dung, biện pháp, hình thức
giáo dục các em ở nhà: Yêu cầu phụ huynh kiểm tra các em thời khóa
biểu, thời gian biểu cụ thể, thường xuyên để ý, quan tâm, theo dõi nhắc
nhở kịp thời những sai sót của các em.
- Cũng trong cuộc họp phụ huynh tôi đã thông báo rõ nội dung thưởng
phạt trong lớp với hình thức bằng đồ dùng học tập chứ không bằng tiền,
cứ mỗi con điểm 10 của các em tương ứng với một chiếc bút bi, mỗi đợt
thi dua đẩy mạnh học tập phần thưởng có thể từ một cuốn sổ, một quyển
từ điển, một chiếc cặp cho đến một chiếc máy tính bỏ túi casio tùy theo
mức độ và thời gian của đợt. Kèm theo đó là các danh hiệu học sinh
xuất sắc nhất lớp, các bộ lớp xuất sắc nhất, học sinh tiến bộ nhất được
chính các em bình chọn kinh phí khem thưởng trên có thể trích từ quỹ
lớp, từ sự ủng hộ của GVCN và phụ huynh học sinh. Mọi người đều vui
vẻ nhất trí. Riêng trong cuộc họp đầu năm học 2012-2013, chi hội cha
mẹ học sinh lớp 10A
8
tôi đang chủ nhiệm đã hảo tâm đóng góp cho quỹ
này 1.330.000đ. Trong suốt một năm học vừa qua số tiền đã được sử
dụng đúng mục đích và phát huy tác dụng. Cả năm học có 169 chiếc bút
bi về tay các chủ nhân, đăc biệt có em Mai Thị Hảo, theo thống kê cuối
năm của chi hội, em đã nhận 21 chiếc. Một số phần thưởng khác như sổ
20

chức Đoàn.
Tóm lại, người giáo viên chủ nhiệm phải có sự có tâm huyết, “đầu tư”
cả về thời gian, công sức, tâm trí, tình cảm của mình vào lớp chủ nhiệm,
tận tình chỉ bảo và dạy dỗ các em bằng chính cái tâm của mình, coi các
em như chính con cháu của mình, đồng thời người giáo viên chủ nhiệm
qua đó có thể khẳng định được bản ngã của mình dù ở bất kì lĩnh vực
nào.
IV. Kết quả đạt được:
Qua những năm công tác ít ỏi, tôi tự tìm tòi học hỏi và vận dụng những
biện pháp phối kết hợp nêu trên vào thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp và
đã thu được một số kết quả sau:
* Lớp 12C
5
năm học 2008 - 2009: Có 100% học sinh đạt hạnh kiểm
khá, tốt, không có học sinh xếp học lực yếu, có 16 học sinh dạt danh hiệu
học sinh tiên tiến, 4 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh,
22
có 6 học sinh đậu đại học và nhiều học sinh đậu cao đẳng. Đặc biệt có
em Nguyễn Văn Thuấn đã tiến bộ từ một học sinh có học lực trung bình
năm học lớp 10, lớp 11 trở thành một sinh viên trường đại học Biên
phòng.
* Lớp 10C
1
, 11 C
1
, 12 C
1
khóa học 2009-2012 là một lớp có đầu vào gần
như thấp nhất trường, học sinh có hạnh kiểm yếu, trung bình ở cấp 2
nhiều, có tới 4 học sinh được Đoàn trường xếp vào nhóm cá biệt: Hưng,

nghiệp vụ và công tác chủ nhiệm, và cũng góp phần làm cho lý tưởng,
niềm tin nghề nghiệp trong tôi ngày càng dày thêm, bền thêm.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết luận
Để hoàn thành chiến lược giáo dục đạo đức học sinh thành công, đòi
hỏi phải luôn có sự hỗ trợ thống nhất của nhiều lực lượng, trong đó gia
đình và xã hội cũng đóng vai trò quyết định quan trọng không kém. Cả
ba lực lượng “gia đình-nhà trường-xã hội” phải có sự thống nhất toàn
diện dưới sự quan tâm lãnh đạo của cấp Ủy, chính quyền, các đoàn thể
và nhân dân địa phương để tạo nên sức mạnh đồng bộ để cùng giáo dục
thế hệ trẻ có những bước đi đúng hướng. Không ai khác, chính giáo viên
24
chủ nhiệm là người kết hợp và phát huy sức mạnh trên bằng cái tâm và
“nghệ thuật chủ nhiệm” của mình.
2. Đề xuất
Để giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện thành công vai trò, nhiệm vụ
của mình và ngày càng nâng cao được “tay nghề” trong công tác chủ
nhiệm lớp, tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến sau:
- Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa nên tổ chức các lớp tập huấn công
tác chủ nhiệm cho các trường thường xuyên hơn (các trường cử đại diện
đi rồi về tập huấn lại cho giáo viên trường).
- Trường nên tổ chức hội thảo công tác chủ nhiệm hàng năm (qua hội thi
hoặc trao đổi kinh nghiệm), trong các hội thảo đó có nêu gương, khen
thưởng những giáo viên chủ nhiệm xuất sắc.
Kính thưa tất cả các thầy cô giáo, mặc dù tuổi nghề chưa nhiều nhưng
được làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm tôi cũng tích luỹ được một
số kinh nghiệm ít ỏi. Vì vậy, tôi xin được đưa ra ở đây nhằm trao đổi,
học hỏi và cũng mong giúp được phần nào cho các thầy cô giáo, đặc biệt
là các thầy cô giáo còn trẻ, mới ra trường lần đầu làm công tác chủ
nhiệm. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo quý báu của các cấp


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status